Năm đức tin với thánh Tôma (bài 44)

Chú giải kinh Kính mừng (II)

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP. (daminhvn.net) Thứ bảy, 17 Tháng 8 2013 17:11

Lần trước, chúng tôi đã trình bày chú giải những lời của Kinh Kính mừng: A.: “Kính mừng” - B. “Đầy ơn sủng” - C. “Maria”. Lần này chúng ta theo dõi những phần còn lại: D. “Chúa ở cùng bà” – E. “Bà được chúc lành hơn các phụ nữ” – Lời của bà Elizabeth “Chúc tụng hoa trái của lòng bà”.

--------------

D. Chúa ở cùng Bà

Đức Trinh nữ còn vượt các thiên sứ xét vì sự gần gũi Thiên Chúa. Thiên sứ nêu bật điều ấy khi nói: “Chúa ở cùng Bà” ra như muốn diễn tả rằng: “Tôi kính chào Bà bởi vì Bà gần gũi Thiên Chúa còn hơn tôi nữa”.

1) Quả vậy Thiên Chúa “ở với” Bà: Chúa Cha ở với Bà bởi Ngài không bao giờ tách rời Con của Ngài, Đấng mà Đức Maria đang mang trong mình. Không thiên sứ nào hay loài thụ tạo nào có thể nói được rằng: “Đấng mà Bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35).

2) Con Một Thiên Chúa ở trong lòng Bà, vì vậy có thể dùng lời ngôn sứ của Isaia để nói rằng: “Hỡi nhà Sion, hãy hớn hở reo hò, bởi vì Đấng Thánh của Israel ngự ở trong Ngươi” (Is 12, 6). Chúa cũng ở với Đức thánh Trinh nữ theo một cách thức khác với các thiên sứ: Thiên Chúa trở thành con của Đức Maria đang khi Ngài vẫn là Chúa của các đạo binh thiên sứ.

3) Thánh Linh ngự trong Đức Maria như là trong đền thờ, do đó Người xứng đáng được gọi là “đền thờ của Chúa, cung điện của Thánh Linh”. Đức Maria cưu mang (Đức Kitô) do quyền năng của Thánh Linh, Đấng ngự xuống trên Người trong quyền năng Đấng Tối cao (x. Lc 1,35)

Không thụ tạo nào có thể gần gũi thân mật với Đấng Tạo Hóa như vậy: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh, Ba ngôi một Chúa ở trong Người. Vì thế mà phụng vụ ca tụng Người: “Ôi ngai tòa cao sang của Chúa Ba ngôi”[1]. Như vậy những lời “Chúa ở cùng Bà” là lời chúc tụng cao quý nhất dành cho Đức Maria. Thiên sứ cúi mình trước Đức Maria, vì Người là thân mẫu của Chúa các thiên sứ, và do đó, Người là Bà Chúa. Người xứng đáng mang danh là “Maria” bởi vì trong tiếng Syriac có nghĩa là “Bà Chủ”

Sau cùng, Đức thánh Trinh nữ trổi vượt hơn các thiên sứ về sự tinh tuyền, bởi vì không những Người tinh tuyền nơi bản thân mà còn phân phát sự tinh tuyền cho biết bao người khác. Người rất tinh tuyền xét về tội - bởi vì Người không mắc tội nào, dù là tội nguyên tổ hay là tội nặng hay tội nhẹ nào khác[2] - , cũng như xét về hình phạt .

E. Bà được chúc lành hơn mọi phụ nữ

Ba lời chúc dữ đã được tuyên phạt cho tội nguyên tổ.

1) Người phụ nữ sẽ thụ thai và mất sự trinh khiết, mang thai với bao nỗi nhọc nhằn, sinh đẻ trong đau đớn. Nhưng Đức thánh Trinh nữ đã được thoát khỏi lời chúc dữ ấy: Người thụ thai mà sự nguyên tuyền không bị tổn, Người được an ủi khi mang Con trong lòng dạ, và sinh hạ Đấng Cứu tinh giữa niềm vui khôn xiết. Có thể áp dụng lời Isaia nói rằng: “Đất sẽ nảy hoa ... sẽ hoan hỉ ca hát” (Is 35, 2).

2) Lời chúc dữ thứ hai dành cho đàn ông: họ sẽ đổ mồ hôi trán để cho miếng ăn. Nhưng đức thánh Trinh nữ đã được đặc miễn, theo như lời của thánh Tông đồ: “các trinh nữ được giải thoát khỏi những bận tâm thế sự, để chỉ chuyên lo những việc thuộc về Chúa” (1Cr 7,34).

3) Lời chúc dữ thứ ba thì chung cho cả người nam và người nữ, đó là thân xác sẽ tan ra bụi tro. Nhưng đức thánh Trinh nữ được thoát khỏi, bởi vì Người được cất về trời cả hồn lẫn xác[3], ra như đáp lại lời mời gọi thánh vịnh (131,8): “Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với hòm bia oai linh Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi”.

Tóm lại, Người được giải thoát khỏi mọi lời chúc dữ, “Người được chúc lành hơn mọi phụ nữ”, Người đã cất sự chúc dữ và mang lại cho chúng ta sự chúc lành, và mở cửa đưa vào thiên đàng. Người xứng đáng mang danh là “Maria” theo nghĩa là “sao biển”. Thật vậy, nhờ sao biển, các thủy thủ tìm thấy phương hướng để về tới bến, thì các Kitô hữu cũng nhờ đức Maria mà được đưa đến quê trời.

II. Lời của bà Elizabeth

Chúc tụng hoa trái bởi lòng của em” (Lc 1,42)[4]. Đôi khi người tội lỗi đi tìm ở nơi một sự vật điều thiện mà họ không có được: đang khi điều ấy lại được ban cho kẻ ngay lành. Sách Châm ngôn (13,22) viết: “Điều tốt lành của kẻ ác lại được dành cho người ngay chính”. Chẳng hạn như bà Eva ăn trái (cấm) nhưng không tìm thấy cái mà bà trông đợi. Trái lại, đức thánh Trinh nữ đã tìm được trong hoa trái của lòng mình điều mà bà Eva trước đây đi tìm mà không gặp. Quả vậy, bà Eva đi tìm ở trong trái (cấm) ba điều:

1) Trước hết bà đi tìm điều mà ma quỷ đã đánh lừa, đó là hai ông bà sẽ trở nên thần linh, có khả năng “biết điều lành và biết điều dữ”. Hắn nói: “các người sẽ nên giống Thiên Chúa” (St 3,5). Dĩ nhiên là hắn nói dối, bởi vì hắn chuyên gian dối, gieo rắc mọi sai lầm. Bà Eva ăn trái nhưng không nên giống Thiên Chúa, mà lại trái nghịch với Ngài, bởi vì khi phạm tội bà đã rời xa Đấng duy nhất có thể cứu vớt bà. Bà bị đuổi ra khỏi vườn đía đàng. Đức thánh Trinh nữ và mỗi Kitô hữu thì hoàn toàn trái ngược: nhờ kết hiệp với Đức Kitô, chúng ta được liên kết và nên giống Thiên Chúa: “Chừng nào Ngài xuất hiện, thì chúng ta sẽ nên giống Ngài và được nhìn thấy Ngài” (1Ga 3,2).

2) Bà Eva mong rằng lòng ao ước của mình sẽ được thỏa mãn khi ăn trái xem ra rất hấp dẫn. Nhưng bà đã không tìm thấy khoái lạc, bởi vì lập tức bà cảm thấy trần truồng và đau khổ. Ngược lại, ở nơi hoa trái của đức Trinh nữ, chúng ta tìm thấy sự ngon ngọt và cứu thoát. Lời nhập thể đã nói: “Ai ăn thịt ta thì thông dự vào đời sống vĩnh cửu” (Ga 6,55).

3) Trái cây mà bà Eva thèm muốn thì bề ngoài xinh đẹp, nhưng hoa trái của đức Trinh nữ Maria thì xinh đẹp gấp bội, đến nỗi các thiên sứ ước ao được chiêm ngưỡng. Vịnh gia đã chúc tụng rằng: “Giữa thế nhân, Ngài vô song tuyệt mỹ, nét duyên tươi thắm nở trên môi Ngài” (Tv 44,3), và là phản ánh của vinh quang Chúa Cha.

Bà Eva, cũng giống như bao tội nhân khác, không đạt được điều mà họ trông mong nơi tội lỗi. Vì vậy điều chúng ta trông mong thì hãy đi tìm nơi hoa trái của Đức Trinh nữ. Ngài là hoa trái được Thiên Chúa chúc lành, bởi vì Ngài được tràn đầy mọi ân sủng đến nỗi nguyên việc Ngài đến với chúng ta thì đã làm vinh danh Thiên Chúa rồi: “Từ cõi trời, Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ân phúc thiêng liêng” (Ep 1,3). Người được các thiên sứ chúc tụng: “Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời” (Kh 7,12). Ngài được mọi người chúc tụng: “Hết mọi miệng lưỡi đều tuyên xưng rằng đức Kitô là Chủ tể, để làm vinh danh Thiên Chúa” (Pl 2,11) và :”Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Ga 12,13; x. Tv 117,26)

Dĩ nhiên là Đức thánh Trinh nữ được chúc tụng, nhưng hoa trái của lòng Người còn đáng chúc tụng hơn nữa.


Thánh thi cổ điển kính Thánh Mẫu: totius Trinitatis nobile triclinium

Nguyên bản latinh (editio critica leoniana) «Ipsa enim purissima fuit, et quantum ad culpam, quia nec originale, nec veniale, nec mortale peccatum incurrit. Item quantum ad poenam» .

Nên ghi nhận rằng tuy mãi đến năm 1950, Giáo hội mới tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác lên trời, nhưng các tín hữu đã tin điều này từ lâu rồi (đang khi tín điều Vô nhiễm nguyên tội còn đang tranh luận).

Bản kinh tiếng Việt quen đọc là: “con lòng bà gồm phúc lạ”. Nhưng nếu dịch sát bản Latinh thì phải nói: “chúc tụng quả của lòng bà” (benedictus fructus ventris tui”. Chủ đề “quả” (hoặc “trái”) được thánh Tôma sử dụng để so sánh giữa bà Eva và đức Maria: một bên là “trái” (của cây cấm) mang theo sự chúc dữ; một bên là “trái” (hoa quả) của lòng dạ Đức Maria mang lại sự chúc lành cho nhân loại.

NHỮNG CÂU NÓI NỔI BẬT CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Cát Minh 

Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều người phải ngạc nhiên vì những hành động và các lời phát biểu của Ngài như là vị cha chung hiền lành và khiêm nhường. Xin cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội một vị Giáo Hoàng phản ảnh tình yêu đích thực của Chúa Kitô giữa thế giới vật chất và vô cảm hôm nay. Dưới đây là những câu nói nổi bật của Đức Thánh Cha Phanxicô tổng hợp từ các nguồn tài liệu trên internet mà mọi người có thể học học hỏi và suy tư. 

“Cánh đồng đức tin đích thực chính là tâm hồn mỗi người chúng ta, là cuộc sống chúng ta. Chính trong cuộc sống chúng ta mà Chúa Giêsu yêu cầu để cho Lời Ngài đi vào để có thể nẩy mầm và tăng trưởng!” 

“Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta một cái gì cao cả hơn là Cúp Bóng Đá Thế giới! Ngài cho chúng ta khả năng đạt tới một cuộc sống phong phú, hạnh phúc, và tặng chúng ta một tương lai với Ngài, không bao giờ cùng tận, là đời sống vĩnh cửu”. 

“Cầu nguyện là nói chuyện hằng ngày với Chúa, Đấng luôn lắng nghe chúng ta”. 

“Trong Giáo Hội của Chúa Giêsu, chúng ta là những viên đá sống động, và Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Giáo Hội của Ngài; không phải như một nhà nguyện nhỏ chỉ chứa được một nhóm nhỏ. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta làm sao để Giáo Hội sinh động thật rộng lớn để có thể đón nhận toàn thể nhân loại, trở thành nhà của tất cả mọi người!” 

“Khi tôi hỏi Mẹ Têrêxa Calcutta xem phải làm gì để thay đổi trong Giáo Hội, Mẹ trả lời: chính cha và con!”

“Đức tin là một ngọn lửa càng cháy sáng nếu càng được chia sẻ, thông truyền, để tất cả có thể nhận biết, yêu thương và tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa tể của sự sống và lịch sử” 

“Chúa Giêsu không đối xử với chúng ta như người nô lệ, nhưng như những người tự do, như bạn hữu, và như những người em”. 

“Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm”. 

”Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo 3 điều này, các con sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng. Ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận được niềm vui”. 

“Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, không bao dung và oán thù. Để kiến tạo một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn!” 

“Đức tin hay đức cậy hoặc đức mến dĩ nhiên phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với giáo huấn “Hãy mặc lấy Đức Kitô”, đặt niềm tin nơi Người, chứ không ở nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực”. 

 “Đặt niềm tin nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực, rất có thể chúng sẽ mang đến cho ta “một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng hạnh phúc” và cuối cùng, “chúng sẽ chiếm hữu ta, khiến ta luôn muốn có nhiều hơn, không bao giờ được thoả mãn”. 

“Nếu lấy ‘ta’ ra khỏi trung tâm cuộc đời và đặt ‘Chúa Kitô’ vào đó, ta sẽ được an toàn, mạnh mẽ và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi”. 

“Khi Thiên Chúa hiện diện, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần”. 

“Đối với người tin, thập giá Chúa Kitô là cách thế chắc chắn, cách thế chắc chắn duy nhất để được giải thoát và thành tựu”. 

“Cha muốn mọi người ra đi! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài đường phố! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian, là định lập, là thoải mái, là giáo sĩ trị, là khép kín vào chính mình…”. 

“Không phải những sáng tạo mục vụ, hoặc các cuộc họp hay các kế hoạch có thể đảm bảo hoa trái của chúng ta, nhưng chính sự trung thành của chúng ta với Chúa Giêsu, Đấng đã lặp đi lặp lại: ‘Hãy ở lại trong ta và ta cư ngụ trong anh em’". 

“Giám mục và linh mục hãy đào tạo người trẻ trong sứ vụ truyền giáo, bằng cách sai họ bước ra và bước tới. Chúa Giêsu đã làm điều này với các môn đệ của Ngài: Người đã không giữ các tông đồ dưới cánh của mình như gà mẹ giữ chặt con dưới cánh. Ngài sai họ ra!” 

“Giám mục và linh mục không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân!” 

 “Giám mục và linh mục hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến dự bàn tiệc Chúa”. 

“Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình”. 

“Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất”. 

“Chúa Giêsu chấp nhận tất cả khổ đau và tội lỗi của nhân loại với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta rằng: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và Ta đã đến để ban cho các con hy vọng, để mang đến cho các con sự sống”. 

“Thánh Giá cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi Ngài đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng”. 

 “Với Chúa Kitô, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và sự sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, thất bại và sự chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và sự sống”. 

"Chúa Kitô  luôn hiện diện như một người trong chúng ta, chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta”. 

“Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình được chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng; đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ”. 

“Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó là rửa sạch bàn tay của mình”. 

“Chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu”. 

“Khi chúng ta rộng lòng chào đón người khác và chia sẻ điều gì với họ - như một ít thực phẩm, một chỗ, thời giờ của mình – thì không những chúng ta không còn nghèo nữa, mà chúng ta được giàu thêm”. 

“Không ai có thể tiếp tục vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới này! Mỗi người, tùy theo khả năng và trách nhiệm riêng của mình, phải đóng góp cách cá nhân vào việc chặn đứng quá nhiều bất công xã hội”. 

“Không được tẩy chay ai! Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chỉ khi nào chúng ta có thể chia sẻ thì chúng ta mới thực sự trở nên giàu có; tất cả những gì được chia sẻ đều sẽ tăng gấp bội! Hãy nghĩ đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều!” 

“Mức độ vĩ đại của một xã hội được xác định bởi cách họ đối xử với những người nghèo khổ nhất, những người không có gì ngoài sự nghèo đói của họ”. 

“Không bao giờ được chán nản, đừng mất niềm tin, đừng bao giờ để cho niềm hy vọng của các con bị dập tắt. Thực trạng có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. Các con hãy tìm cách là những người đầu tiên mang lại điều tốt lành, đừng học thói quen làm điều ác, nhưng đánh bại nó bằng điều tốt lành”. 

“Tất cả chúng ta cần phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Đức Kitô, và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta”. 

“Đừng để bị người ta cướp mất hy vọng của mình! Và không chỉ có thế, nhưng tôi nói với tất cả chúng ta: chúng ta không được cướp mất hy vọng người khác, chúng ta hãy trở thành những người mang hy vọng!” 

“Chúng ta có thể là những Giám mục, những Linh mục, Hồng y, Giáo Hoàng, nhưng chúng ta sẽ không là môn đệ của Chúa, nếu chúng ta để Thánh giá lại phía sau”. 

“Tôi ước muốn một Giáo hội nghèo và cho người nghèo". 

“Sự giàu có đích thực là tình yêu Thiên Chúa, được chia sẻ cho anh chị em mình. Tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa và làm cho chúng ta biết chia sẻ và giúp đỡ nhau. Ai có kinh nghiệm này thì được bình an trong tâm hồn và không sợ chết”. 

“Đức tin là một món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ: nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, thì chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu bị cô lập, không sinh hoa quả và bệnh tật”. 

"Không thể rao gảng Đức Kitô mà không có Hội Thánh. Truyền giáo không bao giờ là một hành động cô lập, cá nhân hay riêng tư, nhưng luôn luôn là hành động của Hội Thánh”. 

“Bản chất truyền giáo của Hội Thánh không phải là việc cải đạo, nhưng là việc làm chứng của đời sống, là đời sống soi sáng đường đi, mang lại hy vọng và tình yêu”. 

“Chúng ta đã sa ngã trong sự dửng dưng toàn cầu hoá. Chúng ta đã trở nên coi thường đến sự đau khổ của những kẻ khác khi cho rằng: sự đó không liên can tới tôi; sự đó không dính dáng gì đến tôi; đó không phải là công việc của tôi!” 

“Người Kitô hữu được kêu gọi sống cam đảm trong sự yếu đuối của mình. Chúng ta phải thừa nhận rằng mình yếu đuối, và đôi khi, chúng ta phải quên đi tội lỗi, không chút luyến tiếc, không nhìn lại phía sau”. 

“Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã dạy chúng ta rằng: đôi khi, trong một vài cơn cám dỗ, giải pháp duy nhất là trốn chạy và đừng cảm thấy xấu hổ khi trốn chạy; hãy nhìn nhận rằng chúng ta yếu đuối và chúng ta phải chạy trốn”. 

“Đối mặt với tội, chúng ta phải trốn chạy không chút quyến luyến. Sự tò mò không giúp được gì, trái lại, còn gây tổn thương!” 

“Chúng ta yếu đuối nhưng chúng ta phải can đảm trong sự yếu hèn của chúng ta. Thường sự cam đảm của chúng ta phải được diễn tả bằng việc chạy trốn mà không nhìn lại đàng sau, để không bị rơi vào cạm bẫy của những lưu luyến xấu xa. Đừng sợ và hãy luôn nhìn lên Chúa!” 

“Cha cảm thấy buồn khi thấy một linh mục hay một nữ tu đi chiếc xe hơi đời mới nhất: thật không thể như thế được!” 

“Đừng tham vọng, không tìm kiếm chức vụ giám mục. Các ứng viên giám mục cần có tinh thần nghèo khó và không có não trạng trở nên các hoàng tử”. 

“Nếu các con thích một chiếc xe xinh xắn, hãy nghĩ đến biết bao trẻ em đang chết đói, hãy nghĩ đến điều này thôi. Niềm vui không được sinh ra, cũng không đến từ những thứ người ta có!” 

“Đừng sợ phải diễn tả niềm vui vì đã trả lời tiếng gọi của Chúa, của sự lựa chọn yêu thương và làm chứng cho tin mừng của Ngài qua việc phục vụ Hội Thánh”. 

“Khi một linh mục không trở nên ‘người cha’ đối với cộng đoàn của mình, khi một nữ tu không trở nên ‘người mẹ’ với tất cả những ai họ cùng làm việc, thì họ trở nên buồn bã. Cội rễ của buồn phiền trong đời sống mục vụ thực tế nằm ở chỗ thiếu tinh thần của người cha, tinh thần của người mẹ, do việc sống cuộc đời dâng hiến ấy cách tồi tệ, trong khi lẽ ra phải dẫn chúng ta đến việc sinh hoa kết trái”. 

"Trong thế giới này, sự giàu sang gây ra nhiều sự dữ; điều cần thiết là chúng ta, những linh mục, nữ tu, hết thảy chúng ta phải trở nên rõ ràng với sự nghèo khó của mình!" 

“Hãy luôn nói sự thật với cha giải tội của các con. Sự minh bạch này mang lại lợi ích cho các con, bởi nó làm cho ta nên khiêm nhường; tất cả chúng ta hãy nói sự thật, đừng che giấu, lấp lửng gì cả, bởi các con đang nói với chính Đức Giêsu trong con người của cha giải tội”. 

“Hãy minh bạch! Chính Đức Giêsu đang lắng nghe các con. Hãy luôn luôn có sự minh bạch này trước mặt Đức Giêsu qua cha Giải tội!” 

“Các thánh và những bậc thầy về đời sống thiêng liêng nói với chúng ta rằng: thực hành việc xét mình hàng ngày rất hữu ích, thậm chí không thể thiếu, để giúp ta lớn lên trong chân thực của đời sống chúng ta”. 

“Một linh mục, một nam tu, một nữ tu không thể nào là một hòn đảo, nhưng phải luôn là một người sẵn sàng gặp gỡ. Tình bạn cũng được nên phong phú nhờ những đoàn sủng khác nhau của các gia đình dòng tu. Nó là một sự phong phú tuyệt vời”. 

"Hãy ra khỏi bản thân mình để loan báo Tin mừng, nhưng để làm điều này, các con phải ra khỏi chính mình để gặp gỡ Đức Giêsu. Có hai con đường để ra đi: một là hướng về gặp gỡ Đức Giêsu, hướng về tính siêu việt; đường kia là hướng về tha nhân để loan báo Đức Giêsu. Hai con đường này đi đôi với nhau. Nếu bạn chỉ thực hiện một trong hai thì chẳng ích lợi gì”. 

“Cha muốn một Hội Thánh ra đi truyền giáo nhiều hơn, một Hội Thánh không quá tĩnh lặng. Một Hội Thánh xinh đẹp khi biết ra đi”. 

“Hãy sống tích cực, nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng; và đồng thời, hãy ra đi, sẵn sàng gặp gỡ mọi người, đặc biệt những ai bị khinh rẻ và bất hạnh. Đừng sợ phải đi ngược dòng”. 

“Chúng ta sợ rằng Thiên Chúa sẽ bắt chúng ta dấn bước trên những nẻo đường mới lạ, phải bỏ lại sau lưng tất cả nhãn quan chật hẹp, khép kín, vị kỷ của riêng chúng ta, để mở ra những chân trời mới của Ngài. Thật thế, xuyên suốt lịch sử ơn cứu độ, bất cứ khi nào Thiên Chúa tỏ mình ra, Ngài đều đem đến những điều mới mẻ”. 

 “Ngày hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Chúng ta có mở lòng ra cho “những bất ngờ của Thiên Chúa” không? Hay chúng ta đóng kín và sợ hãi trước những mới mẻ của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có can đảm bước đi trên những nẻo đường mới và sự mới mẻ của Thiên Chúa đặt ra trước mắt chúng ta không? Hay chúng ta lại phản kháng, bị ngăn trở bởi những cơ chế phù du, đã mất khả năng mở ra cho những điều mới mẻ?” 

“Chúa Thánh Thần có vẻ như gây mất trật tự trong Giáo hội, bởi vì Ngài đem đến những đoàn sủng và những quà tặng đa dạng; thế mà, dưới sự hoạt động của Ngài, tất cả những điều đó là một nguồn gia sản phong phú, vì Chúa Thánh Thần là Thánh Thần của hiệp nhất, không có nghĩa là đồng nhất”. 

"Khi chúng ta để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình, thì sự phong phú, khác biệt, đa dạng không bao giờ trở thành nguyên nhân gây ra xung đột, bởi vì Ngài thúc bách chúng ta cảm nghiệm sự đa dạng đó trong sự hiệp thông của Giáo Hội. Cùng bước đi trong Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của các mục tử là những người được ban cho đặc sủng và sứ vụ, đó là dấu chỉ Chúa Thánh Thần đang hoạt động”. 

“Chúa Thánh Thần thúc bách chúng ta mở rộng cửa và đi ra để loan báo và làm chứng cho Tin Mừng, để thông truyền niềm vui đức tin, để gặp gỡ với Đức Kitô. Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mạng truyền giáo”. 

“Chúa Thánh Thần là quà tặng tối cao của Đức Kitô phục sinh ban cho các tông đồ, vậy mà Ngài còn muốn món quà đó cũng đến tay mọi người”. 

“Hội Thánh không phải là một hội từ thiện, văn hóa hay chính trị, nhưng là một thân thể sống động, hành trình và hành động trong lịch sử. Và thân thể này có một đầu, là Chúa Giêsu, Đấng hướng dẫn nó, nuôi nấng nó và nâng đỡ nó”. 

“Nếu đầu bị tách ra khỏi phần còn lại của thân thể thì toàn thể con người không còn có thể sống được. Vì vậy, chính trong Hội Thánh, chúng ta phải luôn liên kết mật thiết hơn bao giờ hết với Chúa Giêsu”. 

“Như một thân thể, điều quan trọng là các mạch máu phải luân chuyển trong đó, cho nên chúng ta phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta, linh động hóa chúng ta, để cho tình yêu của Người củng cố tình yêu tha nhân của chúng ta”. 

“Chúng ta hãy luôn hiệp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta hãy tín thác nơi Người, chúng ta hãy định hướng đời mình theo Tin Mừng, nuôi dưỡng mình bằng cầu nguyện hàng ngày, bằng lắng nghe Lời Chúa và tham dự các Bí Tích”. 

"Sự hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin từ Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi những cám dỗ về chia rẽ, khỏi những tranh chấp giữa chúng ta, khỏi tính ích kỷ và ngồi lê mách lẻo”. 

“Xung đột có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi theo con đường chia rẽ, con đường tranh chấp giữa chúng ta! Tất cả hãy hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với những khác biệt của mình, nhưng luôn thống nhất, luôn luôn: đây là con đường của Chúa Giêsu”. 

“Đức Giêsu âm thầm nói với chúng ta trong mầu nhiệm Thánh Thể và mọi lúc nhắc nhở chúng ta rằng: đi theo Ngài có nghĩa là đi ra khỏi chính mình và làm cho chính cuộc sống chúng ta không phải trở thành một sự chiếm đoạt, nhưng là một quà tặng cho Ngài và cho người khác”. 

“Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông, đưa chúng ta ra khỏi chủ nghĩa cá nhân để cùng sống cuộc hành trình bước theo Chúa của chúng ta, sống niềm tin của chúng ta là gắn bó với Ngài”. 

“Chúa sử dụng điều chúng ta có: những khả năng khiêm tốn của chúng ta, bởi vì chỉ khi chia sẻ, khi trao ban chúng, mà cuộc sống chúng ta trở nên phong phú, sinh hoa kết trái”. 

“Thiên Chúa đến gần chúng ta; trong hy lễ thập giá Người hạ mình, đi vào sự tăm tối của cái chết để ban cho chúng ta sự sống của Người, sự sống vượt thắng sự dữ, tính ích kỷ, và sự chết”. 

“Mỗi người trong tất cả chúng ta đều phải là người rao giảng Tin Mừng, đặc biệt là bằng cách sống của mình!” 

“Đem Tin Mừng chính là bắt đầu bằng việc loan báo và sống sự hòa giải, tha thứ, bình an, hiệp nhất và tình yêu mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta”. 

“Ngọn lửa của Lễ Ngũ Tuần, tác động của Chúa Thánh Thần, không ngừng phát ra những năng lượng mới cho các sứ vụ, những con đường mới để công bố sứ điệp cứu độ, một lòng can đảm mới để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta đừng bao giờ đóng cửa lòng lại với sự tác động này!” 

“Việc truyền giáo, việc rao giảng về Chúa Giêsu ban cho chúng ta niềm vui; ngược lại, sự ích kỷ cho chúng ta cay đắng, buồn rầu, làm cho chúng ta ra suy đồi. Rao giảng Tin Mừng kéo chúng ta lên cao”. 

“Nếu không có cầu nguyện, những việc làm của chúng ta trở nên trống rỗng và lời rao giảng của chúng ta không có hồn, vì nó không được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần”. 

“Chúa Giêsu chính là Chân Lý: Chân Lý "đã trở thành nhục thể", đã đến giữa chúng ta để chúng ta biết Chân Lý ấy. Không thể nắm bắt Chân Lý như nắm bắt một sự vật. Chân Lý phải được gặp gỡ. Nó không phải là một vật sở hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Ngôi Vị”. 

“Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta "vào tất cả Chân Lý" (Ga 16:13); Ngài không những chỉ giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, sự viên mãn của Chân Lý, mà còn hướng dẫn chúng ta "vào" Chân Lý, làm cho chúng ta đi vào sự hiệp thông sâu xa hơn với Chúa Giêsu, cho chúng ta hiểu biết về những gì thuộc về Thiên Chúa”. 

“Chúng ta cần phải để cho mình được tràn ngập bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, để Ngài đưa chúng ta vào Chân Lý của Thiên Chúa, là Chúa duy nhất của cuộc đời chúng ta”. 

“Một người không thể là một Kitô hữu bán thời gian, nhưng là Kitô hữu trong mọi gây phút! Một cách toàn diện!" 

“Con người như một khách lữ hành, đang băng qua hoang địa cuộc đời, khát một dòng nước hằng sống, vọt lên và tươi mát, có khả năng làm thỏa mãn ước vọng sâu thẳm tận đáy lòng về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an của người ấy. Tất cả chúng ta đều cảm thấy ước vọng ấy! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần”. 

“Một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần”. 

“Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu”. 

“Mối quan hệ hiếu thảo với Thiên Chúa không giống như một kho báu được cất giữ trong một góc xó của cuộc đời chúng ta, nhưng phải được phát triển, phải được cho ăn mỗi ngày bằng cách lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, tham dự các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể, và qua đức ái”. 

“Mỗi ngày chúng ta phải để cho Đức Kitô biến đổi mình trở thành hình ảnh của Người”. 

 “Là một Kitô hữu không chỉ là tuân giữ các giới răn, nhưng còn có nghĩa là sống trong Đức Kitô, suy nghĩ như Người, hành động như Người, yêu như Người; có nghĩa là để Người làm chủ cuộc đời chúng ta và thay đổi nó, biến đổi nó, để giải thoát nó khỏi bóng tối sự dữ và tội lỗi”. 

“Chúng ta hãy nhìn đến quê hương trên trời của mình, chúng ta sẽ có một ánh sáng và sức mạnh mới trong công việc và trong những nỗ lực hàng ngày của chúng ta”. 

“Sự giầu có đích thực là tình yêu Thiên Chúa, được chia xẻ với các anh chị em... kẻ nào đã có kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa này không sợ cái chết, vì người ấy nhận được sự bình an trong tâm hồn”. 

“Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu than của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù du, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân”. 

“Bất cứ ai là một ‘bạn hữu’ của thế gian, thì kẻ ấy là một người sùng bái ngẫu tượng, một người không trung thành với tình yêu của Thiên Chúa!” 

“Chúng ta hãy xin được ơn để đừng trở thành những kẻ băng hoại, cho dù là những người tội lỗi nhưng xin đừng để chúng ta ra hư nát! Và hãy xin được ơn để tiến bước trên con đường nên thánh". 

“Muối Chúa Kitô ban cho chúng ta là muối của đức tin, đức cậy và đức ái… Muối này không nên cất giữ, vì nếu muối đem cất trong lọ thì chẳng làm được gì, và chẳng có ích lợi gì”. 

 “Muối chúng ta đã nhận được phải được cho đi, để làm cho mọi thứ có hương vị, nếu không sẽ phai nhạt và vô dụng. Chúng ta phải cầu xin Chúa Kitô không để cho chúng ta trở nên những Kitô hữu là muối không mùi vị, là muối cất trong lọ”. 

“Sự đặc thù của Kitô giáo không phải là sự thuần nhất! Mỗi người chúng ta, với cá tính, các tính tình khác nhau, cùng với nền văn hóa – và cần giữ nguyên như vậy, vì đó là một kho tàng”. 

”Tin Mừng tính, Giáo Hội tính và Thừa sai tính. 3 từ này xin anh chị em đừng quên!” 

“Chính Chúa giúp cho Giáo Hội sống, gìn giữ và làm cho tăng trưởng, làm cho thánh thiện, bảo vệ và che chở chống lại thần dữ của thế gian, và những gì thần dữ muốn Giáo Hội trở thành, tóm lại là trở nên trần tục hơn. Đây chính là nguy cơ trầm trọng!” 

“Một Giáo Hội trần tục, với một tinh thần của thế gian, là một Giáo Hội suy yếu”. 

“Tất cả chúng ta đều đang đi về Giêrusalem trên Trời, “ngày hạnh phúc là ngày chúng ta sẽ được thấy dung nhan Thiên Chúa, và được ở bên Người mãi mãi, trong tình yêu của Người”. 

“Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm linh để gặp Chúa Kitô khi Người lại đến; dụ ngôn các nén bạc nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta là phải biết dùng các tài năng Chúa ban một cách khôn ngoan, khiến cho chúng sinh hoa kết quả”. 

“Chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu chúng ta dành cho người khác, và nhất là cho những ai thiếu thốn”. 

"Hãy tùng phục Chúa Thánh Thần, vì Ngài đến giữa chúng ta và làm cho chúng ta bước đi trên con đường thánh thiện”. 

“Thái độ bất nhất của các tín hữu và các mục tử, giữa điều họ nói và điều họ làm, giữa lời nói và lối sống làm thương tổn uy tín của Giáo Hội”. 

“Linh mục phải luôn ý thức rõ ràng trách nhiệm chủ chiên của mình là phải mang vào mình ‘mùi của chiên’”. 

“Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà những giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta”.

 Thánh Nhân Là Ai?

Tự hỏi thánh nhân là ai? Tại sao người đó được gọi là thánh nhân? Những nhân cách nào được gọi là thánh nhân? 

Thánh nhân cũng là một con người bình thường bằng da bằng thịt, họ cũng có một cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác, nhưng đời sống đạo đức của họ thì truyệt vời và cao thượng phi thường. Ai ai cũng có thể làm được, bởi vì đạo đức là những đức hạnh sống dành cho con người, chúng rất gần gủi, bình dị và giản đơn. 

Vậy chúng ta hãy thử quan sát vài đức hạnh của các vị thánh nhân từ cổ tới kim như đức Phật, Đức Mẹ Maria, Chúa Giê-Su, ông thánh Martinô, bà thánh Theresa, v.v... 

Họ có một lòng yêu thương bao la rộng lớn. Lòng yêu thương của họ không chỉ giới hạn ở con người mà là các loài vật, cây cỏ thiên nhiên. Họ biết quý trọng sự sống của muôn loài. Bởi vì họ quan niệm rằng ai ai cũng có cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái, bà con thân bằng quyến thuộc. Các loài vật dù ác tới đâu cũng có cha mẹ anh chị em và người thân. Do hiểu rõ như vậy các vị thánh nhân không bao giờ giết hại hay làm hại bất kỳ ai, bất kỳ loài vật nào, họ không bao giờ vì ham vui mà bẻ một cành hoa đem đi cắm. Chính vì sống được với lòng yêu thương như vậy cho nên tâm họ bao la rộng lớn, không bao giờ có ý muốn hại ai, muốn đem sự đau khổ đến cho ai hay loài vật nào.

Họ không bao giờ tham lam lấy cắp của ai, dù là sợi chỉ cây kim, trái ớt. Vì họ hiểu khi người khác bị mất vật gì, người đó rất đau khổ và giận dữ. Thánh nhân không bao giờ muốn người khác buồn khổ vì mình, do vậy họ quyết không bao giờ tham lam lấy cắp của bất kỳ ai.

Họ thích sống một mình, sống không gia đình, sống trầm lặng. Không thích nói chuyện giao du, tụ họp ca hát, bàn tán chuyện đời. Họ dành thời gian lo trau dồi rèn luyện nhân cách của mình cho toàn thiện thêm. Mỗi khi rảnh rỗi họ "tư duy suy nghĩ về những hành động lời nói của mình có làm khổ mình, làm khổ người khác hoặc làm khổ các loài vật khác hay không. Nếu có thì họ quyết từ bỏ. Nếu không thì họ tư duy nhiều thêm để tăng trưởng những điều thiện trong tâm hồn mình”. Cách sống tư duy như vậy dần dần hình thành những tính cách cao thượng tuyệt vời trong con người họ và trở thành bản năng tự nhiên.

Họ luôn thành thật, thật thà ngay thẳng, không gian dối, lương lẹo, mưu tính, không dối gạt người bao giờ dù là nói chơi. Vì họ hiểu người bị người khác dối gạt rất đau khổ và sẽ giận dữ. Do vậy họ không bao giờ muốn làm ai đau khổ vì lời nói của mình. Hơn nữa ta có thể thấy họ không bao giờ nói chuyện có nói không, chuyện không nói có. Không bao giờ nói hai lời. Không tranh biện với bất kỳ ai. Không bao giờ nói xấu ai, chỉ trích ai, chê bai ai. Chỉ nói những lời nói thương yêu, ôn tồn, nhỏ nhẹ, dịu dàng, khuyến khích mọi người thương yêu nhau, sống hòa hợp và đoàn kết nhau,…

Họ là một con người minh mẫn sáng suốt không dùng những chất kích thích như rượu, bia cafe thuốc lá hoặc các chất kích thích khác. Vì họ hiểu những chất kích thích đó chỉ hại người hại mình.

Đời sống của các vị thánh nhân thật đơn giản. Ít muốn biết đủ. Chỉ giữ lại đủ quần áo để mặc, không ngủ giường to rộng lớn, không tích trữ hoặc chạy theo các kiểu ăn mặc Á, Âu, Mỹ. Nếu có dư vật gì, tài sản gì thì chia sẻ, bố thí, xem có ai cần đều đem cho hết. Họ sống đơn giản tự nhiên không trang điểm làm đẹp, nhuộm chuốt. Quan trọng là ăn mặc sạch sẻ kín đáo và tươm tất. Trong nhà luôn ít đồ vật, nhìn thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ không cầu kỳ, không chất chứa tàng trữ đồ đạc.

Họ không bao giờ đổ lỗi cho ai, không bao giờ trách ai. Vì họ hiểu khi trách ai là tự mình làm khổ mình. Họ biết cách sốngvui vẻ chấp nhận tất cả mọi việc đến với họ. Không kêu than, không đổ lỗi cho ai hay cho hoàn cảnh nào, chỉ nhìn thấy lỗi mình.

Họ sẵn sàng giúp đỡ mọi người, chia sẻ ngay những gì mình có mà không hối tiếc từ công sức, của cải tài sản tiền bạc, thời gian, kinh nghiệm sống, những lời an ủi,…

Họ sống không lo lắng sợ hãi và buồn phiền. Với cách sống có lòng yêu thương bao la rộng lớn thì có ai làm cho họ phải lo lắng buồn phiền hoặc sợ hãi. Ai họ cũng có thể yêu thương và tha thứ được, dù là ai hại họ đến đâu, ác đến đâu, các vị thánh nhân cũng đều tha thứ bỏ qua và cho đi tất cả, kể cả mạng sống của chính mình. Đúng vậy, chúng ta thường lo lắng sợ hãi người khác hại mình vì chúng ta vẫn chưa có lòng yêu thương rộng lớn. Một con kiến cắn chúng ta, chúng ta còn thấy đau, thấy giận và giết chúng ngay nói chi là một con người đánh mình, giết mình hoặc hại mình. Lòng yêu thương rộng lớn đó có được là do hằng ngày họ vun đắp được từ những hành động thương yêu các loài vật bé nhỏ xung quanh, không bao giờ hại chúng,  không bao giờ giết chúng, không bao giờ ăn thịt chúng vì họ không muốn thấy chúng khổ, không muốn chúng mất đi người thân thương.

Họ sống đối xử bình đẳng với tất cả mọi người và mọi loài vật. Cung kính và tôn trọng, nhường nhịn tất cả. Không phân biệt thiện ác, không phân biệt màu da dân tộc, nam nữ, có bệnh tật hay khỏe mạnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, thân thuộc máu mủ ruột thịt  hay lạ mặt. Ai ai họ đều đối xử như nhau, không thiên vị ai.

Họ sống không màng danh lợi, không bao giờ muốn khẳng định cái tôi, cái ta. Họ không nhận xét, không bác bỏ, chê bai ý kiến, lời nói hoặc việc làm của người khác. Họ biết từ bỏ ý niệm riêng tư để sống vì người khác, diệt cái bản ngã bằng những đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.

Họ không bao giờ nghi ngờ ai, họ luôn tin tưởng vào mọi người, tin vào mọi người là người tốt, người thiện, người giúp đỡ mình, người muốn tốt cho mình, người yêu thương mình…

Họ sống không chạy theo những ham muốn lạc thú thế gian như chạy theo ăn uống cầu kỳ, ngủ nghỉ, yêu đương, chơi bời, danh lợi, không tranh đua hơn thua đúng sai phải trái với đời, với người. Họ thích sống đời sống ẩn dật, buông xả. Ăn để sống chứ không phải sống để ăn, ngủ nghỉ rất ít. Không chơi bời, tham vui, không coi trọng đồng tiền và danh vọng, …Đức Phật từ vị trí của một vị thái tử từ bỏ mọi danh vọng, giàu sang sống một đời sống nay đây mai đó, không gia đình, không cất giữ tiền bạc, ăn một ngày một bữa, không bao giờ ăn thịt các loài động vật, quyết đoạn diệt sạch lòng tham muốn của mình.

Họ không coi trọng cái thân vì họ biết rõ nó là bất tịnh, hôi thúi, biến hoại, tạm bợ. Do vậy họ không chú trọng làm đẹp trang điểm, lo cho nó, giữ gìn nó, bảo vệ nó, ai đụng vào thì ăn thua đủ. Họ không sợ bệnh, sợ chết, không sợ người khác làm hại đánh giết, không giận dữ khi ai xúc phạm, chê bai chỉ trích, nói xấu, đổ oan v.v... Ngược lại, họ càng yêu thương những người hại mình nhiều hơn và luôn luôn sẵn sàng tha thứ, khoan dung, độ lượng.

Trước tất cả mọi việc xảy đến, tâm họ thản nhiên bất động, thanh thản an lạc và vô sự dù thành hay bại, vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ, khen hay chê, vinh hay nhục. 

Họ không để tâm dính mắc vào những thương nhớ ích kỷ ràng buộc giữa những người thân thuộc quen biết, bởi vì họ hiểu những thương nhớ ích kỷ đó chỉ làm cho con người đau khổ thêm. "Càng mong nhớ nhớ thương thì càng đau khổ nhiều". Thay vào đó nên trải rộng lòng yêu thương ra khắp mọi người và muôn loài vạn vật, xem ai ai cũng là người thân quen như gia đình mình vậy.

Oai nghi chánh hạnh của họ rất từ tốn, chậm rãi, cẩn thận không hấp tấp vội vả. Đi, đứng, nằm, ngồi đều  nhìn trước sau, tránh giẫm đạp lên các loài động vật bé nhỏ, ... 

V.v…

Tóm lại, nhân cách thánh nhân không chỉ dừng lại vài điểm chính ở trên mà con rất rất nhiều. Cái đáng chú ý nhất là họ cũng từ những con người bình thường mà ra. Những nhân cách đó ai ai cũng có thể tự trau dồi được, chứ không phải do tự nhiên sanh ra đã có hay do thần thánh nào ban tặng. Chính mỗi con người làm chủ cuộc đời của mình, chính mỗi con người tự tạo thiên đàng hoặc địa ngục cho chính mình chứ không ai khác, không ai có thể sắp đặt cho chính mình được. Chỉ cần sống đầy đủ những đạo đức đức hạnh không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác thì thiên đàng là của họ.Tất cả đều nằm trong tầm tay của con người.

Maria Huyền

Bài giảng của ĐGH Phanxicô trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Lên Trời

Castel Gandolfo, ngày 15/8/2013

http://vietcatholic.info/pics/papa37.jpg Anh chị em thân mến!

Trong phần cuối của Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, Công đồng Vatican II để lại cho chúng ta một bài suy niệm rất hay về Đức Trinh Nữ Maria. Cho phép tôi lặp lại những lời đề cập đến mầu nhiệm chúng ta cử hành hôm nay: “Ðức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ.” (số 59). Rồi tới đoạn cuối cùng, đó là: “Mẹ Đức Giêsu đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thuỷ của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau. Cũng thế, Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành dưới đất này cho tới ngày Chúa đến.” (số 68). Dưới ánh sáng của hình ảnh rất đẹp về Đức Mẹ, chúng ta có thể nhận ra sứ điệp của các bài đọc Kinh Thánh mà chúng ta vừa nghe. Chúng ta có thể tập trung vào ba từ khóa: cuộc đấu tranh, sự phục sinh, niềm hy vọng.

Đoạn trích sách Khải trình bày viễn ảnh của cuộc đấu tranh giữa người phụ nữ và con rồng. Hình ảnh người phụ nữ, đại diện cho Giáo Hội, một mặt là vinh quang và chiến thắng, nhưng mặt khác vẫn còn sinh nở. Và Giáo hội là như thế: Nếu như ở trên trời, Giáo Hội đã được liên kết với vinh quang của Chúa mình một cách nào đó, thì trong lịch sử, Giáo Hội vẫn liên tục trải qua những gian nan thử thách phát sinh từ cuộc xung đột giữa Thiên Chúa và ác thần, kẻ thù truyền kiếp. Và trong cuộc đấu tranh mà các môn đệ phải đương đầu - tất cả chúng ta là môn đệ Đức Giêsu phải đương đầu với cuộc đấu tranh này - Đức Maria không để chúng ta cô đơn: Mẹ Đức Kitô và Mẹ Giáo Hội luôn luôn ở với chúng ta. Mẹ luôn đi với chúng ta, Mẹ luôn ở với chúng ta. Và Đức Maria chia sẻ tình trạng kép này một cách nào đó. Tất nhiên, Mẹ đã được vào hưởng vinh quang trên trời một lần và trọn vẹn. Nhưng điều này không có nghĩa là Mẹ trở nên xa xôi hoặc tách biệt khỏi chúng ta. Trái lại, Đức Maria đồng hành với chúng ta, cùng chiến đấu với chúng ta, và nâng đỡ các Kitô hữu trong cuộc chiến chống lại các thế lực lượng ác thần.

Cầu nguyện với Đức Maria, đặc biệt là kinh Mân Côi - nhớ nhé: lần hạt Mân Côi. Anh chị em có lần hạt Mân Côi hằng ngày không? Nhưng tôi không dám chắc… [đám đông hô to: “Có!”]... Thật sao? Vâng, cầu nguyện với Đức Maria, đặc biệt là kinh Mân Côi mang chiều kích “đấu tranh”, có nghĩa là trong cuộc đấu tranh, lời cầu nguyện có sức nâng đỡ để chống lại ác thần và đồng bọn. Thật vậy, Kinh Mân Côi nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến.

Bài đọc thứ hai nói với chúng ta về sự phục sinh. Trong thư gửi tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô Tông đồ nhấn mạnh rằng trở thành Kitô hữu có nghĩa là tin rằng Đức Kitô thực sự đã sống lại từ cõi chết. Toàn bộ niềm tin của chúng ta dựa trên chân lý căn bản này, đó không phải là một ý tưởng nhưng một biến cố. Ngay cả mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời cũng được bao hàm trọn vẹn trong sự phục sinh của Đức Kitô. Nhân tính của Mẹ được “nâng lên” nhờ Con Mẹ trong cuộc vượt qua từ cõi chết đến sự sống. Một lần cho tất cả, Đức Giêsu bước vào sự sống đời đời với tất cả nhân tính Ngài nhận được từ Đức Maria; và Đức Maria, Mẹ Ngài là người đã trung thành theo Ngài suốt đời, theo Ngài hết tâm hồn, và cùng Ngài bước vào sự sống đời đời, mà chúng ta gọi là cõi trời, thiên đàng, nhà Cha.

Đức Maria cũng đã trải qua những đau khổ của thập giá: đó là cuộc thương khó trong lòng, cuộc thương khó trong linh hồn. Đức Mẹ chịu đau khổ trong tâm hồn trong khi Con Mẹ chịu nạn trên Thánh giá. Mẹ sống cuộc thương khó của Con Mẹ trong sâu thẳm của tâm hồn. Mẹ đã hoàn toàn kết hiệp với Ngài trong cái chết, và vì vậy Mẹ được lãnh nhận hồng ân phục sinh. Đức Kitô là hoa quả đầu tiên từ trong kẻ chết và Đức Maria là hoa quả đầu mùa của ơn cứu chuộc, là người đầu tiên trong “những người thuộc về Đức Kitô”. Đức Mẹ là Mẹ của chúng ta, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng Đức Mẹ là đại diện của chúng ta, là chị em của chúng ta, là chị cả của chúng ta; Đức Mẹ là người đầu tiên được cứu chuộc, đã về quê trời.

Bài Tin Mừng gợi ý cho chúng ta từ thứ ba: niềm hy vọng. Hy vọng là nhân đức của những người, trong khi đương đầu với cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa thiện và ác, vẫn tin vào sự phục sinh của Đức Kitô và sự chiến thắng của tình yêu. Chúng ta vừa nghe bài ca Magnificat của Đức Maria: đó là bài ca của niềm hy vọng, đó là bài ca của Dân Thiên Chúa qua dòng lịch sử. Đó là bài ca của nhiều vị thánh, của những người nam nữ, một số nổi tiếng, và rất nhiều người khác chúng ta không biết nhưng được Thiên Chúa biết đến: đó là những người mẹ, người cha, giáo lý viên, nhà truyền giáo, linh mục, nữ tu, người trẻ, ngay cả trẻ em hay ông bà già: những con người đã phải trải qua cuộc chiến trong đời mà trong lòng mang theo niềm hy vọng của những kẻ thấp hèn và khiêm tốn.

Đức Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa!” Ngày nay, Giáo Hội cũng hát lời này khắp cùng trái đất. Bài hát này đặc biệt mạnh mẽ ở những nơi Thân Thể Đức Kitô đang chịu khổ nạn. Đối với Kitô hữu chúng ta, bất cứ nơi nào có Thánh giá nơi đó có niềm hy vọng. Nếu không có hy vọng, chúng ta chẳng phải là Kitô hữu. Đó là lý do tại sao tôi nói: anh chị em đừng để mất niềm hy vọng. Ước gì chúng ta không mất niềm hy vọng, bởi vì đó là một hồng ân, một ân huệ của Thiên Chúa, đưa chúng ta về phía trước với đôi mắt hướng lên trời. Và Mẹ Maria luôn luôn ở đó, bên cạnh các cộng đoàn này, họ là anh chị em của chúng ta, Đức Mẹ đồng hành với họ, chịu đau khổ với họ, và cùng với họ hát kinh Magnificat của niềm hy vọng.

Anh chị em thân mến, với tất cả tâm hồn, chúng ta hãy hòa mình vào bài ca của sự kiên nhẫn và chiến thắng, của đấu tranh và niềm vui, bài ca kết hợp Giáo hội khải hoàn với Giáo hội lữ hành, đất với trời, bài ca nối kết đời sống chúng ta với vĩnh cửu mà chúng ta đang hướng tới. Amen.

Lm. Phạm Quang Long chuyển ngữ

Nguồn: WHĐ

(emty.org cập nhật: 17/08/2013 11:55:31 CH)

Thánh lễ và buổi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha cử hành tại Castel Gandolfo

vi.radiovaticana.va2013-08-15 17:45:18 – Lúc 10 giờ rưỡi sáng thứ năm 15-8-2013 lễ trọng kính Đức Mẹ hồn xác lên Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ và buổi đọc Kinh Truyền Tin cho tín hữu Castel Gandolfo, các thành phố lân cận và du khách hành hương.

http://www.ktotv.com/videos-chretiennes/emissions/nouveautes/direct-de-rome-messe-de-l-assomption-et-angelus-a-castelgandolfo/00078108

Castel Gandolfo nằm bên bờ hồ Albano, là thành phố nhỏ có khoảng 5.000 dân cư, nơi có dinh thự nghỉ màt mùa hè của Đức Giáo Hoàng. Trong mùa hè các Đức Giáo Hoàng vẫn đến dinh thự này nghỉ mấy tháng và chỉ trở về Dinh Tông Tòa tại Roma vào đầu tháng 9. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khuyên Đức Phanxicô đi nghỉ hè ở đây. Còn Đức Phanxicô thì lại khuyên Đức Biển Đức XVI đi nghỉ hè ở Castel Gandolfo. Cuối cùng không có vị nào đi cả. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn duy trì truyền thống của các vị tiền nhiệm đến cử hành thánh lễ cho tín hữu thành phố ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.

Ngay từ 7 giờ sáng hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương đã tụ tập tại quảng trường Tự do, trước dinh nghỉ mát. Trong khi chờ đợi tham dự thánh lễ họ đã hát thánh ca và lần hạt kính Đức Mẹ. Một khán đài nhỏ rất đơn sơ đã được dựng ngay trước cửa vào dinh nghỉ mát.

Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có ba Hồng Y và Giám Mục trong đó có Đức Giám Mục giáo phận Albano, và 10 linh mục, gồm cả linh mục Pietro Diletti, cha sở giáo xứ thánh Toma thành Villanova Castel Gandolfo. Ca đoàn của giáo xứ đã đảm trách phần thánh ca. Các kinh Thương xót, Vinh Danh, Thánh Thánh Thánh và Lậy Chiên Thiên Chúa đã được hát bằng tiếng Latinh.

http://media01.radiovaticana.va/imm/1_0_719972.JPG Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã khai triển ý nghĩa các bài đọc và tóm gọn trong ba từ chìa khóa thần học: chiến đấu, phục sinh và hy vọng. Mở đầu bài giảng ngài nói:

Vào cuối Hiến chế về Giáo Hội, Công Đồng Chung Vaticăng II đã để lại cho chúng ta một suy niệm rất đẹp về Đức Maria Rất Thánh. Tôi chỉ nhắc lại các kiểu diễn tả quy chiếu về mầu nhiệm mà chúng ta cử hành hôm nay. Thứ nhất là “Đức Trinh Nữ vô nhiễm, được giữ gìn tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ” LG 59). Thế rồi vào cuối chương còn có một kiểu nói khác nữa: “Ngày nay Mẹ Thiên Chúa đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của Giáo hội phải hoàn thành đời sau; cũng thế dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến, Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành” (LG 68).

Quảng diễn thị kiến cuộc chiến đấu giữa người phụ nữ và con rồng trong bái đọc thứ nhất trích từ sách Khải Huyền, Đức Thánh Cha nói: gương mặt của người phụ nữ diễn tả Giáo Hội, một đàng vinh hiển, chiến thắng, đàng khác vẫn còn khổ đau. Đức Thánh Cha giải thích:

Thật ra Giáo Hội cũng thế: nếu từ Trời nó đã được kết hiệp với vinh quang của Chúa mình, thì trong lịch sử nó liên tục sống các thử thách và các thách đố của cuộc xung đột giữa Thiên Chúa và kẻ dữ, kẻ thù từ luôn mãi. Và trong cuộc chiến mà các môn đệ Chúa Giêsu phải đương đầu, Đức Maria không bỏ chúng ta một mình; Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội luôn luôn ở với chúng ta. Cả khi Mẹ Maria, trong một nghĩa nào đó, chia sẻ điều kiện hai mặt này với chúng ta. Dĩ nhiên Mẹ đã bước vào trong vinh quang của Trời một lần cho luôn mãi. Nhưng điều này không có nghĩa là Mẹ ở xa, tách biệt khỏi chúng ta; trái lại Đức Maria đồng hành với chúng ta, chiến đấu với chúng ta, nâng đỡ các Kitô hữu trong cuộc chiến chống lại các lực lượng của sự dữ. Lời cầu với Mẹ Maria, đặc biệt là Kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi, mà tôi không biết anh chị em có lần hạt kính Đức Mẹ mỗi ngày không vậy? Có chắc thế không? Kinh Mân Côi cũng có chiều kích “chiến đấu” này, một lời kinh nâng đỡ trận chiến chống lại kẻ dữ và các đồng bọn của nó.

Bước sang bài đọc thứ hai trích từ thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô nói về sự phục sinh, Đức Thánh Cha nói: là Kitô hữu có nghĩa là tin rằng Chúa Kitô đã sống lại tự cõi chết. Ngài giải thích thêm:

Tất cả đức tin của chúng ta dựa trên sự thật nền tảng này: nó không phải là một tư tưởng mà là một biến cố. Cả mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời cũng được viết tất cả trong sự Phuc Sinh của Chúa Kitô. Nhân tính của Mẹ đã được “lôi kéo” bởi Con Mẹ trong việc đi qua cái chết. Chúa Giêsu đã bước vào trong cuộc sống vĩnh cửu một lần cho luôn mãi, với tất cả nhân tính của Người, nhân tính mà Người đã nhận lấy từ Mẹ Maria; như thế Mẹ là Đấng đã theo Chúa một cách trung thành trong suốt cuộc sống, đã theo Người với con tim, đã cùng với Người bước vào trong cuộc sống vĩnh cửu, mà chúng ta gọi là Trời, Thiên Đàng, Nhà Cha.

Cả Mẹ Maria cũng đã biết tới sự tử đạo của thập giá: cuộc Khổ Nạn của Con Mẹ. Mẹ đã sống nó cho tới tận cùng thẳm linh hồn. Mẹ đã hoàn toàn hiệp nhất với Người trong cái chết, và vì thế Mẹ đã nhận được ơn phục sinh. Chúa Kitô là hoa trái đầu mùa của những kẻ sống lại, và Mẹ Maria là của đầu mùa của những người được cứu rỗi, “người đầu tiên giữa những người của Chúa Kitô”.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: bài Phúc Âm gợi lên cho chúng ta niềm hy vọng. Hy vọng là nhân đức của người tin nơi sự Sống lại của Chúa Kitô, nơi chiến thắng cảu Tình Yêu, trong khi sống kinh nghiệm xung khắc, cuộc chiến đấu thường ngày giữa sự sống và cái chết, giữa sự thiện và sự dữ. Bài Thánh thi Magnificat là thánh thi của niềm hy vọng, là thánh thi của Dân Thiên Chúa bước đi trong lịch sử. Áp dụng vào cuộc sống các thành phần dân Chúa Đức Thánh Cha nói:

Đó là bài thánh ca của biết bao nhiêu vị thánh nam nữ, một số vị nổi tiếng, các vị khác, rất nhiều vị khác vô danh, nhưng được Thiên Chúa biết rõ: các bà mẹ, các người cha, các giáo lý viên, các thừa sai, các linh mục, nữ tu, người trẻ và cả các trẻ em nữa, là những người đã đương đầu với cuộc chiến đấu của sự sống đem theo trong tim niềm hy vọng của những người bé nhỏ và khiêm tốn. “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa”, ngày hôm nay Giáo Hội ở khắp nơi trên thế giới cũng hát lên như thế. Bài thánh thi này đặc biệt sâu đậm nơi đâu ngày nay Thân Mình Chúa Kitô phải chịu Khổ nạn. Và Mẹ Maria ở đó gần các cộng đoàn này, gần các anh chị em này, Mẹ bước đi với họ, đau khổ với họ và cùng họ hát lên bài Magnificat của niềm hy vọng.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng như sau: anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy hiệp ý với tất cả con tim với bài thánh thi của sự kiên nhẫn và chiến thắng, chiến đấu và niềm vui, kết hiệp Giáo Hội chiến thắng với Giáo Hội lữ hành, kết hiệp đất với Trời, lịch sử với vĩnh cửu.

Trong phần lời nguyện giáo dân tín hữu đã xin Mẹ hồn xác lên Trời bầu cử và đồng hành với Giáo Hội trong công tác rao truyền Tin Mừng và thánh hóa nhân loại; cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô được khỏe mạnh và nhiều ơn để hướng dẫn Giáo Hội; cho các Kitô hữu gặt hái nhiều hoa trái trong Năm Đức Tin; cho giới lãnh đạo biết chăm lo cho thiện ích của mọi người; cho công lý và hòa bình và tình bác ái huynh đệ ngự trị trong con tim của mọi người.

Vào cuối lễ trước khi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã xông hương tượng Đức Mẹ. Ngỏ lời với mọi người Đức Thánh Cha nói con đường về Trời của Mẹ Maria đã bắt đầu từ tiếng “xin vâng” tại Nagiarét, trả lời cho Sứ Thần từ trời đến báo cho Mẹ biết ý muốn của Thiên Chúa. Và thật ra đúng như thế. Mỗi một tiếng “xin vâng” với Thiên Chúa là môt bước tiến về Trời, về cuộc sống vĩnh cửu. Bởi vì đó là điều Chúa muốn: Ngài muốn rằng tất cả mọi con cái Ngài có được sự sống dồi dào. Thiên Chúa muốn tất cả mọi người ở với Ngài trong nhà Ngài!

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại kỷ niệm 25 năm Đức Chân phước Gioan Phaolô II ban hành Tông thư “Mulieris dignitatem” đề cao phẩm giá và ơn gọi của nữ giới. Tài liệu này có rất nhiều điểm đáng được lấy lại và khai triển. Ở nền tảng của tất cả những điều đó là gương mặt của Mẹ Maria, vì Tông thư đã được ban hành trong Năm Thánh Mẫu. Chúng ta hãy lấy lại lời cầu ở cuối Tông thư để khi suy niệm mầu nhiệm kinh thánh về nữ giới, được cô đọng nơi Mẹ Maria, tất cả mọi phụ nữ tìm thấy chính mình và ơn gọi tràn đầy của mình, và toàn Giáo Hội đào sâu và hiểu biết hơn vai trò quan trọng và vĩ đại của nữ giới.

Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn tín hữu Castel Gandolfo cũng như các đoàn hành hương trong đó có đoàn hành hương Argentina.

Rồi ngài cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ CHO CÁC NẠN NHÂN BẠO LỰC BÊN AI CẬP

vi.radiovaticana.va2013-08-15 18:23:38 – CASTEL GANDOLFO: Lúc 10 giờ rưỡi sáng 15-8-2013 lễ trọng kính Đức Mẹ hồn xác lên Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ và buổi đọc kinh Truyền Tin cho tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Tự do, trước dinh nghỉ mát. Ngài đã kêu gọi cầu nguyện cho hòa binh trên toàn thế giới và cho tất cả các nạn nhân, gia đình họ, và các người bị thương cũng như những ai phải đau khổ bên Ai Cập.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trước khi đọc Kinh Truyền Tin với dân chúng tại Castel Gandolfo trưa 15-8-2013. Ngài nói: chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình đối thoại, hòa giải tại vùng đất thân yêu này và trên toàn thế giới. Lậy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con. Tất cả chúng ta hãy nói: Lậy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình cầu cho chúng con.

Tín hữu Castel Gandolfo và các thành phố lân cận cũng như du khách hành hương đã đứng chật cứng quảng trường nhỏ, con đường chính và các đường phố chung quanh. Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha cha Pietro Diletti cha sở họ đạo Thánh Toma thành Villanova, đã nhân danh các tín hữu nhiệt liệt cám ơn Đức Thánh Cha về sự hiện diện của ngài trong ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời. Cha cho biết giáo xứ đã theo dõi các sinh hoạt của Đức Thánh Cha trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro và lắng nghe các giáo huấn của ngài. Đáp lại lời kêu mời của Đức Thánh Cha giáo xứ cũng đã đề ra chương trình mục vụ đồng hành với giới trẻ. Giáo lý của Đức Thánh Cha là giáo lý giải thoát và giáo xứ cảm thấy phải đáp lại lời kêu mời của Đức Thánh Cha “ra khơi” với lòng can đảm và liều lĩnh, và bắt chước tổ phụ Abraham từ bỏ tất cả mọi an ninh giả tạo và rộng mở cho các điều mới mẻ và tương lai của Thiên Chúa (SD 15-8-2013).

Linh Tiến Khải

BÀI PHÁT BIỂU SAU CÙNG DÀNH CHO CÁC HỒNG Y BẦU CHỌN ĐỨC GIÁO HOÀNG

(xuanbichvietnam.net) Tháng Tám 17th, 2013.

Nhật báo chính thức của Tòa Thánh đã phổ biến bài suy niệm được phát biểu trước các Hồng y vào đầu cuộc họp mật tuyển viện cuối cùng, khi các cánh cửa đã khép lại.

Tòa Thánh có một nhật báo chính thức, có tựa đề “Acta Apostolicae Sedis”. Nó được viết bằng tiếng Latinh, nhưng các văn kiện được đăng lại ở đó là bằng ngôn ngữ gốc. Các tập sách của nó, từ tập năm 1909, có thể được đọc trên trang web của Vatican : http://www.vatican.va/archive/aas/index_fr.htm

Từ năm 2003, nó được phổ biến dưới hình thức các tập sách hằng tháng mà các trang của nó được đánh số từ tháng Giêng. Tập cuối cùng đã được in cũng là tập đầu tiên về triều đại Giáo hoàng Phanxicô.

Người ta đọc thấy ở đó các tập biên bản của mật tuyển viện mà, ngày 13/3/2013, đã bầu chọn ĐHY Bergoglio làm Giáo hoàng.

 Điều mới mẻ, đó là toàn văn bài suy niệm được đọc trước các Hồng y bầu giáo hoàng ngày 12/3, lúc đó các cánh cửa đã được khép lại, ngay trước lúc bắt đầu bỏ phiếu.

Chính ĐHY Prosper Grech, người Malta, thuộc dòng Augustin, 87 tuổi, tức hết quyền bầu cử, đã được giao trách nhiệm về bài suy niệm này. Vào cuối bài suy niệm, ngài đã rời Nhà nguyện Sixtine.

Dưới đây chúng ta có được 10 đoạn của bản văn này. Nó tương ứng với nhiều điểm liên quan đến "những gì mà Chúa Kitô chờ đợi nơi Giáo Hội của Ngài", theo ĐHY Grech.

Khi đọc lại chúng hôm nay, chúng ta tự nhiên nhận thấy chúng giống với những điểm mà vào đầu triều đại của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dấn thân nhất và những điểm ngài ít thực hiện hơn.

ProsperGrech.jpg Dưới đây là bài suy niệm của ĐHY Grech :

"Hành vi mà anh em sắp thực hiện trong Nhà Nguyện Sixtine này…"

[…] Tôi không có ý định vẽ nên bức chân dung máy móc về vị tân Giáo hoàng và càng không có ý định trình bày một kế hoạch làm việc cho vị Giáo hoàng tương lai. Nhiệm vụ rất tế nhị này là của Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban cho chúng ta, trong suốt những thập niên vừa qua, một loạt các vị Giáo hoàng tuyệt vời và thánh thiện. Ý định của tôi là rút ra từ Thánh Kinh một vài suy tư để giúp chúng ta hiểu những gì Chúa Kitô chờ đợi nơi Giáo Hội của Ngài. […]

Tin Mừng không hạ giá

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu sai các Tông đồ đi khắp thế giới để, từ khắp muôn dân, các ngài làm cho trở thành những môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần (Mt 28,19). Giáo Hội thực hiện điều đó bằng cách trình bày Tin Mừng không hạ giá, không giảm thiểu lời. […] Khi chúng ta tìm kiếm những thỏa hiệp đối với Tin Mừng, thì chúng ta sẽ làm rỗng đi "sự năng động" của nó, như thể  chúng ta rút khỏi một quả lựu đạn kíp nổ của nó. Cũng không được nhượng bộ cho cám dỗ nghĩ rằng sự cần thiết của phép rửa được tương đối hóa vì Công đồng Vatican II cào bằng việc đạt tới ơn cứu độ ngay cả đối với những người ở bên ngoài Giáo Hội. Thêm vào đó, ngày nay có một hành xử lạm dụng của nhiều người Công giáo dửng dưng vốn chểnh mạng hay khước từ rửa tội cho con cái của mình.

Cớ vấp phạm của thập giá

Việc rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa được cụ thể hóa trong việc rao giảng "Chúa Giêsu-Kitô, và là Chúa Giêsu-Kitô chịu đóng đinh" (1 Cr 2,2). […] Chính cớ vập phạm này của thập giá, vốn hạ thấp "sự kiêu ngạo" của con người và nâng dậy những con người cho đến chỗ làm cho họ chấp nhận một sự khôn ngoan đến từ trên cao. Cũng trong trường hợp này, tương đối hóa con người của Chúa Kitô bằng cách đặt ngài bên cạnh "những vị cứu tinh" khác sẽ làm cho chính Kitô giáo trống rỗng từ bản chất. Chính việc rao giảng sự phi lý của thập giá mà, trong ít ra 300 năm, đã giảm thiểu tối đa những tôn giáo của đế quốc Rôma và mở tâm trí con người đến một cái nhìn hy vọng và phục sinh mới mẻ. Chính niềm hy vọng này mà thế giới hôm nay đang khao khát, một thế giới đang chịu một sự trầm cảm trong cuộc sống.

Giáo Hội tuẫn đạo

Chúa Kitô đóng đinh được gắn liền với Giáo Hội chịu đóng đinh. Giáo Hội là Giáo Hội của các vị tử vì đạo, từ các vị tuẫn đạo của các thế kỷ đầu tiên cho đến nhiều tín hữu mà, nơi nhiều đất nước, đang chuốc lấy cái chết chỉ vì đi lễ Chúa nhật. […] Chúa Giêsu đã tiên báo : "Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con" (Ga 15,20). Do đó, việc bách hại là một "điều làm nên" (quid constitutivum) Giáo Hội, […] đó là một thập giá mà Giáo Hội phải ôm lấy. Tuy nhiên, việc bách hại không phải luôn luôn về thể lý, cũng có sự bách hại của dối trá : "Phúc cho các con khi người tả sỉ nhục các con, bách hại các con và vu khống các con đủ điều vì Thầy" (Mt 5,11). Từ đó, anh em đã kinh nghiệm thời gian gần đây, do một số phương tiện truyền thông không thích Giáo Hội. Khi các cáo buộc là sai lầm, thì đừng coi nó là quan trọng, cho dầu chúng gây nên một sự đau đớn to lớn.

Khi các cáo buộc nói lên chân lý

Khi những người tấn công chúng ta nói chân lý, như đã là trường hợp đối với nhiều cáo buộc ấu dâm, thì đó là điều khác. Khi đó cần phải khiêm hạ trước nhan Chúa và trước người đời và tìm cách triệt từ điều xấu bằng mọi giá, như Đức Bênêđictô XVI đã làm… Chỉ theo cách này mà chúng ta lấy lại được sự tín nhiệm trước mắt người thế và chúng ta mang lại một gương mẫu thành thực. Ngày nay nhiều người không tin vào Chúa Kitô bởi vì khuôn mặt của Ngài bị che giấu đằng sau một thể chế thiếu sự trong sáng. Nhưng nếu, gần đây, chúng ta đã khóc than về nhiều biến cố đau lòng đã xảy đến cho các giáo sĩ và giáo dân, bao gồm cả trong giáo triều, thì chúng ta phải nghĩ rằng những sự xấu xa này, dù nghiêm trọng, chỉ là một chứng sổ mũi nếu chúng ta so sánh với một số điều xấu xa của quá khứ lịch sử của Giáo Hội. Cũng như, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, những điều xấu xa xưa kia đã được vượt qua, thì cũng thế cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ được vượt qua. Ngày cả chứng sổ mũi phải được chăm sóc chu đáo, để nó không biến thành chứng viêm phổi.

Khói Satan trong Giáo Hội

Óc quỷ quyệt của thế gian, "mysterium iniquitatis" -mầu nhiệm của sự gian ác (2 Tx 2,7), luôn cố gắng len lỏi vào Giáo Hội. Hơn nữa, không được quên lời khuyến cáo dành cho dân Israël xưa bởi các ngôn sứ : đừng tìm cách liên minh với vương quốc Babylon cũng như với Ai Cập, nhưng chấp nhận một chính sách thuần túy "bởi đức tin" bằng cách chỉ tin tưởng vào Thiên Chúa (x. Is 30,1 ; 31,1-3 ; Ôsê 12,2) và chỉ giao ước với Ngài. Hãy can đảm lên ! Chúa Kitô khuyến khích chúng ta khi ngài thốt lên : "Hãy tin tưởng, Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). […]

Những ly giáo đang phục kích

Một nhiệm vụ cũng rất khó khăn cho vị Giáo hoàng tương lai là duy trì sự hiệp nhất ngay chính giữa lòng Giáo Hội Công Giáo. Giữa những người cực đoan duy truyền thống và những người cực đoan cấp tiến, giữa các linh mục bất tuân và những linh mục không nhìn nhận những dấu chỉ của thời đại, sẽ luôn có nguy cơ những cuộc ly giáo ngầm ngầm không chỉ làm hại Giáo Hội, nhưng còn đi ngược lại ý muốn của Thiên Chúa : sự hiệp nhất bằng mọi giá. Tuy nhiên, sự hiệp nhất không muốn nói sự đồng nhất. Rõ ràng điều đó không khép lại cánh cửa cho cuộc thảo luận bên trong Giáo Hội, hiện diện trong suốt lịch sử Giáo Hội. Mọi người được tự do bày tỏ tư tưởng liên quan đến sứ mạng của Giáo Hội, với điều kiện những đề nghị này nằm trong đường hướng của « kho tàng đức tin » mà Đức Giáo Hoàng và tất cả các Giám mục có sứ mạng gìn giữ. […]

Tự do tính dục và sự tiến bộ

Ngày nay, bất hạnh thay, thần học chịu tư tưởng yếu kém đang ngự trị trong thế giới triết học và chúng ta cần đến một nền tảng triết học vững chắc để có thể khai triển tín điều theo một lối thông thích học vững chắc, nói một ngôn ngữ mà thế giới hiện đại có thể hiểu được. Thế nhưng, thường xảy ra là những đề nghị được trình bày bởi nhiều tín hữu vì sự tiến bộ của Giáo Hội lại được xây dựng trên mức độ tự do nhượng bộ trong lãnh vực tính dục. Dĩ nhiên, các luật lệ và các truyền thống vốn không thuần túy thuộc về Giáo Hội có thể được thay đổi, nhưng mọi thay đổi không đồng nghĩa với sự tiến bộ ; cần phải phân định liệu những thay đổi này có hiệu quả làm gia tăng sự thánh thiện của Giáo Hội hay là che giấu nó. […]

Nhóm nhỏ còn lại này đã không quỳ gối trước thần Baal

Ở Tây phương, hay ít ra ở Châu Âu, chính Kitô giáo đang trải qua một cuộc khủng hoảng. […] Đang ngự trị ở đó một sự vô tri và một sự chểnh mảng không chỉ về giáo lý Công giáo, nhưng còn cả những kiến thức sơ đẳng về Kitô giáo. Bởi đó chúng ta cảm thấy tính cấp bách của việc Tân Phúc Âm hóa, vốn bắt đầu bằng "Kerygma" thuần túy được loan báo cho những người không tin, tiếp theo sau bằng việc dạy giáo lý liên lỉ, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện. Nhưng Chúa không bao giờ bị chinh phục bởi sự chểnh mảng của con người và dường như, đang khi ở Châu Âu người ta khép cửa đối với Ngài, thì ở nơi khác họ đang mở rộng cửa, cách riêng ở Á Châu. Và Thiên Chúa sẽ không quên, ngay cả ở Tây phương, dành cho mình số còn lại của Israël đã không quỳ gối trước thần Baal, một số còn lại mà chúng ta chủ yếu tìm thấy nơi nhiều phong trào giáo dân với những đặc sủng đa dạng mà hiện nay đang mang lại một đóng góp quan trọng cho việc Tân Phúc Âm hóa. […] Tuy nhiên, hãy chú ý đến những gì mà các phong trào đặc thù không tin rằng Giáo Hội được tóm lại trong họ. Nói tóm lại, Thiên Chúa không thể bị chinh phục bởi sự chểnh mảng của chúng ta. Giáo Hội thuộc về Ngài, những cánh cửa hỏa ngục sẽ có thể đánh vào gót chân của Giáo Hội, nhưng chúng sẽ không bao giờ có thể làm cho Giáo Hội chết ngạc. […]

Đức tin của những người đơn sơ

Có một nhân tố hy vọng khác trong Giáo Hội mà chúng ta không được quên, đó là « cảm thức đức tin » (sensus fidelium). Thánh Augustinô gọi đó là "bậc thầy nội tâm" nơi mỗi tín hữu. […] Nó tạo nên nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn tiêu chí cho phép phân định điều chân thật với điều xâu xa, nó giúp chúng ta phân định cách bản năng những gì là "secundum Deum" (thuận theo ý Chúa) với những gì đến từ thế gian và Ma quỷ (1Ga 4,1-6). […] Ngọn than hồng đức tin sùng hiếu được duy trì sống động bởi hàng triệu tín hữu đơn sơ mà ta không gọi là thần học gia nhưng, từ sự sâu thẳm của những kinh nguyện của họ, những suy tư và lòng sùng mộ của họ, có thể mang lại những lời khuyên sâu xa cho các vị mục tử của mình. Chính họ "sẽ phá đổ sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan và triệt hạ trí khôn của những kẻ thông minh" (1 Cr 1,19). Điều đó muốn nói rằng khi thế gian, với tất cả khoa học và trí thông mình của nó, từ bỏ lời (logos) của lý trí nhân loại, thì lời (logos) của Thiên Chúa sẽ chiếu sáng nơi những tâm hồn đơn sơ, vốn hình  thành nên xương tủy mà cột sống của Giáo Hội được nuôi dưỡng. […]

Dưới bàn tay của Chúa Kitô Thẩm Phán

Dù tuyên xưng rằng Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, thế nhưng chúng ta không luôn coi trọng điều đó trong các kế hoạch của chúng ta cho Giáo Hội. Ngài siêu vượt mọi phân tích xã hội học và mọi dự kiến lịch sử. Ngài vượt quá mọi tai tiếng, các chính sách nội tại, những óc địa vị và những vấn đề xã hội, vốn, trong tính phức tạp của  chúng, che giấu đi khuôn mặt của Chúa Kitô Đấng phải chiếu sáng ngay cả xuyên qua những đám mây dày đặc. Chúng ta hãy lắng nghe thánh Augustin : "Các Tông đồ đã nhìn thấy Chúa Kitô và đã tin vào Giáo Hội mà họ không thấy ; chúng ta, chúng ta thấy Giáo Hội và chúng ta phải tin vào Chúa Giêsu-Kitô mà chúng ta không thấy. Khi gắn chặt với những gì chúng ta thấy, chúng ta sẽ đạt tới chỗ thấy Đấng mà, hiện tại, chúng ta không thấy" (Bài giảng 328,3). […] Vào năm 1961, Đức Gioan XXIII đã tiếp kiện, trong ngôi Nhà nguyện Sixtine này, các thành viên của ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh. Ngài đã cho họ thấy, trong bức tranh của Michel-Ange, hình ảnh nổi bật của Chúa Kitô Thẩm Phán và nói với họ rằng Chúa Kitô cũng phán xét những gì mà mỗi đất nước đã làm trong suốt dòng lịch sử. Anh em nhận thấy trong chính ngôi Nhà Nguyện này, dưới hình ảnh của Chúa Kitô này Đấng đưa tay lên, không phải để đè bẹp, nhưng để soi sáng cuộc bỏ phiếu của anh em để cuộc bỏ phiếu này được "secundum Spiritum" (thuận theo Chúa Thánh Thần), chứ không "secundum carnem" (thuận theo tính xác thịt). […] Chính bằng cách này mà vị được bầu sẽ không chỉ là của anh em, nhưng chủ yếu là của Ngài. […]

Tý Linh chuyển ngữ theo Sandro Magister

TGM Bùi Chu khấp báo: ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm qua đời

Toà Giám mục Bùi Chu khấp báo

http://emty.org/hinh/2013/dc-tiem-.jpg

Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục Giáo phận Bùi Chu

sau một cơn nhồi máu cơ tim

đã được Chúa gọi về 

tại Toà Giám mục Bùi Chu

vào hồi 4g00, thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2013.

Chương trình tang lễ sẽ kính báo sau.

Kính xin cầu nguyện cho linh hồn Đức cha Giuse.

Gm. Tôma Vũ Đình Hiệu

(emty.org Cập nhật: 17/08/2013 9:21:38 SA)

ĐỨC CHA GIUSE HOÀNG VĂN TIỆM, GIÁM MỤC BÙI CHU QUA ĐỜI

vi.radiovaticana.va2013-08-17 17:16:52 – BÙI CHU: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, tu sĩ dòng Salesien, Giám Mục Bùi Chu, đã qua đời vì bị nhồi máu cơ tim sáng thứ bảy ngày 17-8-2013, thọ 75 tuổi.

Tin trên cũng đã được Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam gửi cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và bộ Truyền Giáo. Đức Tổng Giám Mục Girelli cho biết thánh lễ an táng Đức Cố Giám Mục Hoàng Văn Tiệm sẽ được cử hành vào lúc 8 giờ rưỡi sáng ngày thứ tư 21 tháng 8 tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

Đức Cha Hoàng Văn Tiệm sinh năm 1938 tại Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định. Ngài theo học tại Tiểu Chủng Viện Bùi Chu, gia nhập dòng Don Bosco, và vào nhà tập năm 1960, sau đó theo học Triết và Thần học tại Học viện Salesien ở Cremisan bên Italia và Bếtlehem bên Israel, rồi được thụ phong Linh Mục năm 1973. Sau khi về nước ngài làm giáo sư Thần học luân lý tại Học viện Don Bosco Đà Lạt, rồi làm chánh xứ Thanh Bình trong 20 năm. Năm 1995 ngài trở lại làm giáo sư Thần học luân lý tại đại chủng viện Hà Nội. Năm 2001 ngài được Đức Gioan Phaolô II chỉ định làm Giám Mục Bùi Chu.

Giáo phận Bùi Chu hiện có hơn 380 ngàn giáo dân, chiếm hơn 28% trên tổng số hơn 1,3 triệu dân.

Toàn ban Việt Ngữ Vaticăng xin chân thành phân ưu với Đức Cha Phó Tôma Vũ Đình Hiệu và toàn đại gia đình giáo phận Bùi Chu.

Linh Tiến Khải

Đức Giám Mục Tôma Nguyễn Văn Tân qua đời

Vietcatholic8/17/2013

VietCatholic vừa nhận được tin Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân (Giám mục Chánh tòa Giáo phận Vĩnh Long) đã qua đời đột ngột cách đây ít phút, lúc 21h00 tối ngày 17/08/2013, do bị đột quị, hưởng thọ 72 tuổi.

http://vietcatholic.info/pics/Duc%20cha%20Toma%20Nguyen%20Van%20Tan.JPG Ngài sinh ngày 27/12/1940 tại Đại Phước, Càng Long tỉnh Trà vinh thuộc họ đạo Bãi Xan, Giáo phận Vĩnh Long. Ngài được thụ phong Linh mục ngày 21/12/1969 tại Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long ở tuổi 29. Sáng ngày 10/05/2000, Tòa Thánh Vatican loan báo quyết định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục phó Giáo phận Vĩnh Long. Ngài được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu tấn phong Giám mục tại Vĩnh Long ngày 15/08/2000 cùng 2 vị phụ phong là Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn và Đức Cha Raphael Nguyễn Văn Diệp. Ngài chọn khẩu hiệu Giám mục là “Ambulate in Dilectione” (nghĩa là: “Hành trình trong Đức Ái”).

Ngày 03/07/2001 ngài kế vị theo Giáo Luật và trở thành Giám mục Chánh tòa Giáo phận Vĩnh Long.

Cũng trong sáng ngày hôm nay, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, SDB (Giám mục Chánh tòa Giáo phận Bùi Chu) cũng qua đời vì bị nhồi máu cơ tim.

Như vậy là, trong một ngày 17/08/2013 có đến 2 vị Giám mục Chánh tòa đương chức của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã được Chúa gọi về.

Xin anh chị em, trong niềm tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh, hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha Tôma.

Chúng tôi sẽ loan tin tức thêm sau khi được thông báo.

Cáo Phó Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân - Giám Mục Vĩnh Long

TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG

103 đường 3 tháng 2

Vĩnh Long, Việt Nam (giaophanvinhlong.net)

“Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)

CÁO PHÓ

Tòa Giám Mục Vĩnh Long

trân trọng báo tin:

(hinh1)

ĐỨC CHA TÔMA NGUYỄN VĂN TÂN

Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long

(hinh2)

Khẩu Hiệu : AMBULATE IN DILECTIONE

“Hành Trình Trong Ðức Ái”

- Sinh ngày 27-12-1940 tại Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, thuộc Họ Đạo Bãi Xan.

- Vào Tiểu Chủng viện Vĩnh Long ngày 01-09-1953.

- Từ tháng 07-1961 đến tháng 06-1970, học Triết và Thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh  PIO X Đà Lạt và tốt nghiệp tại học viện này với văn bằng Cử Nhân Thần Học.

- Ngày 21-12-1969, thụ phong Linh Mục, tại Nhà Thờ chính toà Vĩnh Long.

- Từ năm 1970 đến 1971: giáo sư Tiểu Chủng viện Vĩnh Long.

- Từ tháng 09-1971 đến tháng 03-1974, học tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, Roma và trở về quê hương với văn bằng Tiến Sĩ Thần Học.

- Từ tháng 03-1974: giáo sư Ðại Chủng viện Vĩnh Long. 

- Từ năm 1980 đến năm 2000: Phụ trách Nhà Thờ Chủng viện.

- Từ cuối năm 1988 đến năm 2000: Giáo sư ngoại trú môn Thần Học Luân Lý tại Ðại Chủng viện Thánh Quý, Cần Thơ. Song song đó Ngài đảm trách các lớp Tiền Ðại Chủng viện của Giáo phận Vĩnh Long từ 1992 đến năm 2000.

- Ngày 15-08-2000: Giám Mục phó Giáo phận Vĩnh Long.

- Ngày 03-07-2001: Giám Mục chính toà Giáo phận Vĩnh Long.

Được Chúa gọi về vào lúc 21 giờ tối Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2013 

Hưởng thọ 73 tuổi

- Linh cửu Đức Cha Tôma được quàn tại Nhà thờ Chính Toà Vĩnh Long, 

- Nghi thức tẩn liệm vào lúc 16 giờ, Chúa Nhật ngày 18.8.2013

- Thánh lễ An táng sẽ được cử hành vào lúc 9 giờ 30, sáng Thứ Năm 22.08.2013,  

Ngài sẽ an nghỉ nơi phần mộ tại khuôn viên nhà thờ Chính Toà Vĩnh Long.

Xin hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Đức Cha Tôma.

R.I.P