MỘT NĂM ĐẶC BIỆT ĐỂ LÀM MỚI LẠI CÁC LINH MỤC

 

Trên máy bay trong chuyến thăm viếng Liên Hiệp Quốc và Hoa kỳ, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nói với các phóng viên là Người lấy làm xấu hổ vì những gì xảy ra [lạm dụng tình dục do hàng giáo sĩ Công giáo]. Những vụ bê bối tai tiếng như thề không chỉ dừng lại ở TGP Boston, TGP Los Angeles mà ở nhiều nơi trên thế giới (hiện đang phân xử những vụ lạm dụng tình dục trong các cơ sở Công giáo Ái-Nhĩ-Lan), đồng thời với những lệch lạc trong cách nhìn, đánh giá và sống đức tin, kỹ luật (ví dụ luật  độc  thân) và những lời khấn - hứa trong đời sống tận hiến : vâng lời, khó nghèo, trinh khiết. Mọi cái đều có nguyên do. ở đây là sự buông lõng của các cơ sở đào tạo của Giáo Hội, không chỉ thiếu sót, mà không đáp ứng được trước một xã hội tục hoá cao độ. Công   đồng Vatican II không được hiểu và áp dụng đúng đắn. Sẽ ra sao nếu cứ tiếp tục đà  nầy? NĂM LINH MỤC với những mục tiêu rõ rệt có thể coi là một cuộc canh tân vĩ đại. Hai Vị Thánh Phanxicô Atxidi và Đa Minh đã bằng chính cuộc sống khó nghèo, truyền rao Lời Chúa, mà đã đem toàn Giáo Hội quay về và trung thành với tinh thần Tin Mừng. Nhưng chính Thánh Gioan-Maria Vianney – mà Giáo Hội kỷ niệm 150 năm ngày Ngài mất năm nay – cho ta khuôn mẫu của một linh mục mà Giáo Hội và mọi tín hữu Công Giáo MONG ĐỢI.  Vì thế NĂM LINH MỤC, - năm làm mới lại các linh mục – chính là làm mới việc đào tạo linh mục (BTGH)

 

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã ban bố Năm Các Linh Mục để tăng cường căn tính thiêng liêng của các linh mục và để lau chùi sạch sẽ “sự dơ bẩn” của hàng giáo sĩ. Các Đạo Binh Chúa Kitô ở trong mắt bão. Các chủng viện : sự chẩn bệnh không thương tiếc của vị thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công giáo.

Sandro Magister

 

Năm Linh Mục đặc biệt theo như Đức Biển Đức XVI mong muốn bắt đầu vào ngày 19.06, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha đã chỉ ra cho các Hồng y và các giám mục hợp thành Thánh Bố Giáo Sĩ quy tụ tham dự phiên họp khoáng đại vào ngày 16.03 vừa qua, thấy  những  cứu cánh.

 

Thánh Bộ Giáo Sĩ cho tới năm 1967 vẫn được gọi là Thánh Bộ “của Công Đồng”, vì nó được lập ra sau Công Đồng Triđentinô nhằm bảo đảm việc áp dụng các chỉ dẫn của Công Đồng do các linh mục phụ trách các linh hồn.


Hình ảnh linh mục được Công đồng Triđentinô định nghĩa đã tiêu biểu cho đời sống Giáo Hội Công giáo cho tới giữa thế kỷ XX. Một mẫu gương của hình ảnh linh mục ấy là Thánh Cha Sở Ars, Gioan-Maria Vianney, từ trần cách nay 150 năm.

 

Nhưng trong suốt những thập kỷ gần đây nhất, căn tính người linh mục Công giáo đã biến đổi, bị làm cho tối tăm, tan vỡ sụp đổ ở nhiều mức độ khác nhau, dưới những đòn tục hoá chí mạng, trong Giáo hội và ở bên ngoài.

Mục tiêu Năm Linh Mục chính là tái dựng một căn tính thiêng liêng mạnh mẽ của người linh mục, trung tín với sứ mạng nguyên thuỷ của mình. Điều đó bao hàm việc tẩy trừ mãnh liệt “sự dơ bẩn” đã làm hoen ố một bộ phận hàng giáo sĩ, giới hạn về số lượng, nhưng làm cho hình ảnh chung của linh mục thật thảm hại.

 

Ta lưu ý ở vấn đề nầy có một sự trùng hợp. Năm Linh Mục bắt đầu cùng lúc với cuộc kinh lý ngay trong cộng đoàn Các Đạo Binh Chúa Kitô, theo phán quyết của các thẩm quyền Vatican. Cộng đoàn nầy đáng để ý vì dồi dào ơn gọi và con số lớn lao các tân linh mục. Nhưng  nó cũng có nguy cơ sụp đổ, như ta thấy ở hình ảnh vị sáng lập có đặc sủng của cộng đoàn, linh mục Marcial Maciel, mà cuộc sống hai mặt trái đạo đức nghiêm trọng - đã bị lộ ra toàn bộ - ngày nay trở thành một vụ bê bối tai tiếng khủng khiếp, nhất là đối với những ai đã là những môn đệ sốt sắng nhất của ngài.

 

Tái dựng lại căn tính thiêng liêng của hàng giáo sĩ do vậy cũng bao hàm việc chăm sóc đặc biệt đến việc đào tạo các giáo sĩ. Giống như chủng viện là một yếu tố căn bản của cải cách Giáo Hội như Công Đồng Triđentinô mong muốn, củng thế, ngày nay chính trong các chủng  viện mà người ta rèn luyện căn tính các tân linh mục.

 

Không phải Thánh Bộ Giáo Sĩ coi các chủng viện, mà là Thánh Bộ [phụ trách] Giáo Dục Công giáo.

 

Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo do đó, cũng phải hành động để cho Năm Linh Mục mang  lại hoa trái. Trên thực tế, Thánh Bộ nầy cũng đã làm một điều gì đó căn cứ bài diễn văn của Vị thư ký Thánh Bộ, Jean-Louis Brugues, trước các viện trưởng các chủng viện giáo hoàng tụ họp ở Roma trong những ngày vừa qua.

 

ĐGM Brugues, 66 tuổi, Dòng Đa Minh, trước đây là giám mục giáo phận Angers cho đến năm 2007. Làm thư ký cho Thánh Bộ Gíao Dục Công Giáo, ngài cũng đồng thời là phó chủ tịch Hội Truyền Giáo và là thành viên Uỷ Ban về đạo tạo các ứng sinh chức linh mục. Hơn nữa Ngài còn là thành phần của hàn lâm viện giáo hoàng Thánh Tôma Akinô.

 

Bài diễn văn của Ngài với các viện trưởng các chủng viện không có chút ngôn ngữ nào của giáo triều. Với một sự ngay thẳng ít khi thấy, Ngài mô tả và tố giác bằng những từ ngữ câu cú rõ rệt những đổ vỡ hư hại của giai đoạn hậu Công Đồng, nhất là ở Châu Âu, gồm cả sự thiếu hiểu biết đến mức khó tưởng về những điểm tín lý sơ đẳng, mà ngày nay dễ dàng thấy nơi các thanh niên vào chủng viện.

 

Sự kém cõi hiểu biết nầy đến mức, trong các phương thuốc đưa ra, Đức Cha Brugues ước mong rằng chủng viện dành trọn một năm để dạy Giáo Lý Công Giáo.

 

Giáo Lý “ad parochos” (cho các giáo xứ) là một yếu tố căn bản khác của cuộc cải cách Triđêntinô. Bốn thế kỷ sau, người ta lại ở chỗ ấy. Sau đây là diễn văn của Vị thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo với các viện trưởng, được tờ Osservatore Romano công bố ngày 03.06.2009.

 


ĐÀO TẠO ĐỂ LÀM LINH MỤC : GIỮA TỤC HOÁ VÀ CÁC MẪU GƯƠNG GIÁO HỘI.


Ta luôn có thể gặp rủi ro khi giải thích một tình hình xã hội khởi từ một cách hiểu và giải thích duy nhất. Nhưng một số chìa khoá có thể mở được nhiều cánh cửa hơn là những chìa khoá khác. Đã từ lâu tôi xác tín rằng tục hoá đã trở thành một từ khoá để nghĩ các xã hội ngày nay, song cũng cả Giáo Hội của chúng ta nữa.

Sự tục hoá tiêu biểu cho một quy trình lịch sử rất xa xưa,bởi vì nó sinh ra ở Pháp vào giữa thế kỷ 18, trước khi lan rộng ra trong toàn bộ các xã hội hiện đại. Nhưng sự tục hoá xã hội thay đổi rất nhiều từ nước nầy sang nước khác.

 

Ở Pháp và ở Bỉ chẳng hạn, tục hoá có một khuynh hướng xua những dấu chỉ thuộc về tôn giáo của lãnh vực công cộng và đem đức tin về lại trong lãnh vực riêng tư. Người ta để ý cũng  khuynh hướng nầy, nhưng mạnh mẽ hơn, ở Tây Ban Nha, ở Bồ Đào Nha và ở nước Anh. Ở Hoa kỳ ngược lại, sự tục hoá dễ dàng hoà nhập với biểu hiện của công chúng về những xác tín tôn giáo : người ta còn thấy rõ điều ấy ở những cuộc bầu cử tổng thống gấn đây nhất.

 

Kể từ một chục năm nay, một cuộc tranh luận rất thú vị mở ra về đề tài nầy giữa các chuyên gia. Cho tới đó dường như người ta phải coi sự tục hoá theo kiểu Châu Âu là quy tắc và khuôn mẫu, còn sự tục hoá theo phong cách Mỹ chỉ là ngoại lệ. Nhưng ngày nay nhiều người – như Jurgen Habernas,chẳng hạn – nghĩ rằng điểu ngược lại mới đúng thật và rằng nay ở Châu Âu hậu hiện đại, các tôn giáo sẽ đóng một vai trò xã hội mới.


BẮT ĐẦU LẠI TỪ GIÁO LÝ


Dù dưới hình thức nào, sự tục hoá cũng đã gây ra trong các đất nước chúng ta một sự sụp đổ nền văn hoá Kitô giáo. Các thanh niên đến trình diện trong các chủng viện chúng ta không  biết chút gì hoặc hầu như thề về giáo lý Công giáo, về lịch sử Giáo Hội và những tập tục trong Giáo Hội. Sự thấp kém văn hoá phổ biến nầy buộc chúng ta phải rà soát lại những gì chúng ta vẫn thực hành cho tới nay. Tôi xin kể ra hai điều:

 

Trước hết, tôi thấy không thể bỏ qua việc thu xếp cho các thanh niên nấy một thời kỳ - một năm hoặc nhiều hơn - để được đào tạo căn bản, được “tái giáo dục” cả về giáo lý lẫn văn hoá. Các chương trình học có thể hình thành nhiều cách, hợp với nhu cầu đặc trưng cho mỗi quốc gia. Cá nhân tôi, tôi nghĩ đến việc dành trọn một năm để có thể tiêu hoá và thấm nhuần GIAÓ LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, được trình bày tóm tắt hết sức đầy đủ.

 

Thứ đến, phải xem xét lại các chương trình đào tạo của chúng ta. Các thanh niên vào chủng viện biết rằng họ không biết. Họ khiêm nhường và ước ao thấm nhuấn thông điệp của Giáo Hội. Chúng ta có thể làm việc thật sự tốt đẹp với họ. Việc họ thiếu văn hoá cũng có cái tích cực là họ không kéo lê với họ nữa những thành kiến tiêu cực của các đàn anh họ. Đó là một điều may mắn. Như vậy chúng ta bắt đầu phủi bỏ để xây dựng. Đó là lý do tại sao tôi thiên về một sự đào tạo thần học tổng hợp,mạch lạc và nhắm tới điều chính yếu.

Điều nầy hàm ý rằng những người giảng dạy và những nhà đào tạo phải từ bỏ một sự đào tạo lại căn bản được tiêu biểu bằng một tinh thần phê bình – như là trường hợp thế hệ của tôi, vì nó mà việc khám phá Kinh Thánh và giáo lý đã bị lây nhiễm vì một tinh thần phê bình có hệ thống – và cám dỗ chuyên biệt hoá quá sớm : chính là vì các thanh niên nầy còn thiếu một nền văn hoá cần thiết

 

Cho phép tôi chia sẻ với các Vị một vài vấn đề hiện ra trong tâm trí tôi lúc nầy. Người ta có lý hằng ngàn lần khi muốn đem cho các linh mục tương lai một nền đào tạo đầy đủ và ở mức độ cao. Như một người mẹ ân cần chu đáo, Giáo Hội muốn điều tốt lành nhất cho các linh mục tương lai của mình. Các giáo trình do vậy đã được nhân lên, đến mức làm cho các chương trình nên nặng nề một cách mà theo tôi là tăng quá mức. Các Vị hẳn đã cảm thấy nguy cơ chán nãn nơi rất nhiều chủng sinh của các vị. Tôi xin đặt câu hỏi nầy : một cái nhìn mang tính bách khoa (kiến thức chung) có thích hợp với những người trẻ tuổi nầy vốn chưa hề nhận được một sự đào tạo Kitô giáo giáo căn bản chăng? Cách  nhìn nầy có phải đã khiến cho việc đào tạo vỡ vụn thành nhiều mảnh, một khiến cho các giáo trình chồng chất và làm cho tổ chức trở nên quá thiên về lịch sử hoá? Có thật sự cần thiết ,chẳng hạn, phải cho những thanh niên chưa hề học giáo lý,một đào tạo có chiều sâu về các khoa học nhân văn hoặc các kỹ thuật truyền thông?

 

Tôi xin khuyên nên chọn chiều sâu hơn là chiều rộng, tổng hợp hơn là phân tán trong các chi tiết, cấu trúc hơn là trang trí. Bằng ấy lý do khiến tôi tin tưởng rằng việc nghiên cứu siêu hình học, dù mang tính cưỡng ép đến đâu, cũng là một giai đoạn mở đầu tuyệt đối không thể thiếu cho việc nghiên cứu thần học. Những ai đến cới chúng ta thường đã nhận được một đào tạo kỹ thuật và khoa học – đó là một may mắn – nhưng sự thiêu hiểu biết về văn hoá tổng quát không cho phép họ đi vào thần học một cách cương quyết.

 

 

HAI THẾ HỆ - HAI KHUÔN MẪU GIÁO HỘI


Đã nhiều dịp, tôi có nói về các thế hệ : thế hệ của tôi,thế hệ trước tôi,các thế hệ tương lai. Đối với tôi đó là cái nút thắt đầu mối chủ chốt của tình hình hiện nay. Đã hẳn, việc chuyển từ một thế hệ nầy qua một thế hệ khác đã luôn đặt ra các vấn nạn thích ứng, nhưng những gì chúng ta đang sống ngày nay hoàn toàn đặc biệt

Chủ đề tục hoá lẽ ra phải giúp chúng ta,cả ở đó nữa, hiểu rõ hơn. Nó đã có một sự tăng tốc chưa hề thấy trong những năm thập niên 1960. Với những người thuộc thế hệ của tôi và còn hơn thế nữa, với những người thuộc lớp trước tôi, thường được sinh ra và nuôi dạy trong một môi trường Kitô giáo, thì nó là một khám phá chính yếu, cuộc mạo hiểm lớn lao của đời họ. Họ còn đi tới chỗ giải thích về nó là “sự mổ ra với thế giới” mà Công Đồng Vatican II hằng mong ước như là một sự trở lại với sự tục hoá.

Chính như thế mà chúng tôi đã sống,hoặc còn cả ủng hộ, một sự tự-tục-hoá hết sức mạnh mẽ trong đa số các Giáo Hội phương Tây.

Ví dụ thì rất nhiều. Các tín hữu sẵn sàng dấn thân vào phục vụ hoà bình,công lý và các chính nghĩa nhân bản, nưng họ có tinh vào sự sống vĩnh cửu chăng? Các Giáo Hội của chúng ta đã có một nỗ lực hết sức bao la để canh tân giáo lý,nhưng chẳng phải cuốn giáo lý nầy có khuynh hướng lơ là bỏ qua những thực tại tối thượng sao? Các Giáo Hội của chúng ta bị công luận xúi giục, níu kéo, đã lậm vào đa số những tranh luận đạo đức học thời ấy, nhưng các Giáo Hội nói được đến chừng mức nào về tội tỗi,ân sủng và đời sống đối thần? Các Giáo Hội của chúng ta đã thành công trong việc trưng ra được những kho tàng tài tình để làm cho tín hữu tham gia tốt hơn vào phụng vụ, nhưng chẳng phải phụng vụ đã mất đi phần lớn ý nghĩa tính chất linh thánh đó ư? Người ta có thể phủ nhận rằng thế hệ chúng ta – có thể là không để ý – đã mơ về “một Giáo hội những người thanh sạch”, một đức tin đươc tinh luyện với mọi biểu hiện đạo đức, cảnh giác với mọi biểu lộ sùng bái bình dân như là rước kiệu, hành hương,v..v.. không?

Cú sốc giữa sự tục hoá và các xã hội chúng ta đã thay đổi sâu xa các Giáo Hội chúng ta. Người ta có thể đưa ra giả thuyết theo đó chúng ta đã vượt qua từ một Giáo Hội “thuộc về”, - ở đó đức tin được nhóm khai sinh đem cho,- sang một Giáo Hội “xác tín”, - nơi đức tin được định nghĩa như là một sự lựa chọn cá nhân và dũng cảm, thường đối nghịch với nhóm nguyên thuỷ nầy. Sự chuyển qua nầy có kèm theo những biến thể gây ấn tượng về con số. Người ta có thể thấy bằng mắt sự giảm sút người tham dự trong các thánh đường, trong các lớp giáo lý và trong các chủng viện. Tuy nhiên, các đây mấy năm, ĐHY Lustiger đã chứng minh,với những con số trong tay, rằng ở Pháp tương quan giữa con số linh mục với những người sống đạo đích thực vẫn luôn như thế.

Các chủng sinh và các linh mục trẻ của chúng ta cũng thuộc về Giáo Hội “xác tín” nầy. Họ không còn đến từ những miền quê nữa,nhưng đúng hơn là từ các thành phố đại học. Có khi họ lớn lên trong các gia đình chia rẻ hoặc “đổ bể”, là cái để lại cho họ những vết thương và thỉnh thoảng,một sự thiếu trường thành về tình cảm. Môi trường xã hội mà những người đó thuộc về không còn nâng đỡ họ nữa : họ chọn làm linh mục do xác tín và đã từ bỏ - do sự việc nầy ‘ mọi tham vọng xã hội (những gì tôi nói không phải là đúng ở mọi nơi : tôi có biết những cộng đoàn ở Châu Phi,nơi gia đình hoặc làng mạc còn mang những ơn gọi sinh ra trong lòng chúng). Chính vì thế họ có một nhân dạng rõ rệt hơn, những cá tình mạnh mẽ hơn và những tính khí dũng cảm hơn. Với tư cách nầy, họ đáng được chúng ta hoàn toàn quý trọng.

Sự khó khăn mà tôi muốn lôi kéo sự chú ý của các Vị, do vậy vượt qua khuôn khổ một xung đột đơn thuần giữa các thế hệ. Thế hệ của tôi, tôi nhấn mạnh điều nầy, đã đồng hoá sự mở ra thế giới với một sự cải đổi sang tục hoá, mà nó đã cảm thấy ít nhiều bị thôi miên. Những gười trẻ hơn,ngược lại, được sinh ra trong tục hoá. Đó là môi trường tự nhiên của họ. Họ thấm nhuần nó với sữa mẹ,nhưng trên hết họ vẫn tìm cách giữa khoảng cách với nó và xác định căn tính và những dị biệt của họ.

 

THÍCH NGHI  HOẶC ĐỐI ĐẦU VỚI THẾ GIỚI ?

 

Từ nay trong các Giáo Hội Châu Âu và có thể cả trong Giáo Hội Hoa Kỳ, có một dòng chia sẻ và thỉnh thoảng một dòng rạn nứt, giữa một trào lưu “kết cấu”  và một trào lưu “đối nghịch”.

Trào lưu thứ nhất dẫn chúng ta đến việc nghĩ rằng trong tục hoá có những giá trị mang đậm tính chất Kitô giáo như là bình đẳng,tự do,liên đới,trách nhiệm và chắc chắn có thể tìm thấy được sự hoà hợp với trào lưu nầy và xác định những lãnh vực hợp tác.

Trào lưu thứ hai,ngược lại, mời gọi giữ khoảng cách. Trào lưu nầy cho rằng các điểm khác biệt hoặc đối kháng, nhất là trong lành vực đạo đức học, sẽ trở nên ngày càng rõ rệt hơn. Vì vậy nó đưa ra một khuôn mẫu để chọn lựa so với khuôn mẫu đang chi phối và chấp nhận giữ vai trò một thiểu số phản kháng.

Trào lưu thứ nhất đã chiếm ưu thế nỗi trội trong thời hậu Công Đồng. Nó đã cung cấp xuất xứ mang tính ý thức hệ các cách giải thích của Công Đồng vatican II, vốn áp đặt vào cuối thập niên 1960 và trong thập niên 1970.

Điều đó đã đảo ngược kể từ các thập niên 1980, nhất là – song không phải tuyệt đối - dưới ảnh hưởng của Đức Gioan-Phaolô II. Trào lưu “tạo thành” đã cũ kỷ,nhưng các tín đồ của trào lưu nầy vẫn còn nắm giữ các vị trí chủ chốt trong Giáo Hội. Trào lưu của khuôn mẫu chọn lựa được củng cố đáng kể,nhưng vẫn chưa trở thành lấn át chi phối. Chính vì vậy mà chúng ta thấy những căng thẳng hiện tại trong nhiều Giáo Hội châu lục chúng ta.

Tôi sẽ không mất thời giờ công sức để minh hoạ bằng những ví dụ sự đối nghịch mả tôi vừa mô tả.

Các đại học Công giáo ngày nay phân chia theo dòng chia sẻ nầy. Một số chơi ván bài thích ứng và hợp tác với xã hội tục hoá. Điều nầy buộc họ phải giữa khoảng cách một cách chỉ trích về một khía cạnh nầy hay khía cạnh khác của tín lý hoặc luân lý Công giáo. Một số đại học khác, từ nguồn cảm hứng gần đây hơn, nhấn mạnh về sự khẳng định đức tin và sự tham gia tích cực vào việc rao giảng Tin Mừng. Các trường Công giáo cũng như thế.

Và đề trở về lại với chủ đề cuộc gặp gỡ nầy,người ta cũng có thể nói bằng ấy về hình dạng - mẫu của những ai gõ chửa các chủng viện hoặc các dòng tu của chúng ta: Các ứng viên thuộc khuynh hướng thứ nhất ngày càng ít, làm cho các linh mục những thế hệ cao niên hơn không được hài lòng. Các ứng sinh thuộc khuynh hướng thứ hai ngày nay đông đảo hơn, nhưng họ lại do dự bước qua ngưỡng cửa các chủng viện của chúng ta, bởi vì thông thường, họ không tìm thấy được ở những nơi đó những gì họ đang tìm kiếm.

Họ là những người mang nặng ưu tư tìm căn tính: căn tính Kitô giáo – chúng ta phải phân biệt với những kẻ không cùng chia sẻ đức tin với chúng ta ở những điểm nào? – và căn tính linh mục, trong khi căn tính của tu sĩ tó thể nhận biết dễ dàng hơn.

Làm thế nào tạo điều kiện thuận lợi một sự hài hoà giữa các nhà giáo dục - vốn thường thuộc về trào lưu thứ nhất – và các thanh niên có căn tính thuộc trào lưu thứ hai? Các nhà giáo dục sẽ tiếp tục gắn bó với những tiêu chuẩn tiếp nhận và tuyển lựa có niên đại từ thời đại họ,nhưng không còn phù hợp với nguyện vọng của những người trẻ tuổi hơn? Người ta đã nêu ra cho tôi một chủng viện ở Pháp, nơi những giờ Chầu Thánh Thể đã bị huỷ bỏ từ khoảng hai chục năm nay,vì bị cho là quá có tính sùng mộ : các chủng sinh mới đã phải đấu trang nhiều năm để những giờ chấu nầy được tái lập, trong khi một số người giảng dạy chọn từ chức trước cái mà họ cho là một sự ‘trở về với quá khứ”. Với việc nhượng bộ các yêu cầu của những người trẻ hơn, họ có cảm tưởng phủ nhận những gì mà vì chúng họ đã dành cả cuộc đời để đấu tranh.

Trong giáo phận mà tôi đã làm giám mục, tôi đã được biết những khó khăn như vậy khi các linh mục cao niên hơn - hoặc trọn vẹn các cộng đoàn giáo xứ  - cảm thấy một khó khăn lớn lao khi phải đáp ứng nguyện vọng của những linh mục trẻ được sai đến với họ.

Tôi hiểu những khó khăn mà các vị sẽ gặp trong nhiệm vụ viện trưởng các đại chủng viện của các vị. Còn hơn cả sự chuyển từ một thế hệ nầy sang một thế hệ khác, các vị phải bảo đảm giữ hài hoà sự chuyển từ cách giải thích Công Đồng Vatican II sang một lối giải thích khác, và cũng rất có thể từ một khuôn mẫu thuộc Giáo Hội sang một khuôn mẫu khác. Vị thế của các vị rất tế nhị, nhưng lại tuyệt đối cần thiết đối với Giáo Hội.

 

CHIESA, 10 .06 2009

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu.

 


Năm Linh Mục