NĂM LINH MỤC

TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY

Nguồn Trích: Daily Thought

  Focolare Movement: wwww.focolare.org

Bản Dịch: Nam Nguyên

 

Ngày 1 đến 10 tháng 1, 2010

 

Ngày 01/01/2010

Cầu nguyện cho đời sống nhân loại   

 

 

Lậy Mẹ là Thánh Nữ Đồng Trinh đầy lòng dũng cảm,

Xin sức mạnh thánh thiện và lòng tín thác vào Chúa của Mẹ hướng dẫn chúng con biết cách thắng lướt mọi trở ngại trên đường chu toàn sứ mệnh của chúng con!

 

Xin Mẹ dậy cho chúng con biết đáp ứng thế nào trước các việc thế trần với một cảm thức trách nhiệm Kitô giáo, với niềm phấn khởi mong đợi ngày đến của Nước Chúa,  ngày của ‘Trời Mới  Đất Mới’!

 

Chính Mẹ đã từng xum họp với các Tông Đồ để cầu nguyện tại Nhà Tiệc Ly trong thời gian chờ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, xin Mẹ khẩn nguyện để Ngài lại ngự xuống trên mọi người tín hữu ngõ hầu ai cũng biết đáp lại ơn gợi và sứ mạng của mình như các ngành nho biết tháp nhập với chính thân cây nho hầu mang lại nhiều hoa trái phục vụ đời sống nhân loại!


Đức Giáo Tông Gioan Phaolô II
Christifideles laici 64

 

 

 

 

 

 

Ngày 02/01/2010

Đức khôn ngoan và tính khờ dại 

 

 

Tôi đã mất quá nhiều thời gian để chậy theo những chuyện phù phiếm, tôi hầu như dành cả tuổi trẻ của mình để mưu cầu những chuyện vô ích, bởi vì tôi đã đắm mình hoàn toàn vào việc học hỏi những mớ học thuyết tưởng là khôn ngoan nhưng dưới mất Thiên Chúa lại chính là dại khờ. Thế rồi một ngày kia hình như tôi bừng tỉnh dậy từ một giấc ngủ mê muội. Khi quay trở về với ánh ánh kỳ diệu của chân lý Phúc Âm, tôi đã hiểu được rằng cái gọi là khôn ngoan nơi các bậc thày tại những trường đời ấy thực là vô dụng vì dựa trên cái hão huyền.

 

Tôi rất lấy làm cay đắng với lòng hối hận về cuộc đời khốn nạn của mình và đưa ra một lời nguyện. Tôi cầu xin cho mình được ơn soi sáng để biết sống đời sống nội tâm theo đường công chính.


Saint Basil
Epistle 223, 2

 

 

 

 

 

 

Ngày 03/01/2010

Gương mặt Giáo Hội phản chiếu hình ảnh Chúa Kitô

 

Tông Hiến đầu tiên về Giáo Hội minh định rằng Công Đồng không quan niệm Giáo Hội như một thực thể riêng biệt nhưng luôn gắn liền với Chúa Kitô. “Đức Kitô là ánh sáng của các dân tộc, và thánh Công Đồng này, được triệu tập trong Chúa Thánh Thần, luôn khát mong rằng ánh sáng Chúa Kitô phản chiếu qua bộ mặt của Giáo Hội cần được hiếu tỏa tới mọi người, nam cũng như nữ...”

 

Từ trong bối cảnh này, chúng ta nhận ra một hình ảnh phát xuất từ khoa thần của các Giáo Phụ, cho thấy rằng Giáo Hội được ví như mặt trăng, không tự mình tỏa ra ánh sáng, nhưng chỉ phản chiếu ánh sáng mặt trời là Chúa Kitô. Vậy môn giáo hội học phải được trình bầy như một môn học luôn lệ thuộc và liên kết với môn Kitô học.

 

Chưa thấy có ai có thể nói đúng về Chúa Kitô, về Ngôi Con mà đồng thời lại không đề cập đến Chúa Cha, đồng thời cũng thấy rằng chúng ta không thể nói một cách đúng đắn về Chúa Cha mà lại không nghe nói đến Chúa Thánh Thần, thế nên theo môn Kitô học, ý niệm về Giáo Hội cần phải được đào sâu hơn nữa trong chính môn giáo hội học qua chủ đề Chúa Ba Ngôi (LG 2-4).  Luận thuyết về Giáo Hội là luận thuyết về Thiên Chúa, và chỉ theo chiều hương này mới là đúng dắn mà thôi.





ĐHY Joseph Ratzinger

L’ecclesiologia della Costituzione Lumen gentium

Nuova Umanità 22 (2000/3-4) p. 396

 

 

 

 

 

 

Ngày 04/01/2010

Một chương trình mục vụ ‘mới’  

 

 

 

 

Anh chị em yêu dấu, nếu chúng ta đã thực sự chiêm ngưỡng diện mạo Chúa Kitô, kế hoạch mục vụ của chúng ta cần phải được linh ứng bởi một “giới răn mới” mà Ngài đã để lại cho cho chúng ta đó là: “Các con hay thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu các con.” (Jn 13: 34)...

 

Hiệp thông là hoa trái và là sự biểu lộ tình thương yêu, một tình yêu phát nguồn từ trái tim Chúa Cha là Đấng Vĩnh Cửu, và đổ tràn đầy xuống mọi người chúng ta nhờ Thần Trí mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta  (cf. Rom 5:5), và biến tất cả chúng ta hợp nhất thành  “một trái tim và một linh hồn.” (Acts 4:32).

 

Chính khi xây dựng tình hiệp nhất trong tình yêu, Giáo Hội được biểu hiện như “bí tích”, như “dấu chứng và khí cụ của sự kết hợp với Thiên Chúa, và sư hiệp nhất của nhân loại”... Có nhiều việc cần thiết cho cuộc hành trình của Giáo Hội qua lịch sử, mà sang đến thế kỷ mới này, những việc ấy cũng không kém phần cần thiết; thế nhưng nếu không có đức ái (agape) tất cả sẽ biến thành vô vọng.



Đức Giáo Tông Gioan Phaolô II
Novo millennio ineunte 42

 

 

 

 

 

Ngày 05/01/2010

Một Giáo Hội lôi cuốn

 

Là một cộng đồng của tình thương, Giáo Hội được gọi trở nên tấm gương phản chiếu sự vinh hiển của tình yêu Thiên Chúa đó là sự hiệp thông, với mục đích là lôi cuốn mọi người nam nữ thuộc mọi dân tộc về với Chúa Kitô...

Giáo Hội không chỉ lớn mạnh qua việc thu nạp tín đồ, nhưng còn qua việc “lôi cuốn”, như chính Chúa Kitô “lôi kéo mọi người đến với Ngài” bằng sức mạnh của tình yêu thương nơi Ngài.

 Giáo Hội có sức lôi cuốn khi thực sự sống trong tinh thần hiệp thông,  kể từ ngày các môn đệ Chúa Giêsu được nhìn nhận là môn đệ của Ngài qua việc các ông biết yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương các ông (cf Rm 12:4-13; Jn 13:34).



Aparecida Conference (2007)
Final Document
n. 159

 

 

 

Ngày 06/01/2010

Ánh sáng của Con Chiên tại Thành Đô

 

 

Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống,11 chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê.

 

Tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con Chiên.

 

Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành.23 Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.24 Các dân ngoại sẽ tiến bước theo ánh sáng của thành, và vua chúa trần gian đem kho tàng vinh quang tới đó.25 Ngày nọ qua ngày kia, cửa thành không bao giờ đóng, vì ở đấy sẽ chẳng có đêm.26 Thiên hạ sẽ đem tới đó kho tàng vinh quang và sự giàu sang của các dân ngoại.27 Tất cả những gì ô uế cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và ăn gian nói dối, đều không được vào thành, mà chỉ có những người có tên ghi trong Sổ trường sinh của Con Chiên mới được vào.

 

Khải Huyền

21: 10-11, 14, 22-27

 

 

 

 

Ngày 07/01/2010

Những Tế Bào sống động

 

 

Nếu nhìn rảo quanh trong mấy thành phố mà bạn có dịp đi qua...  nếu bạn không có ý niệm nào về Chúa Giêsu trước đó, bạn có thể coi chứng tích của Ngài như là điều không tưởng. Chính Ngài cũng nhìn thế giới một cách thức như vậy, và chính ngay vào thời điểm nổi bật nhất trong cuôc sống dương thế của Ngài, hình như Ngài đã bị thế gian thắng lướt và ma quỉ thắng thế... Ngài cũng nhìn thế gian như chúng ta thường nhìn, mà chẳng hồ nghi gì cả.

 

Ban đêm Ngài cầu nguyện vời trời cao và với trời cao ngay trong lòng Ngài: Thiên Chúa Ba Ngôi là Hữu Thể có thực, cả Ba Ngôi đều hiện thực, và khi ở bên ngoài những gì là hão huyền qua đi, thì hoạt động của các Ngài vẫn còn lại trên các đường phố. Cũng thế chúng ta phải nhìn sự vật như Ngài nhìn.... Rồi với con mắt không còn vô tri nữa, các bạn sẽ nhìn thấy thế giới và sự vật, nhưng không phải là các bạn nhìn nữa đâu, mà Chính Chúa Kitô nhìn, và cùng với bạn Ngài lại nhìn thấy người mù cần sáng mắt, người câm phải được chữa thành người nói được, người què cần phải được chữa thành người đi lại được, những người bị mù không nhìn thấy Thiên Chúa trong tâm hồn mình cũng như bên ngoài họ, những người què không tự di chuyển vì tự trong thâm tâm họ không biết thánh ý Chúa thúc dục họ tiến tới khả năng chuyển động trường tồn đó là tình yêu vĩnh cửu.

 

Bạn nhìn và sẽ thấy rằng  chính ... con người của bạn, nhìn thấy Đức Kitô một thực thể hiển hiện qua con người bạn, và khi nhận ra Ngài được rồi, bạn sẽ hợp nhất với Ngài trong người anh em của bạn. Như vậy bạn làm cho tế bào của Nhiệm Thể Chúa Kitô tỏa sáng, một tế bào sống động, một trái tim có nhịp đập thần linh là nơi có tia lửa để thông hiệp vói tha nhân, có ánh sáng đẻ chiếu soi.

 



Chiara Lubich
Yes Yes, No No
New City, London 1977, p.69

 

 

 

Ngày 08/01/2010

Mở rộng vòng tay lớn  

 

Bước dầu tiên phải xuất phát từ bản thân tôi.... phải sống thế nào cho người khác nhìn thấy Chúa Kitô, thấy tình thương yêu của Ngài ở ngay trong tôi, thấy hình ảnh của Ngài trong tôi có sức lôi cuốn. Tôi phải tiến lại gần người khác bằng một cách nào đó để họ nhận thấy rằng tôi biết họ không như cách thức của người đời (cf 2Cor 5:16), tôi không đi tìm tư lợi riêng cho tôi, hay tôi đến để mà cầu cạnh, hoặc xin bổ túc cho tôi điều gì, tôi không đến với tha nhân do thiện cảm hay vì ác cảm, nhưng tôi đón nhận họ như chính Chúa đón nhận họ.

 

Làm sao để tha thân cảm nhận được rằng tôi sống nhờ vào Chúa Giêsu, sống theo thánh ý Ngài, chứ không sống theo ý riêng tôi hay ý kiến của người khác. Như thế, tha nhân sẽ thấy nếp sống của tôi dựa vào Lời Chúa, vào các bí tích Ngài ban. Họ sẽ thấy tôi luôn lắng nghe Ngài những điều Ngài muốn nói với tôi qua lời chứng của các thừa tác đại diện Ngài trong Giáo Hội. Và trên mọi sự, tôi cần phải đi tìm Ngài ở những nơi Ngài tỏ ra yêu thương tôi nhất, trong những cơn khốn khó, trong những ngày tháng đen tối, mà đối với tôi nơi đó chính là ‘nhiệm tích’  Ngài bị bỏ rơi và chết trên thập giá.

Thế rồi sớm muộn gì ... tôi cũng sẽ gặp tha nhân, những người gn bó với nếp sống này... và họ là những người mà chính tôi không tự lựa chọn. Cái vòng tay lớn đó cứ vậy mà nới rộng thêm mãi, và sẽ hình thành thêm những phần tử mới, những tế bào mới, dể cùng gặp gỡ nhau nhân danh Chúa Kitô.

 

Klaus Hemmerle
Der Himmel ist zwischen uns
Neue Stadt, München 19782, pp. 64-65

 

 

 

 

Ngày 09/01/2010

Những Câu Hỏi khó có thể bỏ qua được 

 

Trước hết, Tin Mừng phải được rao truyền bằng nhân chứng. Bạn thử lấy ví dụ nơi một người hay một nhóm người Kitô hữu sống trong cộng đồng của họ, họ tỏ ra có khả năng hiểu biết và lãnh hội đạo lý, họ biết chia sẻ cuộc sống và định mệnh với người khác, họ biết sống tương thân tương ái với mọi người về những cái hay điều tốt. Thêm vào đó, chúng ta biết rằng qua cách sống chân thành và đơn sơ, họ cùng nhau chiếu tỏa được niềm tin của họ đang đặt vào những giá trị vượt trội trên các giá trị bình thường của thế gian, họ biểu lộ được niềm y vọng vào một điều mà con mắt thế gian không nhìn thấy mà cũng không dám tưởng tượng đến. Qua nếp sống chứng nhân không nói lên lời như thế, các người Kitô hữu ấy đương nhiên sẽ khơi động lên nơi những người có dịp chứng kiến nếp sống của họ những câu hỏi khó có thể bỏ qua: Tại sao những người ấy lại sống như vậy? Tại sao họ lại dấn thân vào nếp sống này?  Ai hay điều gì đã linh ứng cho họ có được nếp sống như thế?  Tại sao họ lại sống ngay giữa cộng đồng chúng ta? ... Những câu hỏi đại loại như trên sẽ được đặt ra do bất cứ ai, do người chưa bao giờ nghe rao giảng về Chúa Kitô, do người đã chịu phép rửa tội nhưng không sống đạo, hay là người mang danh nghĩa Kitô hữu nhưng lại không sống theo đạo lý Kitô giáo, cũng có thể là người đang vất vả trên đường đi tìm một điều gì đó hay một ai đó mà chính họ cảm giác được nhưng lại chưa biết rõ đó là ai hay điều gì.



Đức Giáo Tông Phaolô VI
Evangelii nuntiandi 21

 

 

 

 

 

Ngày 10/01/2010

Hãy làm tăng triển các cộng đoàn nhỏ 

 

Hãy nỗ lực trong từng mỗi giáo xứ... để phục hồi lại sức sống cho các nhóm ít người, hoặc các trung tâm tư vấn cho các tín hữu muốn rao truyền Đức Kitô và Lời Chúa, có được môi trường sống đức tin, thực thi đưc ái, và gieo hạt giống niềm hy vọng.

 

 

Việc cấu trúc các giáo xứ tại các miền thành thị bằng cách tăng triển các cộng đoàn nhỏ như vậy sẽ mở đường cho sứ mạng truyền giáo có phạm vi hoạt động thoải mái dễ dàng hơn, đăc biệt phải chú đến các vùng đông dân cư đang xuất hiện nhiều sắc thái xã hội văn hóa dị biệt. Nếu phương pháp mục vụ này cần phải áp dụng cả cho các môi trường làm việc khác, thì điều quan trọng là nên rao giảng Tin Mừng cho chu đáo với thừa tác viên thích hợp cho môi trường cụ thể dựa trên nhu cầu xã hội phải di chuyển nhiều, vì chính nơi chốn này là không gian mà dân chúng cần hiện diện với khá nhiều thời gian trong ngày sống của họ.



Đức Giáo Tông Biển Đức XVI
Khóa Hội Thảo Mục Vụ của Giáo Phận Roma
26 May 2009


Năm Linh Mục