TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Thánh Linh Mục
Trung Tuần Tháng Giêng 2010 Từ 11 đến 20 Tháng 1 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought Focolare Movement: wwww.focolare.org

Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 11/01/2010
Các phần tử sống ở khắp mọi nơi

 

Tại quê hương tôi trước ngày đổi mới (Perestroika), trong hai giáo phận Lạng Sơn và Bắc Ninh miền Bắc Việt Nam, mỗi giáo phận chỉ còn lại hai linh mục, mà các ngài lại không có thể rời khởi nhà xứ để tự do đi lại. Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê kể lại rằng: "Từng nhóm nhỏ hai ba người trở lên cùng nhau sống tinh thần Phúc Âm hằng ngày và luôn tương thân tương trợ lẫn nhau; trong tinh thần bác ái này, họ cảm nghiệm thấy sự hiện diện của Đấng đã từng nói: ‘Nhưng các con hãy can đảm lên! Thày đã thắng thế gian rồi!’" (Jn 16:33) Trước hết, nhờ vào những nhóm nhỏ ấy.... mà Giáo Hội vẫn tồn tại được tại quê hương tôi. Thực ra ở khắp mọi nơi, người ta có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô, ngay tại nơi hai người Kitô hữu gặp nhau ngoài chợ, hay chỗ hai người lao động bên nhau trong trại cải tạo. Không nhất thiết họ phải nói với nhau thành lời. Chỗ gặp cũng không nhất thiết phải là một môi trường đặc biệt nào đó. Chỉ cần hiệp thông với nhau “dưới danh nghĩa của Ngài” có nghĩa là trong tình thương yêu. Nên qua đó người ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ban ơn soi sáng và an ủi. Một khi mọi người đều đi lạc, chắc chắn Chúa Giêsu lại bắt đầu rảo bước trên các đường phố của đất nước chúng tôi. Ngài rời Nhà Tạm để đến có mặt tại các trường học, trong các công xưởng, nơi các văn phòng làm việc, và cả trong các trại tù nữa.

Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Van Thuan Testimony of Hope Pauline Books, Boston 2000, p143-144

 

Ngày 12/01/2010
Nếu một thành phố bùng cháy

 

Nếu lửa châm đốt ở mấy điểm nào đó trong một thành phố, dù là ngọn lửa nhỏ, rồi không được dập tắt mà cứ để lan rộng thêm, chẳng mấy chốc cả thành phố sẽ chìm đắm trong lửa. Cũng vậy, tại nhiều chỗ khác nhau trong một thành phố nếu được nhóm lên ngọn lửa do chính Chúa Giêsu mang xuống thế gian, và ngọn lửa ấy được những người sinh sống trong thành phố có thiện ý đón nhận để chống lại sự băng giá của trần gian, chúng ta sẽ thấy sớm muộn gì thành phố cũng sẽ bùng cháy trong tình yêu Thiên Chúa. Ngọn lửa mà Chúa Giêsu mang xuống thế gian đó là chính Ngài. Đó là đức ái: tình yêu này không những nối kết các linh hồn lại với Thiên Chúa, mà còn mở đường cho các linh hồn liên kết với nhau nữa. Thực ra, ngọn lửa siêu nhiên bừng sáng, có nghĩa là Thiên Chúa toàn thắng nơi các tâm hồn, đó là những tâm hồn đã hiến mình cho Ngài khi họ kết hợp vói Ngài và hiệp nhất với nhau. Khi có hai người trở nên họp lại nhân danh Chúa Kitô, họ không còn phải sợ hay xấu hổ khi phải nói vói nhau về khát vọng yêu mến Chúa, nhưng cùng nhau coi tình hiệp nhất trong Chúa Kitô là Lý Tưởng của đời họ, như thế họ sẽ trở nên một thế lực thần thánh nơi trần gian. Tại mỗi thành phố, những nhóm tâm hồn ấy có thể xuất hiện ngay trong các gia đình: như cha mẹ, con trai và người cha, người mẹ và mẹ chồng. Họ còn có thể tụ họp với nhau tại các giáo xứ, các hội đoàn, cơ quan xã hội, trong các trường học, các văn phòng, và khắp mọi nơi.

Chiara Lubich Meditations New City London 2005, p. 59

 

Ngày 13/01/2010
Bầy tỏ cho thế gian biết về Chúa Cha

Lậy Thiên Chúa là Chúa Cha toàn năng, con biết rằng: Cha là mục đích chính của đời con, như thế mọi lời con nói, mọi tâm tình con bộc lộ, tất cả phải diễn đạt dược sự hiện diện của Cha. Thực hiện lời Cha dậy con, không có phần thưởng nào cao trọng hơn bằng phần thưởng cho người biết phụng sự Cha, làm cho mọi người biết đến Cha, tỏ cho thế giới đang lãng quyên và chối bỏ Cha, biết rằng Cha là Thiên Chúa Cha, là Cha của Chúa (Con) duy nhất. Dó là mục đích duy nhất của đòi con.

Thánh Hilary of Poitiers PL 10, 48


Ngày 14/01/2010
Đào tạo những người có tinh thần trách nhiệm

Thật cũng rất dễ làm bạn với những người chỉ khát mong có cuộc sống thoải mái, chỉ muốn được “lối kéo theo,” được giúp đỡ hay được hỗ trợ, hoặc chỉ muốn nhận lãnh. Với lớp người này, bạn chỉ cần đóng vai người anh, làm cho họ cần đến mình.

Vai trò của bạn phải làm sao đứng trong thế đào tạo ra những người có tinh thần trách nhiệm và cũng muốn tự đứng vững trên hai chân của mình đề thành người có thực lực, cả nam lẫn nữ đều như vậy.

Đây là một việc khó khăn, những bạn phải cương quyết giúp tha nhân vươn lên khỏi trạng thái ù lỳ, giúp họ biết suy nghĩ, biết tổ chức đời sống riêng của mình, biét đứng lên bầy tỏ quan điểm, và cũng cần biết bầy tỏ cả điều không đồng ý với bạn nữa.

Trong đường lối như thế, bạn mới thực sự an vui khi thấy họ vững mạnh sát cánh bên mình.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận Spera in Dio!
Città Nuova, Roma 2008, p. 42

 

Ngày 15/01/2010
Hiệp thông giữa các mục tử và dân chúng

Tinh thần hiệp thông cần được vun trồng và phát triển mọi ngày và phải lan rộng tới mọi cơ cấu trong mỗì lành vực sinh hoạt của Giáo Hội. Tại đó, các tương quan giữa các giám mục, linh mục và phó tế, giữa các Mục Tử và toàn thể cộng Đồng Dân Chúa, giữa hàng giáo sĩ và nam nữ tu sĩ, giữa các đoàn thể và các phong trào thuộc Giáo Hội, tất cả cần phải làm nổi bật được tinh thần hiệp thông. Để đạt tới mục tiêu này, Giáo luật nhắm tới các cơ cấu được các thanh phần tham gia chẳng hạn nhự Hội Đồng Các Linh Mục, và Hội Đồng Mục Vụ.


Khoa thần học trong tinh thần hiệp thông luôn cổ võ việc đối thoại làm sao cho có hiêu quả giữa các Mục tử và các tín hũu. Lời Thánh Biẻn Đức nhắc nhở một Tu Viên Trưởng nên mời một phần tử bé nhỏ nhất trong cộng đoàn đến để tham khảo ý kién với lời lẽ như sau: "Nhờ Chúa linh ứng, có khi một người nhỏ bé lại bìét được cái gì là tốt nhất." Thánh Paulinus Nola cũng ân cần nhắc bảo: "Chúng ta hãy lắng nghe điều mà các người tín hữu nói, vì trong mỗi người này đều có hơi thở của Thần Khí Thiên Chúa."


Đức Giáo Tông Gioan Phalô II Novo millennio ineunte 45

 

Ngày 16/01/2010
“Khai sáng” cộng đồng

Trong sác Sứ Vụ Các Tông Đồ, chúng ta được biết tất cả các cộng đoàn Kitô hữu lớn mạnh và tăng triển thành nhiều cộng đoàn khác theo luật phát triển sinh động của tổ chức, tất cả đều tuân theo cùng những điều giáo huấn. Việc sống theo giới răn Chúa Giêsu dậy, chính là lý do cho cộng đoàn được tồn tại, và đó cũng là khía cạnh nổi bật thời xưa cũng như thời nay từng tạo nên sự khác biệt giữa cộng đoàn với các tổ chức khác.

Toàn diện sinh hoạt mục vụ của các Tông Đồ có thể tóm gọn lại là các ngài đã đạt đến việc giúp mọi người sống theo giới răn mới là một giới luật bao gốm Lè Luật và Lời Các Tiên Tri. Thánh Gioan ghi rõ: "Đây là giới răn Ngài ban cho chúng ta: đó là bất cứ ai yêu mến Chúa cũng phải thương yêu anh chị em mình."(1 Jn 4:21)

Các Tông Đồ đã từng hiêp thông với Chúa Chúa Giêsu, và những người tín hữu đầu tiên biết rằng Vương Quốc Thiên Chúa đang ở giữa họ. Sứ mệnh của các ngài là chỉ dẫn cho người khác con đường vào Nước Chúa, và chia sẻ tinh thần hiệp thông này, bởi vì đây là "việc khai sáng" nguyên thủy mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta.

Silvano Cola Scritti e testimonianze Gen’s, Grottaferrata 2007, p. 57

 

Ngày 17/01/2010
Việc “Khuyên Bảo” trong Giáo Hội

Thời khai triển ngôn ngữ trong Giáo Hôi Sơ Khai có thể thấy được qua những tĩnh từ hay trạng từ là những từ ngữ nói lên phẩm chất về cách thức giao thiệp với nhau. Chẳng hạn việc chia sẻ hồng ân Chúa Thánh Linh đã từng được thực thi “nhằm mang lại lợi ích cho cộng đoàn” (1 Cor14:12); “Mọi người có thể lần lượt nói tiên tri, để ai nấy đều học hỏi và được khích lệ (1 Cor 14:31); mọi việc cần được làm “cách trang nghiêm và có trật tự” (1 Cor 14:40): “Mọi người hãy sống từ bỏ mình” (Ph 2:3); trong khi giao tiếp với nhau; .... mọi người hãy cùng nhau vươn sống thành một thân thể “mà các chi thể cùng ăn khớp với nhau giúp cho toàn thân được vững mạnh” Eph 4:16). Đối với những trường hợp phải khuyên bảo hay khiển trách ai, mọi điều cần diễn ra "trong tình thân ái"(Gal 6:1), và phải "tỏ ra mạnh dạn" khi rao giảng (Eph 6:20) Nếu xét kỹ đến những điều kể trên cũng như các khía cạnh khác của ngôn từ, chúng ta nhận thấy một vài chủ đề luôn nổi bật như: trật tự, nhân ái, cần mẫn, quan tâm và săn sóc, khả năng về mặt tổ chức khá đầy đủ để tránh tình trạng hỗn loạn hoặc phân tán... Việc khuyên bảo thực hiện trong Giáo Hội là việc nội bộ nhằm củng cố trật tự, hợp nhất, khiêm nhường và vâng lời; mục đích là hỗ trợ lẫn nhau để tránh tính bốc đồng, tránh lời tuyên bố không đúng lúc đúng chỗ, nhất là để vượt qua khó khăn khi thu thập ý kiến rồi đạt tới chỗ dung hòa.

Card. Carlo Maria Martini Il consigliare nella Chiesa

 

Ngày 18/01/2010
Buông vũ khí xuống

 

Tôi phải buông vũ khí xuống. Tôi đã chiến đấu trong trận chiến này, suốt bao năm qua. Thật là khủng khiếp, nhưng bây giờ tôi đã giải giới rồi. Tôi chẳng còn sợ gì nữa, bởi vì ‘tình thương yêu xua tan đi nỗi sợ hãi’ Tôi được giải thoát khỏi ý muốn chiến thắng Và tự điều chỉnh lại nhờ vào công sức của người khác Tôi cũng không còn phải để tâm canh chừng ai Cũng chẳng còn hăm hở bám theo của cải Tôi sẵn lòng đón mời và san sẻ. Tôi chẳng còn gắn bó hay câu nệ vào tư tưởng hay toan tính nào nữa. Nếu có ai đề xướng những điều tốt đẹp hơn, tôi sẵn sàng đón nhận Bất cứ cái gì tốt đẹp, chân thật và chân chính, dù là đến từ đâu, luôn sẽ là điều tốt đẹp hơn cho tôi Thế nên tôi chẳng còn sợ chi. Khi người ta chẳng còn gì, người ta đâu có chi mà phải sợ “Ai có thể ngăn cách tôi khỏi tình yêu Chúa Kitô?:...Nếu tôi buông vũ khí xuống rồi, tôi - chúng tôi thoát ra khỏi mọi phiền phức. Nếu tôi mở rộng tâm hồn đón nhận Thiên-Chúa-làm-ngưòi, Đấng đang canh tân mọi sự và xóa đi những yếu hèn trong quá khứ của chúng ta để hồi phục cho chúng ta kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên có thể thực hiện mọi sự.

Ecumenical Patriarch Ahenagoras I Atenagora Chiesa ortodossa e futuro ecumenico Morcelliana, Brescia 1995, pp. 209-211

 

Ngày 19/01/2010
Thế lực của gương sáng

Giáo Hội phải chia sẻ ngay cả trong các vấn đề thế tục liên quan đến đời sống hằng ngày của con người, không phải trong tư thế thống trị, nhưng trong tinh thần hỗ trợ và phục vụ. Điều này nhắc cho mọi người nhớ đến ý nghĩa thế nào là sống kết hợp với Chúa Kitô và thế nào là hiện hữu cho tha nhân. Đặc biệt Giáo Hội riêng của chúng ta cần ra sức chống lại các thái độ kiêu căng ngạo mạn như: tôn thờ quyền lực, ghen tương và ảo tưởng, đó là những cội rễ của các nết xấu. Thế nên cần đề cập đến sự điều độ, chân thật, phó thác, trung tín, kiên tâm, nhẫn nại, kỷ luật, khiêm nhường, hài lòng và khiêm tốn. Cũng đừng đánh giá thấp tầm quan trọng việc làm gương sáng...; không chỉ nên nói suông trên lý thuyêt, mà phải thể hiện trong thực hành, thì lời nói mới có thế lực và hữu hiệu.

Dietrich Bonhoeffer Letters and Papers from Prison SCM London, 2001, pp. 145

 

Ngày 20/01/2010
Những Thừa Tác Viên Biết Đón Nhận

Mọi người chúng ta đều quan tâm đến việc xây dựng tha nhân với một ý thức chân thành là sửa lỗi cho nhau. Thế nhưng có bao lần giao tiếp cá nhân lại bị hủy hại do những phán đoán thiên vị, vội vàng hoặc thái qúa. Dĩ nhiên chúng ta phải giúp đỡ nhau nên hoàn thiện, nhưng cũng phài dành sự phán đoán cuối cùng cho lòng Kiên Nhẫn của Chúa. Một trong những lời hứa trọng đại nhất trong Tân Ước đó là mọi người chúng ta đều được đón nhận trong Đấng Đầy Tình Thương. Vậy chúng ta hãy biến mình thành những thừa tác viên biết đón nhận.
Eric Symes Abbott Invitationsn to Prayer: Selections from the Writing of Eric Symes Abbott, Dean of Westminster, 1959-1974 Meriden-Stinehour Press, Cincinati (USA) 1989, p.23

-Stinehour Press, Cincinnati (USA) 1989, p. 23


Năm Linh Mục