TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng Hai Năm 2010
Từ 11 đến 20 Tháng 2 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 11/02/2010

Nên thánh trong hiệp nhất

Bất cứ điều xấu gì xẩy ra nơi dân Chúa hay các linh mục của Giáo Hội đều xuất phát từ việc thiếu tình thần hiệp nhất, việc tách rời khỏi trung tâm điểm của đời sống dân Chúa để rồi đi chậy theo những ảo tưởng hão huyền... như thế các ngài lâm vào tình trạng rời xa nền tảng căn bản, một nền tảng luôn luôn phải là trung tâm sống của các ngài, nền tảng ấy chính là hiệp nhất. Điểm son làm cho Giáo Hội tốt đẹp chính là sự hiệp nhất, một điều ít ai biết đến và cũng có nhiều người không coi đó là trọng. Sử hiệp nhất là phản ảnh đặc tính Thiên Chúa, không những chỉ là một trong các phẩm tính của Thiên Chúa, mà còn hơn thế nhiều, vì hiệp nhất là bản thể của chính Thiên Chúa. Như vậy, nếu các linh mục muốn sống trung thực với lời gọi, với ơn thiên triệu của mình, các ngài cần nên thánh trong hiệp nhất... ‘Thày mơ ước các linh mục nên hoàn thiện trong hiệp nhất như thế trong Thày và ngay nơi chính họ... cũng như hiệp nhất với các vị được ủy nhiệm cai quản họ dưới trần thế: một sự hợp nhất trong vâng lời, và hơn thế nữa, hợp nhất trong ý hướng, trong tâm tình, trong tâm hồn, trong ước vọng vì danh Thày.’

Conchita Cabrera De Armida
Sacerdoti di Cristo, Città Nuova, Roma 2008, p. 469


Ngày 12/02/2010

Như các giây đàn lục huyền cầm

Bất cứ điều xấu gì xẩy ra nơi dân Chúa hay các linh mục của Giáo Hội đều xuất phát từ việc thiếu tình thần hiệp nhất, việc tách rời khỏi trung tâm điểm của đời sống dân Chúa để rồi đi chậy theo những ảo tưởng hão huyền... như thế các ngài lâm vào tình trạng rời xa nền tảng căn bản, một nền tảng luôn luôn phải là trung tâm sống của các ngài, nền tảng ấy chính là hiệp nhất. Điểm son làm cho Giáo Hội tốt đẹp chính là sự hiệp nhất, một điều ít ai biết đến và cũng có nhiều người không coi đó là trọng. Sử hiệp nhất là phản ảnh đặc tính Thiên Chúa, không những chỉ là một trong các phẩm tính của Thiên Chúa, mà còn hơn thế nhiều, vì hiệp nhất là bản thể của chính Thiên Chúa. Như vậy, nếu các linh mục muốn sống trung thực với lời gọi, với ơn thiên triệu của mình, các ngài cần nên thánh trong hiệp nhất... ‘Thày mơ ước các linh mục nên hoàn thiện trong hiệp nhất như thế trong Thày và ngay nơi chính họ... cũng như hiệp nhất với các vị được ủy nhiệm cai quản họ dưới trần thế: một sự hợp nhất trong vâng lời, và hơn thế nữa, hợp nhất trong ý hướng, trong tâm tình, trong tâm hồn, trong ước vọng vì danh Thày.’

Conchita Cabrera De Armida
Sacerdoti di Cristo, Città Nuova, Roma 2008, p. 469


Ngày 13/02/2010

Một quan hệ con cái

Sự vâng lời trong Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội là việc phục vụ nhằm xây dựng nhiệm thể. Vâng lời giám mục là vâng lời dụng cụ cứu chuộc của Thiên Chúa, tức là vâng lời chính Thiên Chúa. Thánh Ingatiô thành Antioch có viết: “Tôi biết rằng các linh mục thánh của anh chị em không coi thường tuổi tác của giám mục, nhưng các ngài hiểu biết về Thiên Chúa, nên tuân phục giám mục, mà thực ra không phải cá nhân giám mục, mà vâng lời chính Cha của Chúa Giêsu là Vị Giám Mục Chung (Letter to the Magnesians, 3:1) Và Thánh Giêrônimô nói: “Hãy vâng lời giám mục của anh em và đón nhận ngài như người cha của linh hồn mình. Con cái thì vâng lời cha mình. Người tôi tớ thì kính sợ chủ (Letter 52:7).

Silvano Cola
Scritti e testimonianze
Gen’s, Grottaferrata 2007, p. 87


Ngày 14/02/2010

Sứ mệnh Phêrô là phụng sự hiệp nhất

“Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Và đáp lại lời tuyên xưng đức tin mà Phêrô đã được linh ứng, Chúa Giêsu đã nói: “Con là Phêrô (nghĩa là Đá). Trên trên đá tảng này, Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày và quyền lực của ma quỉ sẽ chẳng bao giờ thắng lướt được. Thày sẽ trao chìa khóa nước Trời cho con.” Đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu đề cập đến Giáo Hội với sứ mệnh thực hiện chương trinh cao trọng của Thiên Chúa, tức là qui tụ toàn thể nhân loại về thành một gia đình trong Chúa Kitô. Sứ vụ của Phêrô cũng như các người kế vị rất rõ rang, đó là phụng sự cho việc hợp nhất của Giáo Hội Chúa, là Giáo Hội bao gồm người Do Thái và mọi lương dân thuộc mọi dân tộc; thừa tác vụ cần nhất của ngài là phải bảo đảm rằng Giáo Hội sẽ không bao giờ được coi là của riêng một quốc gia nào hay riêng một nền văn hóa nào... nhưng phải là Giáo Hội chung của mọi dân tộc... mang lại hòa bình của Thiên Chúa, củng cố sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa. Do đó, sứ mệnh này là sứ vụ đặc biệt của Giáo Tông, Giám Mục thành Roma, là người kế vị Phêrô: cần phụng sự tình hiệp nhất nội bộ, đến từ bình an của Thiên Chúa, hợp nhất tất cả mọi người anh chị em trong Chúa Kitô.

Pope Benedict XVI
Angelus
24 August 2008


Ngày 15/02/2010

Là tâm điểm chung cho c ác linh mục

Một cha chình xứ mà chỉ nghĩ đến giáo xứ mình, hoạt động cho giáo xứ mình thôi, là điều lầm tưởng. Ngài đã giảm bớt việc phục vụ mà mình có thể dành cho các anh em linh mục khác của ngài trong giáo phận. Một giám mục nếu chỉ sống riêng cho giáo phận mình thôi mà không hiểu rằng ngài là giám mục của Giáo Hội toàn cầu, thì thực sư ngài cũng đã giảm bớt đi bổn phận phục vụ của mình. Sự tương quan với toàn thể cộng đồng rộng lớn hơn chắc chắn đòi hỏi đến sự vâng lời, việc tuân phục quyền đại diện của Đức Kitô là Đầu qua bất cứ ai là “bề trên” của chúng ta. Dù như thế cũng chưa phải là tất cả. Năng quyền của linh mục phải được nhìn theo chiều hướng của nếp sống chung với những người khác có chung một sứ vụ... Đây là cách duy nhất làm sáng tỏ được một sự thực, đó là cá nhân linh mục không phải thay Chúa Kitô là Đầu, nhưng có tương quan đến vai trò mà mình là đại diện, nên các ngài cần phải nhận thấy như vậy. Hoạt động của Chúa Giêsu là Đầu qua các linh mục là điều minh nhiên không thể chối bỏ được Ngài là chính Đầu, vuợt trên và ở trên tất cả các linh mục. Thực tại này ... có thể thành tựu nếu các linh mục dành riêng khoảng trống đủ rộng lớn nơi các ngài cho Chúa Kitô xuất hiện như một tâm điểm chung cho các ngài.

Klaus Hemmerle
Tra diocesi e Chiesa universale
Internationale Katholische Zeitschrift 1974, n° 1, p. 29


Ngày 16/02/2010

Thoát khỏi ràng buộc của bản thân

Vâng lời là tự làm cho bản thân mình nên nghèo khó. Người ta thường nói đây quả thực là điều khó làm, bởi vì có thể nói chuyện dễ làm là khi ta từ bỏ ai đó hay chuyện gì đó bên ngoài, còn từ bỏ bản thân thì xem chừng như là chuyện rất khó. Thấy khó.. bởi vì chúng ta không hiểu từ bỏ như vậy là cần thiết tới mức nào, và mang lại lợi ích ra sao. Các giới hạn về tự do cá nhân của chúng ta càng nhiều hơn nếu chúng ta càng gắn bó với bản thân mình. Là tạo vật chúng ta thường có chiều hướng chỉ nghĩ đến bản thân, mà đáng lẽ ra chúng ta phải nên quan tâm đến tha nhân thì mới đúng. Vâng lời vậy thì theo sự phân tích cuối cùng có nghĩa gì? Chính là đức ái hoàn hảo. Một khi bạn có tình thương yêu hoàn hảo rồi, bạn sẽ không bao giờ làm điều gì khác hơn là chỉ biết vâng lời trọn vẹn, bởi vì bạn chẳng còn muốn làm điều nào khác theo ý riêng mình, mà chỉ muốn làm theo ý muốn của người khác, bạn sẽ không theo ý kiến của mình, mà luôn cố gắng hỗ trợ cho ý kiến người khác được toại nguyện. Nếu người sống chung với bạn, hay sống chung quanh bạn cũng sống một tâm tình như bạn, thì việc tương thân tưong ái giữa hai bên chính là tình thương yêu chân thực. Trong trường hợp như vậy, không còn phải quan tâm đến ý kiến của bạn, hay là ý kiến của người khác, không còn cả vấn đề phải theo ý muốn của bạ, hay ý muốn của tha mhân, mà sẽ chỉ còn là ý muốn của Thiên Chúa mà thôi.

Silvano Cola
Scritti e testimonianze
Gen’s, Grottaferrata 2007, pp. 74-75


Ngày 17/02/2010

Vâng lời làm cho bạn thấy được...

Bạn sẽ không thể nhìn thấy được nếu bạn không biết vâng lời... Nếu bạn điếc mà không nghe được tiếng nói của người hướng dẫn bạn, như vậy bạn cũng như bị mù rồi. Như thế, bạn hãy vâng lời với tấm lòng thành thật để nhìn thấy với con mắt chiêm niệm. Thiên Chúa sẽ đặt để con mắt Ngài trong trái tim bạn mỗi khi Ngài nhóm lên tia sáng chiêm niệm trong tâm hồn những ai vâng lời.

Saint Anthony of Padua
Discorsi II


Ngày 18/02/2010

Khiêm nhường khác với nhát đảm, tự do khác với tự phụ

Để lên tiếng nói, người bề trên phải có ơn soi sáng ăn nói trong thái độ khiêm nhường của người có thẩm quyền, và người bề dưới phải có thái độ khiêm nhường trong tinh thần vô tư. Người nào nhìn xuống các thuộc quyền của mình và không nghĩ gì đến Đấng mà tất cả mọi người đều tùy thuộc thì càng ngày càng kiêu căng hơn với ý nghĩ tự phụ cho rằng đó là quyền bính. Còn người dưới sợ mất ơn huệ của bề trên và cam chịu thiệt thòi tạm thời rồi cứ che dấu các ý nghĩ của mình, và khi thấy sự sợ hãi xâm chiếm tâm hồn mình, thì lại âm thầm coi đó là lòng khiêm nhường. Thực ra lúc che dấu lòng mình như vậy, người đó cho rằng mình không cần nói chuyện với bề trên, và cho như thế là mình có lòng khiêm nhường, thì phải nói rằng đương sự là chính người có lòng tự phụ rất là tệ hại. Chúng ta phài luôn phân biệt tự do với tự phụ cững như phân biệt lòng khiêm nhường với tính nhát đảm, có như thế chúng ta mới không lẩn lộn giữa lòng khiêm nhường và tính nhát đảm, cũng như sẽ không lẫn lộn giữa tự do và tự phụ.

Saint Gregory the Great
Homily on Ezekeil I
IX 1, 9; 12, 13


Ngày 19/02/2010

Đời sống linh mục, đời sống Kitô hữu

Đời sống mẫu mực của linh mục theo bản chất không còn có gì bí nhiệm hay khó hiểu hơn là đời sống của bất cứ một Kitô hữu nào khác. Cuộc sống ấy được định nghĩa là “chết và sống lại cùng với Chúa Kitô, là “tôi sống nhưng không phải là tôi sống...”, là một sự hiện hữu phát xuất với lòng biết ơn và nên một với chính sứ vụ được đảm nhiệm, hay là bất cứ điều tốt nào mà người Kitô hữu có thể nói về cá nhân người Kitô hữu.

Hans Urs von Balthasar
Sponsa Verbi, Esistenza Sacerdotale
Morcelliana, Brescia 1985, p. 405


Ngày 20/02/2010

Kho tàng trong các bình đất sét

5 Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Ki-tô Giê-su là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giê-su. 7 Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. 8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng;9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.10 Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.11 Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.12 Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em.

Thơ II Thánh Phaolô gởi Corintô
4:5,7-12


Năm Linh Mục