ĐHY Kasper Nói Về Ý Nghĩa Năm Thánh Lòng Thương Xót

(muoianhsang.com) Thứ bảy, 11 Tháng 4 2015 10:18

 

Vatican, 11/04/2015 - Vào Thứ Bảy (11/04) Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chính thức công bố “sắc lệnh về năm thánh” (Bull of Indiction) để công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu vào cuối năm nay, vào ngày 08/12. Nghi thức sẽ bao gồm việc đọc một văn kiện chính thức trước Cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phêrô và sẽ tiếp theo sau là Giờ Kinh Chiều đầu tiên dành cho Chúa Nhật Lòng Thương Xót.

Các Năm Thánh, hoặc Năm Thánh, được chính thức tổ chức vào mỗi dịp 25 năm – dịp sau cùng như thế là Năm Thánh 2000 được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố trong suốt buổi cử hành sám hối Mùa Chay vào tháng trước rằng Ngài có ý kêu gọi Năm Thánh ngoại thường này để tập trung vào “sứ mạng làm chứng cho lòng thương xót” của Giáo Hội trong thế giới.  

Một vị lãnh đạo Giáo Hội đã rộng tay đón nhận sáng kiến này là Đức Hồng Y Người Đức Walter Kasper, cựu đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng Về Hiệp Nhất Kitô Giáo. Ngài cũng là tác giả của cuốn sách có tựa đề ‘Lòng Thương Xót: yếu tính của Tin Mừng và chìa khoá cho đời sống Kitô hữu’ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đọc trong suốt mật nghị vừa qua và đã công khai ủng hộ vào ngày Chúa Nhật đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng.

Philippa Hitchen ngồi với ĐHY Kasper để tìm hiểu điều gì chứa đựng trong Năm Thánh và tại sao chủ đề về lòng thương xót lại quá trọng tâm đối với triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô...

ĐHY Kasper nói Năm Thánh là một “sáng kiến đầy niềm vui và một tiếng nói tiên tri” bởi vì lòng thương xót “đáp trả các dấu chỉ của thời đại hôm nay”. Lòng thương xót Chúa, Ngài nói, là trọng tâm của thông điệp của chính Chúa Giêsu vì thế Đức Giáo Hoàng đặt lòng thương xót là tâm điểm cho những thảo luận, những suy tư và cầu nguyện của chúng ta cho năm tới này để chúng ta có thể nhận ra “diện mạo đích thực của Thiên Chúa” là một diện mạo thường bị hiểu lầm là một Thiên Chúa hay trừng phạt, xảo quyệt, và thậm chí bạo lực. Thứ hai, vị hồng y nói, tất cả chúng ta đều là tội nhân và cần phải biết xót thương với người thân cận của chúng ta và học cách xin lỗi vì những sai phạm của chúng ta...

Khi được hỏi về những sáng kiến có liên hệ đến Năm Thánh, ĐHY Kasper nói rằng sẽ có những sự kiện, không chỉ ở Rôma mà còn ở các đền thờ trên thế giới cầu nguyện lòng thương xót cùng nhau. Ngài nói Đức Giáo Hoàng cũng có thể sẽ bao gồm việc thực hành “những hành vi thương xót, tình yêu, và bác ái” như là một phần của những ơn toàn xá được ban tặng cho những dịp cử hành như thế - một khía cạnh mà một số người Công Giáo cảm thấy khó hiểu nhưng là điều giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một cộng đoàn những người tin là những người cần giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau khi chúng ta tìm kiếm sự tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta...

Trong cuốn sách của mình, ĐHY Kasper nhấn mạnh rằng trong những thế kỷ gần đây chủ đề về lòng thương xót đã bị phớt lờ một cách tồi tệ, thường bị hạ thấp xuống thành một chương nhỏ trong những hướng dẫn thần học. Nhưng trở về với các Giáo Phụ và truyền thống trung cổ, Ngài nói rằng Ngài thấy nhiều “những sự hiểu biết sâu và tốt mà chúng ta cần canh tân lại ngày nay...”

Chủ đề về lòng thương xót, vị hồng y nói, là chìa khoá của triều đại Phanxicô nhưng trong sự tiếp nối với các vị tiền nhiệm của Ngài. Ngay từ khởi đầu của Công Đồng Vatican II, Ngài lưu ý, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nhấ mạnh rằng đây là thời gian để Giáo Hội dùng đến “phương dược lòng thương xót” và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong bài diễn văn kết thúc của mình, đã nói khuôn mẫu linh đạo của Công Đồng cần phải là khuôn mẫu của Người Samari Nhân Hậu. Tông thư thứ hai của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dành để nói về cùng chủ đề lòng thương xót, cũng như tông thư đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Benedict, “Deus Caristas Est”....    

ĐHY Kasper lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót vào cùng ngày mà Giáo Hội sẽ cử hành kỷ niệm lần thứ 50 ngày kết thúc Công Đồng Vatican II, chỉ ra rằng Năm Thánh là một phần của tiến trình tiếp nhận. “Giờ đây chúng ta đi một bước xa hơn nữa với chủ đề trung tâm về lòng thương xót này”, Ngài nói, “và đọc lại các bản văn và văn kiện của Công Đồng dưới khía cạnh này”...

Trả lời về những chỉ trích của những người coi chủ để lòng thương xót trong một sự trái ngược với truyền thống của giáo huấn Công Giáo, đức hồng y nói điều này là vớ vẩn bởi vì lòng thương xót là một chân lý được mạc khải không ở trong tư thế chống lại các chân lý đức tin khác. Hãy yêu kẻ thù, Ngài nói, là một điều răn nghiêm túc, ‘chứ không phải là một thứ Kitô Giáo rẻ tiền’ và đó là một nhân đức năng động ngang qua đó mà chúng ta phải chống lại tội ác của thế gian...

Joseph C. Pham (Theo Vatican Radio)

 


Năm Thánh Lòng Thương Xót