Năm Thương Xót Sẽ Mang Ý Nghĩa Gì?

(muoianhsang.com) 10&15 Tháng 4 2015 08:40

Các Nhà Tâm Lý: Lòng Thương Xót Hơn Một Thuật Ngữ Tâm Lý; Đó Là Một Thực Tại Biến Đổi Đời Sống

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Ðấng nhân từ” (Lc 6:36). Những lời của Đức Kitô là chìa khoá cho Năm Thương Xót mà Đức Giáo Hoàng đã mời gọi chúng ta cử hành khi Giáo Hội bắt đầu vào Tháng 12 năm nay. Tại sao, bạn có thể hỏi, chúng ta phải dành cả một năm trời để tập trung vào lòng thương xót? Hiệu quả nào chúng ta có thể mong đợi sẽ có trên cuộc sống của chúng ta?

Chủ đề thương xót đã là tâm điểm đối với triều đại của Đức Giáo Hoàng vì một lý do tốt lành. Trong sứ vụ này của Ngài trong tư cách là Giáo Hoàng, nhưng trước đó là một linh mục và là một giám mục, thì Đức Phanxicô đã đặt nhiều sự nhấn mạnh về giá trị của lòng thương xót khi một thời điểm hoán cải và nền tảng cho một sự canh tân của Giáo Hội. Thực ra, trong bài giảng công bố năm thương xót của Ngài, Ngài đã lấy chứng tá của Giáo Hội đối với lòng thương xót là nét đặc trưng như “một hành trình bắt đầu bằng một sự hoán cải thiêng liêng”. Bất luận là ở trong toà giải tội hay ở những khu phố ổ chuột, thì Ngài đã thấy rằng lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát chúng ta và trao ban sự bình an mà người ta không thể tìm thấy ở trong thế gian này. Nó thôi thúc chúng ta trở thành những Kitô hữu tốt lành hơn.

Trong bài viết này, và hai bài kế tiếp từ các đồng nghiệp tại Viện Khoa Học Tâm Lý, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng lòng thương xót không chỉ là một thuật ngữ tâm lý có ý nghĩa cho những bài giảng vào các ngày Chúa Nhật, nhưng còn là một thực tại làm biến đổi đời sống cả về mặt thiêng liêng lẫn con người. Các ngành khoa học xã hội đang gia tăng cổ võ cho một số lượng lớn các giáo huấn của Giáo Hội bằng cách chứng tỏ rằng mọt đời sống có đạo đức và tinh thần là chìa khoá cho một cuộc sống hạnh phúc và sinh hoa trái.

Hiệu quả của lòng thương xót Chúa có thể được thấy không chỉ ở cấp độ siêu nhiên, mà còn ở cấp độ con người và tâm lý. Trong tập sách của mình, Whatever Became of Sin (Bất Cứ Điều Gì Trở Thành Tội), Karl Menninger, một nhà tâm lý trị liệu người Do Thái, đã đào sâu chủ đề này. Ông đã từng hỏi một linh mục bạn khi thấy ngày càng nhiều người Công Giáo đến với việc của ông. Người bạn của ông trả lời “À, vui thôi, bởi vì tôi đã thấy họ ngày càng ít đến với toà cáo giải hơn”. Manninger nhận biết được sự kết nối giữa việc đón nhận Bí Tích Hoà Giải và sức khoẻ tâm lý và vì thế ông bắt đầu đề xuất bí tích này cho những bệnh nhân Công Giáo của ông mà ông có dịp tiếp xúc. Ông thấy rằng những bệnh nhân lãnh nhận lòng thương xót Chúa được giải thoát khỏi tình trạng tội lỗi và lại có thể trở thành một người tốt hơn như Thiên Chúa mời gọi họ trở nên. Ngay cả khi ông không phải là người Công Giáo, thì Menninger cũng thường xuyên đề nghị việc thực hành này cho các khách hàng và quyết định viết một cuốn sách về chủ đề nhu cầu của con người khi liên hệ với tội lỗi.

Những quan sát của Menninger đã được lan truyền ra bởi một số lượng các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần. Họ nhận thấy rằng các bệnh nhân thường dính bén đến sự lo lắng về việc không được tha thứ và trở thành nô lệ cho tội lỗi. Một khi họ nhận biết tội lỗi của họ và lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa và sự tha thứ, họ thường được giải thoát theo một cách thế rất khoẻ mạnh về mặt tâm lý.

Thật là dễ dàng để nghĩ về Bí Tích Hoà Giải như là một kiểu bảng ghi điểm. Nếu chúng ta đi đến Toà Cáo Giải, chúng ta có thể “làm lại từ đầu”. Tuy nhiên, điều này là một sự giảm thiểu nguy hiểm về quà tặng vô biên chính là lòng thương xót Chúa. Tình yêu phong phú của Ngài dành cho chúng ta thì không chỉ là việc giữ điểm, nhưng là về việc khôi phục và củng cố một mối quan hệ. Lòng thương xót giải thoát linh hồn chúng ta khỏi tình trạng tội lỗi và tình trạng ù lì của bản thân làm cho chúng ta không thể yêu mến và phục vụ Thiên Chúa và tha nhân được. Lòng thương xót này không chỉ thanh tẩy linh hồn chúng ta, mà còn làm lấp đầy tâm trí chúng ta bằng sự bình an, ban cho chúng ta sức mạnh để duy trì và lớn lên về mặt nhân đức.

Bạn đã từng bao giờ nghe một vị linh mục nói những lời “Xin Thiên Chúa ban cho anh/chị ơn tha thứ và bình an” ngay phần kết của việc Xưng Tội của bạn và đột nhiên cảm thấy một cơn lũ của sự giải thoát chưa? Bất luật là bạn có một phản ứng đầy cảm xúc hay không, thì khi bạn đã lãnh nhận phép tha tội thì bạn đa trải qua một sự thay đổi về mặt bản chất. Khi bạn được công bố được tự do khỏi tội lỗi của bạn ngang qua lòng thương xót Chúa, thì một lần nữa bạn lại có thể tiến bước. Những ân sủng đã được lãnh nhận làm cho chúng ta nên một với Đức Kitô, và làm cho chúng ta cảm nghiệm được sự an ủi của Ngài.

Người ta không bao giờ được phép coi thường giá trị của Lòng Thương Xót của Đức Kitô. Ngài đã chết để chúng ta có thể được tự do khỏi mọi lúc mà chúng ta đã thất bại, khi mà chúng ta đã từ chối Ngài, khi chúng ta chọn những thứ khác trên cả một mối quan hệ yêu thương với Ngài. Khi chúng ta tìm kiếm và ôm lấy Lòng Thương Xót của Ngài, chúng ta có thể trở nên những người nam nữ tốt hơn như Ngài mời gọi chúng ta trở nên. Trong suốt Năm Thương Xót sắp tới đây, chúng ta có thể mỗi người (theo những lời của Đức Thánh Cha) tìm kiếm được “niềm vui cần thiết để làm cho Lòng Thương Xót Chúa sinh hoa trái.

Charles Sikorsky, L.C, là Chủ Tịch của Viện Khoa Học Tâm Lý, một trường dạy tốt nhất có kết hợp ngành tâm lý học hiện đại và sự hiểu biết Công Giáo về con người nhân loại.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

 


Năm Thánh Lòng Thương Xót