Ý Nghĩa Các Điệp Ca Thánh Ca Tin Mừng từ ngày 17 - 23/12

Alexis Luzi, Capuchin

Phần thứ hai của Mùa Vọng bắt đầu từ ngày 17 tháng 12. Lịch phụng vụ mới gọi đó là “Late Advent.” Sau khi mở ra một nhãn quan của Mùa Vọng hướng về việc sẽ đến trong tương lai của Đức Ki tô trong phần thứ nhất, phần thứ hai của phụng vụ nhìn lại việc sinh ra của Đức Giêsu lịch sử tại Belem. Tin Mừng dành cho ngày 17 tháng 12 là chuỗi gia phả dài khởi đầu với Abraham (“cha của những người tin” – St 17,5). Bản gia phả ghi lại: “Abraham sinh Ixaac…” gia phả tiếp tục qua 42 thế hệ trước khi nói đến : “Giuse, chồng của bà Maria, bởi người Đức Kitô đã sinh ra” ( Mt 1,1-17).

Tuần Bát nhật trước lễ giáng sinh khởi đầu từ đây. Thời giờ đã muộn, và giáo hội cố gắng trình bày những gì cần thiết để chuẩn bị cho ngày sinh của Chúa, qua 7 ngày trước lễ giáng sinh, Con Trẻ sinh bởi Đức Maria được trao tặng các tước hiệu Thiên Sai đáng khâm phục qua các lời tung hô tuyệt diệu.

Bẩy tước hiệu sắp theo thứ tự, dường như đã được phát sinh tại Roma từ thế kỷ VIII. Tại Đức và Pháp, hai lời tung hô được thêm vào 7 lời tung hô nguyên thủy, đưa con số lên tới 12.

Trong các giờ kinh chiều trọng thể, các Đan viện và nhà thờ chính tòa sẽ vang lên những lời tung hô cổ kính và đáng trân trọng cho tới vọng giáng sinh: “Ôi Sự Khôn Ngoan” (17 tháng 12); “Ôi lạy Đức Chúa “ (18 tháng 12); “Ôi gốc tổ Giêsê” (ngày 19 tháng 12); “ Ôi chìa khóa nhà Đavit “ (20 tháng 12 ); “ Ôi Hừng đông”  ngày 21 tháng 12); “Ôi lạy Đức Vua muôn dân nước” (ngày 22 tháng 12); “Ôi lạy Đấng Emmanuel” (ngày 23 tháng 12). Một lời đáng ghi nhớ cổ xưa đã được trích ra từ lời mở đầu bằng tiếng La tinh theo thứ tự các lời tung hô: “Tomorrow I shall be !” “Ngày mai Ta sẽ thực hiện”.

Các lời tung hô có nguồn gốc căn bản trong nền văn chương ngôn sứ và khôn ngoan của thánh kinh cũng là một tài liệu biên soạn đã bị thất lạc của một nguồn tư liệu kinh thánh khác. Điều đó làm cho nó khó hiểu theo một nghĩa nào đó. Một khi đã “hiểu ra” ý nghĩa của nó ta có thể dễ dàng nắm bắt, và chúng lại được lập lại vào năm sau.

Tất cả các lời tung hô đều nói : “ Ôi!” và điều đó làm cho dễ hiểu ý nghĩa mà mùa giáng sinh muốn nói đến. Đó là “hơi thở của đức tin”, “sự hiểu biết của niềm tin.” “Ôi” là điều chúng ta nói khi không đủ lời để diễn tà điều ta cảm nhận được. Tất cả các lời tung hô đều nói : “Xin hãy đến!” “ Xin hãy đến!” là lời cầu nguyện đẹp nhất trong Mùa Vọng, vì nó diễn tả sự trống rỗng bên trong. Chúng ta kêu cứu để được lấp đầy giống như những cành thông trần trụi trên cây noel vậy.

Ngày 17 tháng 12  

O Sapientia - O Wisdom

O wisdom who proceeds from the mouth of the Most High, ordering all creation firmly but gently, come and show us the right path to take.”

“Lạy Ngôi Lời khôn ngoan của Đấng thượng trí, Ngài an bài mọi sự, mạnh mẽ nhưng dịu dàng. Xin đến mà chỉ dạy đường khôn ngoan cho chúng con.”

Văn chương khôn ngoan của cựu ước nhân hình hóa sự khôn ngoan thành “Bà Chúa Khôn Ngoan”, “đến từ miệng của Đấng Tối Cao”, và Đấng “chăm lo trong nơi cực thánh” (Kn 24, 3.10).

“Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.

Ngày ngày ta là niềm vui của Người, trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi” (Cn 8, 30).

Vào ngày thứ nhất của tuần Bát nhật trước lễ giáng sinh, chúng ta là những người thuộc về thời tân ước cũng nói về Sự Khôn Ngoan như một nhân vật trong lời tung hô: “Ôi Sự Khôn Ngoan”; “ Ôi Bà Chúa Khôn Ngoan!” Sự khôn ngoan này phát xuất từ lời “tự miệng Đấng Tối Cao “ (Kn 24, 3) tương tự như trong lời tiền từ của tin mừng thánh Gioan :

“Lúc khởi đầu đã có Lời.

Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,

và Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1).

Sự khôn ngoan này “điều khiển mọi tạo vật cách mạnh mẽ nhưng dịu dàng.” (Kn 8,1). Thánh Gioan cũng ghi lại :

“Nhờ Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành”

(Ga 1,3).

“Phát xuất từ miệng Đấng Tối Cao”, sự khôn ngoan này được sử dụng trong kinh tin kính cổ xưa, tuyên xưng Chúa Con “xuất phát” từ Chúa Cha, và được thờ lạy và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Sự Khôn Ngoan không làm cho chúng ta thông minh hay giỏi dang hơn, nhưng làm cho chúng ta trở nên khôn ngoan.

Lời tung hô kết thúc với lời nài xin của Mùa vọng: “Xin hãy đến !” Hỡi mầm non từ gốc Giêsê, “Đấng mà Thần Trí khôn ngoan sẽ ngự lại trên Người...” (Is 11, 2). Hãy đến, Con của Đức Maria, Đấng “lớn lên trong sự khôn ngoan và tuổi tác trước mặt Thiên Chúa…” (Lc 2, 52). Hãy đến, “ Con Trẻ sẽ dẫn dắt họ.” (Is 11, 6) và “Xin chỉ cho chúng con bước đi trong đường ngay nẻo  chính.”

Ngày 18 tháng 12  

O Adonai – O My Lord

“O Adonai and leader of the house of Israel, who appeared to Moses in the burning bush and gave him the Law on Sinai, come and redeem us in your outstretched arms.”

“Lạy Chúa là Thủ Lãnh nhà It-ra-el. Ngài đã ban lề luật cho Môsê trên núi Xi-nai. Xin ngự đến mà ra tay cứu chuộc loài người!”

Đấng đã trở thành con trẻ Giê-su đã hiện diện trong bụi gai khi Thiên Chúa phán bảo Môsê rằng : Danh Ngài là “Giavê” (x. Xh 3, 2). Người cũng hiện diện khi Thiên Chúa trao ban lề luật cho Môsê trên núi Xi-nai (Xh 6, 6). Đấng được sinh ra bởi Đức Maria trong thời gian cũng chính là Đấng “đã sinh ra bởi Chúa Cha từ trước muôn thuở” (Kinh tin Kính Nicea).

Đối với Người Con được sinh ra trong thời gian, lời tung hô tặng cho danh hiệu của Thiên Chúa hằng cửu. Không phải thực Danh của Thiên Chúa là “Giavê” (“I am”), không phải bốn mẫu tự thánh trong tiếng Do Thái nghĩa là Yahweh. Nhưng danh được gọi cách tinh tế là “Adonai” (“My Lord”). Lòng tôn kính của người Israel đối với Danh của Thiên Chúa không bao giờ được phát âm nhưng luôn luôn sử dụng Danh Chúa cách tế nhị. Mỗi năm chỉ được nhắc đến Danh Giavê một lần: Đó là vào ngày lễ Xá tội khi vị thượng tế bước vào nơi thánh, rảy máu trên nắp xá tội rồi kêu cầu Danh “Giavê”. Sau đó Danh Thánh lại được đưa vào thinh lặng cho tới năm sau.

Nhưng khi Con Trẻ trưởng thành, chính Ngài đã nghe công bố không chỉ danh “tinh tế” của Thiên Chúa, nhưng là thực danh của Thiên Chúa “Giavê”. Một lần kia Chúa Giêsu đề xuất vấn đề này trong đền thờ. Người nói với dân chúng rằng, bất cứ ai nghe lời Người sẽ không bao giờ phải nếm sự chết. Vào lúc này Chúa Giêsu đã trả lời các kinh sư một cách khôn ngoan, tinh tế: “Cha các ông là Abraham đã vui mừng vì thấy ngày của Ta; ông đã thấy và đã vui mừng” (Ga 8, 48-59).

Abraham là vị khởi đầu một gia phả rất dài trải qua 42 thế hệ trước khi kết thúc: “Giuse, chồng bà Maria, bởi Bà mà Đức Giêsu đã sinh ra” (Mt 1,1- 16), một gia phả dài khiến không ai có can đảm đọc toàn thể gia phả ngoài phụng vụ. Làm sao mà Abraham đã thấy ngày của Đức Giêsu khi Người mới được khoảng 50 tuổi (x. Ga 8,57), Người kết thúc gia phả ấy 2000 năm sau? Làm sao mà các ngài có thể nhìn thấy nhau?

Có một câu trả lời tuyệt vời từ miệng Chúa Giêsu: “Tôi bảo thật các ông, trước khi có Abraham đã có Tôi” (I am YAHWEH!). Lời xác nhận này của bản tính thần linh của Người đã làm dân chúng kinh ngạc. Nhân cơ hội đó họ đã lượm đá để ném Người (Ga 8,59),  bởi vì “ông chỉ là người mà lại dám xưng mình là Thiên Chúa!” (Ga 10, 33), “Nhưng Đức Giêsu ẩn mình đi và ra khỏi đền thờ.” (Ga 8,59)

Lời tung hô này kết thúc với câu : “Xin hãy đến !” “Come!”. “Xin đến và cứu độ chúng con bằng cánh tay hùng mạnh của Ngài”. Như Chúa Giêsu đã tự ẩn mình đi, thần tính của Người cũng ẩn giấu trong bản tính nhân loại. Giavê hằng hữu và quyền năng ẩn giấu trong một trẻ thơ. Thánh Irênê dùng cách diễn tả độc đáo khi viết : “Người đã dang cánh tay khi chịu đau khổ trong cuộc Khổ nạn của Người”. Trong thế kỷ thứ III lời đó đã được đưa vào kinh nguyện Thánh Thể của thánh Hippôlitô và ngày nay chúng ta diễn tả ý nghĩa đó trong sách lễ Roma của công đồng Vatican II đã được sửa đổi: “Người đã dang tay trên thập giá, khai tử cho thần chết và mặc khải sự phục sinh.” (Chuẩn bị kinh nguyện Thánh Thể 2). Hình tượng của Adonai không thể diễn tả được: Giavê đang nằm trong máng cỏ với cánh tay Hài nhi đã dang ra để cứu chuộc chúng ta. Ơn cứu độ khởi đầu là một “nụ hôn của Hài Nhi” đến từ trời cao.

Ngày 19 tháng 12   

 O Radix Jesse – O Shoot from Jesse

O shoot and sprout from the stump of Jesse, banner and emblem for all peoples, before Whom all kings fall silent, and all the Gentiles bow low, come and do not delay but hurry to save us.”

“Lạy Đức Ki tô là mầm non từ gốc tổ Giêsê, Ngài chiêu tập muôn dân dưới hiệu kỳ. Xin đến mà giải thoát, đừng trì hoãn làm chi.”

Chúng ta đang thấy bụi gai bốc cháy khi chúng ta thốt lên một lời kinh ngạc! Một chồi xanh non đã nảy mầm từ một lời hứa…

Một hình ảnh chính xác mà Isaia đã có trong tâm tưởng khi ông viết: “Trong những ngày đó, một chồi non sẽ nảy mầm từ gốc Giêsê” ( Is 1,7). Giêsê là cha của Đa vit và gốc cây là vương quốc của Đa vit đã rơi vào tàn lụi với thời lưu đầy. Và gốc cây đó sẽ nảy ra một chồi non: Hài nhi Giê su. “Nơi Người, Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa vít, cha Người, và vương quyền Người sẽ vô tận.” ( Lc 1, 32-33).

Với việc đang đến của vị Ấu Vương Giêsu, vương quốc Đa vít được phục hồi và ngai vàng được tái lập :

Đây là dụ ngôn về hạt cải! “Nước trời cũng giống như hại cải, nó nhỏ nhất trong mọi hạt giống, nhưng khi mọc lên nó trở thành cây lớn hơn hết mọi cây” (Mt 13, 31- 32). “Từ gốc tổ Giêsê sẽ nảy ra một chồi” ( Is 11,1), và chồi non đó phát triển thành một cây lớn. Cái đã một lần thấy nhỏ bé nay trở thành một ngọn cờ vinh quang và huy hiệu của Ngài được đặt lên cao để thống trị các quốc gia (x. Is 11,10; Rm 15,12). “Trước mặt Ngài, mọi vua chúa phải thinh lặng cung kính” (Is 52,15) và “các dân ngoại khiêm tốn phủ phục cầu khẩn” (Is 11,10).

Đây là lời hứa vinh quang về vương quốc mà Kinh thánh và lời tung hô đã thể hiện. Trong thực tế còn một điều gì khác nữa… Vương quyền chưa đến, cờ hiệu chưa được giương cao, Người vẫn chưa thống trị các dân nước; các vua chúa cũng chưa thinh lặng phủ phục. Trước mặt Người, muôn dân nước chưa cúi đầu thần phục…

Giống như các lời tung hô khác, lời tung hô này kết thúc với lời : “ Xin hãy đến!”

“Come”, nhưng xem ra có vẻ thiếu kiên nhẫn: “Xin hãy đến và đừng trì hoãn! Xin mau đến và đem theo vương quốc!”.

Điều gì trong thế giới đang kìm giữ Ngài lại? Có một điều gì đó trong thế giới đang cầm giữ Ngài. Thầy Twvi Schur viết: nếu có thêm nhiều người trong thế giới đầy tràn tình yêu và sự khoan dung thì chúng ta có thể đón nhận Đấng Thiên Sai được Thiên Chúa gửi tới. Nhưng ngày nay biết bao sự thù ghét, ganh tị và khủng bố nhân danh “niềm tin” …

Thế giới xin Người mau ngự đến để làm gì?  Để cứu độ chúng ta. Đó là một sự tích lũy kinh nghiệm của bao niềm hy vọng giữa những lo lắng, xung đột và chia rẽ gây tác hại và thiêu đốt chúng ta. Đó là một sự tích lũy của núi thánh công lý và bình an, thăng tiến và hoàn hảo, làm cho thế giới này được vươn lên tới trời, tương tự như chiếc thang của Giacóp để đón Người ngự đến! (“Niềm hy vọng Thiên sai”, The Divine Milieu).

Con Trẻ trong Isaia, “Đấng mà Thiên Chúa sẽ trao cho Ngài ngai vàng Đavit, cha Người” ( Is 9,6), xin hãy đến mau lẹ và đừng trì hoãn nữa!

Ngày 20 tháng 12   

 O Clavis David – O Key of David

O key of David and scepter of the house of Israel, Who opens and no one closes, who closes and no one opens, come and open up the dungeon cells, and set the prisoner free, who sits chained in darkness and the shadow of death.”

“Lạy Đức Ki tô, Ngài nắm giữ chìa khóa nhà Đa – vít, Ngài mở cửa đưa vào Nước vĩnh hằng. Xin Ngài đến đem ơn giải thoát, cho tù nhân khỏi hết xích xiềng, cho họ không còn ngồi dưới bóng đêm.”

Lời tung hô này lấy chất liệu từ sách Khải huyền 3,7. Ở đây thánh Gioan gọi chính Người là “Chìa khóa nhà Đavít, Người đã mở ra không ai đóng lại được."

Thánh Gioan mượn đoạn văn trích từ sách ngôn sứ Isaia chương 22, câu 22, trong đó những lời này không hề mang tính thiên sai, nhưng đơn giản chỉ diễn tả endorsement của Thiên Chúa đối với nhà lãnh đạo dân sự trung tín với Ngài: “Ta sẽ đặt chìa khóa nhà Đavít trên vai nó. Nó sẽ mở và không ai đóng lại được; nó sẽ đóng và không ai mở lại được.” Biểu tượng của việc trao chia khóa là một hình ảnh đơn giản cho thấy việc trao ban quyền tối thượng. 

Khi hài nhi Giêsu sinh ra, Ngài đã được trao tặng ngai vàng Đavít, tổ tiên Ngài (Lc 1, 23) và cùng với tất cả “quyền năng trên trời dưới đất” (Mt 2818). Khi chọn Phêrô làm Giáo Hoàng tiên khởi và thủ lãnh Giáo Hội, Ngài dùng cũng một biểu tượng đó: “Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho con.” (Mt 1619).

Những lời đó ngày nay được ghi trên một tấm mo-sa-ic mạ vàng, treo trên bức tường cao 3 mét tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Vẻ huy hoàng của nó dường như vang dội qua nhiều thế kỷ. Qua dòng lịch sử, hình ảnh về chìa khóa Phêrô đã được bài trí trên tất cả các công trình xây dựng của Giáo Hội và đế quốc Roma. 

Trong thời gian lâu dài người ta thường giả định rằng chìa khóa được trao cho Phêrô là để ưu tiên quyền tháo cởi và cầm buộc. Nhưng không phải thế. Lời tung hô này mở rộng hơn các lời tung hô khác, không những khẩn nài Đấng là Chìa khóa quyền năng đến để mở ra mà còn để giải thoát chúng ta khỏi ách tử thần. “Ôi chìa khóa nhà Đavít, xin đến và mở cửa ngục tù để giải thoát tù nhân khỏi xích xiềng.” 

Khi Chúa Giêsu đi loan báo Tin Mừng, Ngài luôn tháo cởi và chữa lành dân chúng: “Ephata! Hãy mở ra!” Ngài mở tai người điếc và mắt người mù, cho người câm nói được, và giải thoát tội nhân. 

Vào ngày 29 tháng 12, máu của Thánh Tôma Becket, Tổng Giám mục thành Canteburry đã hòa trộn với màu đỏ Poinsettias của mùa Giáng Sinh. Cũng như Chúa Giêsu, ngài cũng là một “chìa khóa mở”. Trong khi phái đoàn của nhà vua đến tìm giết ngài, ngài đã yêu cầu những người bảo vệ ngài ra ngoài và mở rộng cửa để đón họ. Giáo Hội luôn luôn mở ra, ngay cả đối với những người thù ghét chúng ta.

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng là một “chìa khóa mở”. Với chìa khóa Phêrô được trao cho ngài, ngài đã mở tung các cánh cửa đã bị đóng lại từ lâu đời để đón nhận luồng gió của Lễ Hiện Xuống mới. Luôn luôn có những người muốn đóng cửa lại, nhưng lời tung hô không thay đổi: “Ôi lạy chìa khóa Đavít, khi ngài mở, không ai đóng được.”

Ngày 21 tháng 12    - 

O  Oriens – O Rising Dawn

O Rising Dawn , Radiance of Light eternal, and warm Sun of justice, come and bring light to those sitting in darkness and the shadow of death.”

“Muôn lạy Đức Em-ma-nu-en, Đấng nắm giữ vương quyền  và ban hành luật pháp. Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin ngự đến mà cứu độ chúng con!”

Lời tung hô theo nghĩa đen bao bọc hài nhi Giêsu trong luồng ánh sáng đích thực. Điều đó làm ta nh lại lời của Dacaria, người cha cao niên của Thánh Gioan Tẩy Giả. Khi ông viết tên “Gioan” trên tấm bảng trong ngày lễ cắt bì của con trai ông, đã tức khắc được tháo cởi khỏi chứng câm của ông và mở miệng vang lên lời ca ngợi: “Thiên Chúa ta đầy lòng thương xót và trắc ẩn. Ngài cho Vừng Đông từ trời cao viếng thăm ta.” (“Oriens ex alto”) Soi sáng những ai ngồi trong tăm tối, và đưa ta vào đường nẻo bình an.” (Lc 157-79)

Khi gọi Ngài là “vẻ huy hoàng” của Ánh sáng vĩnh cửu của Chúa Cha (Dt 1, 3), lời tung hô làm cho Hài Nhi chói ngời vinh quang của Thiên Chúa và tỏ cho thấy Người Con sinh bởi Đức Maria là “Ánh sáng bởi Ánh sáng” (“lumen de lumine”). Hơn nữa, người Con của Đức Maria theo ngôn sứ Malakia là “Mặt Trời công chính (“Sol justitiate”), mang theo tia sáng chữa lành” cho chúng ta. (Ml 4, 2)

Chúng ta biết rằng từ ngày 17 đến 25 tháng 12 là khoảng thời gian tối nhất trong năm. Những ngày này trời tối trong mười lăm giờ và chỉ có chín giờ trời sáng. Vào ngày sinh nhật Hài Nhi Giêsu, mặt trời bắt đầu quay trở lại ở bắc bán cầu, thời gian trời sáng bắt đầu tăng lên cho đến khi đạt đến độ sáng chói tối đa vào hạ chí nhằm ngày 21 tháng 6.

Ngày lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ Roma vào thế kỷ thứ ba. Các Kitô hữu nhìn nhận Chúa Giêsu là “Mặt Trời công chính” mà ngôn sứ Malakia đã tiên báo. Đây đúng là lúc phải kêu lên: “O Oriens, veni!” “Ôi Bình Minh ló dạng, hãy đến chiếu sáng cho chúng tôi đang mò mẫm trong bóng tối. Ôi Mặt trời công chính ấm áp, hãy đến cất đi giá lạnh trong tâm hồn. Ôi Tia Sáng vĩnh cửu, hãy đến xua tan bóng tối ảm đạm và dẫn đưa chúng tôi bước vào đường nẻo bình an.

Ngày 22 tháng 12    

O Rex Gentium – O King of the Gentiles

O King of the Gentiles and their eternal longing, Oh Cornerstone who make the both of them, Jew and Gentiles, one, come and save the creature you have fashioned from dust.”

“Lạy Đức Ki tô là Vua muôn nước, là đá tảng góc tường của tòa nhà Giáo Hội. Xin ngự đến mà cứu độ con người, Chúa đã lấy đất mà dựng nên.”

Hài Nhi Giêsu, sinh bởi Đức Maria, con Vua Đavit, con Abraham, là vua Dân Do Thái. Cả thế giới đều biết điều đó khi họ đọc bản án trên đầu Chúa Giêsu bằng tiếng La tinh, Do Thái và Hy Lạp: “Giêsu Na-da-ret, vua người Do Thái.” (Mt 27,37)

Cho đến nay, tất cả các lời tung hô đều bắt nguồn từ ngôn ngữ và cung điệu Do Thái. Điều đó cũng tương tự như câu chuyện về lễ giáng sinh: mọi nhân vật và mọi sự đều mang tính Do Thái: Thánh Giuse và Đức Maria, ông Dacaria và bà Elisabet là những người Do Thái. Các mục đồng thuộc tầng lớp bình dân và sống ngoài lề xã hội là những người Do Thái. Cụ già Simeon và Anna trong đền thờ là những người Do Thái. Ngay cả các thiên sứ ca hát: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm” dường như cũng là những người Do Thái !

Tương tự như câu chuyện Giáng sinh, các lời tung hô đang cần và mong đợi Vì Sao hiển linh để tụ họp các vua chúa muôn dân như Gaspar, Melchior và Balthasa tới kính viếng Vua Do Thái của muôn dân. Hài Nhi Giêsu, Đấng “không có chỗ trong quán trọ”, nay sẽ “làm cho cả hai - Do Thái và dân ngoại - thành một” bằng cách mời gọi anh em Do Thái nhường chỗ cho dân ngoại, để cho các dân ngoại cũng được chia sẻ một gia nghiệp như họ, để họ trở thành những chi thể của cùng một thân thể như họ, hầu làm kinh ngạc người Do Thái mà thánh Phaolo đã gọi đó là  “điều bí nhiệm mà Thiên Chúa ẩn giấu từ ngàn xưa” (Ep 3, 6).

Ngôi sao mà lời tung hô đang cần và mong đợi, cuối cùng đã xuất hiện. Đấng là Vua của người Do Thái cũng là “Vua của muôn dân.” Đề tài này trích trong sách ngôn sứ Giêrêmia 10,7: “Họ không còn sợ hãi Ngài, Lạy Đức Vua muôn dân nước” (“O Rex gentium”). Niềm “khát khao muôn thuở” của họ đến từ sách ngôn sứ Haggai 2,8.

Nhưng lời tung hô không dừng lại trên vương quyền với tất cả dị nghĩa có thể có. Lời tung hô gọi Vua Do Thái và Vua các dân là “Đá Tảng”- “Corner Stone”, Đấng làm cho cả hai nên một và cũng chính Đấng ấy đem lại bình an. Những tư tưởng này xuất phát từ thư Ephêsô nói về Đức Kitô: “Đấng đập tan bức tường chia rẽ giữa Do Thái và dân ngoại, để làm cho cả hai nên một và đem lại hòa bình” ( Ep 2, 14 -16).

Chúng ta ngạc nhiên tại sao tác giả vô danh cổ thời của các lời tung hô không gọi “Ôi Đá Tảng” hay “Ôi Đấng xây dựng hòa bình” thay vì “Ôi Vua Cả”? Bởi vì vua chúa thì chúng ta có rất nhiều… Nhưng chúng ta chỉ mong đợi Đấng chính là Vị Vua xây dựng hòa bình đích thực. Ngài chính là viên đá góc mà chúng ta cần để liên kết “hai bên thành một”: Ả rập và Do Thái, người da mầu và da trắng, người công giáo và tin lành, các giáo hội phân ly, các quốc gia đang chia rẽ, các gia đình phân ly thành một...

“Xin hãy đến” (“come”) của lời tung hô này là một lời khẩn nài bình an và lời cầu nguyện. “Xin hãy đến” theo ngôn sứ Isaia chính là : “Hỡi Hoàng tử bình an.” (Is 9,16). Xin hãy đến, hỡi Đá Tảng để chỉ cho chúng ta dọn chỗ cho nhau trong ngôi làng toàn cầu nhỏ bé này khi chúng ta chung vai sát cánh với nhau và ở đó chúng ta sẽ học sống chung hòa bình, nếu không chúng ta sẽ tự hủy diệt.

Nhưng làm thế nào để dọn chỗ cho nhau trên hành tinh của chúng ta, tương tự như ngôi nhà của Cha trên trời, có nhiều tầng và nhiều chỗ cho mọi người? Xin hãy đến, lạy Vua Hòa Bình, để phá đổ mọi bức tường ngăn cách và cứu thoát chúng con khỏi các cuộc chiến tranh thảm khốc; đồng thời hướng dẫn chúng con bước vào đường nẻo bình an. Xin hãy đến và cứu thoát loài thọ tạo của Ngài, “đã được tạo dựng từ bụi đất” khỏi rơi vào cuộc chiến hạt nhân và vũ khí hóa học độc hại phát xuất từ tà tâm của con người.

*********

Ngày 23 tháng 12   

O Emmanuel – O God- with- us

O Emmanuel, our King and Law – bearer, Expectation of the Gentiles and their Savior, come and save us. O Lord, our God!”

“Lạy Đấng Emmanuen, là Vua và Đấng mang Lề luật, là Hy Vọng và Đấng Cứu Độ của muôn dân nước. Xin ngự đến mà giải thoát chúng con!”

Hài Nhi Giêsu là Đấng mang lề luật (Is 33,32), và trong cánh tay nhỏ bé của Người chỉ mang một lề luật duy nhất (Ga 13, 34). Đó chính là luật của mọi lề luật (Ep 2, 5).

Hài Nhi Giêsu cũng là niềm hy vọng của muôn dân (x. St 49,10). Cuối cùng Người đã đến, các dân tộc từ phương Tây sẽ đem theo của cải đến với Người bằng tàu thuyền (Is 60, 5) và từ phương Đông, sẽ tới bằng lạc đà. Những đoàn lạc đà sẽ tới từ Midian và Ephah. Họ sẽ đến từ Sheba, mang theo vàng, nhũ hương để ca tụng Thiên Chúa (Is 60, 6).

Nhưng trong tất cả các tước hiệu Thiên Sai đáng kinh ngạc được trao tặng cho Người Con sinh bởi Đức Maria trong tuần Bát nhật giáng sinh: Chúa – Chồi Non – Chìa khóa – Rạng đông – Vua – Đấng mang lề luật, thì tước hiệu “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” là một tước hiệu nồng ấm nhất, vui tươi nhất, thân tình nhất trong tất cả. Thực ra đó chính là Danh của Thiên Chúa trong Lễ Giáng Sinh được loan báo cho thế giới bởi sứ thần Gabriel (Mt 1, 23).

Đức Maria nghĩ về việc thụ thai người Con của ngài sẽ xảy ra cách nào vì ngài không biết đến người nam ( Lc 1, 26- 38); ông Dacaria cho rằng việc thụ thai của vợ ông là bà Isave là điều không thể xảy ra được bởi vì bà vừa cằn cỗi vừa cao niên, một sứ thần đang đứng trước mặt ông (Lc 1, 5-19). Tên của vị sứ thần loan báo cho ông là Gabriel (nghĩa là “Tin Vui của Thiên Chúa”). Và ngài loan báo rằng: “Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể.” (Lc 137).

Hơn nữa sứ thần cũng loan báo Con Thiên Chúa hóa thân làm ngườimang thân phận yếu đuối sinh ra trong đêm giá lạnh, không có chỗ trong quán trọ. Đấng thánh vô tội ở giữa chúng ta đã phải chạy trốn trước sự tàn ác của Hêrôđê. “Đấng đã thực hiện những điều đó là chính Thiên Chúa hằng sống.” (Karl Barth, The Humanity of God).

http://nunsopvn.net/tai-lieu-hoc-hoi/y-nghia-cac-diep-ca-thanh-ca-tin-mung--tu-ngay-17---2312-9403.html

 


Trang Phụng Vụ