TÓM TẮT SỨ ĐIỆP GỬI DÂN CHÚA CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THƯỜNG KỲ VỀ TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỂ THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN KITÔ-GIÁO

LỜI KÊU GỌI TÂN PHÚC ÂM HOÁ KHẨN CẤP

Bằng một “Sứ điệp gửi Dân Chúa” rất hay, THĐ.GM đã hô hào tất cả mọi tín hữu Công giáo hãy gánh vác nhiệm vụ Tân Phúc Âm hoá.

Trong bản tóm lược Sứ Điệp Đúc Kết được các Nghị phụ tán thành ngày 24/10, giải thích rằng Tân phúc âm hoá “không phải là vấn đề tìm cho ra những chiến lược mới như thể Phúc Âm cần phải được truyền lan giống như một sản phẩm trên thị trường, nhưng là tìm ra lại những cách thức trong đó các cá nhân đến được gần Chúa Giêsu”. Khi THĐ.GM lần thứ 13 gần kết thúc, các GM bỏ phiếu cho sứ điệp dài 6.750 chữ nầy, vốn đưa ra một đánh giá đúng mực nhưng đầy lạc quan về những thách thức mà Giáo Hội phải đối mặt trong đầu thế kỷ 21. THĐ sẽ thảo luận và bỏ phiếu về một loạt những vấn đề đặc thù, bổ sung các chủ đề của sứ điệp toàn diện nầy và chính thức bế mạc vào Chúa Nhật 28/10.

Sứ điệp đúc kết nầy bắt đầu bằng việc gợi lên hình ảnh Chúa Giêsu nói với người phụ nữ xứ Samaria tại giếng nước. Người đàn bà nầy, mong đợi được dịu cơn khát, là “hình ảnh của con người đương thời với một chiếc bình trống, đang khát và nhớ về Thiên Chúa… Ngày nay, rất nhiều giếng nước chào mời làm hết cơn khát của nhân loại, nhưng chúng ta phải phân tích kỹ càng nhằm tránh những nguồn nước bị ô nhiễm … Quả thật bất cứ nơi đâu chúng ta cảm thấy nhu cầu phục hồi đức tin đang có nguy cơ bị che khuất trong các bối cảnh văn hoá vốn cản trở nó bén rễ trong con người và ngăn cản sự hiện diện của nó trong xã hội, sự sáng sủa về nội dung và những hoa trái đi liền của nó”.

Mục đích của Tân Phúc Âm hoá, như bất kỳ công cuộc rao giảng Phúc Âm nào, là đem người ta đến với Chúa Kitô. Và điều nầy đòi hỏi đem người ta đến với Giáo Hội Công Giáo. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa là Tình Yêu, chỉ có thể xảy ra trong Giáo Hội, như là hình thức cộng đồng tiếp thu và kinh nghiệm hiệp thông; từ điều nầy, các Kitô hữu trở thành các chứng nhân cả trong những nơi chốn khác nữa.

Tại cuộc họp báo giới thiệu Sứ điệp nầy – do ĐHY Giuseppe Betori Tgp Florence đứng đầu Uỷ ban soạn thảo sứ điệp đúc kết nầy, chủ toạ – các phát ngôn nhân được THĐ chỉ định thừa nhận rằng công cuộc truyền bá Phúc Âm của Giáo Hội đã bị thiệt hại do những hành vi xấu xa của một số tín hữu công giáo và “sự yếu kém của các môn đệ Chúa Giêsu” đè nặng lên sự đáng tin của sứ mệnh truyền giáo”. ĐHY tân cử Luis Tagle Tgp Manila nói với các ký giả rằng “không một ai giả vờ như đã không có vấn nạn nào. Không có sự mù quáng như thế trong đại sảnh THĐ”. Dù sao các Nghị phụ cũng đã nói rằng mặc cho những khiếm khuyết của họ, các Kitô hữu phải tin cậy vào sự nâng đỡ chắc chắn của Chúa Thánh Thần.

Công cuộc Tân Phúc Âm hoá dựa trên sự chắc chắn sáng sủa thanh bình nầy. Chúng ta tin tưởng vào ơn linh ứng và sức mạnh của Thần Khí, Đấng sẽ dạy chúng ta những gì chúng ta cần nói và những gì chùng ta cần làm, kể cả trong những thời khắc khó khăn nhất… Không có chỗ cho sự bi quan trong tâm trí và tâm hồn của những người biết rằng Đức Chúa của họ đã chinh phục sự chết vá rằng Thần Khí Người hoạt động mạnh mẽ trong lịch sử. Chúng ta tiếp cận thế giới nầy với lòng khiêm nhường, song cũng đầy quả quyết. Điều nầy đến từ sự tin chắc rằng chân lý cuối cùng sẽ chiến thắng.

Sứ điệp của THĐ nói rằng việc Rao giảng Phúc Âm phải bắt đầu bên trong gia đìnhquan ngại về những vấn nạn mà cuộc sống gia đình phải đối mặt trong xã hội hiện đại: Chúng ta không phải không biết rằng ngày nay gia đình, được thành lập trong hôn nhân một người nam và một người nữ, làm cho họ nên một huyết nhục (Mt 19,6) mở ra cho sự sống, bị tấn công bởi những khủng hoảng khắp mọi nơi. Nó bị bao vây bởi những kiểu mẫu đời sống gây bất lợi cho nó và bị các chính sách của xã hội mà nó cũng là tế bào căn bản, bỏ rơi. Trong khi chấp thuận công việc nâng đỡ hôn nhân và đời sống gia đình lành mạnh, THĐ đưa ra một thông điệp cảm thông và hiểu biết đối với các tín hữu Công giáo sống trong những tình huống hôn nhân bất thường. THĐ không nghi ngờ rằng Giáo Hội không dự tính một thay đổi nào trong giáo huấn rằng các cặp vợ chồng ly dị và tái hôn không được rước Thánh thể: Ngày càng nhiều gia đình trong những hoàn cảnh bất thường được lập ra sau thất bại các cuộc hôn nhân trước đó. Có những tình huống đau thương ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục đức tin cho con cái. Với tất cả những người đó, chúng tôi muốn nói rằng tình yêu Thiên Chúa không bỏ rơi một ai hết, rằng Giáo Hội cũng yêu thương họ, rằng Giáo Hội là một ngôi nhà đón chào hết mọi người, rằng họ vẫn là thành viên của Giáo Hội, kể cả khi họ không thể nhận bí tích hoà giải và Thánh Thể.

Giáo Xứ là trung tâm tự nhiên của công việc rao giảng Tin Mừng. Sứ Điệp Đúc Kết nầy khuyến khích các giáo xứ đảm nhận thách thức của Năm Đức Tin là đưa ra lời khích lệ đặc biệt cho các tín hữu của mọi bậc sống – linh mục, tu sĩ, giáo dân và giới trẻ – để đáp lại thử thách đó. THĐ. lựa chọn “hai biểu hiện đời sống đức tin tỏ ra đặc biệt quan trọng với chúng ta để làm chứng cho nó trong Tân Phúc Âm Hoá” : cầu nguyện chiêm niệm và công việc nhân danh người nghèo.

THĐ. tán thành những nỗ lực nhằm thúc đẩy đối thoại với các thế giới khoa học và văn hoá, nêu ra nhu cầu đối với “một liên kết tiếp tục giữa đức tin và lý trí”: “Chúng tôi tin chắc rằng đưức tin có khả năng đón chào mọi sản phẩm của một trí tuệ lành mạnh mở ra với sự siêu nghiệm và sức mạnh chữa lành những giới hạn và mâu thuẫn mà lý trí có thể rơi vào”.

Tương tự như thế, sứ điệp ủng hộ những nỗ lực đại kết và liên tôn, khi nhấn mạnh : “Đối thoại giữa các tôn giáo có ý muốn được là một đóng góp cho hoà bình. Nó loại bỏ mọi chủ nghĩa cực đoan và tố giác mọi bạo lực biị mang đến trên các tín hữu như những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Phần cuối, sứ điệp đưa ra những lời đặc thù khuyến khích gửi các tín hữu Công giáo ở những vùng khác nhau trên thế giới. Với những tín hữu ở Trung Đông, đang khao khát tự do tôn giáo; những tín hữu ở Châu Phi, đang lo lắng rối loạn vì bạo lực; những tín hữu ở Nam Mỹ, đang chịu nghèo đói và bất công kìm kẹp và những tín hữu ở Á Châu, “thường bị đặt ở lề xã hội và bị bách hại”.

THĐ có những lời mạnh mẽ hơn với các tín hữu ở Bắc Mỹ và Châu Âu, công nhận rằng những vùng nầy, nơi đức tin Kitô giáo đã từng triển nở, nay đang hết sức cần đến Tân phúc âm hoá: Các GM THĐ mời gọi anh chị em, các Kitô hữu Bắc Mỹ, hãy vui vẻ đáp lại lời kêu gọi Tân phúc âm hoá, trong khi các ngài nhìn với lòng biết ơn các cộng đoàn Kitô hữu trẻ của anh chị em sinh ra nhiều hoa trái đức tin, bác ái và truyền giáo dường nào. Anh chị em cần nhận ra rất nhiều những biểu hiện của văn hoá ngày nay trong các nước ở thế giới anh chị em vốn ngày nay xa rời Phúc Âm. Sự cải hoá là cần thiết, từ đó nẩy sinh một cam kết mà không đem anh chị em ra khỏi các nền văn hoá của anh chị em, nhưng ở giữa chúng để đưa ra cho tất cả [các nền văn hoa ấy] ánh sáng đức tin và sức mạnh sự sống.

Với Châu Âu, thông điệp nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng tương tự: Các GM nói lời biết ơn và hy vọng đối với các Giáo Hội ở lục địa Châu Âu, một phần ngay nay bị mang dấu ấn bởi một sự tục hoá mạnh mẽ – đôi khi cỏn cả hung hăng nữa – và một phần vẫn còn mang thương tích bởi nhiều thập niên dưới các chế độ với những ý thức hệ thù nghịch đối với Thiên Chúa và con người… Xin cho những khó khăn hiện tại không làm nản lòng và lật nhào anh chị em, hỡi các Kitô hữu Châu Âu thân yêu: thay vào đó, mong anh chị em hãy coi chúng như một thách thức phải vượt qua và là một cơ hội cho việc loan báo Chúa Kitô và Tin Mừng Sự Sống của Người vui tươi và sống động hơn.

Cuối cùng, THĐ kết luận bằng việc tin tưởng phó thác công việc hồi sinh đức tin cho sự gìn giữ che chở của Đức Trinh Nữ Maria, dưới tước hiệu “Ngôi Sao Tân Phúc Âm hoá”. ĐHY Timothy Folan, Tgp New York, thành viên của uỷ ban soạn thảo Sứ điệp nầy, nói với Radio Vatican rằng các nghị phụ “nghĩ rằng sẽ là một ý tưởng hay để mở đầu và kết thúc với hai người nữ, người nữ [xứ Samaria] tại bờ giếng và Mẹ Maria rất Thánh của chúng ta”.

(CWN - October 26, 2012) on by Xuân Bích Việt Nam


Loan Báo tin Mừng Cách Mới Mẻ