PHẦN II

Di chúc của ĐGH Gioan-phaolô II : sự thực thi Công Đồng Vaticanô II.

Vaticanô, thứ năm mùng 07 tháng 04 năm 2005 (Zenit.org) – Di chúc của ĐGH Gioan-phaolô II là sự thực thi những quyết định của Công Đồng Vaticanô II, như lời Ngài yêu cầu trong bản di chúc thiêng liêng của Ngài.

« Con xin trao phó trọn vẹn cho Mẹ », chính như thế, bởi châm ngôn của Ngài, mà ĐGH bắt đầu bản di chúc của Ngài, ngày 06 tháng 03 năm 1979. Ngài thêm : « nhân danh Chúa Ba Ngôi Cực Thánh. Amen ».

Bản di chúc của ĐGH Gioan-phaolô II, gồm 15 trang viết tay, và 5 trang đánh máy, đã được đọc vào buổi họp thứ tư của Hồng Y Đoàn vào sáng thứ tư vừa qua, bằng tiếng Ý theo nguyên bản bằng tiếng Balan, và đã được ấn hành bằng tiếng Ý bởi văn phòng báo chí của Tòa Thánh ngày thứ năm hôm nay.

Không phải là « một » bản di chúc viết một lần, nhưng nhiều suy tưởng đã được thêm vào qua 6 dịp cấm phòng mùa chay tại Vaticanô. Lần đầu tiên, vào tháng 03 năm 1979, dịp cấm phòng đầu tiên của Karol Wojtla như Giáo Hoàng, và lần cuối cùng, phần dài nhất, vào năm 2000, giữa năm Thánh, năm mà ĐGH nói lời « Bây giờ xin hãy để con ra đi ».

Những lời di chúc của Ngài là những lời nào ?

Trong phần thứ tư của bản di chúc thiêng liêng này viết vào năm 2000, GIOAN-Phaolô II cảm tạ Chúa Thánh Linh cho món quà của Công Đồng Vaticanô II mà ĐGH đã theo dõi, như Ngài nhắc lại, từ đầu – nghĩa là dưới thời ĐGH Gioan XXIII - cuối cùng, dưới thời ĐGH Phaolô VI. Còn Ngài, Giáo Hội, hàng giáo phẩm mang đó một món nợ, theo lời giải thích của ĐGH Gioan-phaolô II. Với một tính cách long trọng, Ngài tuyên bố : « tôi tin tưởng rằng trong rất lâu nữa, các thế hệ tương lai còn có thể múc được nhiều phong phú của Công Đồng thế kỷ XX này đã ban cho chúng ta.

ĐGH tuyên bố : « Tôi ước muốn trao phó di sản vĩ đại này lại cho tất cả những vị đang và sẽ được gọi trong tương lai để thực thi những điều của Công Đồng ».

Điều mà Đức Karol Wojtyla nói đã thực nghiệm cách đặc biệt trong Công Đồng, chính là sự « hiệp thông huynh đệ của hàng giáo phẩm » của tất cả Giáo Hội, như, theo lời Ngài nói, Ngià đã thực nghiệm tại Cracovie, « sự hiệp thông huynh đệ của linh mục đoàn ».

Trong phần trước đoạn cuối của bản di chúc của năm Thánh, ĐGH còn mở rộng hơn nữa chân trời bằng cách nhắc đến sự cộng tác « tận tâm » và « phong phú » với các Hồng Y, các Tổng Giám Mục và các Giám Mục, các linh mục, các tu sĩ và giáo dân.

Ngài nhấn mạnh cách đặc biệt đến những lần gặp gỡ với các giám mục qua những lần thăm viếng « mộ các thánh tông đồ ». Rồi những lần gặp gỡ của Ngài với các « huynh đệ » của những tôn giáo kitô khác, với Đức Giáo Trưởng Do-Thái-Giáo tại La Mã, những vị đại diện của các tôn giáo ngoài kitô giáo, của những lãnh vực « của văn hóa, của khoa học, của chính trị, của những phương tiện truyền thông xã hội ».

Những trang đầu.

Nhưng chúng ta hãy trở lại những trang đầu của tờ di chúc của ĐGH Gioan-phaolô II. Ngày 06 tháng 03 năm 1979, Đức Gioan-phaolô II cho những chỉ thị thật cụ thể : Ngài vừa đọc lại tờ di chúc của ĐGH Phaolô VI và xin được chôn cất trong lòng đất như vị này, và những điều viết riêng của Ngài được đốt đi. Ngài trao phó công việc đó cho thư ký riêng của Ngài đã theo Ngài từ 40 năm nay, từ Cracovie, và Ngài đã làm lễ tấn phong Giám Mục, Đức Cha Stanislas Dziwisz.

ĐGH nghèo. Tất cả những đồ dùng cá nhân cần thiết mỗi ngày, người ta có thể tùy nghi phân phối tùy theo thuận tiện, nếu không như Ngài nói, Ngài không có của cải gì cả : ngay cả những tiền nhuận bút của những sách Ngài viết, ĐGH cho hết. Những quà tặng, Ngài muốn tặng tất cả cho Đức Cha Stanislas.

Những người khác được đề cập đến với lòng ngưỡng mộ : ĐGH Phaolô VI và Đức Hồng Y Wyszynski. Một người khác được đề cập đến với lòng biết ơn, năm 2000, Đức Giáo Trưởng Do-Thái-Giáo thành La Mã, và dưới danh nghĩa Đại-Giáo-Trưởng, chính vị này đã tiếp đón ĐGH vào năm 1986 trong Nhà Nguyện lớn của thành La Mã. Đó chính là Đức Đại Giáo Trưởng đáng kính, Elio Toaff.

Từ bản di chúc năm 1979, ĐGH cảm ơn mỗi người, và xin mọi người  « thứ lỗi ». Bản văn đầu tiên này bắt đầu bằng lời trích của trang kinh thánh theo thánh Mát-thêu : « Hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa sẽ đến ».

Ngài thêm vào đoạn đầu tiên này, năm 1990, lời ghi chú này : « sau khi tôi chết, tôi xin các thánh lễ và các lời cầu nguyện ».

Trong một trang không đề ngày, Ngài diễn tả lòng trông cậy của Ngài, mặc dù « sự yếu đuối của Ngài », rằng Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài những ân sủng cần thiết để Ngài « đương chọi theo Thánh Ý Chúa tất cả những công vụ được trao phó cho Ngài, những thử thách và những khổ đau ».

 Sẵn sàng trình diện trước mặt Thiên Chúa.

 Vào năm 1980, trong dịp cấm phòng được giảng bởi Đức Cha Lucas Moreira Neves, người Ba Tư, Thư Ký của Hội Đồng các Giám Mục, và sau này là Hồng Y, ngày nay đã qua đời, ĐGH đã đọc lại bản di chúc năm 1979, và bản của Đức Phaolô VI, và Ngài nhìn nhận tính cách « tạm thời » của bản di chúc này.

Nhưng sứ điệp thiêng liêng của Ngài lúc bấy giờ là như sau : « ngày hôm nay, tôi ước muốn thêm rằng mỗi người bây giờ phải giữ trong tâm trí viễn tượng của sự chết và phải sẵn sàng trình diện trước Thiên Chúa và Đấng Thẩm Phán – và đồng thời là Đấng Cứu Độ và là Người Cha. Và tôi cũng thế, tôi luôn suy nghĩ về điều này, bằng cách trao phó giờ phút quan trọng này vào Mẹ Đức Kitô và của Giáo Hội – vào Người Mẹ của sự hy vọng của tôi ».

Năm đó, Ngài nhắc đến những sự bách hại mà Giáo Hội là nạn nhân trong một vài quốc gia « một thời đại của bách hại đến độ cũng chẳng kém gì giai đoạn của những thế kỷ đầu tiên, nó còn lớn hơn nữa, bởi tầm độ của sự tàn bạo và sự hận thù. « Sanguis martyrum  - semen christianorum » (máu các thánh tử vì đạo, hạt giống của những kitô hữu).

Ngài lập lại lời « tuỳ thuộc trọn vẹn » về Chúa, « trong sự sống và trong sự chết », « bởi Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội ». « Tôi đã chấp nhận sự chết này, ĐGH viết, tôi hy vọng rằng Đức Kitô sẽ ban cho tôi ân sủng vào đoạn đường cuối này, nghĩa là sự Vượt Qua của tôi. Tôi hy vọng như thế Chúa sẽ làm cho sự chết của tôi trở thành hữu ích cho mục đích lớn lao này mà tôi luôn tìm kiếm để phục vụ : sự cứu độ của con người, sự duy trì gia đình nhân loại, và qua nhân loại tất cả những quốc gia và mọi dân tộc (Ngài cũng đề cập đến « quê hương trần gian » của Ngài) (…).

 Sau vụ ám sát

 Sau vụ ám sát, vào dịp cấm phòng tháng 03 năm 1982, được giảng bởi Linh Mục dòng Tên người Pháp, Stanislas Lyonnet, giáo sư tại trường Đại học Grégorienne, Ngài đọc lại bản di chúc năm 1979, vẫn coi bản đó như là tạm thời. Ngài chỉ thêm : « sự ám hại đời sống tôi, ngyà 13.05.1981, đã xác nhận một cách nào đó sự chính xác của những lời được ghi chép trong dịp linh thao năm 1980 ».

Có một lúc, trong dịp cấm phòng này, ĐGH do dự về nơi chôn cất Ngài, mơ tưởng được chôn cất bên Balan. Ngài xin Hồng Y Đoàn nghe những lời xin của Đức Tổng Giám Mục thành Cracovie và của Hội Đồng Giám Mục Balan. Vào năm 1985, Ngài « thanh minh » bằng cách viết rằng Hồng Y Đoàn không có « một sự bắt buộc nào cả » để tham dò « các vị bản xứ » về vấn đề này. Hồng Y Đoàn có thể làm điều đó nếu Hồng Y Đoàn thấy điều đó là « chính đáng ».

Về vấn đề này, Đức Hồng Y Jacques Martin thuật lại rằng ĐGH một ngày nọ xin ý kiến ngài về điều đó. Đức Hồng Y trả lời đại để như sau : điều đó sẽ là một niềm vui lớn lao cho nước Balan, nhưng là một nỗi buồn cho mọi phần còn lại của thế giới kytô hữu.

 Bản di chúc của Năm Thánh

 Hai trang cuối cùng đã được viết giữa những ngày 12 và 18 tháng 03 năm 2000, trong dịp cấm phòng được giảng bởi Đức Cố Hồng Y người Việt nam Phanxicô-Gia-vi-ê Nguyễn Văn Thuận, lúc đó chưa là Hồng Y nhưng đã là Bộ Trưởng Bộ Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình. Một dịp tĩnh tâm mà bản văn đã được ấn hành bằng tiếng pháp và đã gặt hái được thành quả lớn lao.

Trước hết ĐGH nhắc lại phận vụ « đưa Giáo Hội vào thiên niên kỷ thứ ba » theo những lời của Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ngài nhấn mạnh rằng những lời này đến từ « Nhân vật đã vào lịch sử như Giáo Trưởng của thiên niên kỷ. Một Giáo Trưởng vĩ đại ».

Ngài thêm : « Tôi đã là nhân chứng của sứ mệnh Ngài, của sự dâng hiến trọn vẹn của Ngài, của những sự tranh đấu của Ngài, của sự chiến thắng của Ngài ». ĐGH nhấn mạnh rằng Đức Giáo Trưởng « của thiên niên kỷ » đã có thói quen lập lại : « khi sự chiến thắng sẽ đến, đó chính là nhờ Mẹ Maria ». Một sự ngụ ý về sự chấm dứt của sự đè nén của Cộng Sản tại Balan và trong khối Liên Xô.

ĐGH đã thấy những lời này được thực hiện trong triều đại giáo hoàng của Ngài. « Vào lúc mà tôi viết những lời này, Năm Thánh của năm 2000 đã là một thực thể đang tác động ». Ngài nhắc đến sự mở rộng của những cửa thánh của 4 đền thờ các thánh tổ phụ, từ đền thánh Phêrô, « đêm 24 tháng 12 năm 1999 » và đền thánh Phaolô ngoại thành, ngày 18 tháng 01 năm 2000, để mở cửa Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu. ĐGH nhấn mạnh tính cách « hoàn vũ » của sự mở rộng cách đặc biệt « được in hằn » trong « ký ức Ngài » : Ngài được bao quanh bên trái Ngài bởi Đức Giáo Chủ Chính Thống Giáo Athanasios, và bên phải Ngài, bởi vị Chủ Tịch của Giáo Hội Anh Giáo, Đức Tổng Giám Mục của Cantobery, Đức Georges Carey.

 « Bây giờ cho con ra đi” (Nunc Dimittis)

 ĐGH nói tiếp theo rằng trước thềm của năm thứ 80, Ngài đã nói với Thiên Chúa như cụ già Siméon trong Phúc Âm theo thánh Luca : “Bây giờ xin hãy để con ra đi” (Nunc Dimittis) : “Giờ đây, Chúa có thể để tôi tờ Ngài ra đi trong bình an theo lời Ngài hứa”. Lời đó làm câm nín những tiếng đồn về tất cả ý tưởng từ nhiệm của Ngài !

ĐGH trở lại sau đó về vụ ám sát năm 1981. “Chúa Quan Phòng, như Ngài viết, đã cứu tôi khỏi sự chết cách nhiệm mầu. Đấng duy nhất là Thiên Chúa của sự sống và của sự chết, chính Người đã kéo dài sự sống này, một hình thức nào đó Người đã cho tôi lại sự sống. Từ lúc đó sự sống tùy thuộc về Người nhiều hơn nữa”.

Tôi hy vọng, như ĐGH xác định, rằng Chúa sẽ giúp đỡ tôi nhận ra đến khi nào tôi phải tiếp tục phận vụ này mà Người đã gọi tôi ngày 16 tháng 10 năm 1978. Tôi xin Chúa vui lòng gọi tôi về với Người khi Người muốn điều đó (...). Tôi cũng hy vọng rằng chừng nào tôi còn phải chu toàn phận vụ giáo hoàng trong Giáo Hội, Lòng Nhân Từ của Chúa sẽ vui lòng ban cho tôi những sức mạnh cần thiết cho phận vụ này”.

 Sự chấm dứt chiến tranh lạnh.

 Cũng năm đó, trong bản di chúc này, giống như một tờ nhật ký thiêng liêng, ĐGH Gioan-Phaolô II cho biết rằng Ngài đã đọc lại bản di chúc năm 1979. Ngài nhận thấy rằng năm đó và những năm kế tiếp những lời ghi chú của Ngài “phản ảnh” những căng thẳng đè nặng trên thế giới, và Ngài cảm tạ “Chúa Quan Phòng” đã để “chiến tranh lạnh” được kết thúc không “có tranh chấp vũ lực hạt nhân” mà sự “hiểm nguy đè nặng trên nhân loại”.

Cuối cùng, đây là những câu cuối, đầy cảm xúc và mãnh liệt, của bản di chúc của Đức Gioan-Phaolô II, Người, lúc 80 tuổi, nhớ về những người thân của mình và về thành Wadowice “thành phố này của tình yêu tôi”, như Ngài viết “Dần dà theo đà tăng trưởng của mức cuối của đời sống trần gian của tôi, tôi quay về thuở ban đầu bằng tư tưởng, đến cha mẹ tôi, đến anh tôi và chị tôi (người mà tôi đã không được biết vì chị tôi đã qua đời trước khi tôi chào đời), đến giáo xứ Wadowice, nơi mà tôi đã lãnh nhận bí tích rửa tội, đến thành phố này mà tôi đã biết bao trìu mến, đến những người đồng hương của tôi, đến các bạn hữu của tôi, trai và gái, đến trường tiểu học, trường trung học, trường đại học, cho đến giai đoạn bị chiếm đóng, khi tôi làm việc như một người thợ, và sau đó đến giáo xứ Niegowic, đến giáo xứ Thánh Floriano ở Cracovie, đến mục vụ các đại học, trong môi trường .. trong mọi nơi ... ở Cracovie và tại La Mã ... đến những người đã được trao phó cho tôi một cách đặc biệt bởi Thiên Chúa. Với tất cả, tôi muốn nói một điều duy nhất : “Ước gì Thiên Chúa ban thưởng cho quý vị”.

Những lời cuối của Ngài là những lời của Đức Kitô khi chết trên thập tự : “In manu Tuas, Domine, commendo spiritum meum” (Trong tay Người, lạy Chúa, con xin trao phó linh hồn con).

Ngài đề ngày của Năm của Chúa 2000, ngày 17 tháng 03.

Trần Văn Toàn, chuyển ngữ

 


Mục Lục Giáo Hội Hoàn Vũ