HIỂU TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC BIỂN-ĐỨC XVI

 

Trong khi dư luận quần chúng thích thú khám phá tông thư thứ ba của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, “Tình Thương Trong Chân Lý”, Cha Michel Viot, linh mục giáo phận Blois, phát hành một tác phẩm, CÁI ĐÚNG và CÁI SAI - HIỂU TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI. Là sách hướng dẫn cách đọc tông thư thứ hai, ”Spe Salvi”, cuốn sách nầy giới thiệu một cơ hội sư phạm tốt để nối kết với nhau những bài viết của Đức Thánh Cha và soi sáng hiểu biết các bản văn ấy. Cha Viot trả lời các câu hỏi của Cha Podvin, phát ngôn nhân HĐGM Pháp.

 

H. Cha xếp vị trí [tông thư] “Spe Salvi” vào số các văn kiện thần học đậm đặc nhất của Đức Biển-Đức XVI. Cha có thể nói chính xác hơn về quan điềm nầy chăng?

 

Đ. Trong đó Đức Thánh Cha đề cập đến mọi thành phần chủ chốt tạo nên đức tin Kitô giáo, với việc dựa vào Kinh Thánh và Thánh Truyền. Người đặt vào đó một cái nhìn mới mẻ và đề nghị những lần đọc lại để ý đến sự tiến triển của các tâm hồn. Vì thế mà Người đã chẳng xuất hiện như một người bảo thủ cứ lập đi lập lại quá khứ, mà là như một mục tử và một nhà thần học lo lắng hiện thực hoá đức tin.

Tông thư nầy đặt lên trước những gì làm nên thành công của đức tin Kitô giáo: niềm hy vọng lớn lao không giới hạn ở cuộc sống trên trái đất, mà nẩy nở trong cuộc sống vĩnh cửu, đối tượng của hy vọng khi còn ở thế gian nầy, Tức thì và ngay ở những trang đầu, người đọc, nhất là nếu là Kitô hữu, sẽ tự đặt cho mình câu hỏi về mối liên hệ giữa những gì họ làm về cuộc đời mình và niềm hy vọng của họ. Và khi ấy, hy vọng cũng cần hiểu theo nghĩa đức tin (Ch.2). Như vậy là hai tông thư đầu đề cập đến ba nhân đức đối thần. Và [tông thư] Spe Salvi đề cập đến hai nhân đức: Cậy và Tin. Từ đó mà có độ đậm đặc. Mục lục đủ nói cho ta thấy điều đó. Trình bày còn nói lên nhiều hơn hơn, dẫn về lại nhiều tác giả xưa, những tác giả khác gần hơn về thời gian hoặc cả những tác giả đương thời và qua đó cho thấy toàn bộ tầm vóc của Kitô giáo. Phân tích của Đức giáo hoàng không tránh né bất cứ khó khăn nào. Những vần đề khó khăn được đề cập với tất cả tính nghiêm nhặt khoa học của một nhà thần học lớn, đơn cử một số ví dụ đánh động nhất: các chương 8 và 9. Hy vọng trong đau khổ, Chúa Kitô Đấng Cứu Độ và Vị Thẩm Phán, hai chủ đề thường họ hàng rất nghèo tgrong giáo huấn Giáo hội ngày nay.

 

H. Cha nói rằng Đức Biển-Đức XVI nói về niềm hy vọng lớn lao của con người, những kẻ mặc cho tất cả, chống lại những tan vở ảo tưởng. ”Đó chỉ có thể là Thiên Chúa Đấng đã yêu thương chúng ta đến khi mọi sự được hoàn tất”. Làm thế nào để nói về nuềm hy vọng nầy với một phương Tây tục hoá?

 

Đ. Chỉ cần liếc mắt nhìn vào lịch sử nhân loại để thấy rằng tất cả mọi niềm hy vọng mà những nhà lý luận giáo điều hoặc những nhà ý thức hệ đã làm cho con người hoa mắt, thực chất chỉ là những hy vọng đã bị thất vọng. Chúng thiếu tính chất thẳng đứng và tình vô vị lợi. Chỉ có niềm hy vọng vào những tài sản vĩnh cửu là không lừa dối, vì nó tương ứng với một cái gì đó được khắc ghi ngay trong bản tính của con người:  khát vọng hạnh phúc. Biết bao vị thánh chúng ta biết và còn nhiều những vị chúng ta không biết đến, đã biết sống chân bám chặt mặt đất, nhưng ánh mắt hướng về trời cao, hướng về Thiên chúa Cha Đấng chờ đang đợi họ! Trong điều đó không có gì là cuồng tín: dưới mọi toạ độ, không lệ thuộc vào mức độ văn hoá, suốt qua 20 thế kỷ, những người nam và nữ đã tim thấy trong niềm hy vọng về một thế giới thật sự tốt đẹp hơn nầy, một lý do tồn tại, theo cách của họ, tích cực nắm bắt sự sống và hàng đoàn thử thách. Chúa kitô thằng thế gian nhờ thập giá. Muốn sống quay lưng lại với Thiên Chúa, chính là khép kín lòng mình với niềm hy vọng duy nhất đứng vững. Đó là một chọn lựa có xu hướng tự sát.

 

H. Các thánh tử vì đạo, được Đức Biển-Đức nêu lên trong tông thư của Người, phải chăng là những người duy nhất có khả năng với sự liên kết hoàn toàn với Chúa Kitô trong niềm hy vọng nầy?

 

Đ. Dĩ nhiên là không và may mắn thay, nều thế khác thi sẽ như thế nào? Lập ra một danh sách theo mức độ thánh thiện sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ có Thiên Chúa biết đỉnh cao ân huệ mà Người đã khấng ban cho mỗi cá nhân và mức độ người ấy đáp trả. Rất nhiều vị thánh đã đạt đến một sự kết hợp bí nhiệm trong những sự kết hợp cao độ nhất. Điều mà sự tử vì đạo đặc biệt mang lại, đó là lời khẳng định anh hùng về đức tin, làm cho được vào trực tiếp thiên đàng. Nhưng nhiều Đấng tử vì đạo đã không phải là một khuôn mẫu của Kitô giáo trước khi bị giết chết nhân danh Chúa Kitô. Do đó sẽ không thích hợp để nói về sự kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô trong niềm hy vọng trong những trường hợp nầy.


H. Người Kitô hữu, theo lời Cha, không thể tự mãn nói “không” với thuyết hữu thần và thuyết vô thần: theo bạn ngày nay cái khó khăn lớn nhất để  trở thành Kitô hữu nằm ở chỗ nào? Chẳng phải người ta nói rằng quan điểm thi khác nhau về mặt tôn giáo sao?

 

Đ. Cho phép tôi phản ứng nagy tức khắc với phần đầu câu hỏi nầy. Phải, cái “nói không” kép với cả thuyết hữu thần lẫn thuyết vô thần của Adorno và của Horkheimer (những triết gia để lại dấu ấn của trường phái Francgort) là không thể với người Kitô hữu, vì đức tin của Kitô hữu gồm cả [mầu nhiệm] nhập thể. Người Kotô hũu quả thật có thể nói có với thuyết hữu thần của Kitô giáo và thờ hình ảnh mà chính Thiên Chúa đã trao ban nơi Con của Người và điều nầy, không có chuyện thờ lạy bụt thần. Tôi không nghĩ rằng quan điểm nầy là khác biệt xét về tôn giáo. Phải nói chính xác người ta đang nói về nơi chốn hoặc đất nước nào. Có những môi trường bài Công giáo mạnh mẽ, ủng hộ nạo phá thai, an tử - còn nhiều nữa mà tôi tạm bỏ qua – biểu thị một “cương lĩnh” rất quyết tâm, ‘cương lĩnh” ấy - muốn hay không – diễn đạt bằng nhắc đến Thiên Chúa, bị loại bỏ, thường xuyên bị chống lại. Bằng một cách thế tích cực hơn, người ta ghi nhận khắp nơi trong đất nước chúng ta một  sự hồi phục rất rõ rệt lòng mộ đạo bình dân.  Sự biểu thị tôn giáo dâng cao hay hạ thấp, có thể hiểu được. Nhưng người ta sẽ không bao giờ xoá đi được tâm tình đạo đức: nó gắn liền với con người. Những nơi đày ải hoặc các trại hủy diệt độc tài khác, chứng minh điều ấy, cũng như là thất bại trong việc đàn áp tiêu diệt tôn giáo của các chính phủ đức quốc xã, bài Kitô giáo, vô chính phủ và cộng sản khắp nơi trên thế giới (nhất là đối với Kitô giáo), mặc cho quyết tâm lớn lao của chúng và những phương tiện khổng lổ được đem ra sử dụng. Các Đấng tử vì đạo là một hạt giống sự thánh thiện.

Khó khăn chính thời đại chúng ta đến từ sự không biết về tôn giáo. Sự ngu dốt nầy được tổ chức một cách khéo léo trong giáo dục, trong các phương tiện truyền thông xã hội,v..v.. Các giám mục nước Pháp nghiêng về vấn đề chuyển giao đức tin làm cách nào để các thế hệ hiện tại có thể hiểu được. vai trò của Internet chắc chắn là quan trọng: đó là một thiết bị chuyển tải việc rao giảng Tin Mừng có thể dành rất nhiều ngạc nhiên thú vị. Nhưng việc tiếp cận con người không thể thay thế bằng máy móc được.


H. Rút cuộc niềm hy vọng Kitô giáo theo Đức Biển-Đức XVI gồm những gì?

 

Đ. Theo tôi dường như chính Đức Thánh Cha trả lời câu hỏi nầy khi Người viết: “ Niềm hy vọng của chúng ta luôn chủ yếu là niềm hy vọng cho tha nhân; chỉ như vậy nó mới thực sự là niềm hy vọng cho tôi. Với tư cách là những Kitô hữu, chúng ta không bao giờ nên tự hỏi: làm sao tôi có thể tự cứu rỗi mình? Chúng ta cũng nên tự hỏi: tôi có thể làm gì để những người khác cũng được cứu và ngôi sao hy vọng cũng mọc lên cho những người khác? Bấy giờ tôi sẽ làm hết sức cho sư cứu rỗi của cá nhân tôi” (48)


H. Hoạt động của nhà thần học và thừa tác vụ mục vụ nơi Cha thường liên kết trong các bài viết của Cha. Cha gợi ý điều gì với những khách viếng Internet của chúng con để trở thành chứng nhân cho niềm hy vọng?

 

Đ. Tọi gợi ý họ bắt đầu bằng đọc lại tất cả những gì liên quan tới những nơi chốn học thử hy vọng, các đoạn từ 32 đến hết 48. Họ phải nhớ lại những gì họ đã sống hoặc vẫn đang sống khi lương tâm họ mách bảo rằng họ đang ở trên những nơi như thế.

 

H. Trong kinh nguyện của họ, chẳng hạn, niềm hy vọng lớn lao nầy giữ vị trí nào, khi họ nói lên một số lời cầu xin liên quan đến cuộc sống của họ dưới trần gian nầy, hoặc việc Chúa Kitô là Đấng cứu độ và phán xét có ý nhĩa gì với họ, trong cách thức họ hành xử dưới trần gian nầy?

 

Đ. Hẳn nhiên, tôi liên kết các hoạt động nhà thần học của tôi với công tác mục vụ, đơn giản là vì tôi là một chứng nhân đức tin, như Đức Thánh Cha, muốn nên sống động, toát lên các công việc hằng ngày.

Lời phát biểu các chân lý tôn giáo phải luôn được kèm theo các dầy hiệu hoặc những ví dụ cụ thể, hoàn toàn giống như câu “Tội con đã được tha” kết thúc trong câu “haỹ đứng dậy và bước đi”.


H. Cha nối kết thế nào ba tông thư của Đức Biển-Đức XVI ? Cha cho chúng con những lời khuyên sư phạm nào để không bỏ sót những kho báu nầy?

 

Đ. Theo ý tôi, đọc đọc lạ các tông thư một cách bình thản và nhất là mang chúng vào trong kinh nguyện bằng việc cầu xin Chúa Thánh linh soi sáng và ban cho những lời khuyên nhủ về cách thức đưa chúng vào cuộc sốnng cá nhân của chúng ta,sau đó chuyển giao nội dung của chúng cho những người khác, một cách thích hợp với mỗi người.

Nói như thế, người ta không thể quên rằng Đức Biển-đức XVI là giáo hoàng và là nhà giáo đại học lừng danh. Dấu ấn sư phạm Người để lại do vật sâu đậm hơn là các Vị tiền nhiệm của Người. Theo những sự cấp thiêt của thế giới nầy, tông thư thứ ba lẽ ra phải là đầu tiên, nhất là khi nó có thể nối tiếp một cách lô-gíc các tông thư khác của các Vị tiền nhiệm Người về học thuyết xã hội Giáo Hội.

Nhưng Đức Thánh Cha đã nhìn xa trông rộng hơn. Người biết khái niệm tình yêu Thiên chúa sẽ khơi mào cho những lý luận sai lạc đến dường nào, cũng giống như niềm hy vọng Kitô giáo hoàn toàn bị biến dạng trong tinh thần các Kitô hữu, khi nó chưa bị dập tắt. Vì vậy trước khi chỉ cho thấy tình yêu Thiên Chúa có thể hiện thân ra sao với toàn bộ sự thật, trong một cách thúc sống xã hội nhất định, thì cần phải nhắc lại tình yêu (Deus Caritas est) cũng như hy vọng ( Spe Salvi)  là gì thực sự đối với Kitô giáo.

Không tham chiều hai tông thư đầu, những khẳng định của tông thư thứ ba có nguy cơ bị hiểu sai. Vì vậy tôi chẳng ngạc nhiên gì khi thấy những kẻ chống Đức Biển-Đức XVI, vốn chỉ đọc qua loa hai tông thư đầu, rồi say sưa lao vào tông thư thứ ba. Những thu hồi chính trị làm biến dạng các lời của Đức Thánh Cha lúc ấy phải đáng lo sợ. Điều nầy sẽ không xảy ra, nếu như hai tông thư đầu, nhất là tông thư Spe Salvi được biết nhiều hơn. Tuy vậy may mắn là có một ghi nhận lạc quan: trong rất nhiều giáo phận ở Pháp, người ta đã bắt đầu những sáng kiến hành động. Chẳng hạn, giáo phận Paris và Học Viện Bernadins đều có đầu óc tở chức một cuộc toạ đàm tuyệt diệu chào đón ngày công bố tông thư thứ ba nầy và phát hành một bản in kèm theo các bài thuyết trình. Có trình bày và bình luật chất lượng cao bản văn của Đức giáo hoàng và một dẫn nhập tuyệt với của ĐGM Jérôme Beau, giám mục phụ tá giáo phận Paris, giám đốc Học Viện Bernadins. Mảnh đất nay đã được đặt cọc tiêu. Nhưng người nào đọc kỹ các văn bản nầy cuối cùng sẽ ước ao được biết hai tông thư đầu.

,

Nguồn : Comprendre la pensée de Benoît XVI,

Eglise.Catholique.fr 02.09.2009

 BTGH chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội