PHÓ TẾ , NGƯỜI  LÀ AI?

 

Nhân dịp anh Antôn Trần Văn Vĩnh, khoá 5 Tiểu Chủng Viện Simon Hòa Ðàlạt sẽ lãnh nhận Chức Phó Tế do sự đặt tay của Ðức Giám MụcBoissonneau, Toronto, CANADA ngày 22-6-2002, chúng tôi đi tìm hiểu chức này trong Giáo Hội.  Không đâu có câu trả lời chính xác hơn là chính đương sự.   Nên chúng tôi đã đặt những câu hỏi sau cho anh bạn Trần Văn Vĩnh mà chỗ thân thiện anh em hay gọi nhau là "Vĩnh Ðen".  Ðó là:

-         Chức Phó Tế mà ta quen gọi là Phó Tế Vĩnh Viễn khác với chức Linh Mục chỗ nào?

-         Những bổn phận và quyền lợi.

-         Thời gian đào tạo bao lâu? Và điều kiện gì phải có nếu một người muốn theo chương trình?

-         Sau khi lãnh chức sẽ phục vụ ở đâu? Ra sao? Dưới quyền của ai?

-         ...

Anh bạn Trần Vĩnh đã mau mắn giải đáp cho chúng tôi trong những ngày đầu tháng Tư, nhưng vì muốn "giữ kín" cho đến khi nhận được "thiệp hồng", hôm nay chúng tôi định viết lại những giải thích này.  Nhưng vì lời văn dí dỏm pha chút tân sự mộc mạc, thân tình nhưng khá đầy đủ chi tiết nên chúng tôi không "dại gì" viết lại.  Hy vọng sau khi đọc những tâm tình này, trong tinh thần "Nội Bộ" chúng ta cùng chia sẽ và thông cảm những trách nhiệm mới của người anh em Trần Vĩnh của chúng ta.  Xin chúng ta cầu nguyện cho anh chị Phó Tế  Trần Vĩnh - Xuân Mai sống trung thành ơn gọi của mình nhưng vẫn sống trọn vẹn đời sống gia đình. ( Xin nói nhỏ nhé: Bác Trần Vĩnh được cả đời này lẫn đời sau đấy các bạn ạ !).  Xin mời anh chị em đọc lời tâm tình của thầy phó tế tương lai Trần Vĩnh (26-5-2002)

 

Kính bác Toàn !

Nhà bác làm cứ y như là. "hỏi cung" nhà cháu vậy. Hãi quá đi thôi!

 

PHẦN I:

-         Trong các mục thắc mắc, nhà bác có hỏi :.."cu sau" khác với LM ở điểm nào, .vv...và vv..Vậy thì nhà cháu xin thưa:           

1-      Kể từ ngày bước chân vào chương trình P.D. (permanent diaconate) cho đến ngày ra trường là 4 năm. (chiếu theo chương trình của địa phận Toronto - Canada) . Sở dĩ kéo dài 4 năm là vì đây là chương trình huấn luyện bán thời gian - part-time.

2-      Ðiều kiện tiên quyết, - ắt có và đủ - là P.D. (permanent deacon) phải có "bà xã": (nghĩa là phải sống "trong bậc vợ chồng" như đa số nhân sinh... chứ nếu "không vợ" thì .phải tu tiếp để làm "cụ bảy"). Hoặc giả dụ như sau này bà xã có quy thiên về chầu Chúa trước thì lúc đó cụ sáu có cơ hội tu học tiếp để lên làm cụ bảy. Dĩ nhiên từ lúc đó trở về sau thì cụ vẫn phải "ở vậy", không được phép "đi thêm bước nữa" (ngoại trừ trường hợp rất ư là đặc biệt. ).(như đã xảy ra nhiều trường hợp trong địa phận này).

3-       Khi chịu chức (ordained) thì chỉ có mình cụ ông chịu thôi.còn cụ bà thì không; tuy rằng hồi xửa hồi xưa trong lịch sử Giáo hội cũng đã có "cô sáu" (deaconess) . nhưng những vị này không hẳn đã là vợ của các deacons thời đó.. Trước khi chịu chức thì các đấng phu nhân của P.D. sẽ ký giấy thoả thuận, đồng ý để cho các phu quân được tiến tới. Nếu cụ bà mà lắc đầu .thì.cụ ông đành. chịu thôi !!!

4-       P.D. là một Holy Order trong bí tích các chức thánh (Sacrament of the Holy Orders). Từ khởi đầu trong Giáo hội, 3 chức thánh (Orders) là: Giám mục (Episcopate) - Linh Mục (Presbyterate) - và Phó tế (Diaconate). Phó tế chuyển tiếp (transitional deacon- trước khi bước lên chức Linh mục) và Phó tế vĩnh viễn (permanent deacon) cũng chỉ là một chức thánh (ordo) như nhau. (dĩ nhiên một đàng có vợ, một đàng không.).

5-      P.D. trực thuộc Giám mục. Chính Giám Mục đặt tay trên P.D., (đặc biệt là trong thánh lễ truyền chức, các Linh mục không đặt tay trên đầu các cụ sáu, chỉ có một mình Giám mục mà thôi.còn  trong thánh lễ truyền chức LM, thì các "cụ bảy cũ" sẽ thay phiên nhau đặt tay trên đầu "cụ bảy mới".) ..và P.D. vâng phục trực tiếp Giám mục mà không qua quyền hạn của hàng Linh mục.  LM thì có "bài sai" của Giám mục để đi nhận nhiệm sở. Còn P.D. thì ký "hợp đồng" (agreement)-(negotiable), với Giám mục và LM sở tại (hoặc nơi mình muốn) để làm việc. Hết hợp đồng thì phải ký lại (renew)..

6-       Kể từ Vatican II, P.D được phục hồi sau khoảng 1000 năm biến mất trong lịch sử ministry của giáo hội. Kể từ 1972, địa phận Toronto bắt đầu mở chương trình huấn luyện này. Bên xứ mẽo nhà bác cũng thế đấy. Bên Việt nam ta có lẽ hiện nay chưa có hoặc chưa cần P.D.(?). Xét cho cùng thì bên quê nhà chưa có nhu cầu này, hoặc chăng tâm lý người VN chưa tiếp nhận (???).

7-       Ðiều kiện kế tiếp cũng chẳng kém phần quan trọng là P.D. phải có đủ tay chân để làm việc mà tự mưu sinh lấy. Không ai trả lương cho P.D., trừ khi P.D. làm việc full-time cho một cơ sở nào đó, như trường hợp làm tuyên úy (chaplaincy) cho bệnh viện hoặc nhà tù... (Ðây là luật của địa phận Tổ rồng to của nhà cháu). Cứ thế thì rõ là P.D. làm việc hòan toàn thiện nguyện cho giáo hội - (không lương không lậu, without pay- ý mà! ) Ấy thế mà nếu lộn xộn thì không chừng bị ."treo". "chức" (?) (đây không phải là "treo chén" như trường hợp các cụ bảy đâu.cụ sáu đâu có chén làm lễ mà treo.)ï

8-       Khi theo chương trình huấn luyện này thì vẫn phải tiếp tục làm việc full-time để mưu sống cho mình và gia đình mình. Bởi thế cho nên trước đây nhà cháu có nói là rất bận .là vậy đó. Tất cả thời giờ còn lại đều dồn vào việc tu và học. Nhà cháu nói thế có nghĩa là không phải chỉ có học mà thôi, nhưng còn cần phải "tiến đức" nữa. (Ý chết, nhà cháu xét mình lại thì thấy mình chưa tiến được tí nào cả.)

9-       Chương trình học ở địa phận này dựa theo chương trình huấn luyện các chủng sinh tiến tới chức LM, nghĩa là P.D. cũng phải học đủ mọi các môn Kinh Thánh, thần học, (một phần triết học và tâm lý nữa. ), phụng vụ và mục vụ, giảng (homiletics).vv.ngoại trừ môn jurisdiction (giải tội) và làm lễ. Bởi vì P.D. cũng sẽ làm việc chung với các LM (tuy không trực thuộc các đấng ấy), P.D. cũng ban các phép bí tích như rửa tội, làm phép cưới, funeral services..nhưng trách nhiệm chính của P.D. là ministry phục vụ về phương diện "pastoral care" như chăm sóc và thăm viếng các bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà tù.. P.D. có 3 nhiệm vụ chính : -ministry of Liturgy (ban các bí tích), -ministry of the Word (rao giảng Lời Chúa), - và ministry of Charity (phục vụ chăm sóc những kẻ đau khổ khốn cùng hoặc bị bỏ rơi).

10-   Bên Canada này P.D. thường chỉ phục vụ part-time. Nhưng có vài trường hợp ở những nơi khác khi không có LM thì P.D. lo quán xuyến mọi việc quản trị như một LM vậy (dĩ nhiên ngoại trừ giải tội và làm lễ). Trường hợp này nghe nói bên xứ cờ hoa xảy ra rất thường.

 

*    Trên đây là tạm.. đủ bộ . "mười điều tâm niệm".cho các kẻ nào "có gan làm. liều", thì cứ việc tiến tới.

 

PHẦN II:

 

1-      Còn bây giờ về phần bản thân cá nhân nhà cháu thì cứ theo như chương trình đang sắp xếp thì nhà cháu sẽ chịu chức vào ngày thứ bảy - 22 tháng 6 - 2002,  tại nhà thờ chánh tòa St. Michael của Tổng giáo phận Toronto, Canada.

2-      Cho đến bây giờ xin nhà bác giữ kín giùm cho, nhất là phần II.chớ có vội tung lên trên "net" nhé, vì nhà cháu chưa chuẩn bị xong mọi việc đâu ..!!! Khi nào nhà cháu in xong "thiệp hồng" .thì sẽ "hê" cho nhà bác một tiếng.

3-      Nay tạm kính bác.

 

....Holy Holy Week and Happy Easter !  ...................................

Trở về Trang Tin Tức Nội Bộ