TÔI SẼ MỈM CƯỜI

***

 

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA. : Mt 16,24-28.

 

          Sau khi Đức Giêsu được các môn đệ tuyên xưng rõ ràng Ngài là Đ61ng Thiên Sai :”Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằngsống”(Mt 16,16). Thì Ngài tiết lộ cho các ông biết Ngài đang tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn. Thánh Phêrô không thể nào chấp nhận được việc làm của Ngài nên nên sau khi quở trách Phêrô vì đã cản ngăn Ngài đi theo con đường thập giá, Đức Giêsu nói thêm rằng con đường ấy là con đường mà bất cứ ai muốn làm môn đệ Ngài đều phải đi theo:”Nếu ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24).

 

          “Nếu ai muốn theo Thầy…”: Chúa không ép ta theo Ngài, Chúa không buộc ta bỏ mình và vác thập gia. Ngài chỉ mời ta thôi và cho ta tự do. Nếu ta muốn theo thì hãy bỏ mình và vác thập giá, nếu không thì thôi.

 

          Nhưng vì thương ta, nên Ngài cho biết những sự lợi hại : “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đánh mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”, và “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình thì được ích gì”?

 

          Chúa không bảo chúng ta đi tìm thập giá, nhưng là hãy vác lấy thập giá mình. Một cách nào đó, không ai có thể thoát khỏi thập giá trong cuộc sống (…). Đau khổ không phải là một đầy đọa mà con người phải gánh chịu, mà là một phương thế nên thánh. Mỗi người một thập giá, mỗi ngày một thập giá. Ai trong chúng ta cũng đang chịu một đau khổ nào đó. Ước gì khổ đau thanh luyện chúng ta để mỗi lúc được kết hợp với Chúa mật thiết hơn (Mỗi ngày một tin vui).

 

II. THẬP GIÁ TRONG CUỘC ĐỜI.

 

          1. Ai cũng  có thập giá.

 

          Thập giá được hiểu là nhữngg đau khổ mà con người phải gánh chịu trong đời sống hằng ngày. Ai mà không có đau khổ ? Chỉ ai được hưởng hạnh phúc tuyệt đối rồi mới không còn đau khổ, mà hạnh phúc tuyệt đối này chỉ có trên thiên đàng.

 

          Trong kinh Lạy Nữ Vương, ta thấy có tư tưởng coi thế gian là thung lũng nước mắt (vallum lacrimarum), là chốn khách đầy. Đức Phật Thích Ca gọi đời là “bể khổ”. Thi sĩ Nguyễn gia Thiều diễn tả tư tưởng ấy trong cái nhìn yếm thế về cuộc đời:

 

                                      Trắng răng đến thuở bạc đầu,

                                      Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.

                                                (Cung oán)

 

          Đức Giêsu cũng khuyên hãy chấp nhận đau khổ, nhưng phải bình tĩnh đừng lo lắng quá, hãy tin tưởng vào Chúa quan phòng bởi vi “Sự khốn khó ngày nào đủ cho ngày đó”.

 

          2. Chấp nhận hay từ chối.

 

          Đứng trước thập giá của cuộc đời, mỗi người có một thái độ : có người chấp nhận, có người từ chối. Người biết chấp nhận thì nhìn đời với con mắt lạc quan, không coi đời là bể khổ mà chỉ coi đời có những đau khổ cần phải vượt qua, đôi lúc coi đau khổ là cần thiết vì nó là lò luyện đức luyện tài :

                                      Nếu phải đường đời bằng phảng cả,

                                      Anh hùng ào kiệt có hơn ai.

                                                (Phan bội Châu)

                             Hoặc :

                                      Bốn mùa ví những xuân đi cả,

                                      Góc núi ai hay sức lão tùng.

                                           (Nguyễn công Trứ)

 

          Còn những người không biết chấp nhận mà phải chịu đựng một cách miễn cưỡng thì họ nhìn đời với cặp mắt bi quan, chỉ biết than thân trách phận, chống trời chống người, . Họ không biết thoát ra hay sống chung với đau khổ mà chỉ than van như những người hiện sinh vô thần : Tại sao tôi sinh ra trong đau khổ, sống đau khổ rồi chết cũng đau khổ ? Không tìm ra được câu giải đáp nên họ kết luận : Đời là phi lý.

 

          3. Cách vác thập giá.

 

          Có hai cách vác thập giá : một là tự nguyện, hai là miễn cưỡng. Thái độ tự nguyện sẽ làm cho thập giá trở nên nhẹ nhàng, còn thái độ miễn cưỡng thì làm cho thập giá càng nặng thêm, mặc dầu thập giá đó đều bằng nhau.

 

                                      Truyện : Hai cách vác thập giá.

          Thầy Napoléon Almoint đã kể câu chuyện vui sau đây :

          Một hôm, Chúa Giêsu hiện ra với hai trong số muôn vànmôn đệ của mình, và Ngài đưa họn đến một đầu đường, rồi trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói :

          - Mỗi người các con hãy vác lấy thập giá này đi đến cuối đường trước mặt, Thầy sẽ đợi các con ở đó.

          Nói xong, Chúa biến đi. Hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá mình.

          Người thứ nhất vác lấy thập giá mình cách nhẹ nhàng, chân rảo bước ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn đề gì cản trỏ hay gây phiền phức cho anh cả. Nội trong ngày, anh đã đến cuối đường và gặp Chúa Giêsu đang chờ sẵn nơi đó.

          Người thứ hai, mãi sang chiều ngày hôm sau mới đi trọn con đường. Có vẻ anh rất mệt mỏi, không còn vác nổi mà chỉ còn biết kéo lê cây thập giá. Thập giá của anh xem ra mỗi lúc một nặng thêm. Anh gần như kiệt sức. Vừa gặp Chúa, anh phàn nàn ngay :

          - Chúa đối xử bất công quá. Chúa cho con cây thập giá rất nặng. Còn anh kia, Chúa cho cây thập giá nhẹ hơn, nên anh đã đến trước con từ lâu rồi.

          Gương mặt vui tươi của Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp :

          - Này con, Ta không đối xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau và nặng bằng nhau. Con đừng trách thập giá nào nhẹ nó trở nên nặng là vì trong tâm hồn con. Ngay từ lúc đầu, trong suốt thời gian đi trên quãng đường Ta chỉ, con luôn luôn than phiền, trách móc, thập giá nặng, và càng than phiền, thì thập giá càng trở nên nặng nề. Người bạn đồng hành với con đã đến trước vì lúc nào trong tâm hồn cũng tràn đầy yêu thương. Thình yêu làm thập giá trở nên nhẹ nhàng (R. Veritsa, Aùnh sáng thế gian, tr 68-69).

 

III. NGHỆ THUẬT VÁC THẬP GIÁ.

 

          1. Phải vui tươi lên.

 

          Tôi phải vui cười, không phải vì”cuộc đời chẳng qua là trò phường chèo, không co chi là nghiêm trang, đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi” (Nguyễn văn Vĩnh).

 

          Cũng không phải là “cười, kẻo chết đến mà chưa được cười”(La Bruỳere).

 

          Tôi phải cười, vì đã có lời Chúa phán với tôi : Hãy vui lên, hãy hát lên”(Mt 5,12).

          Và lời thánh Phaolô :”Hãy vui lên, hãy vui lên nữa”(Pl 4,4)

 

          2. Tôi sẽ mỉm cười.

 

          Một chị nữ tu nọ gặp nhiều thử thách, nào là va chạm trong cuộc sống chung đụng với chị em, nào là khi công việc không thành công liền bị phê bình chỉ trích thế này thế khác… Những thử thách ấy lắm lúc  làm chị nản lòng thối chí. Nhưng sau những phút suy niệm Lời Chúa trước Chúa Giêsu Thánh Thể, chị đã quyết tâm sống can đảm, chị làm việc vì Chúa, chị tìm kiếm thánh ý Chúa, không sợ dư luận bàn tán vào ra. Chị chọn một câu châm ngôn rất đơn sơ:”Tôi sẽ mỉm cười”. Sáng vùa thức dậy, chị nói ngay:”Hôm nay tôi sẽ mỉm cười”. Trước mọi hoàn cảnh khó khăn, chị tự nhủ :”Tôi sẽ mỉm cười”. Từ đó công việc hóa ra nhẹ nhàng, mọi người chung quanh chị cũng được thoải mái vui tươi. Người nữ tu mỉm cười đó, chính là thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, quan thầy các xứ truyền giáo.

 

          3. Ảnh hưởng của nụ cười.

 

          Có một thanh niên đang đi trên đường phố, bỗng gặp thấy một thiếu nữ khá xinh đi ngược chiều. Không biết cô ấy đã nghĩ điều gì vui trong lòng mà tự nhiên cô nở một nụ cười thật tươ, đúng vào lúc chàng trai kia đi qua. Bốn mắt giao nhau. Chàng trai cảm thấy vui sướng vì nghĩ rằng  người đẹp chú ý đến mình. Lòng chàng trai cảm thấy rộn ràng, sảng khoái. Chàng vừa bước đi vừa huýt sáo nho nhỏ…Về đến nhà, anh nhìn thấy sách vở của mình nằm lộn xộn trên bàn, bút viết mỗi nơi mỗi chiếc. Hai đứa em ngỗ nghịch đã phá phách lúc anh vắng nhà đấy mà ! Thường ngày thì nỗi đứa  chắc đã nhận được một, hai cái tát tai rồi, nhưng hôm nay, vì đang vui, nên anh biết tự chủ, dằn được cơn nóng giận. Anh yên kặng xếp lại sách vở cho ngăn nắp.

 

          Hai cậu em, thấy anh mình hôm nay tỏ vẻ nhịn nhục, nên hối hận> Chiều đó, hai cậu tự động học bài, làm bài, không chờ mẹ phải thúc giục như mọi ngày. Bà mẹ cũng ngạc nhiên khi thấy các con mình hôm nay ngoan quá, nên muốn nấu mon canh sao cho thật ngon để chiêu đãi cả nhà.  Oâng bố mọi khi đi làm về thường hay cằn nhằn, hoặc lớn tiếng về những chuyện không đâu, như để bù trừ những nhọc nhằn vất vả phải gánh chịu suốt cả ngày. Nhưng hôm nay, khi bước vào nhà, nghe tiếng con trẻ học bài, nhìn sang thấy vợ vừa nhặt rau vừa tủm tỉm cươi, ông liền cảm thấy lòng thư thái, an vui. Buổi tối hôm ấy, mọi gnười đếu thấy bầu khí gia đình ấm áp, hạnh phúc, nhưng không ai biết tại sao.

 

          Sáng hôm sau, hai cậu bé đi học. Đến lớp, thầy giáo hỏi câu nào hai cậu đều trả lời trôi chảy câu đó. Thầy giáo tỏ vẻ hài lòng, và bỗng nhiên, bài giảng của thầy hôm ấy thật là sôi nổi, hào hứng. Thỉnh thoảng, thầy còn thêm vào vài câu chuyện cụ thể làm ví dụ, nên cả lớp đều chăm chú lắng nghe, không còn ai ngủ gà ngủ gật như trước nữa. Bọn trẻ tự nhủ : thầy giáo dạy tận tâm như thế mà lâu nay chúng mình biếng nhác quá, làm phiền lòng thầy. Thôi, yư nay, chúng mình phải chăm chỉ hơn mới được. Thế là ngay chiều hôm ấy lại có thêm mấy chục gia đình cảm thấy bầu khí gia đình  bỗng trở nên vui tươi hạnh phúc và rộn ràng vì tiếng trẻ học bài.

(Góp nhặt 4, tr 108).

 

          Đọc xong câu chuyện này, chúng ta nhận thấy hạnh phúc gia đình và xã hội có thể được bắt nguồn từ một cử chỉ rất đơn sơ nhỏ bé như một nụ cười của một cô gái không quen bắt gặp trên đường phố. Một nụ cười tự nhiên mà còn có ảnh hưởng sâu rộng khó lường như thế, thì một nụ cười siêu nhiên sẽ có giá trị lớn biết bao ! Có lẽ chỉ kh nào vượt khỏi phạm trù thời gian và không gian, chúng ta mới thấy được hết hậu quả của nụ cười thấm nhuần tình thương Kitô giáo.

 

          Người ta nói :”Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” thì biết rằng nụ cười đem đến cho người ta nhiều lợi ích như thế nào cả về phương diện thể xác, cả về phương diện tâm linh. Nếu chúng ta nở được một nụ cười trong lúc gặp đau khổ thì nụ cười ấy đáng giá biết bao trước mặt Thiên Chúa “Đấng làm cho tuổi xuân ta được vui tươi”. Khi gặp đau khổ trong gia đình, vợ chồng hãy cố nở một nụ cười như thánh nữ Têrêsa Hài đồng, thì chắc chắn sự đau khổ ấy sẽ được giảm đi hoặc biến mất.

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt

 

 

         


Về trang Mục Lục