LẼ SỐNG CHẾT

 

 

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

 

          Chúng ta đọc : Mt 25,1-13.

 

          Chúa  Giêsu báo trước cho các môn đệ và dân chúng biết  Ngài sẽ trở lại trần gian trong ngày sau hết, nên mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng để đón Ngài. Nhưng coù một điều khiến mọi người phải lưu ý  là Ngài sẽ trở lại bất ngờ mà không ai đóan được. Để nói lên việc đến bất ngờ này Chúa Giêsu đã đưa ra dụ ngôn về năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại đi đón chàng rể.

 

          Mười cô trinh nữ trong dụ ngôn, tượng trưng cho tất cả các Kitô hữu : nam cũng như nữ, giáo dân hay tu sĩ và giáo sĩ. Người ta có thể khôn  như 5 cô khôn ngoan, hay khờ dại như 5 cô khờ dại đem đèn mà không đem dầu theo. Dụ ngôn nhấn mạnh đến việc chàng rể đến chậm, nghĩa là không biết giờ nào Chúa đến, nên phải luôn sẵn sàng.

 

          Trong dụ ngôn, các chi tiết đóng cửa lại, cũng như câu đáp của chú rể với caùc cô đến chậm là không bình thưôøng  trong một đám cưới tự nhiên. Nhưng chính những chi tiết ấy làm nổi bật những ý nghĩa thiêng liêng : người ta chỉ chết có một lần thôi, không có cơ hội để làm lại nếu đã không sẵn sàng.

 

          Năm cô khôn ngoan cũng ngủ như năm cô khờ dại, thế mà được coi là có thái độ tỉnh thức, bởi vì tuy ngủ nhưng họ đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết. Như thế, tỉnh thức không phải là lúc nào cũng lăng xăng làm việc, tỉnh thức không phải là không được nghỉ ngơi. Tỉnh thức là chu tòan trách nhiệm : khi trách nhiệm chưa xong thì phải lo cho xong, khi đã xong rồi thì có quyền nghỉ ngơi..  Cách sống của 5 cô khờ dại là “mặc kệ, tới đâu thì tới đó”. Là cách sống của những người gần chết mới nghĩ tới việc linh hồn.

 

          Ai cũng phải chết, không ai có thể tránh được. Kinh Thánh đã cho chúng ta biết :”Xin nhớ rằng : đời con là một kiếp phù du. Lòai người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi ! Sống làm người ai không phải chết, ai cứu nổi mình thóat quyền lựa âm ty”(Tv 88,48-49).

 

          Tác giả Thánh vịnh 102 cũng nói lên chân lý ñoù:

 

                             Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi

                             Tươi thắm như cỏ noäi hoa đồng

                             Một cơn gió thỏang là xong

                             Chốn xưa mình ở cũng không biết mình.

                                      (Tv 102,15)

 

          Chết là một thực tại, không ai chối cãi được. Chỉ có điều là mỗi người có quan niệm thế nào về nó và có thái độ nào trước caùi chết đang chợ đợi.

 

II. NÓI VỀ LẼ SỐNG CHẾT.

 

          Mỗi người có một ý nghĩ về cái lẽ sống chết. Có người muoán sống lâu, sống hòai, có người muốn chết đi cho rồi. Nhưng cái ý nghĩ hay nhất là cứ để cho sự sống chết diễn ra  tự nhiên, con người chỉ biết chờ đợi trong bình tĩnh và tỉnh thức.

 

                                       Truyện : Thái độ của Dương Tử.

          Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Chu :

- Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết, có nên không ?

          Dương Tử nói :

- Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được !

          - Thế thì cầu sống có nên không ?

          - Lẽ nào sống lâu mãi được , yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì ? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay. Việc đời sướng khổ, xưa cũng như nay. Biến đổi trị lọan, xưa cũng như nay. Cái gì cũng đã nghe thấy, cũng đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoûang trăm năm cũng là dư chán rồi, huống chi lại còn cầu sống để cho khổ lụy làm gì.

          Mạnh Tôn Dương nói :

- Nếu thế, thế thì chóng chết  có hơn là sống lâu chăng ? Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để cheát ngay đi có phải thỏa không ?

          Dương Tử nói :

          - Không phải thế. Đã sinh ra đời, thì lúc sống cứ thản nhiên sống, mặc cho việc gì muốn đến cứ đến . Lúc sắp chết cũng mặc, để cho nó tự nhiên đến : Có muốn hóa ra gì thì hóa... cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không có gì cả, hà tất phải cầu sống lâu hay chóng chết mà làm gì !

 

          Người đời đã có cái triết lý về tử vong. Triết lý tử vong này được bao hàm trong câu tục ngữ  người ta thường nói trên cửa miệng :

 

                                       Sống về mồ mả

                                       Không sống về cả bát cơm.

                                                (Tục ngữ)

 

          Triết lý tử vong có tương quan mật thiết với triết lý nhân sinh : Sinh ký , tử qui. Triết lý tử vong đem lại cho chúng ta  tất cả những giáo huấn khôn ngoan, những hứng khởi sáng suốt về cuộc đời, thành thử nếu đích thực “sống khôn chết thiêng” thì cũng đích thực là triết lý tử vong chi phối triết lý nhân sinh, vì chỉ ai biết chết thiêng thì mới biết sống khôn (P. Bianchi, Tĩnh tâm Linh mục, tr 99).

 

          Theo truyền thống Việt nam (được cụ Nhất Thanh diễn tả trong quyển “Đất lề quê thói”) thì người xưa coi chết là “MÃN KIẾP” , thường ung dung thư thái đón đợi chết, sửa sọan cho lúc chết ngay từ những năm hãy còn khỏe mạnh. Nghèo khó mới đành chịu, mấy cụ đủ ăn đủ mặc, chẳng giầu có lắm, cũng lo sắm quan tài, đồ bổ khuyết, đồ khâm liệm, đề phòng khi chết.

 

III. PHẢI DỌN MÌNH CHẾT LÀNH.

 

Đời người là một cuộc đợi chờ, và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ heát lòng mong chờ mong mỏi người nào hay điều gì  mình hết lòng yêu thương hay quí chuộng.  Người mẹ chờ đợi ñöùa con sắp ra đời  bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết  để bao bọc săn sóc con mình; một người chờ đợi bạn đến thăm bằng cách chuẩn bị thật chu đáo để đón tiếp bạn.

 

Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ (“Mỗi ngày một tin vui”).

 

Nhưng, tội nghiệp, có những người không biết sống trên đời để làm gì ? Mục đích của cuộc soáng là g ?  Thi sĩ Trần tế Xương đã đại diện cho họ, đã đặt ra câu hỏi vaø tự trả lời về cách sống hiện tại của mình :

                   Ta lên ta hỏi ông Trời,

                   Trời sinh ta ở trên đời làm chi ?

                   Biết chăng cũng chẳng biết gì

                   Biết đi nhà hát, biết đi ả đào.

                             (Trần tề Xương)

 

Sống trên đời không phải chỉ sống như cỏ cây hoa lá hay như lòai vật chỉ biết sống theo bản năng. Con người được coi là “linh ư vạn vật” có xác có hồn nên phải vươn lên một mức sống cao hơn. Mỗi người có một bổn phận phải làm tròn. Trần gian như một sân khấu đang diễn ra một đại trường kịch, mỗi người phải đóng một vai, vai nào cũng đuợc, không quan trọng, nhưng vai nào phải đóng cho ra vai ấy, nghĩa là phải đóng cho hòan hảo không ai chê trách được.

 

Rồi chúng ta sẽ phải bước khỏi sân khấu trần gian, cũng như khi hạ màn thì những  diễn viên khuất dạng khỏi sân khấu. Cuộc đời không có phần giống như tuồng kịch, như cuộc trình diễn văn nghệ ư ? Quả thật, mỗi người sinh ra và xuất hiện trên sân khấu trần gian, hơn kém đóng đúng vai trò của mình, kẻ quan trọng, người khiêm tốn hoặc thật tầm thường : và khi trình diễn xong thì lại lui vào bóng tối.

          (P. Bianchi, Tĩnh tâm Linh mục, tr 104).

 

Khi rút lui khỏi sân khấu trần gian, mỗi người sẽ phải trình diên Chúa và sẽ phải tường trình về vai trò mình đã ñoùng như thế nào trên sân khấu trần gian : có thể đóng hay và có thể đóng dở.

 

Khi chết, tiền bạc, bạn hữu seõ boû ta , chỉ còn lại việc lành seõ theo ta.

 

                             Truyện : Ba người bạn.

Người kia có ba người bạn : 2 người trước là bạn rất thân, người thứ ba thường thường vậy thôi. Ngày kia, ông bị tòa bắt xử, liền xin 3 người bạn đi theo để biện hộ. Người bạn thứ nhất từ chối ngay, việc côù bận việc quá không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng lại không dám vào. Chỉ có người thứ ba tuy không được ông yêu thích nhưng tỏ ra trung thành vào tận tòa án biện hộ cho ông ta, không những trắng án mà còn được thưởng nữa.

 

Người nạn thứ nhất là Tiền bạc. Khi chết, tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Người bạn thứ hai là Bà con Bạn hữu. Họ khóc lóc đưa ta tới huyệt rồi về. Người bạn thứ ba là các Việc lành. Chúng theo ta đến tòa phán xét và đưa ta vào cöûa Thiên đàng.

 

Thiên Chúa không đòi chúng ta phải làm những việc lớn lao, những công việc hiển hách mà đòi chúng ta phải hy sinh là những việc thường nhật như một nhaø văn đã nói :”Thiên Chúa không tìm những huy chương hay bằng cấp chúng ta đạt được, nhưng Ngài đếm những vết sẹo trong cuộc đời của chúng ta”.

 

Hãy chuẩn bị saün sàng đón giờ chết vì “sống khôn thì chết thiêng”.

 

                   Khôn ngoan là phải sẵng sàng

                   Kẻo khi Chúa đến ta đang ngủ vùi.

 

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt

 

 


Mục Lục