BÀI GIẢNG CHIỀU THỨ NĂM

 

Theo TM Luca, bữa tiệc ly của Chúa mà chiều nay chúng ta mừng nhớ, chín h là bữa tiệc vựơt qua mà Ngài từng ước ao khao khát ăn chung với các tông đồ trứơc khi Ngài chịu khổ nạn.( Lc  22,15), và chắc hẳn khi ăn bữa tiệc này, Ngài có 2 tâm tình chính: một là nhớ đến và mong muốn đền tạ bởi biết bao thiếu sót của Dân tộc Ngài trong việc sống giao ước -  hai là thể hiện hết mức tình thương của Cha Ngài, vị Thiên  Chúa giao ước

 

I. Đọc các sánh Tin mừng, ta thấy là trong khi gỉang dậy và tiếp xúc với mọi hạng người, ĐG đã nhiều lần đề cập đến những sai lỗi của người ta trong việc thờ phượng Thiên  Chúa và thực thi giao ước,  cách riêng Ngài nêu lên những khuyết điểm sau :

1.   trước hết, những vị có trách nhiệm giáo huấn để dân chúng hiểu tôn ý của Gia vê, hiểu nội dung và mục đích của giao ứơc thánh lại thường mắc phải sai lầm là xen ý của con người vào, là thêm thắt nhiều quy định tỉ mỉ thứ  yếu, làm rối tung nội dung cuả giao ước và che khuất mất điều cốt lõi. Thậm chí, do có quá nhiều điều lụât được thêm vào, chính các luật sĩ cũng không còn biết giới răn nào  là chính nữa

2.   khuyết điểm thứ hai: trong khi sống giao ước, ngưới ta đi dần đến tình trạng vụ luật, tức là coi trọng việc giữ các quy định để tỏ ra mình đúng luật và lương tâm mình được bình an, nhưng lại không hiểu đúng ý Giavê và cũng không đếm xỉa đến hoàn cảnh hay nhu cầu cấp thiết của tha nhân, do đó  nhiều lần các luật sĩ cố giữ đúng quy định về ngày hưu lễ mà làm ngơ trước nỗi khổ của kẻ khác, cố giữ cho mình không bị ô uế, mà để kẻ hấp hối tiếp tục thoi thóp trong vũng máu, như một dụ ngôn của Chúa nói đến

3.   khuyết điểm thứ ba: người ta có giữ luật, nhưng chỉ là giữ một cách chiếu lệ không hồn, và tuy giữ luật, lại đang thực sự là những kẻ giả hình, lòng không thực tâm mến Gia vê, mà chỉ cốt làm cho mình đẹp mặt, đáng khen trứơc con mắt kẻ khác.

4.   từ những khuyết điểm đó, ngườita đi dần đến tháí độ bất kính đối với Giavê , làm mất tính thánh thiêng  của nơi thánh hay việc thánh, biến việc đạo thành phương tiện buôn bán, trục lợi, cụ thể là biến đền thờ và dịp lễ trọng thành nơi thành lúc đổi chác, kiếm tiền khiến mới đó ngay dịp lên Giê-ru-sa-lem lần cuối đời, ĐG đẽ không còn chịu nổi, đã  “ tra tay xua đuổi phường buôn bán” bởi họ biến nơi cầu nguyện thành hang trộm cướp  ( Lc 19,45-46)

 

Vậy vào chính ngày mừng lễ vượt qua và nhớ về vị Thiên  Chúa Giao ứơc đáng kính, giữa bầu khí lễ lạc tưng bừng tại Giê-ru-sa-lem, mọi hình thức sai lỗi của bà con đồng hương Ngài, nhất là của hàng lãnh đạo, lại hiện lên trong trí Ngài, khiến Ngài thật xót xa cho Cha Ngài và nguyện đem cả con người, thậm chí cả mạng sống, để  thay cho họ yêu mến Cha  “ hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn "“và để đền bồi mọi xúc phạm đới với Cha Ngài. Ngài chỉ nung nấu một ứơc muốn : đó là tái lập sự thờ phượng và tế lễ đích thực , là phục hồi danh dự cho Cha, là làm cho Cha đựơc vinh hiển nơi Dân Giao ước 

 

Cũng chính vì thế, trong bữa tiệc ly,

 

II: Song song với việc thứ nhất ấy là phục hồi và thể hiện sự thờ phượng đúng nghĩa, sự kính tôn Thiên  Chúa cách tuyệt đối, Ngài cũng diễn tả hết mức tình thương của Cha Ngài, vị Thiên  Chúa giao ước

1.   trướ c kia, mội khi nói đến Giavê, mọi người It-ra-en đã nghĩ ngay đến một vị Thiên  Chúa ra khỏi mình, quan tâm đến dân tộc họ, để mắt dõi theo từng bứơc đi của họ, săn sóc họ, giúp đáp họ mọi lúc. Còn hôm nay, qua việc rửa chân cho các tông đồ, ĐG muốn mạc khải rằng Giavê là Đấng hầu hạ con người. Đấng có đó, hiện hữu đó trong tư thế khiêm tốn, bỏ mình để đáp ứng những nhu cầu của con người, để nâng cao họ , mang lại hạnh phúc cho họ

2.   trước kia, Giavê từng tỏ rõ Người liên đới với Dân Do Thái, gắn bó với họ, cùng buồn cùng vui, theo mỗi cảnh ngộ đời họ, và Ngừoi thực sự là “ Vị Thiên  Chúa – của” , của A-bra-ham, của I-sa-ac, của Gia-cop, của Dân Do thái, nối kết chặt chẽ không phân lìa với họ. Còn hôm nay, qua bí tích Thánh Thể, qua việc các tông đồ sắp lãnh nhận  Mình và Máu ĐG, Thiên  Chúa đi vào thân thể mỗi người, hoà tan trong từng giọt màu, từng thớ thịt của con người, điều đó cho phép người ta được nghĩ đến những điều khiến rụng rời: ví dụ từ nay không bao giờ còn có sự chia lìa giữa Thiên  Chúa và con người được nữa, thậm chí từ nay, phải chăng con người có sống thì Thiên  Chúa mới sống, phải chăng một con người hư vong đi, thì Thiên  Chúa cũng chết nơi con người ấy, cùng với con người ấy, một cách nào đó?

 

Vì thề, chiều nay khi quan sát nghi thức chủ tế rủa chân cho một số người và khi rứơc Mình thánh Chúa, chúng ta thật cảm kích trứơc tình thương lạ lùng của Thiên  Chúa chúng ta, chúng ta sung sướng tự hào về Người và chúng ta không thể vừa làm môn đệ của Người, vừa không tập đivào tinh thần quên mình, quảng đại, bác ái của Người trong cuộc sống hằng ngày, trong sự đới xử với anh chị em chung quanh mình.

 

Lm. Antôn Trần Thế Phiệt


Về trang Mục Lục Trở Về Trang Nhà