BÀI GIẢNG CHIỀU THỨ SÁU TUẦN THÁNH

 

Sau khi nghe các bài thánh kinh, nhất là bài thương khó, bầu khí trong nhà thờ chúng ta thật trang trọng, và trong cái trang trọng này, tự nhiên chúng ta thấy thấm thía về ý nghĩa bi thảm của các bài thánh kinh.

 

1.   Hơn bao giờ hết, chúng ta không thể không xúc động trước các lời mô tả về người tôi tớ  thống khổ  bởi vì ở tiền đình dinh Tổng trấn Phila tô, ngưởi tôi tớ thống khổ ấy chẳng là ai khác, mà chính là Giavê, Thiên  Chúa của Dân Do thái, thế mà “ Người tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan Người cũng không còn nữa, Người bị người đời khinh dể như kẻthấp hèn nhất…..”

2.   rồi theo đoạn thư Do thái, ĐG đã phải chịu thử thách đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện: ĐG trong cảnh ngộ bi thảmnày cũng là hiện thân của chính Gia vê, Thiên  Chúa của Dân Do thái, Người đang thực sự phải đau khổ ê chề!

3.   nhất là, khi nghe bài Thương khó, chúng ta đau lòng thấy rằng ở tiền đình dinh Tổng trấn Philatô, vụ án đáng buồn nhất lịch sự  loài người đang diễn ra, trong đó bị cáo là chính vị Thiên  Chúa Giao ước  và nguyên cáo lại chính là Dân mà vị Thiên  Chúa ấy đã kén chọn cho riêng mình!

4.   Nơi toà án ấy, đã lộ ra tội tầy đình của Dân Do thái , vì họ đã xé bỏ giao ước thánh vá giết chết vị Thiên  Chúa giao ước, qua việ chối từ và kết án chính Con Thiên  Chúa đang ngồi đó trứơc mặt họ.

 

§      tất cả họ đều nhớ rằng dân tộc họ đáng tự hào, vì trổi vượt hơn các dân khác ở điểm  là theo đạo độc thần, coi Thiên  Chúa là Đấng độc nhất , và vì niềm tin này, để bảo vệ đến cùng niềm tin này, Thiên  Chúa đã từng  tru diệt nhiều dân họ gặp, để họ không lây nhiễm thòi thờ ngẫu tượng. Thế mà hôm nay, trước mặt Philatô  đúng vào dịp lễ vượt qua, trong đó họ tuyên xưng lại niềm tin, họ lại về một phe với dân Ngoại, đòi giết Thiên  Chúa của họ bằng mọi giá, ngược hẳn với lần cha ông họ mạnh mẽ khẳng định niềm tin vào Giavê trong thời ngôn sứ Ê-lia, nhất là vào thời Ma-ca-bê Và Đa-ni-en gần đó.

 

§      tất cả họ đều biết rằng sở dĩ dân tộc họ có trên đời và tồn tại là nhờ sự can thệp của Giavê, từ biến cố kêu gọi tổ phụ Abraham, tồi biến cố cứu họ khỏi Ai cập, đến việc ban cho họ Đất Hứa hiện giờ. Chỉ một mình Giavê thương họ, chỉ một mình Giavê xứng đáng là vua của họ. Thế mà ở tiền đình dinh Tổng  trấn Philatô, khi Philatô giới thiệu ĐG là vua của họ, họ đã kêu lên “ lôi đi, lôi đi, đóng đinh nó đi” cũng như các thượng tế hô vang “ chúng tôi không có vua nào cả ngoài đức hoàng đế”

 

§      đúng là sau hơn một ngàn năm giao ước với Dân it-ra-en, nâng niu họ như người mẹ bồng ẵm con thơ, nồng nàn quý yêu dân ấy như một ngườitình, hômnay Thiên  Chúa bẽ bàng trông thấy họ xé tan và chà đạp giao ước tình yêu .

 

Đúnglà sau mười mấy thế kỷ  làm nguồn sống cjho Dân ấy, và biết bao nhiêu lần kéo họ ra khỏi nguy cơ diệt vong, nah61t là Người truyền lện hcho Mpsê đ1uc một con rắn đồng, treo lên làm dấu để cứu những kẻ ohảnloạn bị rắn sa mạc cắn chết, hôm nay dân tộc hưởng ơn huệ ấy thủ tiêu vị đại ân nhân cua 3mình và treo chính Đáng thiên sai lên thập giá.

Đúng là sau bao đời dậy họ tế lễ chiên bò cho Người để biểu hiện lòng sùng kính và để hướng họ đến việc tế hiến chính tấm  lòng và đời sống mình để tôn thờ Người các đích thực. Hôm nay họ lại tế sát chính Con Thiên  Chúa trong thái độ vô ơn và ngạo mạn, hôm nay họ lại tôn mình lên làm thần và coi khinh Thiên  Chúa tối cao.

 

Chắc chắn chẳng có thời điểm nào bẽ bàng cho vị Thiên  Chúa giao ước cho bằng chiều thứ sáu ấy ở tiền đình dinh Philatô. Chắc chắn chẳng có nơi chốn nào lại xảy ra ở đó một tội tày đình đến thế. Và điều vô phúc nhất: đúng vào thời điểm ký kết giao ước mới , thời điểm được chờ đợi từ bao đời, lúc ĐG đổ máu trên thập giá chiều thứ sáu, lại là lúc họ không đón nhận và do đó lỡ hẹn, nhưng điều bẽ bàng không kém là thái độ vô ơn bội bạc đó tiếp tục tái diễn nơi biết bao cuộc đời, nơi chính cõi lòng của mỗi người chúng ta.

 

Biết bao lần, Thiên  Chúa tình yêu  bị chúng ta từ khứơc và khinh bỉ – Đấng ban ơn bị chúng ta coi thường – Đấng ban sự sống và hạnh phúc bị chúng ta xua đuổi – Đấng đề nghị một nhịp cầu nghĩa tình, chỉ gặp thái độ hờ hững, thậm chí thái độ quyết liệt tẩy chay, qua thái độ sống , qua đúc tin hời hợt, qua tình mến nguội ngắt của ta.

 

Lát nữa đây sẽ là nghi thức suy tôn và hôn kính thánh giá. Chúng ta sẽ dành cho vị Thiên  Chúa giao ước   thân thương củata nụ hôn nào?

Lm. Antôn Trần Thế Phiệt


Về trang Mục Lục Trở Về Trang Nhà