GỢI Ý GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, C - 2016

Ước mơ hàng đầu và hạnh phúc sâu xa của mọi người là có được một máy ấm gia đình, một nơi cư ngụ ổn định, một quê hương thanh bình. Ngược lại, điều khiến người ta lo sợ nhất là phải tha hương hoặc ly tán. Lâm vào cảnh nước mất nhà tan giống như tình cảnh nhiều lần xảy ra nơi này nơi kia, khi từng đoàn người phải rời bỏ nơi chôn rău cắt rốn băng qua rừng vượt qua núi hoặc lênh đênh trên biển cả để đi tìm một nơi ở mới.

Bài đọc 1 hôm nay gợi đến niềm sung sướng của Dân Israel trong thời Cựu ước là được sống trong miền Đất hứa, sau 40 năm lang thang trên sa mạc. Từ nay, họ chính thức có một quê hương. Họ được canh tác trên ruộng vườn đã là sở hữu của họ. Họ được hưởng hoa trái từ chính thưở ruộng của họ. Thân phận của họ không còn gian nan như hồi di chuyển trên sa mạc mênh mông, nhiều lúc rơi vào cảnh thiếu lương thực, thậm chí không có cả nước uống và không có nơi trú mưa trú nắng. Nhiều hôm còn bị đe dọa bởi gió độc, rắn dữ, hoặc phải đương đầu với những địch thù là các sắc dân khác, đe dọa chính mạng sống của họ. Đặc biệt, với diễm phúc được Giavê dẫn vào Đất hứa, họ được thoát khỏi thân phận ô nhục của thời khốn cực trong Ai cập và được hân hoan mừng lễ Vượt qua ngay tại tổ quốc thân yêu của mình.

Chắc chắn không một người Do Thái nào lại muốn mất quê hương và đời sống ổn định mà họ đang được có lúc đó, cũng vậy, lẽ ra không ai trên đời muốn rơi vào cảnh vô gia cư và long đong lận đận như dân chọn hồi đang đi trong sa mạc, chưa đặt chân vào đất hứa. Thế nhưng, trong thực tế theo Lời Chúa hôm nay người ta có thể để mất cuộc sống êm đềm trong gia đình hoặc tại quê hương mình mà không biết. Nguyên nhân thứ nhất, như ý tưởng của bài đọc 2 hôm nay, là người ta phạm tội và sống trong tội tức là làm cho tâm hồn mình xa Thiên Chúa, Đấng là quê hương đích thực nhất của mọi người.

Nguyên nhân thứ hai là người ta giống như đứa con thứ trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể trong bài Tin Mừng ta vừa nghe: đang được hưởng bầu khí ẩm êm trong gia đình, cạnh người cha thân yêu, nó lại đòi chia gia tài cho nó trước thời hạn và màu lẹ ra đi, vì tự cho cuộc sống hiện tại trong gia đình là một cuộc sống gò bó, ngột ngạt, không hạnh phúc và không giúp nó phát triển cũng như được thể hiện tất cả mọi ước mơ và nhu cầu tuổi trẻ của nó. Nó hoàn toàn không ý thức rằng chính khi sống trong mái ấm gia đình lại là khi được là mình hơn cả, lại là khi được no đủ và có cuộc sống bảo đảm hơn cả. Ngược lại như Tin Mừng Luca mô tả,  khi xa nhà và tiêu sài hết số của cải tiền bạc nó đã nhận như phần gia tài của mình, nó bắt đầu phải đối diện với một chuỗi ngày đói khát và nhục nhã cùng tột, đến nỗi phải đi chăn heo là một nghề ô uế đối với người Do Thái và phải them muốn đến cả muồng muồng heo ăn để đỡ đói bụng mà cũng không được.

Nguyên nhân thứ ba là người ta ra khỏi căn nhà hạnh phúc và để mất mất mái ấm gia đình khi người ta sống trong tâm trạng giống như tâm trạng của đứa con cả trong bài Tin Mừng: tuy nó không bỏ nhà ra đi, tuy nóvẫn sống bên cạnh gửi Cha, nhưng nó cũng luôn có cảm tưởng thiếu sự thoải mái, không được thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình. Tuy sác nó ở trong căn nhà, nhưng trí lòng nó thường vươn ra ngoài, thường mơ tưởng đến một chân trời xa xăm. Qua những lời nó đắp lại người cha, nó để lộ nỗi bất mãn từng âm ỉ trong tâm hồn và một sự phản kháng ngấm ngầm trước cách đối xử của người cha, đối với em nó cũng như đối với chính bản thân nó.

Mua chay hàng năm là thời điểm để mỗi người chúng ta nhớ lại diễm phúc của mình là có một Cha trên trời đầy tình yêu thương, có một mái ấm gia đình bao bọc chúng ta bằng sự quan tâm ưu ái và bằng muôn ngàn ân lộc, đó là Hội Thánh, là cộng đoàn những kẻ tin xa gần. Mua chay cũng là thời điểm để chúng ta suy nghĩ về thái độ sống của mình, có khi đang là nguyên nhân đưa chúng ta vào thân phận tha hương và ly tán để như thánh Phaolô khuyên dạy, chúng ta ăn năn sám hối, từ bỏ tội lỗi làm  hòa cùng Thiên Chúa và trở về đoàn tụ với Thiên Chúa và cộng đoàn Hội Thánh, để giữa ta và Thiên Chúa, “như chưa hề bao giờ có cuộc chia ly”.

Lm. Antôn Trần Thế Phiệt


GỢI Ý GIẢNG LỄ C