GỢI Ý GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT 5C MÙA CHAY

Từ hậu bán thế kỷ 20 đến nay, trong nhiều lãnh vực, nền văn mình của nhân loại chúng ta có những tiến bộ và phát triển theo một nhịp độ mau lẹ hơn rất nhiều so với những thể kỷ trước. Thức tế này đưa đến hai hậu qủa trái ngược nhau: một đàng có rất nhiều người ưa chuộng những công trình, đền đài, vật dụng của quá khứ, và đàng khác lại có nhiều người chỉ chạy theo những thứ mới lạ. Nhóm người thứ nhất thì đánh giá cao những cảnh sắc thiên nhiên đã có từ lâu đời, những tác phẩm kiến trúc hội họa cổ xưa…

Trong khi đó, chuộng sự mới lạ cũng là một khuynh hướng mãnh liệt không kém nơi nhiều người, đặc biết là nơi giới trẻ. Nhiều vật dụng máy móc giới trẻ sử dụng thay đổi kiểu dáng hay đặc điểm đến chóng mặt. Ví dụ xe gắn máy, điện thoại, kiểu dáng y phục… đổi khác từ tháng này qua tháng khác, thậm chí tuần này qua tuần khác.

Thế nhưng, xét cho cùng không có sự mới mẽ nào có giá trị và đáng kiếm tìm cho bằng những sự mới mẽ mà các bài Lời Chúa hôm nay gợi đến cho chúng ta. Cụ thể là bài đọc 1 nhắc lại công trình Thiên Chúa thực hiện cho Israel vào cuối thời lưu đầy: Người sẽ mở con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn. Đây là công trình còn mới mẽ và lạ lùng hơn nhiều so với những gì người đã thực hiện trong cuộc Xuất hành thuổ Israel ra khỏi Ai cập. Công trình mới mẽ vào cuối thời lưu đầy ta đang nói đây cũng đáng nhắc nhớ hơn biến cố xuất hành đã lùi xa vào quá khứ.

Sự mới mẽ thứ hai là sự đổi đời của thánh Phaolô tông đồ. Ngài ý thức không gì giá trị bằng việc biết Đức Kitô đến nỗi tất cả quãng đời quá khứ với bao nhiêu cố gắng mà Ngài từng cho là công trạng lớn lao khả dĩ làm cho Ngài có quyền vênh vang, bây giờ chỉ đáng là rơm rác. Từ nay diễn tiến của đời Ngài sẽ chỉ còn là lo sao nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và nhắm thẳng đích đến là được thông phần sự phục sinh và diễm phúc của Đức Kitô. Ngài cảm nhận mình đã giả từ đoạn đường vô bổ khi trước và bắt đầu bước vào một đoạn đường sáng tươi.

Sự mới mẽ thứ ba là hiện tại của người phụ nữ ngoại tình. Quá khứ của chị là sự vi phạm Luật Chúa, là ngoại tình, phản bội cam kết hôn nhân bị bắt chụp và phơi bầy trước nhiều con mắt, bây giờ đã được tẩy xóa nhờ tình thương xót của Thầy Giêsu: tôi không lên án chị đâu. Và từ nay, đời chị kể như được lật sang một trang mới. Có điều trang mới này vừa do Chúa ban, nhờ sự thái độ cảm thông và thứ tha của Chúa vừa là kết quả của sự chọn lựa phía chị ta. Chị ta có chấp nhận lời mời gọi của Chúa là “từ nay đừng phạm tội nữa” và quyết tâm không trở lại con đường cũ hay không.

xxOxx

Chúng ta đã đi hết bốn tuần lễ đầu của mua chay. Đến hôm nay, chúng ta đã có những hy sinh và cố gắng cụ thể nào để đặt đến một trong những mục đích chính của Mùa Chay là sự đổi mới của tâm hồn và đời sống?

Qua câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình trong bài Tin Mừng chẳng những Chúa chờ mong nhiều biến chuyển tích cực nơi lối sống đạo đức của chúng ta, mà còn ao ước đời sống của mỗi người chúng ta được sang một trang mới, qua việc chúng ta thành tâm cộng tác với ơn huệ Chúa muốn ban, qua việc dứt khoát từ bỏ quá khứ yếu hèn của ta, để giống như thực hiện một cuộc đổi đời. Để được như vậy chúng ta nên thường xuyên suy nghĩ về chính lối sống của mình để sám hối và sửa sai, thay vì chỉ biết nhìn kẻ khác và lên án những lỗi lầm của họ, như nhóm Kinh sư và Biệt phái chỉ biết điệu người phụ nữ tội lỗi đến với Đức Giêsu với ý đồ làm mất mặt chị ta, nhất là nhắm gài bẫy để bắt lỗi Chúa Giêsu (theo họ, nếu đứng trước tội ngoại tình là một trọng tội đối với Luật Môsê mà Chúa Giêsu cũng kết án như mọi người, thì họ sẽ chê bai Chúa là không yêu thương tội nhân và không nhân từ như Chúa vẫn tuyên bố. Còn nếu Chúa không kết án kẻ phạm tội thì họ sẽ tố cáo Chúa là chống lại luật Môsê…). Họ chỉ về huồ với nhau và hùng hổ kết tội kẻ khác, chứ không lo tra vấn chính những yếu hèn va vấp của mình. Chúa Giêsu đã im lặng, chỉ cúi xuống, lấy tay viết trên đất, có lẽ vì Ngài muốn mọi người trầm lắng một lúc và khiêm tốn nhìn vào chính bản thân để thấy rõ thực trạng của mình, trước khi phán đoán và lên án kẻ khác.

Antôn Trần Thế Phiệt


GỢI Ý GIẢNG LỄ C