GỢI Ý GIẢNG LỄ CHÚA THĂNG THIÊN NĂM C

 

Tân Ước có hai quả quyết khác nhau về thời điểm Chúa Giêsu về trời: một là Người về trời, đi vào thế giới của Thiên Chúa ngay từ hôm người phục sinh. Hai là 40 ngày sau khi sống lại từ cỏi chết, người mới về trời.

Dù sao, mầu nhiệm Thăng Thiên cũng là một mầu nhiệm có ý nghĩa rất quan trọng. Với việc Phục sinh và Thăng Thiên, Chúa Giêsu được Chúa Cha giải thoát khỏi cõi chết, tái ban mọi đặc quyền, như cất nhắc Người lên địa vị cao vời là được ngự bên hữu Chúa Cha, nghĩa là có quyền hành ngang bằng với Chúa Cha – như tôn Người lên vượt trên mọi quyền lực thần thiêng, đặt Người là Đấng bá chủ muôn loài trên trời, dưới đất, trong vũ trụ, thống trị toàn thể đạo binh thiên quốc, toàn thể nhân loại mọi thời và âm phủ.

Thăng Thiên còn mang ý nghĩa quan trọng là khai trương thời kỳ của Hội Thánh Chúa. Từ nay, với việc Chúa Giêsu về trời, kết thúc những năm tháng tại thế của Người, Hội Thánh chính thức được trao sứ mạng nối tiếp công việc của Người, để đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, để Hội Thánh ngày càng phát triển. Thăng Thiên là mầu nhiệm làm cho các tông đồ và các kẻ tin chính thức bước vào giai đoạn trưởng thành, trở nên hiện thân của Đức Kitô trên mọi nẻo đường và trong mọi cảnh huổng.

Dĩ nhiên về trời, về cùng Chúa Cha, không phải là Đức Giêsu vĩnh viễn rời bỏ các tông đồ và các kẻ tin, để mặc cho Hội Thánh tại thế một mình loai hoai với những vấn đề phức tạp của đời sống. Trái lại, về trời là Đức Giêsu chỉ chấm dứt thời gian Người hiện diện một cách hữu hình trên cõi thế, để vẫn tiếp tục hiện diện, nhưng một cách vô hình và bí nhiệm cũng như tiếp tục đồng hành với các kẻ tin Người, như khi trước người vẫn ngày đêm ở cùng các tông đồ và đồng hành với họ. Trước khi rời xa các môn đệ, Người đã nhiều lần quả quyết “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Trong đức tin, chúng ta biết rằng Người thực hiện lời hứa đó bằng chính sự hiện diện vô hình của Người trong Hội Thánh, trong Lời của Người và trong các bí tích Người thiết lập cho Hội Thánh, nhất là nhờ ChuáThánh Thần mà Người hứa ban một khi đã trờ về cùng Chúa Cha, sau khi hoàn thành sứ mạng Chúa Cha trao phó là đi vào trần gian và cứu độ nhân loại.

Từ hôm nay, chúng ta hãy hướng lòng về lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Noi gương Tông Đồ và những anh em của Đức Giêsu, chúng ta kết hiệp mật thiết với Mẹ Maria và chân thành mở ngỏ tâm hồn, khắt khao chờ đón Chúa Thánh Thần, để nhờ Ngài, tất cả chúng ta được đầy ơn thiêng của Ngài và trở nên những cộng sự viên đặc lực, nối tiếp sứ mạng xây dựng Hội Thánh và Nước Trời.

Antôn Trần Thế Phiệt

 


GỢI Ý GIẢNG LỄ C