BÀI THỨ 155

PHẢN ỨNG CỦA MẸ MARIA

II. Cảm Thông Nỗi Khổ Đau Của Mẹ

 

ĐAU KHỔ VÌ CHÚNG TA

Mẹ Maria đau khổ vì tôi, vì tất cả mọi người thế gian. Dù lúc này không biết rõ như Chúa Giêsu, nhưng Mẹ cũng hiểu rằng, Mẹ sẽ phải đau khổ với con Mẹ để đồng công cứu chuộc nhân loại. Sau này ở trên Trời, khi nhìn thấy tội lỗi chúng ta, Mẹ xác nhận các hy sinh mà Mẹ chịu khi Mẹ còn tại thế. Vả lại dù biết hay không, thực tế Mẹ vẫn là nạn nhân chịu thay cho chúng ta, và đây Mẹ biết điều đó. Chúng ta hãy tỏ lòng cảm mến Mẹ, và xin Mẹ thứ tha cho ta, đồng thời hứa cùng Mẹ sẽ biến đổi mọi thử thách cam go Mẹ đã chịu thành lợi ích dồi dào. Chúng ta hãy kết hiệp với bà con thân thích, các thiếu phụ thánh thiện, những người bạn chí thiết sống bên cạnh Mẹ, chia phần thống khổ và an ủi Mẹ. Niềm an ủi lớn lao nhất khiến người Mẹ cảm kích là nhìn thấy người khác cũng thương khóc đứa con yêu quí của mình.

 

QUYÊN BẢN THÂN

Khi đã yêu tha thiết, người ta không còn để ý đến nỗi đau khổ riêng của mình nữa. Do đó bao nhiêu nỗi đau đớn nơi Chúa Giêsu đều xâm nhập toàn thân Mẹ. Thực là bài học quí giá cho chúng ta: đừng ích kỷ khi gặp phải đau khổ, đừng than thân trách phận dài dòng khiến bạn hữu cũng phải chán nản. Chúng ta không phải là những Kitôâ hữu sao? Chúng ta không quí trọng Chúa Giêsu hơn bản thân ta nữa ư? Chúng ta nên biết rằng, chúng ta có thể ngược dòng thế kỷ để thương cảm với Chúa và Mẹ trong cảnh sỉ nhục đẫm lệ này. Sự kiện này là một sự kiện bất diệt.

Mỗi lần bị lừa dối hay thất vọng, chúng ta hãy hồi tưởng lại cảnh Chúa và Mẹ bị bỏ rơi cách bất công và tàn bạo trên đây. Chúng ta hãy khóc thương Ngài hơn là khóc thương chúng ta. Ngài đã chẳng làm gương cho chúng ta đó sao? Ngay tại Nazareth và lúc chịu sỉ nhục, Chúa đã nhìn thấy và cảm biết nỗi thống khổ chúng ta hơn cả của chính Ngài. Chúng ta hãy kết hiệp với Mẹ Maria và các thiếu phụ thánh thiện, xin các bà thông truyền cho chúng ta ít nhiều thương cảm sống động và tinh tuyền của chính các bà. Chúng ta hãy dâng mọi tâm tình của các bà  lên Chúa Giêsu. Các tâm tình này được tồn tại trong kho tàng của Hội Thánh, và Hội Thánh đem đặt vào tay chúng ta. Chúa Giêsu tán thành việc chúng ta dâng lên Ngài các tâm tình ấy. Chúng ta hãy cố gắng dâng thêm cả tâm tình riêng của chúng ta nữa!

 

NGÀI Ở ĐÂU ?

Mẹ Maria tự nhủ: Ngài bị bỏ rơi cô đơn một mình, thế mà, tôi lại không thể đến với Ngài được, vì tôi không biết Ngài ở đâu và đi đâu nữa! Ôi con ơi, Mẹ không được chia phần sầu tủi với con! Đó thật là một thiếu thốn lớn lao cho Mẹ, nhưng Mẹ dâng sự  thiếu thốn này cho Thiên Chúa. Vì đó là nỗi khổ cực lớn lao, nên công phúc rất phong phú. Chớ gì công phúc này dùng để cứu rỗi nhân loại.

Lạy Chúa Giêsu, nếu không có đau khổ hay nhục nhằn này để góp phần này để góp phần với Chúa, nếu tình thương mến của con đối với Chúa không chút nhạy cảm, thì con đau buồn lắm, vì như Chúa biết, con yêu mến Chúa, con thương cảm Chúa chân thành. Xin Chúa vui nhận sự  thiếu thốn một tình yêu cảm xúc ấy, nếu đó là một thử thách đối với con! Còn nếu như sự vô cảm kia là kết quả của nếp sống ít sốt sắng nhiệt thành, thì xin Chúa đoái nhận những hối tiếc và ước vọng cải thiện của con. Dù tâm tình con lạnh nhạt, nhưng cũng rất chân thành Vì con luôn ước ao chia sẻ đau khổ với Chúa. Lạy Mẹ Maria, xin giúp con cải hóa tâm hồn để trở nên xứng đáng đón nhận tình thương của Chúa!

 

THÀNH CAPHARNAUM

Tiểu chú: Trước khi nguyện ngắm sứ mệnh của Chúa Giêsu tại Galilê, chúng ta hãy đưa mắt nhìn qua khung cảnh địa dư của xứ này, với sông hồ, và thành Capharnaum, nơi Chúa sẽ trú ngụ. Phong cảnh nơi này khiến ta dễ chú ý và lưu giữ lâu bền những kỷ niệm.

Xứ Galilê là một miền trù phú, đất đai phì nhiêu với những cánh rừng bát ngát và đồng cỏ xanh tươi. Dân chúng là những người phấn đấu tự lập. Họ sống tại các thành phố và làng mạc.

Chúa Giêsu sắp đến cư ngụ tại miền đông Galilê, trên bờ hồ Gênêrareth, nơi ngã ba đường giao thông, có nhiều dân chài lưới qua lại. Hồ Gênêrareth cũng gọi là biển Galilê, và sau này được mệnh danh là hồ Tibêriađê, là một vịnh khá rộng, hình bầu dục. Nước hồ do sông Jordan xuôi  dòng từ phía Bắc chảy xuống.

Vào thời Chúa Giêsu, đồi núi cây cỏ mọc xanh tốt chứ không không trơ trụi như ngày nay. Loại thảo mộc miền nhiệt đới tràn lan khắp nơi. Núi đồi xanh tươi, nước hồ trong vắt, và những thuyền đánh cá với cánh buồm đủ loại, tất cả tạo nên một phong cảnh nên thơ. Sử gia Joseph, sống vào hậu bán thế kỷ thứ nhất sau kỷ nguyên, đã say mê phong cảnh quyến rũ, và mô tả như sau:

Thành phố Tibêriađê tọa lạc ở phía tây hồ. Đây là nơi ngự trị thường xuyên của Hêrôdê Antipas. Gần đó là thị trần Magdala, khiến ta liên tưởng đến thiếu phụ ngoại tình Mađalêna.

Về phía tây bắc hồ là Corozain và làng Bethsaidê. Làng này nổi tiếng về nghề chài lưới. Cũng chính từ làng này Thầy Chí Thánh đã chọn gọi các môn đệ tiên khởi: Phêrô, Anrê và Philipphê.

Tuy nhiên địa điểm mà Chúa Cứu Thế ưng ý nhất miền tây hồ này, chính là thành phố Capharnaum. Nằm trên đường đại lộ nối liền Ai cập với Damas, ngang qua Giêrusalem và gần sát Phênicê. Capharnaum là trung tâm thương mại quan trọng, một thành phố quốc tế, đông người lui tới. Thành phố có tên cơ sở quan thuế, và chính tại đây chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu chọn gọi một sứ đồ, đó là người phần thu tên là Matthêu. Thành phố cũng có một căn cứ quân sự của Roma, mà một ngày kia Chúa Cứu Thế sẽ chữa bệnh cho người đầy tớ của quan bách quân đội trưởng.

Tuy nhiên Chúa cũng nới rộng hoạt động xa vùng ven hồ, vào sâu trong bình nguyên Galilê. Các thánh sử đã nhiều lần kể lại việc Chúa rảo qua các thị trấn rải rác trong miền.

----------o0o---------