BÀI THỨ 220

LÒNG THẬT THÀ ĐƠN SƠ

NHẮM TỚI LÝ TƯỞNG

Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt sự gì khác là điều không hoàn hảo.’ Việc bó buộc phải thành thật này có s kỳ lạ; không riêng gì trong trường hợp cá nhân, nhưng nói chung trong mọi câu chuyện giao tiếp, ngay cả những câu chuyện giữa những người đạo đức đi nữa. Thường trong câu nói, người ta hay thêm bớt chút ít chứ mấy khi lại dùng những tiếng đơn giản như ‘’ hoặc ‘không.’ Những tiếng đó nhiều khi không đúng với sự thật nếu không dựa vào những lời quả quyết mạnh mẽ khác. Vậy lúc đó ta phải làm gì? Nên vâng lời Thiên Chúa hay cứ theo thói quen thường dùng?

Chúng ta tìm câu trả lời theo ý hướng của Đấng Cứu Thế. Ở đây cũng như trong những lời khuyên Phúc Âm khác, Ngài trình bày cho chúng ta một lý tưởng và như muốn nói với chúng ta: đó là điều thích hợp với người Kitôâ hữu, thích hợp với những tạo vật được Thiên Chúa tác động tới một cách siêu nhiên. Những kẻ đó phải tiến tới một nhân đức cao cả và thật rõ ràng, để trong mọi lời họ quả quyết đều có giá trị như một lời thề nguyền. Mà nếu tất cả mọi người đều là người Kitôâ hữu, và nếu mọi Kitôâ hữu biết hãnh diện về địa vị mình, không bao giờ phóng đại sự thực hoặc mưu mô gì, thì việc áp dụng lời khuyên đó quả là rất tự nhiên và dễ dàng. Luôn luôn thành thực đơn như thế, thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao và anh em sẽ hòa thuận thương yêu nhau biết chừng nào!

Chúng ta hãy thán phục lý tưởng này, hãy tìm hiểu những mối liên hệ của nó với trật tự siêu nhiên. Hãy chúc tụng Thầy Chí Thánh vì Ngài đã coi trọng chúng ta và đã mời gọi chúng ta đến bậc trọn lành với những lời nói dựa trên sự hoàn thiện đời sống. Chúng ta hãy hăng hái ao ước tới gần đó! Mọi cố gắng của chúng ta đều không đủ, vì thói quen muốn làm ngược lại như đã trở nên bản tính chúng ta. Vậy thật hết sức khó khăn để đồng thời có thể phản ứng lại bản tính tự nhiên và lôi kéo của gương xấu chung quanh. Hãy nài xin ơn trợ lực.

 

SỐNG KHÔN NGOAN HỢP VỚI THÓI QUEN

Chúng ta thường nhận thấy rằng một lý tưởng đã được giới thiệu với chúng ta, thì cũng mời gọi chúng ta theo, nhưng không thúc bách ép buộc chúng ta: vì nó luôn chỉ là một lời khuyên. Đó cũng là trường hợp của tính đơn ngay thẳng trọng sự thật.

Nếu trong mọi trường hợp, chúng ta chỉ dùng công thức quá đơn giản ‘’ hay ‘không’ thì cách cư xử của chúng ta thật không mấy khôn ngoan ở xã hội hiện tại này. Chúng ta chỉ nhượng bộ ít thôi, bất đắc dĩ mới nhượng bộ. Dè dặt nuối tiếc là điều làm vinh danh cho chân lý và là một bước tiến tới việc áp dụng chân lý.

Hãy trách những quyết đoán và phủ định thường xuyên như thế, vì chúng khiến câu chuyện trở nên buồn tẻ và làm ý tưởng không mấy linh hoạt. Nhưng chúng ta hãy luôn luôn ngay thẳng. Một người sống đúng đắn sẽ dễ dàng làm cho người khác tin tưởng mình. Một người nói năng nhẹ dạ bồng bột dễ bị nghi ngờ. Nếu đương sự cứ cố tình lầm lỗi ít nhiều, thì người ta sẽ nghĩ thế nào?

 

LÝ TƯỞNG NÀY GIÚP TRÁNH NÓI DỐI

Lòng chân thật trong lời nói mà Thầy Chí Thánh đòi hỏi đưa chúng ta đến chỗ phải chê ghét lời dối trá. Người Kitôâ hữu không được thêm gì vào lời nói ‘’ hay ‘không’ thật là điều đáng xấu hổ nếu họ nói không khi có và nói có khi không.

Lời nói dối dù thật là nhỏ nhặt cũng là một xúc phạm, không phải là phạm đến lời khuyên, nhưng phạm đến lề luật; đó là sự thoái hóa đối với địa vị người Kitôâ hữu đã được lề luật giáo huấn. Lời nói đó, dù bị lộ tẩy hay không, không quan hệ, nhưng nó vẫn luôn là một vết nhơ. Một lời nói dối bất chợt trên môi miệng người tín hữu là một sự phản bội đạo giáo.

Tỉnh thức và can đảm tin vào Thiên Chúa là chân lý. Là con cái Ngài, chúng ta hãy làm vinh danh Ngài bằng cách bắt chước Ngài. Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta, soi sáng mọi lời nói chúng ta nói, Ngài thinh lặng mỗi khi chúng ta nói dối.

Để khỏi bối rối trong lời nói, chúng ta hãy nhớ rằng phần nhiều những câu nói không hoàn toàn xác thực vẫn chưa phải là lời nói dối, như cách dùng chung đã làm thay đổi ý nghĩa. Hãy học hỏi về vấn đề này để khỏi thành trò cười cho thiên hạ hoặc khỏi cư xử thiếu khôn ngoan.

----------o0o----------