BÀI THỨ 312

NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG SỢ

 

DUYÊN CỚ ĐƯA ĐẾN VIỆC LUẬN ÁN

Chúng ta đừng nhầm tưởng Hội Đồng Cộng Tọa chỉ là nhóm người tầm thường và bồng bột sôi nổi. Giữa họ có người nắm giữ những vai trò quan trọng trong dân chúng như: tư tế,  thày cả thượng phẩm, văn nhân, tiến sĩ, các kỳ hào. Hội Đồng này gồm 70  người. Thày cả thượng phẩm là chủ tịch của Hội Đồng; quyền hành của ông có là do ở chính quyền Rôma. Người ta có thể ngấm ngầm mua bán để được chọn lựa vào chức vụ này, nhiệm kỳ là một năm. Chính con người ông Cai Pha cũng ít được trọng kính, nhưng vì lắm tiền bạc và nhiều thủ đoạn nên từ lâu nay vẫn giữ mãi được địa vị.

Ngoài những người tham vọng vô liêm sỉ của Hội Đồng, nhiều phần tử cũng biết suy tư. Chúng ta tự hỏi tại sao các thành phần đứng đắn này lại dễ dàng chấp nhận việc lên án một người vô tội, và còn coi đó như một việc làm đáng ca tụng, một bổn phận phải thi hành. Phải chăng họ hành động do lòng ngay thật? Không! Đây là một bài học đáng sợ cho chúng ta. Chúng ta sẽ thấy tư lợi cá nhân dễ dàng làm hư sai lương tâm ngay thẳng như thế nào. Hình như các phần tử này không bao giờ hành động với một lương tâm hoàn toàn xấu! Họ coi Chúa Giêsu là con người cuồng tín, bịp bợm, là kẻ tầm thường đầy tham vọng, muốn đưa mình lên bằng cách mị dân. Họ bảo với nhau: ‘Ông ta chống lại luật Maisen, hủy bỏ các truyền thống thánh thiện của chúng ta.’ Nhưng còn thêm một lý do thầm kín, lý do liên quan trực tiếp tới lợi ích mỗi người: ‘Ôâng ta qua mặt quyền bính hợp pháp của chúng ta. Ôâng ta giảng dạy cho dân chúng mà không chịu để chúng ta kiểm soát.’

Nhưng đây mới là điều đưa đến cuộc khổ nạn: họ nghĩ rằng từ lâu mình đã phải chịu đựng ông ta vì những lời lăng mạ. Biết bao lần tâm trí họ đã phải chịu đựng những lời kết án nặng nề: ‘Hỡi bọn giả hình, những mồ mả sơn trắng!’ Và còn nhiều câu tương tự khác. Chắc chắn là họ không muốn dùng các câu trách cứ ấy để làm duyên cớ lên án Ngài. Họ sang lãnh vực khác chắc ăn hơn: giả như chỉ đụng chạm tới cá nhân chúng ta thôi, chúng ta còn có thể hy sinh chịu đựng, nhưng đằng này lại có liên quan tới vận mệnh quốc gia. Ông ta trở nên thần tượng của dân chúng. Biết đâu một ngày gần đây ông chẳng xách động dân chúng nổi lên chống lại đế quốc Rôma và tiêu diệt chúng ta. Chỉ có một cách là chúng ta phải trừ ông ta đi. Rất tiếc là chúng ta phải dùng đến sức mạnh, nhưng việc gấp rút thì chẳng cần luật lệ. Trong khi phục vụ cho lợi ích của toàn dân như thế là chúng ta đã hành động theo ý Chúa rồi.

 

SUY NIỆM VỀ CÁC DUYÊN CỚù

Nếu họ có ý ngay lành như thế, thì sao có thể bảo họ can tội được? Đây là điểm chúng ta sẽ suy niệm. Những trường hợp tương tự thường xảy ra trong các cộng đoàn đương thời. Chúng ta tạm gác qua khía cạnh đoàn thể, nhưng chỉ đề cập đến những áp dụng cá nhân, như vậy xem ra có ích hơn. Chúng ta hãy để ý xem những lỗi lầm liên tiếp nơi các thành phần trí thức cốt cán trong đạo đó dần dần đưa đến chỗ sai lạc lương tâm như thế nào. Lỗi lầm thứ nhất của họ là tâm tình khinh miệt Chúa Giêsu không đúng đắn: a) Ông Giêsu là người Galilê: khinh miệt giai cấp. b) Ông ta chẳng theo học trường nào cả nên chỉ là người dốt nát: khinh miệt về kiến thức ngoài xã hội. c) Ông ta nói chuyện với giới bình dân và nói tiếng nhà quê: thái độ trịch thượng đối với người kém hơn mình Đó là những thành kiến đưa đến hậu quả đầu tiên là cản ngăn không cho người ta có thể xét giá trị cá nhân của con người và chân lý khách quan của giáo lý người đó trình bày.Tiếp đến là vấn đề cá nhân. Ông Giêsu này phê bình lời chúng ta giảng dạy. Ông ta dám cho rằng chúng ta làm hư sai luật thánh và là những người chỉ tạo nên nhiều chi tiết tỉ mỉ để chất gánh nặng quá sức con người.

 Từ thái độ khinh miệt họ đi đến chỗ phản đối. Rồi lòng hen tương xuất hiện để tiêm thêm nọc độc: ‘dân chúng kéo nhau đến với ông ta và bỏ rơi chúng ta.’  Cuối cùng thì lòng thù oán chẳng còn bao xa. Do động lực nào vậy? Các người kiêu căng đó xuất hiện trước mặt dân chúng với bộ mặt sầu não hốc hác vì ăn chay hãm mình, họ đứng cầu nguyện lâu giờ ngoài phố xá, nơi công trường và trong các Nhà Hội, đính trên áo nhiều mảnh vải ghi đầy các câu kinh thánh. Họ tưởng như thế là hoàn hảo, và rồi tự cho phép mình phạm nhiều tội tầy đình trong bóng tối. Bỗng dưng cái Ông Người Galilê từ đâu đến lột mặt nạ của họ, tỏ cho mọi người biết bản chất đích thực của họ là những kẻ kiêu căng vô lối, đạo đức giả hình. Ông ta còn gọi họ là những mồ mả bên ngoài thì quét vôi trắng xóa, mà kỳ thực bên trong đầy mùi hôi thối. Tất cả nói lên sự thật quá rõ ràng nhưng luôn luôn thì tính kiêu ngạo muốn bào chữa mọi lỗi lầm, và thói quen luôn chữa mình làm con mắt hóa nên mù quáng, để cuối cùng đi đến chỗ làm hư sai cả lương tâm chân chính. Lòng kiêu ngạo sẵn có đã luôn ưa báo thù, bây giờ lại thêm mối thù nếp sống giả hình bị lột mặt nạ nữa.

Bước đầu của lòng gian trá là: thay vì trở về với chính bản thân để tự xét mình, họ chỉ nghĩ đến việc chữa mình bằng mọi cách để tiếng tăm danh dự khỏi bị sứt mẻ. Bướcthứ hai của lòng gian trá là: thay vì điều tra dò hỏi đàng hoàng về giáo lý Chúa Giêsu giảng dạy như quyền lợi và bổn phận của họ cần phải làm, họ lại tuyên bố một cách võ đoán rằng giáo huấn của Ngài là bất chính và nguy hiểm. Lòng gian trá đúng nghĩa của họ là: thay vì công nhận các phép lạ hiển nhiên, họ cho đó là do quyền phép ma quỷ thực hiện, và họ nghĩ đến chuyện diệt trừ Lazarô người mới được sống lại. Đã mù quáng lên án Chúa Giêsu, một số đôngï còn tin rằng hành động như thế là phụng sự Chúa và cứu nguy dân tộc. Các người ba phải thì không quan tâm đến sự việc, còn tâm hồn đạo đúc thì vì  áp lực quá nặng nề của Hội Nghị nên chỉ biết than khóc âm thầm.

 

BÀI HỌC VỀ HAI LỚP NGƯỜI

Cách suy tư và hành động trên đây quả thực là bài học sống động cho chúng ta. Họ là những người thuộc giai cấp thượng lưu, trí thức và rất lương thiện theo kiểu thế gian, thế mà dần dần họ đi đến chỗ bình thản nhúng tay vào máu. Họ còn chút gì  áy náy nữa đâu, vì luôn cho mình đã chu toàn các chi tiết luật dạy rồi. Lương tâm lần lần đi xuống hố sâu bóng tối, là vì con người không biết kìm hãm kịp thời sức tấn công kiên trì và vũ bão của đam mê. Kiêu ngạo ghen tương, óc báo thù làm con mắt hóa nên mờ tối khiến nhìn sai sự vật: do đó người ta chỉ thấy tội lỗi người khác thôi. Nhiều khi tưởng tượng ra điều sai và rồi cho là có thật, nên từ đó sinh ra nói xấu gièm pha đáng tiếc, hay tệ hơn nữa là các vu khống chính hiệu. Những ác cảm vô cớ lúc đó lại được hợp thức hóa như: lòng chê ghét sự dữ. Những mưu mô thủ đoạn bất trung sẽ được coi là lòng hăng say nhiệt thành đối với vinh quang Thiên Chúa.

Chúng ta thử so sánh hai trường hợp sau: các hội viên mù quáng trong Hội Đồng và các Kitôâ hữu mê muội. Họ khác nhau ở điểm nào? Khác nhau về tâm tình và hậu quả của hành động. Thực thế, việc đồng thanh kết án một vị Thiên Chúa thì thật khác xa với các vi phạm luật công bằng, bác ái thường thấy nơi các Kitôâ hữu. Nhưng họ giống nhau ở điểm là cùng chịu để các nguyên nhân xấu hướng dẫn, theo cùng một diễn tiến để rồi rốt cuộc tiến tới một tình trạng mù quáng như nhau trong cả hai trường hợp. Chúa Giêsu đều là nạn nhân: hạng người thứ nhất lên án tử hình thân xác thực của Ngài; còn hạng sau lên án nhiệm thể Ngài.

Trong mọi môi trường sống và chương trình hoạt động, chúng ta hãy để ý coi chừng các đam mê xấu xa gây tai hại và nhất là tính kiêu ngạo. Tính kiêu ngạo một khi bị tổn thương sẽ ghen tương lồng lộn và hành động hoàn toàn mù quáng. Từ đó sinh nhiều tính xấu khác: võ đoán, chỉ trích một chiều, thành kiến bất chính. Tự mặc lấy những thái độ như vậy mà người ta lại cho là mình chu toàn bổn phận. Một tâm hồn có tính kiêu ngạo phải đề phòng đặc biệt hơn người khác. Trước khi phán đoán và tố cáo anh em, người đó nên nghĩ đến Chúa Giêsu bị Hội Đồng Cộng Tọa vu khống và lên án bất công trong ngày đó.

------------oOo------------