BÀI THỨ 346

LƯỠI ĐÒNG VÀ ĐINH ĐÂM VÀO CHÚA

         

+ Tiền nguyện: Hội Thánh có dành một lễ đặc biệt để nhắc chúng ta nhớ đến lưỡi đòng và đinh đâm vào thân thể Chúa. Khi tỏ bày các thương tích trên tay chân và cạnh sườn Chúa, Hội Thánh muốn nói với chúng ta rằng: khi phạm tội là người ta trở nên những đinh đóng và lưỡi đòng này đó! Chúa cũng đã dùng môi miệng một vị tiên tri để thông chuyển đến nhân gian lời than van tương tự: ‘Plagatus sum in domo eorum qui diligebant me:Ta đã bị đâm đầy thương tích tại chính nhà những người nói yêu mến Ta’ (Zach 13,6).

 

CHÂN LÝ ĐỨC TIN

Đây không phải là những lời than vãn vô bổ và những hình ảnh ngụ ý bóng bẩy nào đó. Khi nói về những người mắc tội trọng, thánh Phaolô đã chẳng ngại kêu lên rằng: ‘Họ lại đóng đinh và bêu nhục Con Thiên Chúa một lần nữa trong lòng họ rồi: rursum crucifigentes sibimet ipsis Filium Dei et ostentui habentes’(Dt 6,6).

Chắc chắn một điều là nếu như không phải đền tội thay cho chúng ta, thì Ngài không hề phải chịu khổ nạn cũng chẳng phải chết trên thập giá. Tội lỗi chúng ta là những lý hình làm tội Chúa Kitôâ, và tội giết Chúa của chúng ta thì còn xấu xa hơn là tội của dân Do Thái muôn ngàn lần, vì ‘họ sẽ chẳng đóng đinh Chúa Cứu Thế nếu họ nhận ra Ngài’, còn chúng ta, chúng ta biết mà vẫn đóng đinh Ngài.

Một lý do khác nữa là nhờ phép rửa tội và các bí tích, Chúa chúng ta bắt đầu lại một nếp sống mới trong các chi thể của nhiệm thể Ngài, tội trọng xua đuổi Ngài ra khỏi đó và giết chết trong ta sự sống thần linh.

Chúng ta hãy lấy một so sánh, tuy không hoàn hảo mấy nhưng cũng giúp ta hiểu được một phần nào. Con cái là sự kéo dài sức sống của cha mẹ, do đó nơi con cái cha mẹ có thể thấy được niềm vui hay nỗi buồn. Cha mẹ sầu muộn có thể chết đi được nếu con cái thiếu sót lòng thảo hiếu, tình thương chân thành.

Chúa Kitôâ từ khi phục sinh vinh hiển không còn cảm thấy những xúc phạm như xưa, nhưng các tội lỗi và xúc phạm đó vẫn luôn đầy tính chất tội ác dữ dằn, vì Ngài đã cảm thấy tất cả trước vào chính lúc chịu khổ nạn.

 

BỔN PHẬN THEO THÁNH Ý CHÚA CHA

Các bổn phận đối với Chúa được tóm gọn trong một điều là: ‘hoàn toàn quy phục thánh ý Thiên Chúa.’ Chính Chúa Kitôâ, Chúa chúng ta đã luôn nêu gương sáng về điểm này. Trong suốt cuộc đời:

          a. Bao giờ Ngài cũng muốn điều Chúa Cha muốn.

          b. Ngài làm tất cả những gì Chúa Cha muốn.

Muốn điều Thiên Chúa muốn khi điều đó chẳng quan trọng gì thì rất dễ dàng và càng dễ dàng êm ái hơn nữa khi tâm hồn chúng ta đang bay bổng với đôi cánh ơn sủng, đang được tràn đầy niềm an ủi thiêng liêng.

Như lời sách ‘Gương Phúc’ nói: ‘Người được ơn thánh nâng đỡ hộ trì sẽ thênh thang vui sống.’

Cịn muốn điều Thiên Chúa muốn khi điều đó đầy cam go thử thách mới là khó và đáng giá. Nhất nữa khi tâm hồn đang đầy các tâm tình chống đối và chủ bại: buồn phiền, chán nản, bực bội, sợ hãi, lo âu, tâm hồn xao xuyến như đang sống trong cơn hấp hối.

          Muốn thực hiện và tự bỏ mình trong thánh ý thần linh, ngay cả khi Thiên Chúa cất mọi an ủi nội tâm, lúc ấy người ta phải từ bỏ mình hoàn toàn, và phải luôn gắn bĩ và không bao giờ ra khỏi thánh ý đó nữa. Đó là một sự từ bỏ toàn diện, từ bỏ tất cả, từ bỏ mãi mãi, để ý riêng hòa lẫn với thánh ý Chúa đó mới là bậc sống trọn hảo, cử chỉ anh hùng mà chính Chúa chúng ta nêu gương.

 

ÁP DỤNG VÀ THỰC HÀNH

Suốt đời sống, trong mỗi cử chỉ, mỗi hành động, nhất nhất Chúa Giêsu đều ‘đưa mắt nhìn lên thánh ý Thiên Chúa: Occuli mei semper ad Dominium’ (Ps 24, 15); ‘Và Ngài luôn làm điều hài lòng Thiên Chúa: quae placita sunt ei facio semper’ (Ga 8, 21).

a.        Ngài luôn duy trì thái độ vâng phục hiếu thảo này, ngay cả trong những thử thách khủng khiếp nhất: + Khi tâm hồn ngài tràn đầy ưu phiền: ‘Coepit contristari’, + Lúc cảm thấy chán chường, một nỗi chán chường làm chết cõi lòngCoepit tardere’, + Khi ngập tràn xao xuyến và lo âu cho tương lai, + Lúc thấy các bạn tâm phúc bỏ rơi và mất hết mọi niềm an ủi bên ngoài, + Khi thiếu vắng cả những an ủi bên trong và cảm thấy như chính Thiên Chúa cũng bỏ rơi mình.

Những lúc đó Chúa Giêsu làm gì? Và để theo gương Ngài thì chúng ta phải làm gì? Hãy nhắc lại tiếng Fiat của Ngài ‘Lạy Cha, đừng theo ý Con nhưng xin theo thánh ý Cha.’ Rồi hãy kiên gan ở lại trong vòng tay nhiệm màu của thánh ý Chúa.

Lúc đó, chúng ta đừng để ý đến những nỗi cơ cực đau đớn hay những tâm tình phiền muộn, nhưng hãy chỉ nhìn vào thánh ý Thiên Chúa, nhìn vào đó trong mọi nơi mọi lúc.

b. Sang phần thực hành hãy để ý tới một vài điểm cụ thể: + Giục lòng tin: Thiên Chúa có một dự định muốn thực hiện nơi ta, dự định ấy rất công minh, tốt lành và cao đẹp;  + Đưa mắt nhìn lên Chúa và tìm thánh ý Chúa, đừng để ý tới nỗi cơ cực ta phải chịu; + Nối kết ý riêng vào thánh ý Chúa; + Hủy bỏ ý riêng và để mình Chúa với thánh ý Ngài sống động nơi ta. ‘Vivo, jam non ego, vivit vero in me Christus: tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà chính Chúa Kitôâ sống trong tôi’ (Gal 2, 20).

c. Nhìn vào bản thân, đưa mắt duyệt xét lại quá khứ để sửa đổi, rồi nhìn vào tương lai để dự phòng và sống đời tốt đẹp.

Nhất quyết chịu đựng, không hở môi than phiền. Nếu như có ai hỏi Thầy Chí Thánh hiền dịu của chúng ta xem Ngài dự tính gì khi tiến lên núi Sọ, thì có thể ngài sẽ trả lời rằng: ‘Thầy không muốn biết điều đó. Thầy để Thiên Chúa muốn và lãnh nhận tất cả cho Thầy.’ ‘Ta đã bị đâm đầy thương tích tại chính nhà những người nói yêu mến Ta’ (Zach. 13, 6).

----------o0o----------