BÀI THỨ 347

THẬP GIÁ: MẦU NHIỆM ĐAU KHỔ

 

+ Tiền nguyện: Chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên núi Sọ, một cây thập tư,ï một nạn nhân bị đóng đinh, mình mẩy đầy thương tích. Người đó bị treo giữa đất Trời để hoàn tất sứ mệnh trung gian. Cực hình thân xác. Nhục nhã từ tứ phía dồn dập đến. Dân chúng nhìn cảnh đó ai nấy đều xúc động và hối cải.

          Phải chăng đó là vinh quang ngời sáng mà Hội Thánh đã hằng ca tụng rằng: ‘Fulget crucis mysterium: mầu nhiệm thập giá chiếu tỏa ánh quang’? Phải, thật như vậy, vì còn mầu nhiệm nào cao siêu hơn mầu nhiệm cứu chuộc nhân loại! Chúng ta đã suy niệm nhiều về mầu nhiệm này, hôm nay chúng ta đề cập tới một mầu nhiệm khác, một mầu nhiệm cũng ở cạnh bên đó: mầu nhiệm nhân loại khổ đau. Chúng ta sẽ càng ngày càng xác tín về sự cần thiết và giá trị của mầu nhiệm đau khổ ấy.

 

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐAU KHỔ

Con người công chính đó đã bị ngộ nhận, bị lên án khổ hình, bị mọi người bỏ rơi, đến cả Cha Ngài cũng bỏ rơi Ngài nữa. Tâm hồn Ngài đã trịnh trọng tự ý hiến thân và hy sinh cho mọi quyết định công bằng của Thiên Chúa với tình thương mến bao la. Thực là bài học hy sinh quý giá! Chính đời sống ngập tràn bao đau khổ và nhục nhằn cộng thêm với cây thập giá đó đã đem lại vinh quang cho bản tính nhân loại chúng ta.

          Bạn hãy mở mắt nhìn Chúa Cứu Thế bị đóng đinh. Ngài bị treo lên khỏi mặt đất, ngay đến ngón chân cũng không chạm tới đất nữa. Có giây phút nào Ngài cao trọng bằng giây phút này không!

          Đó là dấu tượng trưng nổi bật của tâm hồn đau khổ trong sự hiệp thông với Chúa Kitôâ. Tâm hồn đó sẽ bị từ bỏ dần dần, và đôi khi tức khắc từ bỏ mọi sự thế gian này. Rồi chẳng mấy chốc sẽ tới lúc tâm hồn đó chẳng còn gì dính líu với thế gian nữa, dù chỉ một mảy may: đó là lúc tâm hồn bắt đầu lớn lên trong nhân đức.

          Thực vậy, điều làm hạ thấp giá trị chúng ta xuống ngang hàng với loài vật, đó là thế gian, là lòng vấn vương của cải vật chất, là lòng lưu luyến các thú vui quyến rũ đôi khi thô lỗ khiến chúng ta hướng về thế gian và tự dìm chúng ta xuống thấp.

          Một ngày nào đó sẽ đến, lúc mà chúng ta được giải thoát khỏi ‘cái xác hay chết’, như lời thánh Phaolô, và chúng ta được mặc một thân xác vinh hiển không còn phải lệ thuộc mọi nhu cầu vật chất. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải tìm hiểu tình trạng trọn lành với vẻ đẹp của nếp sống tương lai đó, và chuẩn bị tiến tới bằng cách tập sống từ bỏ hằng ngày.

          Chính các đau khổ mà Chúa Quan Phòng nhân hậu dành cho chúng ta, sẽ giúp chúng ta tiến tới rất nhiều. Càng yêu chúng ta, Ngài càng mong muốn nhìn thấy chúng ta từ bỏ thế gian này do sức mạnh huyền diệu của đau khổ ‘Vì bạn đẹp lòng Thiên Chúa, nên cần phải có thử thách để thanh luyện bạn’ (Tob 12, 13).

          Thực đúng như vậy, nếu được Thiên Chúa yêu thương, chúng ta sẽ phải đau khổ vì đó là điều cần thiết để giúp chúng ta gỡ bỏ mọi ảo vọng về của cải chóng qua đời này: ảo vọng về thú vui giác quan; ảo vọng về tình cảm của con tim; ảo vọng về chính bản thân mình, về giá trị riêng tư và thành công cá nhân.

          Biết bao thất bại đôi khi rất đắng cay đã được Chúa tiên liệu cho chúng ta trong chương trình Quan Phòng của Ngài!

          Đau khổ cần thiết đến nỗi không có nó, có lẽ chẳng bao giờ chúng ta biết sống từ bỏ, nhưng với đau khổ, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ biết sống từ bỏ và trưởng thành trong ơn thánh. Và rồi cuối cùng sẽ lớn lên và vươn cao mãi, đồng thời chúng ta sẽ chế ngự được cái mà trước đây vẫn chế ngự chúng ta. Và từ trên đỉnh trọn lành đó, chúng ta mới nhìn thấy rõ sự thật, để rồi chúng ta không còn quý trọng gì khác ngoài sự thiện.

 

ĐAU KHỔ LÀ NGUYÊN LÝ ĐƯA ĐẾN TỰ DO      

Đối với tâm hồn nhân loại, đau khổ đưa đến tự do. Việc tự ý từ bỏ thú vui và của cải thế gian là sức mạnh bẻ gãy mọi xiềng xích ràng buộc tự do, thứ tự do của con cái Thiên Chúa. Lúc ấy như chim Trời, với đôi cánh dang rộng, tâm hồn được tự do bay bổng lên khỏi mặt đất. Khí Trời là lẽ sống, không còn gì cản ngăn sức tiến.

 

ĐAU KHỔ LÀ NGUYÊN    CỦA SỨC LÔI CUỐN

Chúa Kitôâ đã phán: ‘Khi bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự lên cùng Ta.’ Cũng thế, qua đau khổ, Ngài muốn kéo chúng ta đến với Ngài để dẫn chúng ta về Trời. Chính nhờ việc tự ý sống hãm mình và đau khổ mà các Thánh đã lôi kéo và chinh phục được nhiều linh hồn về cho Chúa.

 

TÂM TÌNH VÀ DỐC QUYẾT

Anh em hãy vui mừng nếu được thông dự vào đau khổ của Chúa Kitôâ, vì đó là để khi vinh hiển Ngài xuất hiện, và anh em sẽ được tràn đầy vui sướng.’ (1 Pet 4, 13). ‘Trước khi bước vào vinh quang, Chúa Giêsu phải đau khổ như thế đó’ (Lc 24, 26).

----------o0o----------