BÀI THỨ 350

CHÚA GIÊSU PHỤC SINH

Sống Đời Sống Mới

+ Tiền nguyện:Maria Mađêlêna, Maria Mẹ Giacôbê và Salômê mua thuốc thơm để đi xức xác Chúa Giêsu. Ngày thứ nhất trong tuần, các bà đi từ sáng sớm, và tới mộ lúc mặt trời mọc. Các bà hỏi nhau: Ai sẽ đẩy hòn đá đậy cửa mồ cho chúng ta đây?

Nhưng kìa, mặt đất bỗng chuyển rung. Có thiên thần Chúa từ Trời xuống đẩy hòn đá ra và ngồi lên trên. Mặt thiên thần sáng chói như chớp và quần áo trắng như tuyết. Những kẻ canh gác bàng hoàng ngơ ngác, run khiếp dường như chết vậy. Song thiên thần lên tiếng nói với các bà: Các bà đừng sợ. Tôi biết các bà đến tìm Giêsu chịu đóng đinh Ngài đã sống lại như Ngài đã nói trước’ (xem Mt 27 và Mc 16).

 

NGÀI ĐÃ SỐNG LẠI

Ngài đã sống lại’ Surrexit! Lời tuyên bố của thiên thần chứa đầy sự bí nhiệm, vì đối với một Kitôâ hữu thì những danh từ chết, mồ, sống lại hay ra khỏi mồ hàm chứa nhiều ý nghĩa.

          Vậy theo nghĩa thần bí, ‘mồ’ là gì? Nó không những ám chỉ tội trọng, mà còn muốn nhắc tới sự dữ nói chung, ‘mồ’ đó là bản tính tự nhiên con người đã bị tội nguyên tổ làm cho ra hư hỏng, hoặc cũng có nghĩa là tất cả mọi khuyết điểm cố ý.

          Ý nghĩa sâu xa nhất là nếp sống tự nhiên của tâm hồn hiến thân cho Thiên Chúa và chỉ sống một đời sống mới, đời sống phục sinh. Do đó ngôi mồ của tâm hồn thì:

a. Chật hẹp, đời sống tự nhiên thì ích kỷ, hẹp hòi, bần tiện.

b. Tối tăm, không có ánh sáng, thiếu niềm vui siêu nhiên,      như không có vết tích của Nước Trời.

c. Lạnh lẽo, nó làm ngưng đọng sức sống và giết chết sinh lực, làm tê liệt các hoạt động tốt lành khác;

d. Ẩm ướt, gây hư thối và hủy hoại.

Nói tóm lại, bản tính tự nhiên thường tìm kiếm sự dễ dãi, chỉ muốn làm điều mình ưa thích thôi, ngồi chờ mọi sự nơi người khác, không nhìn ra quyền lợi tha nhân, mà chỉ thấy quyền lợi riêng mình. Bận lo đến tất cả mọi vấn đề hiện tại, quá khứ cũng như tương lai. Nổi giận trước những ngăn trở thật nhỏ nhoi bối rối lo âu và không biết giữ sự bình an.  Đó chính là ngôi mồ mà bản tính tự nhiên bất lực không tìm được lối ra.

          Tâm hồn người sống đạo cũng giam mình vào ngôi mộ, nhưng là một thứ mồ khác, đó là hãm dẹp giác quan, họ vào đó để rồi trở ra với con người mới, con người phục sinh với Chúa Kitôâ.

Chắc rằng ngôi mồ hãm dẹp giác quan của tâm hồn đạo đức ở đây cũng:

a. Chật hẹp, thiếu vắng tiện nghi vật chất, nhất là trong các dòng tu.

b. Tối tăm vì những lúc hồi tâm suy niệm chẳng khác gì những đêm tối mù mịt với thế gian, chỉ thấy những ánh sao loé sáng trên Trời và nhận được ánh sáng từ trên đó chiếu xuống.

c. Lạnh lẽo, chỉ lạnh lẽo đối với sự vật thế gian, nhưng không chút lạnh lẽo với lĩnh vực thần linh.

d. Ẩm ướt, nhưng chỉ làm tan rã hủy hoại những sự xấu xa để giải thoát tâm hồn khỏi thế gian, một ngôi mộ sâu thẳm với những bờ dốc dễ trơn trượt, không thể giữ thăng bằng cho khỏi ngã được.

Hơn nữa ‘ngôi mộ hy sinh hãm dẹp giác quan’ chỉ là nơi tạm trú để thanh luyện tâm hồn. Người đạo đức phải ra khỏi đó với con người phục sinh, sống đời sống mới, đời sống cao đẹp muôn thuở.

Ngay chính lúc con tằm chui vào trong kén, nằm bất động, để biến thành con nhộng thì cũng chính là lúc nhộng chuẩn bị để biến thành bướm với đôi cánh lộng lẫy lẹ làng để rồi say mê ánh sáng và hơi ấm.

Cũng thế dưới ánh sáng vĩnh cửu, đời sống âm thầm trong hy sinh hãm mình dưới thế này,  một ngày kia sẽ xuất hiện trong vinh quang rực rỡ, lúc đó sẽ là một cuộc chinh phục thực sự, là cuộc biến dạng hoàn toàn.

Chính Thánh Phaolô đã dạy chúng ta chân lý này trong thư gửi cho các giáo dân Côlôsê: ‘Anh em chết cho thế gian, nhưng sự sống của anh em vẫn ẩn náu cùng Chúa Giêsu trong Thiên Chúa: khi nào đức Kitôâ tái giáng thì lúc đó anh em cũng sẽ xuất hiện với Ngài trong vinh quang’ (Col 3,3-4).

Và vinh quang này sẽ luôn tồn tại, vì ‘Chúa Kitôâ phục sinh không còn chết nữa’ (Rm 6,9).

NGÀI ĐÃ HIỆN RA

Ngài đã hiện ra rồi! Apparuit!’ Đức Kitôâ không chờ đến ngày phán xét chung, ngày thành lập Vương Quốc vinh hiển mới xuất hiện. Ngài tỏ mình ra trên mặt đất này rồi!

Cũng thế, tâm hồn hy sinh hãm mình đã được phục sinh cũng phải lộ diện ngay, và phải phát huy đời sống mới cho tha nhân sống chung quanh mình.

a. Trước hết là bằng gương sáng: đó là phản ánh vẻ chói lọi của một nếp sống lành thánh. Bổn phận nêu gương sáng đây như là một động lực thôi thúc chúng ta sống lành thánh thực sự chứ không phải chỉ là sống thánh thiện bề ngoài.

b. Thứ đến là bằng cầu nguyện: đó chính là nhịp tim đập có sức đem lại lợi ích và niềm tin cho đời sống mới. Cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện hăng say cho nhu cầu của mọi người tín hữu cũng như lương dân, cho Hội Thánh cũng như cho các mục tử chăn dắt đoàn chiên.

c. Sau hết là bằng tinh thần hăng say: tâm hồn một khi đã phục sinh và sống cuộc sống mới thực sự, phải xuất hiện mọi nơi có việc thiện cần phải làm:

+ Bên các tâm hồn nguội lạnh hay nhiệt thành, tin tưởng hay cứng lòng.

+ Bên các bệnh nhân và người gặp khổ đau, các tâm hồn khép kín hay các con tim bị giao động

+ Nơi chính quê hương thân yêu hay bất cứ một địa điểm truyền giáo nào trên thế giới.

Tâm hồn phục sinh phải xuất hiện trong âm thầm để mình Chúa Giêsu Kitôâ được nổi bật mà thôi.

Việc Tông Đồ của chúng ta có công hiệu hay không là tùy thuộc ở giá trị đó.

Như thế chúng ta sẽ là hương thơm của Chúa Kitôâ phục sinh tỏa ngát tới mọi người như lời thánh Phaolô khuyên dạy: ‘Anh em là hảo vị của Đức Kitôâ nơi các tín hữu cũng như lương dân’ (II Cor 2,15).

Hối tiếc về đời sống quá khứ. Bày tỏ tâm tình, tìm điều dốc quyết. ‘Chúa Kitôâ phục sinh không còn chết nữa’ (Rom 6,9).

----------o0o----------