BÀI THỨ 354

CÁC CUỘC THĂM VIẾNG CỦA CHÚA

+ Tiền nguyện: Xem lại bài trước

 

TÌNH TRẠNG CHÚA THĂM VIẾNG CÁC TƠNG ĐỒ

Chúa Giêsu đến thăm các tơng đồ trong các điều kiện sau đây:

a. Bề ngoài Ngài thường để mặc các ông một mình. Tuy nhiên Ngài vẫn luôn hiện diện bên cạnh để quan sát, theo dõi và giúp đỡ các công việc họ làm hằng ngày Ngài ít khi tỏ mình ra.

     Đối với chúng ta cũng thế, chính lòng tin đã mặc khải cho chúng ta biết sự có mặt thường xuyên của Ngài, và ơn thánh Ngài hoạt động liên lỉ.

b.  Đôi lúc Ngài hiển hiện bằng xương bằng thịt trước mặt các Tông Đồ.  Có điều những dịp như thế thì thật hiếm hoi và ngắn ngủi nhưng chính vì thế mà vô cùng quí báu.

Với chúng ta cũng vậy. Cảm thức sâu xa về sự hiện diện của Ngài là một hồng ân đến bất chợt và mau qua. Do đó điều quan trọng là phải biết lợi dụng những giây phút hạnh phúc ấy, vì sau này cũng như các Tông Đồ, Chúa Giêsu có thể hoàn toàn không tỏ mình ra cho chúng ta một cách khả giác đâu.

c.  Đối với các Tông Đồ, những lần hiện ra đó đã đem lại công hiệu kỳ diệu. Trong những lúc ấy, các ông lãnh nhận sứ mạng riêng do Ngài uỷ thác: ‘Cha Thầy sai Thầy thế nào, thì Thầy cũng sai các con như vậy.’ (Ga 20, 22).

     Các ông cũng nhận lãnh quyền dạy dỗ, ban phép thánh tẩy và tha thứ tội lỗi (Ga 20, 23), được những ánh sáng siêu nhiên để lãnh hội thấu đáo ý nghĩa Kinh Thánh và các lời tiên tri (Ga 24, 27), và cuối cùng là đường hướng cho hoạt động tông đồ.

Cũng thế, những lúc Chúa Giêsu đến thăm viếng linh hồn chúng ta là những giây phút hạnh phúc, đồng thời nhân dịp này Ngài cũng nói cho chúng ta biết ơn thiên triệu và định mệnh của chúng ta tuy ở nấc thang thấp hơn. Lúc đó, nơi mỗi người chúng ta, nhiều cuộc giao tiếp mật thiết với Chúa Cứu Thế được thực hiện khả dĩ đủ sức soi sáng và ướp đượm hương thơm cho cả cuộc đời.

 

HOÀN CẢNH CHÚA THĂM VIẾNG TÂM HỒN

Chúa cũng đến thăm viếng tâm hồn ta như Ngài đã thăm viếng các Tông Đồ.

a. Trước hết là vào lúc trời tối, lúc mà cảnh vật hoàn toàn yên lặng nghỉ ngơi, lúc mà trước mắt chúng ta hình như vạn vật đều biến vắng. Bóng đêm làm lu mờ sự vật để chúng ta thấy rằng ánh sáng chiếu soi khiến vạn vật rực rỡ đó không thuộc về vạn vật. Và như thế chúng ta mới nhận xét sự vật đúng như thực trạng của nó: không còn vẻ quyến rũ và nét đẹp vay muợn nữa. Bóng đêm nói lên hình ảnh từ bỏ và đưa lại phút giây hồi tâm bên trong.

b. Thứ đến các cửa ra vào phải đóng lại. Như thế mọi cửa ngõ giác quan bên trong bên ngoài đều phải khép kín để cắt đứt mọi liên lạc ngoại giới. Giác quan bên ngoài như con mắt, lỗ tai, miệng, lưỡi. Giác quan bên trong như trí tưởng tượng, sự hồi niệm. Nếp sống thân thiết với Chúa Giêsu cần đến cảnh sa mạc và sự thinh lặng bên trong như vậy đó. Giây phút thân mật đòi hỏi phái lánh xa đám đông. Chỉ một mình ta với tâm hồn thong dong không vấn vương hay bận tâm gì. Tất cả sẵng sàng chờ Ngài.

c. Sau hết là việc sợ người Do Thái, hay đúng hơn là sợ kẻ thù địch. Mỗi nếp sống đều có một điểm yếu riêng. Có lẽ đó là vết thương của tâm hồn sẵn sàng toác ra nếu Chúa Giêsu không đến viếng thăm để chữa trị hay khích lệ trong cuộc chiến đấu.

Thái độ lo sợ có sức cứu rỗi này thực là một hồng ân Chúa ban. Nó phải nung nấu mọi ước vọng thánh thiện của chúng ta để nao nức đón chờ Chúa đến viếng thăm nơi bàn rước lễ.

Giả như Ngài không thường xuyên đến thăm chúng ta, thì chúng ta đừng có đổ lỗi:

+ Cho công ăn việc làm quá bận rộn, vì Chúa Giêsu luôn có thể hiện diện ở mọi ở mọi công việc chúng ta làm, trong mọi bận bịu chúng ta lo lắng lúc chúng ta quăng lưới cũng như lúc chúng ta nghỉ ngơi.

+ Cho những ngang trái và chống đối chúng ta gặp phải

+ Cho sự thiếu vắng giúp đỡ bên ngoài.

+ Cho các lầm lỗi riêng của chúng ta Các Tông Đồ ngày xưa cũng là những người bất toàn và thiếu lòng trung thành

Điều có thể bổ túc cho mọi bất toàn của chúng ta chính là tình yêu thân thật và phó thác. Tình yêu của chúng ta là chưa phó thác đủ, khi chúng ta đi vào lầm lẫn, và sự lầm lẫn này thường lại hay xảy ra trong suốt đời sống. Chúng ta chưa tin tưởng đủ vào tình yêu của Chúa đối với chúng ta. Chúng ta cũng chư a xác tín đủ ở tình yêu chúng ta đối với Ngài.

Các Tông Đồ là những người có lòng tin sắt đá: ‘Và chúng ta chúng ta hãy tin vào lòng Thiên Chúa yêu mến chúng ta.’ Các ông đã tin vào Ngài, và các ông được biến đổi cách lạ lùng.

 

CÁC HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THĂM VIẾNG

Đây là những hiệu quả đáng chú ý nhất:

          Niềm an bình đến trong tâm hồn từ đó nảy sinh lòng tin yêu tín thác Sự hiện diện của Chúa Giêsu đủ để hình thành các hiệu quả đó ‘Bình an cho các con! Pax vobis’ – ‘Thầy đây, các con đừng sợ! Nolite timer, Ego sum!

          Nghịch lại với niềm an bình là sự rối loạn tâm hồn, nao nức với những ước vọng và hành động, nhưng lại lo lắng vì phải đương đầu với nhiều trở ngại tức giận trước những gì cản ngăn chúng ta thực hiện sứ mạng. Buồn bực vì công việc quá bề bộn.

          Niềm an bình thì trái hẳn thế, đó là đức ái đối với tha nhân cũng như với chính mình. An bình là chấp nhận con người của mình với tất cả mọi nỗi khốn khổ, là chịu đựng các sở đoản, chậm trễ và bất hảo mà Chúa làm ngơ để xảy ra. An bình là chấp nhận tha nhân, luôn nhìn những khía cạnh thiện hảo của anh em để có được cảm tưởng tốt về ho.ï Trường hợp không thể làm thế được vì lỗi lầm của họ sờ sờ trước mắt, họ cũng là con cái Thiên Chúa, là chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitôâ.

          An bình là chấp nhận mọi thánh ý Chúa qua các biến cố, cực nhọc thất bại. An bình là luôn bình tĩnh để biết vượt lên trên mọi sự việc xảy tới trong cuộc sống. An bình là biết dịu dàng khi phải ra lệnh hay hướng dẫn các ý muốn tha nhân về chân lý. An bình là yêu mến tình trạng thấp hèn của mình, là khoan dung cho những lỗi lầm nhỏ nhặt, những vô tài bất lực và khuynh hướng tự nhiên hướng về đàng xấu.

          An bình thiết yếu nhất hệ tại thái độ từ bỏ hoàn toàn, trong tinh thần phó thác và hiếu thảo trước thánh ý vô cùng hoàn hảo của Thiên Chúa Thánh ý Chúa phải là sự thoải mái và ước vọng của tâm hồn chúng ta.

 

ĐẶC TÍNH VIỆC CHÚA ĐẾN THĂM

Trong mọi lúc, Chúa Giêsu vẫn luôn là chịu đóng đinh:

a. Ngài tỏ cho các Tông Đồ thấy các thương tích nơi bàn tay và cạnh sườn Ngài Tại sao vậy?

+ Vì nhờ các dấu tích và hình ảnh đau khổ ấy, người ta mới nhận được một Chúa Cứu Thế. Các vết thương đó nói lên khía cạnh thiết yếu của dung mạo Ngài. Ngài giữ những thương tích vinh quang ấy cho đến mãi mãi, cả khi về Trời. Không có Chúa Giêsu nào khác ngoài Chúa Giêsu chịu đóng đinh.

+ Và nhờ các dấu chứng đó mà người ta nhận ra được lúc Ngài viếng thăm. Giả như trong những giây phút chúng ta được an ủi mà thấy thiếu vắng các chứng tích ấy, thì biết đâu những an ủi đó chỉ là ảo tưởng thôi.

b. Ngài đến thăm viếng chúng ta không phải để cất thập giá khỏi chúng ta mà trái lại Ngài giúp chúng ta biết chọn lựa và yêu mến thập giá. Noi gương thánh Phaolô chúng ta cũng phải mang nơi thân xác và linh hồn chúng ta những thương tích của Chúa Giêsu: ‘Tôi mang trên thân xác tôi những thương tích của Chúa Giêsu’ (Gal 6, 17).

+ Có đôi bàn tay bị đóng đinh là tượng trưng cho thái độ vô vị lợi và từ bỏ mà chúng ta phải có khi đứng trước của cải đời này, cũng như khi tiếp xúc với các tâm hồn chúng ta có bổn phận gầy dựng hay hướng dẫn.

+ Có đôi bàn chân chịu đóng đinh là tượng trưng cho tinh thần vâng lời cho việc hạ mình.

+ Có cạnh sườn bị đâm thủng và bị thương tích đến chết, chết đi sự sống tự nhiên, nhưng lại được một đời sống mới, đời sống phục sinh. Cạnh sườn mở ra để đón nhận trái tim Chúa Giêsu, để cùng giao hưởng sự đau khỗ với Chúa Giêsu.

Nhìn vào bản thân để kiểm điểm đời sống, rồi bày tỏ tâm tình xứng hợp, và tìm điều dốc quyết cho tâm hồn.

Bình an cho các con các con đừng sợ: Thầy đây mà!’ – ‘Lạy Chúa, xin đến thăm viếng chúng con và mang đến cho chúng con ơn cứu rỗi của Chúa.’

----------o0o----------