BÀI THỨ 355

CHÚA HẰNG HIỆN DIỆN

+ Tiền nguyện:Lạy Chúa, con sẽ đi đâu để tránh khỏi thánh nhan Chúa? Con sẽ trốn nơi nào hầu thoát nổi thiên nhan rực rỡ Chúa? Nếu chạy lên Trời, thì Trời là toà ngai Chúa ngự. Nếu đi xuống hoả ngục, Chúa cũng hiện diện ở đó. Nếu con mượn cánh vầng đông để bay xa tít tắp tới mãi chân Trời góc bể, thì lại có bàn tay Chúa hướng dẫn con bay, và bàn tay Chúa phải hướng dẫn con tới nơi tới chốn. Con nói bóng tối sẽ che khuất con khỏi ánh mắt Chúa, nhưng chính đêm tối lại trở nên sáng ngời để Chúa phát giác con đang say sưa trong vui thú bí mật nhất. Đối với Chúa bóng tối có dày đặc mấy cũng chẳng tạo nên một mảy may lu mờ nào, và bóng đêm có đen tối như thế nào chăng nữa thì cũng vẫn là sáng sủa như ban ngày’ (Tv 138, 7 – 12).

 

TẬP CẢM NHẬN CHÚA HIỆN DIỆN

Sự cảm thức Chúa hiện diện của các tâm hồn tiến xa trong đời sống trọn lành chẳng khác gì sự mong đợi Chúa của các Tông Đồ. Ý nghĩ đó phải luôn theo sát tâm trí chúng ta ở mọi nơi mọi lúc. Các Tông Đồ có thể tin Chúa hiện diện bên cạnh họ, nhưng họ đã không nhìn thấy Ngài bằng mắt trần. Các ông sống trong đợi chờ và: ‘Hồi tưởng lại những lời Ngài đã phán dạy’ (Lc 24, 8);  loan báo việc Ngài phục sinh và những lần hiện ra sắp tới tại Galilê: ‘Ở đó các con sẽ thấy Ngài như Ngài đã nói với các con’ (Mc 16, 7).

          Cũng thế, các tâm hồn thánh thiện sống trong sự chờ đợi Ngài xuất hiện và thánh Phaolô nói với họ: ‘Khi Chúa Kitôâ, nguồn sống của chúng ta phục lâm, anh em cũng được xuất hiện với Ngài trong huy hoàng’ (Col 3, 4)  Lạy Chúa, khi vinh quang Chúa hiện đến với chúng con, chúng con sẽ được no thỏa mãn nguyện’ (Tv 16, 15); và thánh sử Gioan nói thêm thư mục vụ thứ nhất như sau: ‘Cùng anh em thân mến của tôi, chúng ta đã trở nên con cái của Thiên Chúa, nhưng tình trạng chúng ta ngày sau thì còn chưa tỏ hiện. Chúng ta chỉ biết rằng khi Đức Kitôâ hiện đến trong vinh quang, lúc ấy chúng ta sẽ giống như Ngài, vì Ngài thế nào chúng ta sẽ được thấy Ngài như vậy. Vậy hễ ai muốn sống trong sự huy hoàng này thì hãy thánh hóa bản thân như chính ngài là Đấng thánh thiện’ (1Ga 3, 2 – 3).

          Ngày giờ quang lâm thì chắc chắn là không ai biết được. Có thể là những ngày sắp tới, và sẽ tới một cách đột ngột không ai ngờ trước. Thánh Phaolô nói: ‘Anh em thừa biết rằng ngày của Chúa sẽ tới như kẻ trộm ban đêm không ai biết được’ (1Tx 5, 2). ‘Vậy các con hãy sẵn sàng, vì các con không biết giờ nào Con Người sẽ đến’ (Lc 12, 40).

          Trong lúc chờ đợi cuộc trở lại vinh quang đó, Chúa Giêsu không ngừng tỏ hiện với các tâm hồn biết mong đợi nơi thâm cung tâm hồn: ‘Nếu ai yêu mến Thầy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến ở cùng người ấy’ (Jn 14, 23); ‘Người yêu mến Thầy, Cha Thầy và Thầy cũng sẽ yêu dấu cùng tỏ mình ra cho người ấy’ (Jn 14, 21); ‘Thầy sẽ dẫn người ấy đến nơi vắng vẻ và tâm sự cùng.’

 

HIỆU QUẢ CỦA SỰ HIỆN DIỆN

a. Luôn luôn là niềm an bình, một món quà tặng quí nhất mà Thiên Chúa ban ở thế gian này, là bảo đảm phần thưởng đời sau được hưởng nhan thánh Ngài.

b. Niềm an bình là chính Ngài. ‘Thầy đây!’ Cũng như niềm vui mừng sẽ là chính Ngài vì Ngài là đối tượng của niềm vui.

c. Không còn mảy may run sợ. ‘Thầy đây, Các con đừng sợ! Ego sum; Nolite timere!

Sợ hãi là tâm tình dĩ nhiên phải có của con người khi đứng trước thế giới thần linh. Con người run sợ mỗi khi nhìn thấy Thiên Chúa, và họ sợ ngay cả khi chỉ nghe tiếng Ngài phán. Thế nên: ‘Dân chúng nói với Maisen rằng, xin Đức Giavê đừng phán với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất’ (Ex 20, 19).

          Nơi các dân tộc ngoại giáo, nhất là các dân chưa có lòng tin thì việc sợ hăi Thiên Chúa đưa đẩy đến chỗ mê tín dị đoan. Đối với người Kitôâ hữu thì khác, vì: ‘Chúa Kitôâ không hề ban cho chúng ta tinh thần sợ sệt, nhưng ban tình yêu mến, lòng can trường và khôn ngoan.’ (2Tim 1,7).

          Tuy nhiên, tâm hồn chúng ta vẫn còn một mối sợ nào đó mỗi khi đối diện với hai thái cực không thể đo dò nổi: Thiên Chúa và cảnh khốn cực của mình. Mối sợ này đôi khi được biểu lộ bằng những do dự trong lòng tin tưởng Thiên Chúa. Phương thức linh diệu nhất là sự hiện diện của Chúa Giêsu: ‘Thày đây! Các con đừng sợ!’ Sự hiện diện ấy đưa lại cho chúng ta niềm tin tưởng như hai môn đệ trên đường Emmau: ‘Thưa Ngài, xin ở lại với chúng tôi, vì đã muộn và Trời đã xế bóng rồi!’ (Lc 24, 29). Đêm tối tạo nên sợ hãi nếu vắng bóng Chúa Giêsu. Trái lại: ‘Khi Chúa Giêsu hiện diện, mọi sự hóa nên tốt đẹp. Tất cả trở thành dễ dàng khi chúng ta được bay bổng trên đôi cánh ân sủng’ (Sách Gương Phúc).

          Có điều ở dưới thế gian này, những an ủi, do sự hiện diện của Thiên Chúa đem lại có thể là hiếm hoi, âm thầm, không thường xẩy đến. Chúa Giêsu cũng ít hiện ra với các Tông Đồ xưa kia như thế đó.

          Tỏ tâm tình và điều dốc quyết thích hợp với tâm hồn. ‘Con hãy bước đi trước mặt Ta, và hãy trở nên trọn lành!’ (Gn 17,1)