BÀI THỨ 357

CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (2)

 

+ Tiền nguyện: Ai có thể nói lại cho chúng ta biết những tâm tình của Chúa trong giờ phút sau cùng dưới thế gian này, lời giã từ thưa với Thánh Mẫu Ngài, những điều nhắn nhủ để soi sáng và làm sôi động bầu nhiệt huyết các Tông Đồ và môn đệ. Ngài giang tay trên các ông, chúc phúc dư tràn cho các ông trước khi trở về với Cha Ngài trên Trời. Cảnh giã từ thật uy nghiêm và cảm động vô cùng, đáng cho chúng ta thán phục và thờ lạy. Chớ gì cảnh ấy đổ tràn niềm vui mừng trong tâm hồn chúng ta cũng như đã ban cho các Tông Đồ là những chứng nhân của cuộc khải hoàn ấy. ‘Và các ông trở về Giêrusalem, lòng đầy hân hoan’ (Lc 24, 52).

         

MẦU NHIỆM LÊN TRỜI

Để hiểu được mầu nhiệm này, chúng ta cần phải tìm hiểu tâm trạng Chúa Kitôâ trước và sau khi lên Trời.

a.  Trước khi lên Trời, chúng ta có thể xét tới Thiên Tính và nhân tính của Ngài.

+ Trong Thiên Tính Ngài không hề bỏ Trời cao. Ngôi Lời không thể xa lìa Chúa Cha và Chúa Thánh Linh được. Nên đối với Thiên Tính, không có gì là thay đổi.

+ Nhân tính: Ngay từ giây phút đầu tiên nhập thể, nhân tính ngài đã đựơc hưởng kiến vinh quang. Nhưng để hòa hợp tâm trạng của một Phúc Nhân với Người Lữ Hành dưới thế, vinh quang kia ẩn náu không tỏ hiện gì nơi dương gian mà Ngài cư ngụ. Vinh quang ấy cũng không tỏ hiện trên xác phàm mà Ngài đã mặc lấy, một thân xác không vinh quang, dòn mỏng và hay chết, cho tới ngày phục sinh. Và cũng không tỏ hiện ngay cả nơi linh hồn Ngài, Chúa Giêsu đã muốn trì hoãn việc tỏ hiện vinh quang của Ngài trước mắt chúng ta, lý do là vì yêu thương loài người. Cũng vì yêu thương chúng ta nên Ngài hoãn lại niềm vui của linh hồn và thân thể Ngài nơi dương thế, nhưng Ngài sung mãn đầy đủ ở trên cao.

b.  Sau khi lên Trời, Ngài có nhiều đổi thay rất kỳ diệu

+ Nơi linh hồn: Ngay lúc nhập thể, Chúa Kitôâ đã được sung mãn vinh quang, do đó Ngài cũng sung mãn ân sủng. Tuy nhiên ân sủng đây chỉ dùng cho cuộc sống dưới thế, còn vinh quang thì tồn tại cho đến muôn đời.

+ Nơi thân xác: Lúc đó thân thể Ngài trở nên thanh thản, không dòn mỏng như trước, nhưng thiêng liêng và vinh hiển: đó là phản ánh của vinh quang linh hồn Ngài.

Nhưng thân thể ấy vẫn còn lưu giữ trong vinh quang những vết thẹo do các thương tích để làm chứng cho cuộc chiến thắng và khải hoàn.

+ Nơi không gian: Ngài từ biệt cõi thế để ở hẳn trên Trời cao. Đó là ngai toà ngự trị bình thường và cân xứng của Ngài. Chúa Cha đặt Ngài trên ngay toà bên hữu mình.

Đây là một vinh dự mà các thiên thần không bao giờ được, như lời thánh Marcô viết: ‘Ông nói đúng, tôi là Vua, và tôi sinh ra để làm vua’ (Lc 23, 3). Tại đó, Ngài cũng xét xử mọi người một cách công minh chính trực, vì: ‘Ngài được Thiên Chúa đặt làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết’ (Act 169, 42).

Trong khi chờ đợi ngày phán xét chung, Ngài chu toàn phận vụ Trung Gian và Thượng Tế:

Chúa đã thề hứa và lời thề hứa ấy không thể sai chuyển được. Con là Linh Mục đời đời. Đó là thượng tế của chúng ta, Đấng đang ngự trên Trời bên hữu Chúa Cha uy nghi. Ngài vào thẳng nơi cực thánh không phải với huyết máu chiên dê và bê non, nhưng với chính bửu huyết mình Ngài luôn hoạt động để bầu cử cho chúng ta’ (Dt 7, 21; 8,1–2; 9,12).

CẢNH TƯỢNG LỊCH SỬ

Chúng ta hãy nhớ lại những hoàn cảnh chính yếu:

a. Nơi chốn: Cuộc lên Trời diễn ra trên núi Cây Dầu. Chúa chọn ngay sân khấu đã diễn ra các khổ nhục làm nơi khải hoàn.

b. Nhân vật: Chúa đứng trên núi với dáng vẻ đáng mến và gương mặt tươi vui. Chung quanh ngài là đám người chứng kiến, vô hình cũng như hiện diện bằng xương bằng thịt.

c. Ngôn ngữ: Ngài khuyến cáo một vài Tông Đồ:

+ Về sự kém lòng tin với những do dự không tin vào cuộc phục sinh của Ngài (Mc 16,14).

+ Về óc tò mò muốn biết mọi bí nhiệm của Thiên Chúa: ‘Có nhiều người lên tiếng hỏi Ngài bao giờ Ngài thiết lập vương quốc Israel. Và Chúa Giêsu trả lời: không phải là việc của chúng con để biết ngày giờ do quyền bính Thiên Chúa phân định’ (Act 1, 6).

d. Hành vi: Dù mới vừa khuyến cáo các môn đệ như thế, Chúa vẫn đặt tay trên đầu các ông và chúc cho các ông mọi ơn lành hồn xác.

Đối với chúng ta Ngài cũng tỏ ra hai thái độ như thế. Do đó biết đâu trước khi chúc phúc và an ủi khích lệ chúng ta, Ngài chẳng sửa trách chúng ta nghiêm minh hơn như vậy nữa!

Bày tỏ các tâm tình: Khiêm nhường; hối hận, vui mừng về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu. Ước ao được gặp lại Ngài ở trên Trời, nơi Ngài đi dọn chỗ cho chúng ta. Tin yêu phó thác hiệp thông trong tâm trí.

 

BÀI HOC QUÍ GIÁ

a. Cuộc biến đổi sắp tới nơi chúng ta. Thiên Chúa cho chúng ta biết rằng: tiến hóa và biến đổi chính là luật chung của vạn vật. Mùa xuân tiếp nối mùa đông. Hoa lá đâm chồi nẩy lộc trên những cành cây bề ngoài xem ra như đã khô héo. Bướm lột xác khỏi loài nhộng. Muôn ngàn sâu bọ nảy sinh từ chiếc trứng nhỏ để rồi biến thái qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi đạt tới trạng thái hoàn hảo viên mãn của nó. Và rồi hết trạng thái này biến sang trạng thái khác, vạn vật biến hóa vô cùng theo luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã quan phòng.

Trên núi Tarbo, Chúa chúng ta đã cho mấy Tông Đồ yêu dấu được cảm nghiệm trước, nếm hưởng trước cảnh vinh quang ngày thăng thiên. Hơn nữa Ngài cũng hứa cho chúng ta được thông phần thực sự vào vinh quang của Ngài như lời thánh Phaolô đã viết: ‘Chúa Kitôâ phục sinh là trưởng tử, là hoa trái đầu mùa của những người an giấc, primitiae dormentium, rồi đây họ cũng sẽ phục sinh như Ngài để rồi cùng cai trị với Ngài. Sự chết gieo vào thân xác ta cái hư hoại, nhưng thân xác ấy sẽ sống lại trong trường tồn. Thân xác bị gieo xuống trong tối tăm ô nhục, sẽ sống lại trong vinh quang. Thân xác vật chất bị vùi xuống, thân xác thần thiêng sẽ sống lại! Thân xác hay chết của chúng ta đã mặc lấy trường sinh bất tử. Rồi đây sẽ ứng nghiệm lời tiên tri: Tử thần ơi, nọc độc của ngươi đâu rồi, chiến thắng của ngươi đâu? Vinh danh là của Thiên Chúa, Đấng đã ban ơn toàn thắng cho chúng ta nhờ Đức Kitôâ, Chúa chúng ta’ (I Cor 15, 20 – 57).

b.  Vẻ cao trọng của định mệnh chúng ta. Con người chỉ cao trọng nhờ ở định mệnh trở nên người Kitôâ hữu, định mệnh một ngày kia sẽ cho phép thông phần vào mầu nhiệm phục sinh và thăng thiên của Thầy Chí Thánh.

     Ôi con người cảm thấy mình bé nhỏ và hèn kém chừng nào khi đứng trước vinh quang và hạnh phúc bao la ấy! Vinh quang và hạnh phúc ấy vô biên trong không gian và thời gian, một đại dương không bờ, xa tít tắp, mắt trần không thể phân định giới hạn.

Chúng ta hãy bày tỏ tâm tình khiêm nhường và hãnh diện về định mệnh ấy.

c. Phương thế để đạt tới. Tất cả mọi phương hướng đều gồm tóm trong một mối, đó là việc chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu.

+ Kết hiệp trong an vui và sầu khổ:  lúc an vui cũng như trong khi bị đau khổ thử thách ‘Nếu cùng chịu đau khổ với Ngài, chúng ta sẽ được vinh quang với Ngài’ (Rm 8, 17).

+ Kết hiệp bởi ơn thánh hóa. Ơn sủng ban lại cho chúng ta quyền thừa tự Nước Trời. ‘Nếu chúng ta là con cái, chúng ta cũng là người thừa tự Thiên Chúa vừa đồng thừa kế với Đức Kitôâ’ (Rm 8, 17).

+ Kết hiệp những ao ước lành thánh.Của cải chúng con ở đâu thì lòng chúng con ở đó’ (Mt 6, 21). Lòng chúng ta phải để ở Trời cao với Đức Giêsu yêu dấu của chúng ta, vì Ngài là cứu cánh cuối cùng của chúng ta. Như vạn vật có khuynh hướng tiến về cứu cánh của mình, thì chúng ta cũng phải có khuynh hướng tự nhiên hướng về Trời cao. Đường hướng đó phải được đi theo trong suốt cuộc đời chúng ta.

Lòng hâm mộ nước Trời là tâm tình của người Kitôâ hữu. Lòng hâm mộ ấy tạo nên:

+ đức từ bỏKhi tôi chiêm niệm về nước Trời, thì trái đất hiện lên xấu xa!

+ niềm vui mừngChúng ta sẽ trở về nhà Chúa.

+ sức mạnhNếu chúng ta chịu đau khổ với Đức Kitôâ, thì chúng ta cũng chiến thắng trong vinh quang với Ngài.

+ tinh thần cầu nguyệnTất cả những điều các con nhân danh Thầy mà xin cùng Cha Thầy, Ngài sẽ ban cho các con.’

Lương dân không có lòng hâm mộ này là điều rất tự nhiên. Người không tin tưởng sẽ trở nên buồn bã vì càng ngày càng tiến vào hư vô. Nơi người Kitôâ hữu, sự thiếu vắng lòng hâm mộ trên đây là hậu quả của một đời sống khô khan nguội lạnh. Có khi đó là thử thách Chúa gửi đến để thanh luyện chứ không phải để làm ta thất vọng.

Vậy anh em hãy tìm kiếm và nếm hưởng các sự trên Trời chứ đừng bám víu lấy các sự dưới đất’ (Col 3, 1).  Phần tôi, sống là Đức Kitôâ, và chết là một thắng lợi. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này! Tôi mong ước được giải thoát như thế để kết hiệp với Chúa Kitôâ’ (Phil I 21 – 22). ‘Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến, xin Chúa hãy đến! Chớ gì được như vậy!’ (Apoc 22, 28).

----------o0o----------