GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014

BẢN TIN 12

 

Thưa quý độc giả và quý tác giả,

Chúng tôi xin giới thiệu 7 truyện dự thi mới của Giải Viết Văn Đường Trường 2014. Trong bản tin lần tới, chúng tôi sẽ giới thiệu 8 truyện cuối cùng.

Hiện chúng tôi đã có điểm sơ khảo. Giúp chấm sơ khảo gồm có ba vị: Lê Hồng Bảo (Ninh Thuận, chủ nhiệm chuyên trang truyện ngắn Vườn Ôliu), Trần Tuy Hòa (Phú Yên, biên tập viên www.ghphuyen.org) và Tađêô Nguyễn Thanh Xuân (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định, chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác Thơ văn Công giáo Đồng Xanh Thơ Giáo phận Qui Nhơn).

Những truyện đạt điểm sẽ được gửi đến Ban Chung khảo. Tham gia chấm chung khảo có bốn vị: Nhà văn Bùi Công Thuấn (Giáo phận Xuân Lộc), Linh mục Nguyễn Trung Tây (Hoa Kỳ), Linh mục Sơn Ca Linh Trương Đình Hiền (Hạt trưởng Quảng Ngãi) và Nhà văn Trần Như Luận (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định).

Kết quả cuộc thi sẽ được công bố trong Bản tin số 14.

Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.

Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người. Xin gửi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com.

Nếu quý độc giả phát hiện bài dự thi nào sao chép, copy ý tưởng, hoặc chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.

Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.

 

Qui Nhơn, ngày 10-6-2014

Thay lời Ban Tổ chức

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ


BÀI DỰ THI

 

Mã số: 14-091

GÓC LẶNG !

Chiều dần buông. Mọi thứ tan lặng đi theo màu ánh sáng ửng hồng nơi phía cuối chân trời kia đang trải dần ra;pha nhẹ với nền xanh quyện chặt lấy mấy tấm vải trắng được ai đó thả bồng bềnh phiêu lãng đẹp tinh tế. Còn sót lại đôi vài cánh én lả tả trở về nơi trú ngụ. Trên con đường đầy sỏi đá và cỏ dại, một anh thanh niên trai trẻ vai vác chiếc balô xanh lá nặng trĩu vừa bước xuống xe, cũng tìm về gia đình mình, sau những ngày lửa đạn nơi chiến trường;anh xin phép được về thăm quê nhà vài ngày nghỉ. Vì đâu đó, anh hay tin rằng: xóm đạo của anh vừa bị thả bom ngay giữa trưa hôm qua! Tiếng “bom” như sét đánh ngang tai, chẳng phải lúc này là niềm vui trọn vẹn được hội ngộ nữa, mà là nỗi lo sợ đan xen chằng chịt với sự thao thức về cái gì đó bất ổn và khác lạ so với mọi khi.

Tre xào xạc khẽ đưa mình lá rơi, đôi vài cánh bướm chập chờn bay giữa khoảng không đang chìm tối đi. Ếch kêu vang trên cánh đồng xa trong sự u tịch, vắng lặng đến lạ kì. Chẳng bao giờ cái cảm giác rùng rợn của sự tĩnh lặng lại khiến anh phải nôn nao và khiếp sợ đến như vậy! Bước chân nhanh hơn, rồi nhanh hơn nữa, anh muốn về nhanh cái mái ấm bình yên của mình. Vượt qua cánh đồng lúa đang chín rộ, đập ngay vào mắt anh, ở phía chiếc cầu tre cũ nằm ven sông, người phụ nữ hơi khom lưng, đang thơ thẫn, đăm chiêu hướng theo chiều dòng nước, chị ôm thật chặt đứa con ngây thơ, đang say nồng trong lòng mẹ. Không phải đó là chị Tư bán cháo ở đầu xóm sao?Nhưng… tại sao đôi mắt kia đang ngấn lệ trong buồn sầu. Có lẽ anh đã biết được có điều gì chẳng ổn. Và chỉ trong giây lát, anh hiểu ra đứa con trai duy nhất của chị đã chìm sâu vào giấc ngủ thiên thu, chẳng một ai có thể đánh thức em dậy được nữa, chẳng ai còn nghe thấy thứ “ngôn ngữ riêng” của một đứa trẻ ngây thơ nữa. Nghẹn đắng ở cổ, anh không thể nào mở lời và đến bên mà an ủi chị. Hai con người đang chết lặng theo từng giây đếm trên chiếc đồng hồ quả lắc. Chồng chị đã gửi gắm đứa con này làm nguồn vui còn lại cho chị để rồi anh ra chiến trận và mãi mãi không quay về nữa.

Dòng sông mặc định vô tình, cứ hững hờ trôi qua dòng đời, dẫu cho bao tiếng thét gào từ sâu bên trong một trái tim vụn nát, nó vẫn cứ thế, vẫn không xúc cảm mà động lòng. Anh hận! Mặt hồ muốn lắng đọng, thế sao bão táp chẳng để yên. Anh cũng hận! Cái xúc cảm này cứ giày xéo từng mao mạch đổ về con tim. Anh vứt lại “chiếc balô nặng lòng” này, chạy vội về nhà. Tất cả đang hỗn độn bủa vây lấy tâm trí anh khiến anh không thể nghĩ được gì ngoài hai chữ “tạp viện”- nơi chứa đựng đầy kí ức của mình.

Đêm nay không tối nhưng cũng chẳng tỏ tường, bởi ánh trăng khuyết đã dương cao trên bầu trời vắng sao. Anh vừa chạy đến đứng dưới dàn bông thiên lý trước nhà đang lan tỏa mùi hương rộ mùa. Lờ mờ, anh vội lấy chiếc đèn pin bên mình bật sáng lên. Trời…Chỉ còn là đống đổ nát nguyên vẹn, chưa xê dịch. ”Mái ấm của tôi đây sao?”. Anh gọi lớn thất thanh:”Huy, Hà, Nguyệt anh về rồi, các em đang ở đâu?”. Đáp lại tiếng gọi ấy là tiếng vang vọng lại của chính anh, cộng với tiếng kêu ai oán của loài cú đêm. Anh vẫn gọi, gọi lớn, gọi mãi trong vô vọng. Anh lật tung từng mảnh vỡ của mái nhà tranh, của bức tường rơm trộn bùn. Cho đến từng manh tre nứa làm cột nhà, anh chẳng để sót….

Cuối cùng, anh cầm lên chiếc giày quai hậu màu đen của bé Hà mà nó quý nhất . Đó là món quà sinh nhật anh dành dụm chắt chiu mấy tháng trời tiền làm thuê để mua tặng nó cách đây hơn hai năm trước. Khi đó, nó bất ngờ chẳng nói được lời nào, nước mắt lưng tròng trên khuôn mặt bầu bĩnh cứ như một thiên thần nhỏ bé tìm thấy mẹ sau khi bị lạc mất vậy. Chẳng bao giờ thấy nó mang đôi giày đi đâu trừ những dịp lễ trọng ở nhà thờ, nó lau chùi thật kĩ mỗi khi mang xong, rồi cất vào trong tủ kín cứ như là cả gia tài của con bé vậy. Và đây. . . Chiếc xe tải làm bằng hộp thuốc với mấy cái nút chai cao su của Huy do chính anh làm cho cậu bé tròn mười tuổi vẫn còn y nguyên, nhặt lên, anh thổi sạch bụi đất bám đầy lên chiếc xe. Anh cúi gằm mặt xuống đất, nước mắt đang rơi nhanh hơn, từng giọt, từng giọt, cho dù bản ngã thanh niên cứng rắn thế nào, với những người mình yêu quý nhất, cũng chỉ là một đứa con nít mỗi khi thức dậy chẳng thấy mẹ bên mình thôi. Anh cũng thế! Cũng cần được yêu thương, huống hồ với anh “tạp viện” chính là tất cả động lực để anh phấn đấu.

Cái tên “tạp viện” ngẫm cho cùng mới hiểu được, họ, chính họ, những con người già trẻ, lớn bé có cả. Họ là bảy con người chẳng còn nơi nương thân, ba lão, ba ấu, một thanh niên chẳng quen biết nhưng cùng cảnh ngộ. Bởi cơ duyên, họ gặp nhau, cùng chung sức dựng nên một căn nhà sụp đổ nát che mưa nắng qua ngày, cùng sống với nhau, cùng phấn đấu, mỗi người mỗi việc, bươn chải để sinh nhai. Kẻ đan giỏ, người đan nón. Còn anh, ai mướn gì thì làm nấy, biết là cơ cực, nhưng không lo phải buồn. Vì anh biết anh vẫn còn tình yêu thương của họ làm “hậu phương” vững chắc cho anh. Thế rồi năm tháng trôi qua, chẳng ai ngăn nổi tuổi già thoáng bay ngang cuộc đời mình, các cụ cũng lần lượt đi xa đến một nơi lặng gió hơn, chỉ còn lại bốn con người trẻ an ủi, động viên nhau mà sống tiếp.

Anh vẫn còn nhớ như in cái lần đầu tiên gặp bé Nguyệt, khi đó Nguyệt mới tầm bốn năm tuổi thôi. Trong một đêm giá rét, mưa bão, đang tay khép cánh cửa sổ lại, vô tình anh nhìn thấy một bóng người run lẩy bẩy đang ngồi ngay đầu ngõ, anh chẳng sợ, liền chạy ra để xem ai hù dọa. Nhưng không, đó là một cô bé nhỏ nhắn đầy thương tích ướt sũng dưới mưa, ngẩng đầu lên nhìn anh, đôi mắt mờ lệ, anh hỏi: “Vì sao em lại ở đây?”, Nguyệt chẳng mở miệng nói một lời phân trần. Và cô bé đã ngất lịm đi trong cơn mưa dông không ngớt. Anh bồng Nguyệt vào nhà, mới hay đôi chân của em chẳng lành lặn như bao đứa trẻ khác, các cơ và ngón chân đều teo nhỏ cả. Cô bé đã đến với nơi này như thế đấy. Quãng thời gian đầu, Nguyệt chẳng nói chuyện với ai trong nhà, ai hỏi gì, cô bé cứ như người khiếm thính, nhìn mãi ra phía ngoài cửa. Hơn năm trời, cô bé mới vứt bỏ được lớp vỏ bọc của một con nhím luôn trong tư thế tự vệ. Thế rồi, em mới kể ngọn ngành câu chuyện của mình.

  …Nguyệt bị dị tật bẩm sinh từ bé, chưa một lần biết mặt cha mẹ, em về ở với chú thím, nhưng cuộc sống của cô bé bất hạnh chẳng êm đềm, là tại vì họ vô tâm hay là bởi cuộc sống vật chất làm chai sạn đi sợi dây rung cảm của mình, người ta đan tâm bắt một cô bé chưa tròn bốn tuổi phải làm mọi việc trong nhà từ nấu cơm, giặt giũ rồi dọn dẹp, mặc cho em phải “bò lết”để làm hài lòng ý chủ. Họ chẳng cho Nguyệt tiếp xúc vui chơi với bất kì đứa trẻ nào, cắt đi sự tự nhiên, đáng yêu của đứa con nít mới lớn vốn đã bắt đầu cảm thấy tự ti phần nào, khi chẳng còn ai bênh đỡ. Mỗi lúc, cô bé trông thấy những đứa trẻ xúng xính nhảy quanh mẹ chúng trên đường đến nhà thờ. Nó uất ức, nghẹn ngào và nén chặt lại khóc chẳng ra tiếng, để khỏi bị ăn đòn. Nó cũng thèm khát được thử gặp ông Chúa bởi vì nó không biết Người ấy là ai, cũng tò mò, hiếu kì như bản tính một đứa trẻ đang mò mẫn học làm “người lớn”! Một lần, nó nghĩ rằng chú thìm đi thăm con gái sinh hai ngày nữa mới về nên lẻn đi xem Thánh lễ là như thế nào cho biết, lúc trời vừa nhẹm tối. Nhà thờ chẳng xa là bao, nhưng với Nguyệt đi đến đó là cả một kì tích đại, nó đi hai ba bước là phải dừng lại để lấy thăng bằng rồi bước tiếp. Cứ thế, đi bộ hơn một giờ mới tới. Hôm đó, Nguyệt cũng kịp “xem Lễ” theo cái tư duy non nớt, nhưng cô bé cảm nhận sự thích thú mỗi lần nghe giảng bài, nó cũng muốn được rước bánh mà người ta gọi là “Mình Máu Chúa” đó và trở về với một tâm thái phấn khích yêu đời hơn. Và rồi…

   …Chính cái đêm đó, đêm định mệnh Nguyệt bước sang một trang mới. Cô bé bị ông chú, bà thím mình đánh đập bầm dập vì phạm “trọng tội” là ra khỏi nhà mà không được phép. Họ bàn tính với nhau để “xử” vụ này cho êm đẹp, mỗi câu từ vô tình khắc tạc sâu vào tiềm thức của cô bé:”Mình đánh nó thế này, nếu nó chết, thì phải làm sao?Chi bằng đem vứt nó ra tạp viện, mấy người nghèo rách xác đó chắc thương mấy đứa tật nguyền như con nhỏ này, để họ cưu mang nó đi. Chứ nó ở lại, cũng vô ích, lại cơm áo gạo tiền, tốn kém trăm bề”- Bà thím đay nghiến từng câu từ- “Ừ, phải, bà nói có lý”- Ông chú cũng tán đồng cho một sáng kiến tuyệt diệu của bà thím “vĩ đại” và họ hành động như theo “kịch bản” ấy. Cuộc sống, mấy ai trọn hảo, nếu là người không thiếu thốn vật chất, thì cũng dễ dàng tìm thấy đầy rẫy lỗ hỏng của “khoang tim”. Cô bé Nguyệt này lại chịu tổn thương lớn về thân xác lẫn tâm hồn, cho nên lần đó, Nguyệt muốn chết đi, trong mưa, để từng hạt mưa rơi tẩy xóa đi những vết tích đang rỉ máu từ ngoài vào sâu bên trong. Thế nhưng, sự quan phòng của ai đó, sẽ chữa lành mọi đau đớn của một con người bằng cách này hay cách khác. Cô bé dần gạt bỏ mặt cảm từ sâu nội tâm mà sống thanh thản với những con người chẳng thiếu thốn nụ cười nơi đây. Ước nguyện của nó là được viếng thăm nhiều nhà thờ và được đi đây đó khắp nơi để cảm nhận được thế giới vẫn còn nhiều thứ  diệu kì chẳng ai khám phá hết. Và anh còn nhớ Huy thủ thỉ bên tai rằng:”Mai mốt em lớn, em sẽ làm tài xế để chở cả nhà mình đi du lịch, đưa chị ba(Nguyệt) đến nhiều nhà thờ chị ấy ao ước được đến đó! ”Anh mỉm cười, xoa nhẹ cái đầu lắc của nó. Câu nói đủ “độ chín” của một đứa trẻ chưa trưởng thành khiến Nguyệt không cầm lòng được mà rơi nước mắt. Nguyệt đáp lại:”Thế thì giờ em học lái thành thạo chiếc xe tải của anh hai cho em đi đã”. Huy ngượng nghịu:”Em biết rồi! ”. Cả nhà sang sảng tiếng cười khi nhìn cậu bé đang gãi đầu cố che sự thẹn thùng trên gương mặt. Bình yên là thế! Khi mỗi buổi sớm thức giấc, anh cõng Nguyệt đi lễ, còn hai đứa trẻ kia thì thi chạy xem đứa nào đến trước có phần thắng. Cứ như thế, ngày qua ngày. Giá như cuộc sống phẳng lặng như thế sẽ tốt biết bao.

Ngay lúc này, anh bật đứng dậy, chạy đi tìm em mình. Chính lúc anh băng qua nhà thờ, như được mời gọi, anh đã ghé vào đứng trước tượng Đức Mẹ hòa bình cầm trên tay một quả địa cầu mà thì thầm thưa chuyện. Ánh trăng luồn lách qua từng khe lá, in trên nền cát là khoảng trắng hòa đen lẫn lộn. Anh cầu nguyện:

“Lạy Mẹ nhân lành, con biết Mẹ yêu chúng con, con biết Mẹ chẳng muốn bất kì một người con nào của Mẹ phải lầm than, cơ cực. Nhưng sao, thế giới lại đổi thay và vong ân cứu chuộc Con Mẹ như thế, mỗi khi chiến tranh là mỗi lần cả chúng con và Mẹ đều bị đâm thâu thêm mũi gươm vào ngay trái tim mình. Con buồn phiền bao nhiêu, Mẹ sầu thương gấp bội. Con đáng sợ nhân loại ngày nay, họ thấy vui khi họ chiến thắng, khi họ chứng tỏ họ hùng mạnh và vũ khí, bom đạn của họ là tối tân, là hiện đại, là đủ sức diệt vong cả một dân tộc. Tính mạng của một con người chỉ là một viên đạn nhỏ để họ thử nòng súng của mình. Thứ “trò chơi” đáng sợ ấy, đang tố giác ngay cái bản chất lương tâm của mình đang dần biến chất. Bao nhiêu tội lỗi ghê tởm của con người phát xuất từ cái nội tâm nguội lạnh không còn tình yêu chen chân vào nữa. Họ tự tách mình ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa để sống theo “tự do” trần tục, mà đáng lẽ là thuộc hoàn toàn về Thiên Chúa. Khi cuộc sống vắng bóng tình người thì thứ còn lại là hận thù, ghen ghét, là bôi nhọ nhân phẩm của nhau để trục lợi và sẵn sàng bán mất linh hồn của mình để đổi lấy những thứ xa hoa chẳng vững bền. Và ngay lúc này, con chỉ nguyện xin Mẹ điều này rằng Mẹ hãy canh tân lại bộ mặt Trái Đất bằng chính hoa trái của con tim Mẹ, xin hãy để tình yêu làm ngôi sao mai dẫn đường cho lý trí. Bao giờ thế giới này cảm nhận được tình yêu sâu xa của “Người dám chết cho người mình yêu” thì con tin rằng bi kịch của ngày hôm nay sẽ hoàn toàn chấm dứt bởi vì mọi sự đều khởi nguồn từ con tim. Lạy Mẹ, ngay lúc này, con hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa nhân từ và sự bao dung của Mẹ rằng em con vẫn được bình an”. Nói xong, anh cuối thật sâu, chào Mẹ mà tiếp tục đi tìm. Đôi mắt ấy hướng theo con đường anh đang đi…

…”Ầm”. Một tiếng động làm cho ai đó giật thót tim, bừng tỉnh. Chỉ là cơn mơ sao?Người đàn ông đứng tuổi, đầu hói, râu bạc trắng khập khiễng từng bước đến khép vội cửa sổ bị cơn gió giật tung ra. Mưa lớn quá! Âm ỉ mãi cả đêm rồi. Trời chưa kịp sáng chỉ độ khoảng ba, bốn giờ  đó. Từ nãy giờ, mọi thứ tái diễn lại y hệt như ngày nào. Đã hai mươi tám năm trôi qua, kể từ cái ngày đất nước thống nhất. Người trai trẻ nhiệt huyết ấy nay đã già nua “đứng tuổi”. Cuộc đời trải qua bao nhiêu sóng gió, ông cũng đã thấu hiểu được giá trị sống là như thế nào?Sau cơn mưa, trời lại sáng, đó chính là quy luật tự nhiên mà thôi. Chiến tranh đã đi vào dĩ vãng, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại cho ông “dấu tích” không thể quên- một đôi bàn chân tật nguyền! Thế nhưng đến cuối cùng, ông cũng chẳng còn phải thổn thức nữa, vì Thiên Chúa đã trả lại sự tĩnh lặng và tình yêu cho ông. Hạnh phúc hơn, khi ông hay tin rằng cả ba đứa trẻ thân yêu của anh đã được “sứ Thần” của Thiên Chúa gửi đến cứu giúp, nâng đỡ. Bé Hà kháu khỉnh ấy nay đã trở thành bà sơ dòng Kín Carmel, Chúa đã gọi em đi trên con đường hiến dâng và phục vụ. Thỉnh thoảng, anh có nhận được tâm thư của Hà, anh cảm nhận được niềm vui sướng trọn vẹn lan tỏa trong từ câu từ của cô bé! Và… niềm vui sướng ấy được nhân lên khi ông biết được ước mơ của cậu bé đòi làm tài xế cũng thành hiện thực. Bây giờ, Huy đã làm giám đốc của công ty vận tải lớn nhất thành phố. Điều đặc biệt nhất, chiếc xe do chính cậu lái, chỉ dành riêng cho Nguyệt và những người giống như cô bé “nội tâm” ấy. Hằng ngày, chiếc xe lăn bánh đi đến mọi miền đất nước để đưa Nguyệt cùng cả đoàn đi thăm viếng mọi nhà thờ như mong ước của em và mang theo tình yêu của Chúa chia sẻ đến cho những con người bất hạnh “chưa được yêu”.

Cứ như vừa bước qua một cây cầu sắp gãy là đến được Thiên Đường vậy. Ông chẳng còn gì để tiếc nuối nữa khi hạnh phúc ngay đời này đã viên mãn. Ngày mai, lúc cơn mưa trút nước xuống trên ngọn đồi khô cằn này đã tạnh, sau khi hừng đông vừa lên. Ông sẽ nhân thật nhiều giống cây si ngay trên đỉnh đồi đã cằn cỗi và trơ trọi bao nhiêu năm qua, kể từ lúc ông chuyển lên đến đây để “định cư” và tìm cho mình một không gian riêng. Ông biết rằng giống cây này tự đâm rễ thật sâu để lấy nguồn nước cho mình và dù cho nắng cháy thiêu đốt hay bão táp phong ba, nó vẫn kiên định đợi chờ và chẳng dễ gì quật ngã. Còn ngay trong khu vườn trống nhà mình, ông muốn trồng một loại hoa, rễ củ, đó chính là hoa huệ. Loài hoa trắng tinh khiết thiêng liêng, đẹp vẹn tuyền để cuối đoạn đường này, ông sẽ được thấy loài hoa luôn hướng về ánh sáng ấy sẽ nổ rộ và tỏa lan mùi hương nhẹ nhàng của nó đến khắp mọi nơi. Và… chính lúc này, người đàn ông  bên ngọn đèn cầy heo hút, với một cây giá nhỏ trước mặt, cuốn Kinh Thánh cũ, và cả một sợi dây chuỗi đã ngả màu đồng đất đang suy tư về một điều gì đó chẳng thể đọc được, trên một ngọn đồi lộng gió…

 

Mã số: 14-092

MƯA …

 

Mưa rả rích cả ngày. Mưa tầm tã cả tháng. Mưa cứ tỉnh rơi, mặc cho lòng người suốt ruột…

Từ đầu tháng đến giờ chưa bán được cái gì. Người ta cứ vội vội vàng vàng băng qua cái lạnh buốt của những cơn mưa mùa đông. Không bán được hàng thì không có tiền thưởng, thậm chí còn có nguy cơ nợ lương. Triệu hai một tháng lương, đắt hàng thì được thêm vài trăm. Em trai nó làm được triệu bảy một tháng. Cả hai chị em chỉ lo được chi phí ăn uống tằn tiện hàng ngày cho gia đình, còn tiền mổ mắt Glocom của mẹ, Mười triệu. . . tính sao đây? Chúa ơi…Nó thở dài…

Cứ miên man với những suy nghĩ mông lung, nó chợt giật mình:

- Bộ này có size nhỏ hơn không em?

Ồ, một anh thanh niên trong dáng vẻ sang trọng, chắc vừa bước ra từ cái ôtô sáng bóng kia.

- Dạ, có đấy anh ạ! Bé bao nhiêu cân hả anh? Nó vừa hỏi vừa lục tìm bộ bé hơn đưa cho anh.

- Mười một cân. Bộ này vừa đấy. Nhặt cho anh vài bộ nữa cùng size nhưng kiểu khác!

- Vâng.

Nó mừng quá, ơn Chúa, bán được hàng rồi.

- Bao nhiêu tiền hả em?

- Anh chờ chút để em tính tiền.

Đầu óc nó đang tính toán thật nhanh. Anh chỉ nhìn sản phẩm chứ không để ý đến giá tiền, thậm chí không thèm cầm vào chất vải. Nó cứ cộng thêm tiền vào chắc anh cũng không biết. Tính xong nó chỉ cần cắt mác đi là xong. Anh mua nhiều thế này, mỗi thứ nó cứ cộng thêm hai mươi nghìn, thế là có năm trăm nghìn đút túi. À…, anh còn lấy cả mấy cái mốt của năm ngoái, sổ sách năm ngoái đã đốt rồi, mấy cái này xếp xó lâu ngày ai cũng tưởng hết hàng…Lạy Chúa, xin thông cảm tha thứ cho con, nhà con đang rất cần tiền…

- Tất cả Bốn triệu hai anh ạ!

Nó nói với anh mà mắt vẫn không rời cái máy tính tiền. Bối rối, lúng túng…Nó cảm thấy xấu hổ như đang trần truồng, mặc dù trên người nó là ba lớp quần áo chống chọi cái rét cuối đông.

- Tiền này em gái! Sao thế…? Anh tròn mắt nhìn nó.

- Dạ không…Nó đưa trả anh Ba trăm nghìn rồi cầm Bốn triệu rưỡi.

- Em bóc hết mác giá ra rồi gói vào cho anh đi sinh nhật!

- Vâng.

Ồ, Chúa giúp con đấy mà. Thế thì khách sẽ không có cơ hội đổi hàng hay trả lại hàng, sẽ không ai biết…

Nó giật mác giá ra, và cứ giật một cái lại thấy mình nhỏ đi một chút. Cứ giật một cái mác lại thấy mình nhỏ đi chút nữa. Giật xong chục tấm mác kia nó thấy mình chỉ bằng con kiến. Một con kiến nhỏ xíu… trần truồng. Ôi…lạy Chúa con…! Nó lắc đầu, cố xua đi cảm giác tội lỗi, cố nghĩ đến mẹ, đến những chi phí cho ca mổ. Để cứu mẹ, giá nào nó cũng trả…

Nghĩ thế, nó cứ xếp gọn mác vào và gói hàng cho khách. Xong, anh rời cửa hàng. Nó vào sổ những sản phẩm của năm nay mà anh vừa mua, với mức giá đúng của cửa hàng. Còn tiền mấy bộ của năm ngoái tồn kho nó giấu nhẹm, giấu cả mác, đút hết vào túi quần đem về cho chắc ăn. Cứ cho là lộc Chúa ban, chắc tại nó cầu nguyện xin tiền tha thiết quá, mà không chịu mua đề hay xổ số nên Chúa phải cho bằng cách này. Tốt quá, tạ ơn Chúa. Cộng xong sổ, nó đút túi Một triệu rưỡi.

Được “lộc”, lẽ ra nó phải mừng, vậy mà lòng cứ nặng trĩu…

Chín rưỡi tối, hết giờ bán hàng. Nó khóa cửa hàng ra về với triệu rưỡi trong túi và núi rưỡi đá tảng trong lòng. Từng giọt mưa lạnh buốt cứ đều đều bay vào mặt nó. Dự báo thời tiết bảo hôm nay ấm hơn hôm qua, sao nó lại thấy rất lạnh…?

Về nhà, tắm rửa sạch sẽ, trùm chăn bông, nằm mãi nó vẫn không sao ngủ được. Mưa vẫn rơi ngoài cửa sổ. Từng giọt mưa cứ lách tách rơi xuống mặt đất, rơi thẳng vào lòng nó…tố cáo nó…

Trong ánh đèn ngủ vàng vàng mờ mờ, ba tờ Năm trăm hiện lên thật rõ nét, rõ như cái cảm giác trần truồng của tâm hồn nó…Nó chợt thấy mình bẩn thỉu, một sự “bẩn” không liên quan gì đến việc tắm rửa vừa rồi của nó.

Số điện thoại của khách đây, anh nhờ nó đến giao quà tận nhà cho con gái của bạn anh. Nó lấy số của anh để hỏi đường. Nó làm ca chiều, sáng mai rảnh nó sẽ đi giao quà cho cô bé ấy.

Đó là một cô bé rất xinh xắn, nhưng bị mù. Bé vô cùng vui sướng khi nhận được quà, mặc dù em không thể nhìn thấy những bộ đồ đó đẹp xấu thế nào. Bé cứ hồn nhiên hỏi về chúng khi mở quà. Bé coi nó như một Thiên thần đem niềm vui đến cho các em bé ngoan. Và, thật bất ngờ, bé nhắm mắt chắp tay cầu nguyện ngay trước mặt nó:

- Lạy Chúa Hài Đồng, con ngợi khen Tình Yêu của Chúa đã sai Thiên sứ đến tặng quà cho con. Con rất hạnh phúc…Con cầu nguyện cho nhiều bạn nhỏ cũng được Thiên sứ tặng quà như con, để các bạn ấy cũng được vui vẻ hạnh phúc… Amen. ”

Lời cầu nguyện hồn nhiên ấy, gương mặt thánh thiện ấy, như hồi chuông dồn dập vang lên trong lòng nó. Phải khó khăn lắm nó mới về được trước sự nồng nhiệt đáng yêu của cô bé. Đi giữa phố phường quen thuộc mà lòng nó cứ thấy lạ lẫm. Bao giằng xé cứ thi nhau co kéo… Nó lấy điện thoại, gọi cho anh khách…

Chiều. Bầu trời sáng bừng trong ánh nắng dìu dịu của mùa đông. Nó đang lau dọn cửa hàng thì anh khách hôm qua đến.   

- Em gọi anh đến có gì trục trặc về gói hàng hôm qua à? Chắc anh đưa thiếu tiền…?

- Dạ không…Nó ấp úng. Lấy một hơi thật dài, nó ngập ngừng:

- Em xin lỗi hôm qua tính tiền sai cho anh, số hàng anh mua không hết nhiều tiền đến thế…Tiền của anh đây…

Nó trả anh Năm trăm nghìn, không dám nhìn thẳng vào mắt anh…

- Ừm. . Vậy à…? Anh chưa cầm tiền vội mà nhìn nó với một ánh mắt lạ lẫm.

- Cảm ơn em nhé…!

Anh nhận lại tiền rồi ra đi với một thái độ tế nhị và hiểu biết xen lẫn sự cảm phục. Còn nó, lặng lẽ vào sổ những sản phẩm nó đã giấu đi, may mà vẫn còn mác kí hiệu mã hàng. Trả nốt Một triệu cho cửa hàng, nó thở phào nhẹ nhõm.

Thế là xong, tạm biệt Triệu rưỡi, nó trở lại với nỗi lo lắng cũ. Tiền đâu mổ mắt cho mẹ đây? Nó có đần không, khi bỏ qua cơ hội ấy…? Cứ lo cho mẹ xong, tổng kết lại tội rồi đi xưng tội một thể, Chúa vẫn tha thứ cơ mà! Nhưng không ổn, mẹ mà biết sẽ rất xấu hổ vì nó. Mọi người mà biết nó sẽ rất xấu hổ với mọi người. Còn nó thì biết bao giờ mới tìm lại được sự bình an? Chẳng lẽ sự thanh thản của tâm hồn nó chỉ đáng giá có Một triệu rưỡi thôi sao? Thôi sao…

Nó cứ miên man với những suy nghĩ không lối thoát. Lòng đau thắt từng cơn khi nghĩ đến cảnh một ngày nào đó dắt mẹ đi dạo mà cứ phải vận dụng hết khả năng ngôn từ để miêu tả cảnh vật cho mẹ, nếu mẹ nó không còn nhìn thấy nữa…, nếu không có tiền mổ mắt… Tiền! Lại tiền…! Nó vẫn hơi hơi tiếc cái khoản tiền Triệu rưỡi ấy.

Phó thác cho Chúa thật ra không dễ tí nào. Vì cuộc sống luôn có những hoàn cảnh khiến đức tin ta phải chọn lựa. Mỗi lần chọn Chúa, trái tim ta lại đau đớn như roi đòn mà Chúa Giê- su phải chịu trong cuộc khổ nạn. Cuộc khổ nạn ấy… Chúa đau đớn hơn ngàn lần những gì ta có thể hiểu được. Thôi, cố lên! “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính người sẽ ra tay” , nó nhẩm đi nhẩm lại câu Thánh vịnh mà nó rất thích.

Lại mưa…

Chiều qua khô ráo được một chút mà giờ trời đã vội vàng mưa tiếp. Mưa như muốn làm nhũn ra những tảng bê- tông cứng cỏi trong các công trình mà con người xây cất. Nó vẫn ngồi  bán hàng một mình. Một mình với cơn mưa giá lạnh… Một mình với một niềm hy vọng mong manh mà thanh thản đến lạ kỳ…

 

Mã số: 14-093

CƠ HỘI HẠNH PHÚC

Cuộc sống như một cái vòng lẩn quẩn, và chính chúng ta nằm trong cái vòng lẩn quẩn ấy…Hơ. . . . Chúa ơi! Sao Chúa lại bỏ con trong đó mà chính con không có lối thoát, đó là những câu tôi hay rên rỉ mỗi khi có chuyện buồn.

- Bé! Cái con lạ nhỉ? Chỉ biết rên rỉ .

Giọng ba tôi cười thản nhiên rồi nói nhẹ hẳn đi.

­­- Con đừng buồn, hạnh phúc ở ngay gần chúng ta, chúng ta có rất nhiều cơ hội để hạnh phúc, nhưng làm sao để tìm thấy hạnh phúc vĩnh cửu thì do ở mỗi người thôi. Con à! Ngài đang thử thách chúng ta đấy. Ngài trao cho chúng ta mỗi người một cây thánh giá, và chính cây thánh giá đó mới làm cho chúng ta trổ sinh hoa trái và hạnh phúc bên Ngài muôn đời được.

- Hùm…! tôi thở dài, “ủa! Sao lạ vậy ba?” con không hiểu.

- Hi…hi. . đợi con lớn thêm một chút nữa, ba cho con đi học giáo lý thì con sẽ yêu Chúa nhiều hơn và con sẽ hiểu được ý Ngài ngay thôi mà.

Lúc ấy, thật sự tôi còn rất nhỏ độ ba, bốn. . tuổi gì ấy. Nhưng mỗi lúc buồn, tôi lại nhớ đến cái câu nói của ba, giọng nói chậm, gương mặt nở nụ cười hiền hậu, lại có cái răng rụng mé bên, nhìn cứ nhí nhảnh làm sao í, nhưng ở ba lúc nào cũng làm cho người khác có cảm giác an toàn. Chính người ba ấy đã làm cho tôi ngày càng gần Anh Hai GieSu hơn, tin tưởng vào Anh hơn.

Cái ngày ở huyện Phù Cát mất trộm chó, cũng chính là ngày nghề nghiệp của ba tôi gặp trục trặc.

- “Ai bán chó mua, mèo chó bán mua…”. Giọng ba tôi rao to , vang xa. ”Ai bán…” Vừa mới ngập ngừng hạ giọng. Hai thằng thanh niên nhào ra, vẻ mặt nhênh nháo. trạc tuổi hai mươi, rồi xổng xểnh nói.

- “Ê cái thằng trộm chó kia ! mầy đừng làm bộ làm tịch nữa, vừa ăn cắp vừa la làng hả mầy? Thằng này láo. . ”

Vẻ mặt ba tôi buồn, cúi gập xuống đất, rồi rẽ sang đường khác mà đi.

Tôi biết chuyện này qua lời kể của mẹ tôi thôi, nhưng cái tính lắc xắc,   mò của tuổi tôi lúc ấy đâu có chịu dừng. Lúc nào cũng muốn biết “Vì sao? Vì sao. . ? Ba lại không cho bọn chúng một trận ra trò?”Vẻ mặt đăm chiêu, tôi chạy thẳng tới chỗ ba tôi:

- Ba! Mấy cái người hôm bữa, sao ba không chửi, còn nhỏ mà sao lại vô lễ như vậy được?

- Con à! Ba có nói thì cũng không được gì, người ta cũng có chịu tin đâu, vả lại cũng không bằng chứng. Chẳng lẽ bài hát thường ngày con quên rồi sao. ”Một thương vui sống phúc âm. . , hai thương…” Ủa? con quên rồi hả?

- Dạ! con quên rồi. Nhưng thật sự trong lòng tôi lại nhớ rất rõ cái bài hát quen thuộc ba dạy tôi từng chữ, từng nhịp ấy làm sao tôi quên được.

- Sao ba lại tin tưởng như vậy? Vẻ mặt ba ngạc nhiên nhìn tôi.

- Sao con?

- Ý con nói Thiên Chúa của chúng ta đó?

- Con gái của ba lớn rồi nhỉ, con hiểu chuyện hơn rồi đó ta?

- Không! Con hỏi thiệt mà.

- Thật ra, hồi ấy ba rất ham chơi, bị bà Nội đánh sưng cái mông ba lúc đó. Ôi! Cái mông của ba. . Mặt ba tôi pha hề, làm tôi cười khì thành tiếng. . ôi! ba có lúc lại dễ thương thế nhỉ?

- Rồi mặt ba tôi lại trở nên đăm chiêu, khóe mắt cay, nhìn về một chân trời xa xăm như nghĩ về một điều gì đó, cái vẻ mặt ấy tôi không bao giờ quên được.

- Ngày ông Nội con mất sớm, cũng chính là lúc bà Nội con dần kiệt sức đi vì thương chồng lại chăm sóc một con nhỏ. Tính ba thì ham chơi, có chịu suy nghĩ gì đâu? Lại đua đòi theo bạn bè, chơi hết mình để tỏ vẻ đàn ông.

- Lúc ấy, mọi thứ bà Nội nói, khuyên nhủ ba đều cảm thấy bực mình.

- Thành! Sao con nghỉ lễ Chủ Nhật vậy? Con có biết ngày này quan trọng sao không?

- Mệt mẹ quá! Cuộc đời con không phải của mẹ, mẹ đừng càm ràm nữa, chát cái lỗ tai

- Một là con nghe lời mẹ: chăm ngoan đi học, siêng năng đi lễ, học giáo lý. Hai là con bước ra khỏi cái nhà này. Không do dự ba đã nói ngay.

- Dạ, con đi. Mẹ tưởng con không dám làm à!

Thế là ba đã chạy bỏ đi con à. Giọng bà Nội con lúc ấy kêu ba, giờ nghĩ lại nghe mà nhói lòng.

- Thành! Thành! . . .

- Rồi sau đó sao ba!

- Ba đi ngoài đường, lang thang tìm đến nhà bạn bè, ai cũng tỏ vẻ thương ba, nhưng lại từ chối cho ba tá túc. Đi làm thì bị ngược đãi. Chúa không bỏ ba, Ngài cho ba gặp bác sĩ cứu chữa đời ba, đó chính là cha Sanh, cha quản xứ nhà thờ Phù Cát lúc bấy giờ.

- Thành ơi ! Con hãy quay về nhà. Tất cả những lỗi lầm của con, ngoại trừ Thiên Chúa ra thì chỉ có một người tha thứ cho con, đó chính là mẹ con, người mẹ ban ngày đi làm nuôi em con, ban đêm đứng ngoài cửa đợi con quay về Thành à! .

Bạn bè có thể nuôi con một, hai ngày được, nhưng có thể nuôi con tháng này sang năm nọ được không? Lúc con đau yếu, chỉ có mẹ mới bên cạnh chăm sóc con thôi. Quay về đi con! .

Chính bà Nội con, đã cho ba hiểu thế nào là con Chúa, thế nào là tình yêu. Bà Nội đã ôm ba vào lòng, bà bị bệnh nặng chỉ vì nhớ thương ba. Chỉ chút nữa thôi, thì ba sẽ hối hận cả những bước đường sau này, nếu ba không trở về.

Con đừng bao giờ làm chuyện gì để rồi phải hối hận, Ngài sẽ không bao giờ bỏ con, khi còn sống ta có rất nhiều cơ hội để yêu và hạnh phúc bên Ngài. Tại sao ta không biết tận dụng?.

Mới đấy, cứ nghĩ là chuyện của hôm qua, giật mình nghĩ lại đã hai mươi năm trôi qua rồi. Buổi chiều dần buông, một làn gió nhẹ khiến tôi đủ để cảm nhận cái lạnh của mùa mưa nắng thất thường này. Như ba tôi, yêu Ngài không lý do. Càng gần lại càng có cảm giác lân lân hạnh phúc bên Ngài.

Đối với mỗi người chúng ta hạnh phúc là cái gì nhỏ nhoi trong cuộc sống nhưng có thể làm người ta cười và vui vẻ mỗi khi làm và nghĩ đến nó, có người hạnh phúc khi ta yêu thương và được yêu thương, cũng có người hạnh phúc khi trao nhau lời chúc vào mỗi buổi sáng. Nhưng cũng có người không bao giờ tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống này. Còn bạn thì sao? Đừng chần chừ bạn nhé, hãy tận dụng cơ hội để được hạnh phúc thiêng liêng cao quý nhất là hạnh phúc bên Ngài mãi mãi.

Cũng giống như trên bàn cờ tướng. Ngài là tướng, ta là quân tốp. Ngài đã dọn sẵn đường cho chúng ta đi, con đường hạnh phúc, tốp thì đừng đi lạc hướng nha bạn nhé!

 

         Mã số: 14-097

ĐỨA CON CỦA CHÚA

Trời đã về chiều, mặt trời dần khuất sau bức tường cao ở xa xa, nhưng những tia nắng yếu ớt vẫn cố nén lại để chiếu sáng căn phòng giam chật chội và ẩm thấp. Anh ngồi đó, u uẩn, suy nghĩ về quảng đời ngắn ngủi của mình, ngắn thật, bởi anh mới tròn 29 tuổi.

Ngày anh bị tuyên án tử hình, anh quỵ xuống nền gạch, gục đầu đau đớn mà không khóc thành tiếng. Anh không ngờ cuộc đời của mình lại kết thúc như vậy. Khi bị áp giải ra xe, anh rảo mắt nhìn quanh như cố tìm một sự an ủi từ người thân nhưng đều thấy xa lạ bởi anh chẳng còn ai là người thân cả, chẳng ai đồng cảm thấu hiểu cho số phận của anh. Có chăng là vui mừng với bản án anh phải chịu, vì có lẽ nếu anh còn sống thì sẽ có nhiều tội ác nữa xảy ra. Đúng, anh đáng chết nhưng họ không thể cho anh cái nhìn khoan dung được sao? Anh thầm khóc thương cho số phận bạc bẽo của mình. Anh muốn hét thật lớn để quên đi tất cả, quên đi những khổ nhục ê chề mà anh phải chịu trong suốt thời thơ ấu, quên đi những lần bị đánh đập nhừ tử, quên đi những ánh mắt khinh dễ của mọi người, quên nỗi xấu hổ vì thiếu ba, … và anh hận người đã sinh ra anh rồi lại bỏ anh bơ vơ. Anh nín lặng, cúi gầm mặt xuống, kéo lê xèng xẹc từng bước với sợi xích ở chân, nghe thật chua xót.

Ngồi bệt dưới nền nhìn bầy kiến cố sức tha một con sâu róm đang ngo ngoe dưới ánh sáng le lói của nắng chiều. Con sâu gợi anh liên tưởng đến phận mình, anh sợ hãi khi nghĩ đến điều đó. Mấy câu hỏi vớ vẩn cứ xuất hiện trong đầu anh. Tiếng la hét điên loạn vang vọng của một tử tù nào đó phá tan bầu không khí yên tĩnh.

“Thằng quỷ này! Dám làm thì dám chịu chứ, khóc chó gì nữa”. Anh buột miệng nói vậy chứ trong thâm tâm anh cũng muốn khóc, muốn điên lên khi biết ít hôm nữa là đến lượt mình.

Mặt trời vừa khuất bóng thì thay vào đó là ánh sáng leo nheo của bóng đèn điện trên nóc phòng giam. Ánh sáng của nó thật dễ ghét, sáng cũng không sáng mà tối cũng không tối, nó như muốn anh nhớ lại những tội ác mình đã gây ra.

“ Ăn cơm, tới giờ rồi! ” tiếng nói của viên cai tù vang lên ngoài cửa thì tô cơm cũng theo đó được đưa vào cái khoảng trống nho nhỏ trên cánh cửa phòng giam.

“Vậy là vẫn còn có người nhớ tới mình”. Anh nói mà lòng cảm thấy được an ủi phần nào.

Mấy ngày qua anh không nhớ mình đã ăn gì, cứ nghĩ đến số phận đã được định đoạt là anh không còn cảm nhận được sự gì đang diễn ra nữa nhưng giờ anh cảm thấy đói thực sự. Anh với tay cầm tô cơm lên trước mặt, những vết sẹo lồi lõm hằn ngang dọc trên đôi tay sần sùi, một vài vết trầy xước vẫn còn rỉ máu nhưng anh không thấy đau. Anh nâng niu nhìn tô cơm được xới đầy ắp, bất chợt anh thấy ngờ ngợ, cái cảm giác này hình như. . . . “À! ” anh cất lên một tiếng rồi kéo ngân ra như vừa nhận ra điều gì đó. Anh nhớ có lần mẹ anh đã từng xới cho anh tô cơm đầy như thế vào ngày anh được đến trường. Một thằng bé ngây ngô không biết mọi thứ nhục nhã đang chờ mình ở trường, nó nghĩ nó sẽ có nhiều bạn và thầy cô yêu thương như lời mẹ nó kể. Nó được đám bạn gọi là Tội, cái tên này có lẽ xuất hiện vào ngày đầu tiên đến lớp vì trông cái điệu bộ rụt rè, quê mùa của nó khiến cho cả lớp cười phá lên. Mặt mày nó đen thui, đã thế còn mặc cái áo như của ba nó, rộng thùng thình, lại ố vàng. Dù lớn hơn mấy tuổi nhưng nó bị suy dinh dưỡng còi cọc, toàn da bọc xương. Nó tủi thân vì bạn bè gọi nó thế, nó cũng giận và thầm trách mẹ nó đã không sắm cho nó cái áo mới mà lại xin cái áo cũ của con nhà bà Bảy, nơi mẹ nó thường đến lau dọn. Nó biết mình nghèo và quen dần sự miệt thị, khinh dễ của bạn bè, nhưng điều làm nóxấu hổ hơn cả là nó không có ba. Nó sống với mẹ trong một cái chòi tranh gần bờ sông cuối làng. Ngày nào nó cũng theo mẹ ra chợ phụ lau chùi các sạp bán thịt cá của người ta, ai sai gì thì làm nấy, nó chạy loay hoay khắp chợ, ai cho gì thì cứ thế cho vào miệng. Nhưng nơi nó thích đến nhất là nhà thờ vì ở đó có ông mà nó gọi là cha, cha thường cho nó kẹo bánh và quan tâm nó. Nó thường đến đó với mẹ vào sáng Chủ nhật để dự lễ. Chủ nhật nào nó cũng đi dù rất xa, lễ xong là mẹ nó phải về liền để kịp ra chợ nên nó chẳng biết đến lớp giáo lý là gì. Cái tuổi thơ êm đềm, vui vẻ đó kéo dài đến năm nó bước vào lớp bảy,  mẹ nó đi bước nữa với bác Hai kéo xe ở chợ. Nó mừng thầm trong lòng vì từ nay đã có ba và tự hứa sẽ cố gắng học tập, vâng lời và yêu quý ba như yêu mẹ vậy.

Mẹ nó nghèo, ba nó cũng không có gì ngoài chiếc xe kéo, thôi thì rổ rá cạp chung vậy. Sống chung không lâu, nó mới biết ba yêu rượu hơn yêu mẹ và nó, mỗi lần say rượi là mỗi lần đánh đập mẹ và chửi mắng. Cũng vì mẹ không chịu theo ý ba đòi nó nghĩ học để phụ kéo xe, mà mẹ bị đánh phải nằm bệnh viện mấy ngày liền, trận đó nó cũng bị gãy tay vì đỡ một đòn cho mẹ nó. Đầu năm lớp 9 cũng là lúc mẹ nó để nó lại một mình với ba vì căn bệnh suy thận quái ác. Trước khi chết mẹ nó không quên trối lại cho nó đủ điều nhưng nó chẳng nghe được gì ngoài việc ôm chầm lấy mẹ mà khóc. Mẹ nó chết, nó cũng trở nên lầm lỳ, ai hỏi han gì nó cũng chẳng nói, nó chỉ khóc rồi chạy vụt một lèo ra tận bờ suối và ngồi luôn ở đó cả buổi. Nó vừa thương vừa giận mẹ nó vì đến lúc chết mà cũng không nói cho nó biết về ba đẻ của nó. Nó không hiểu tạ sao mỗi lần nó hỏi về ba là mẹ nó lại giận sôi lên, gạt phắt ngay.

Thời gian cũng dần mang theo nỗi đau mất mẹ, nó quay trở lại cuộc sống thường ngày. Sáng ra chợ kiếm tiền, đến trưa ăn vội chén cơm rồi đi học, thế mà lực học của nó vẫn thuộc vào top 10 của lớp.

Cuối năm đó, việc kéo xe trở nên khó khăn hơn vì có thêm vài người làm nghề này. Ba nó đòi nó nghỉ học với lý do không đủ tiền trang trải điện nước sinh hoạt, khi nào có tiền rồi đi học tiếp. Ban đầu nó không chịu nhưng sau ba nó làm gắt quá nên nó phải nghe theo.

Mới mấy tháng bươn trải mà nó đã thay đổi hẳn, ba nó thường kéo nó vào những cuộc cải vã, đánh lộn của ba. Lời nó bắt đầu có thêm những từ lạ lạ, tục tĩu mà nó chẳng hay biết. Bình thường ba nó cũng đối xử tốt với nó, nhưng khi say rượu hay có chuyện gì bực mình lại trút lên đầu nó, đánh đập nó.

Cuộc đời nó rẽ sang hướng khác vào một sáng Chúa nhật đầu mùa hè, mới sáng sớm mà trời đã nóng nực dễ khiến người khác bực mình, sau khi tham dự thánh lễ là nó vội vàng chạy ra chợ. Tới nơi, nó đã thấy ba nó đang cãi lộn gay gắt với mấy ông chở cá nhưng có lẽ thấy mình yếu thế nên ba đành ấm ức trở về xe. Nó chưa kịp hiểu chuyện gì thì ba nó tiến đến gần cầm dép đánh túi bụi vào mặt nó. Bị đánh bất ngờ nên nó không kịp trở tay, vừa đau vừa nhục trước mặt mọi người, đây không phải lần đầu bị đánh như vậy nhưng đánh trước mặt mọi người kiểu như vậy thì trước đây chưa từng. Tiếng mọi người xung quanh bàn tán, một vài người chạy vội đến can ngăn ba nó, một vài lời hỏi han nhưng nó không biết họ đang hỏi gì, tai nó ù đi, nó như muốn chui xuống đất ngay lúc đó. Dường như sự nhẫn nhục của nó đã tới mức có thể, trong cơn quẫn trí, nó với lấy khúc gỗ để chèn hàng trên xe kéo nhảy thẳng vào ba giáng một đòn chí mạng vào đầu khiến ba nó gục ngay xuống đất. Thả khúc gỗ xuống đất, nó sợ hãi lao đầu chạy, cắm cúi chạy về hướng cánh rừng, để lại đằng sau những tiếng la hét, í ới.

 “Ăn đi, sắp hết giờ ăn rùi! ” tiếng viên quản tù làm anh giật cả mình.

“Chậc, cái thứ khốn nạn, dám làm ông mất mặt, cho mày chết” Vừa nói anh vừa nhếch mép khinh dễ. Nhìn tô cơm, ngắm nghía hồi lâu, anh lại đờ người ra… Dòng ký ức lại ùa về trong tâm trí anh như để tiếp tục những gì đang dang dở.

Sau gần một đêm chạy bạt mạng, cơn khát khiết anh mờ cả mắt, môi và cổ họng khô rang khô róc như đất ruộng mùa hạn. May mắn thay, anh gặp một nhóm người đang ngồi sưởi quanh đống lửa trước mặt. Như cá gặp nước, anh dồn chút sức lực yếu ớt chạy đến để xin ít nước uống. Vừa thấy anh chạy đến, cả nhóm đứng bật dậy trên tay lăm lăm con dao. Sau một hồi đề phòng kiểm tra và thấy bộ dạng tả tơi của anh, họ mới để yên. Chiếc áo sơ mi sờn cũ anh mặc trông tệ hơn miếng giẻ lau nhà, rách từng mảng để lộ những vết xước còn rỉ máu bởi các nhánh cây rừng, gương mặt phờ phạc không còn sức sống. Cuối cùng, anh được họ cưu mang cho đi theo để khuân vác hàng.

Từ đây, anh bắt đầu biết thế nào là tội ác, thế nào là tranh giành lãnh thổ và sức mạnh của đồng tiền. Với sự khôn khéo vốn có cộng một chút tinh ranh, anh sớm trở thành một kẻ có tiếng nói trong băng nhóm và trở thành anh cả không lâu sau đó. Hoàn cảnh sống khiến anh quên lãng những gì mà mẹ anh và cha nhà thờ thường khuyên dạy. Anh lao vào cuộc sống hỗn độn như con thiêu thân. Tuy dáng người nhỏ nhắn và tuổi đời chỉ đáng con cháu các anh chị nhưng, anh đã nổi tiếng là “chịu chơi” và có máu lạnh. Anh được mọi người trong giới “hàng trắng” gọi là Cóc “cụt” vì anh bị cụt mất ba ngón tay trong một lần tranh giành địa bàn với nhóm Tâm “hắc”. Cũng vì thế mà anh thường xử với những ai dám “qua mặt” mình với cách thức tương tự.

“Đặt tô lên kệ, hết giờ ăn rồi! ”. Viên quản trại hét lớn vào phòng khiến anh giật mình rơi tô cơm úp ngược xuống nền. Theo phản xạ, anh nhặt vội cái tô, rồi như một đứa trẻ, anh quơ tay bốc cơm cho vào miệng vì tiếc nuối điều gì đó. Anh không biết vì sao mình lại làm như thế, càng ăn nước mắt anh lại càng trào ra. Tự dưng anh nghĩ về mẹ, nghĩ về những bữa cơm được cùng ăn với mẹ sau một ngày vùi thân giữa chợ. Bây giờ anh chỉ ước ao được gặp và cùng ngồi ăn với mẹ. Anh ngồi bệt dưới nền khóc nức nở như muốn vơi đi nỗi nhớ và những khổ cực mà mẹ anh phải chịu. Anh thương mẹ cả đời phải quần quật làm lụng, chắt chiu từng đồng để cho anh đỡ tủi với bạn bè. Anh thấy mình vô tâm và bất hiếu với mẹ quá, nhiều lần thấy mẹ bỏ bữa vì mệt, thâm quầng cả mắt nằm li bì trên giường, vậy mà anh tin lời mẹ nói là chỉ muốn ngủ thêm, tay chân mẹ sưng phù lên vì suy thận thì tin mẹ là bị dị ứng.

Đêm về khuya, không khí trong phòng như loãng ra khiến anh cảm thấy lạnh hơn. Thoảng cơn gió nhẹ thổi qua ô song sắt nhỏ cuối phòng, tạt vào má làm anh tê tái. Anh vẫn ngồi bệt trên nền gạch. Bên ngoài, trăng đã lên cao sáng vằng vặc từ hồi nào. Ánh trăng dọi qua ô song sắt hắt bóng xuống nền tạo nên một luồng ánh sáng huyền ảo. Trong ánh sáng đó, anh thấy gương mặt hốc hác, dáng đi loắt thoắt vội vã của mẹ, anh thấy rõ đôi bàn tay nhăn nheo, bạc chợt vì cả ngày phải dầm nước lau chà sạp cá, sạp thịt. Anh nhớ những lần đi đến nhà thờ cùng mẹ, nhớ những lần được cha nhà thờ hỏi thăm, động viên. Chính ánh mắt nhân từ  cử chỉ yêu thương của cha đã không ít lần giúp anh lạc quan hơn để sống.

“Ồ, lâu rồi chưa gặp lại cha”. Anh thốt lên khi nhớ đến cha, ngưng một quảng, anh lại hằn một tiếng rồi tiếp: “cũng không đi lễ cầu nguyện cho mẹ, tệ quá! ”. Lâu rồi anh không rước Chúa, không xưng tội, có lẽ từ lúc anh bỏ nhà ra đi.

“Đúng là lâu quá rồi! ”. Anh nói như khẳng định. Mẹ anh thường nói về Chúa cho anh nghe trên quảng đường đến nhà thờ. Hiểu hoàn cảnh của anh nên cha đã tạo điều kiện để dạy thêm vài điểm giáo lý và cho anh xưng tội rước lễ lần đầu như các bạn cùng trang lứa. Bây giờ ngẫm nghĩ lại, anh mới thấy đó là lần anh hạnh phúc nhất, không ai chì chiết, không ai khinh chê, ai cũng vui cười chào nhau. Ở đó, họ không nhìn anh như những nơi khác.

“Nhà Chúa phải khác chứ, đúng rồi! ” Anh ngẫm nghĩ thế và tự thưởng cho mình một nụ cười. Tự dưng anh nghĩ đến Chúa, chỉ có Chúa mới yêu thương anh. Anh nhớ đến những lời mẹ anh hay nói cho anh nghe về Chúa: “Chúa luôn yêu thương và tha thứ cho những người tội lỗi biết sám hối ăn năn”. . . “Dù trên đời này không ai yêu thì Chúa cũng sẽ yêu con và luôn ở bên con. Khi nào con buồn cứ nói vớiChúa, mẹ tin là Chúa sẽ giúp con”. Anh không thấy Chúa nhưng anh tin có Chúa. Anh ước bây giờ có thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ, nơi mà một tử tù như anh vẫn được đón tiếp, nơi đó anh cảm thấy được bình an.

Anh biết hoàn cảnh đã thay đổi anh, từ một học sinh chăm ngoan, học giỏi, thành một tên tội phạm mang án tử, nhưng điều đó không còn làm anh bận tâm nữa. Bây giờ, anh chỉ còn trông chờ vào Chúa, anh muốn trở về với Chúa. Anh thấy như có điều gì đó thôi thúc anh phải gặp cha để xưng thú tội lỗi. Tiếng gà gáy ở đâu vọng đến du dương cả căn phòng khiến anh bừng tỉnh hẳn, anh đứng phắt dậy chạy ngay đến cửa phòng gọi lớn: “Quản trại, quản trại ơi, xin cho tôi gặp cha nhà thờ, tôi muốn gặp cha nhà thờ, xin giúp tôi”.

Trời cũng tờ mờ sáng, tiếng gà gáy mỗi lúc một nhiều và dồn dập. Anh không biết Linh mục là gì, trong ký ức anh, người đó gọi là cha và sống một mình ở nhà thờ, anh quen gọi ngài như thế để phân biệt với từ “cha nội” mà dân chợ búa thường dùng.

Tiếng kêu la của anh làm viên quản trại thức giấc, bực mình quát: “Gặp gì giờ này, để người ta ngủ nữa chứ. Có chi sáng rồi nói, ồn ào quá đi! ”.

“Xin anh giúp tôi, tôi cần gặp cha nhà thờ, xin giúp tôi” Anh cố nài nỉ đến khàn cả họng mà chẳng có ai đáp thêm lời nào.

Sáng hôm đó, lời khẩn cầu của anh được viên quản trại chấp nhận. Một Linh mục gần đó đã đồng ý vào gặp anh, anh quỳ xuống bên ngài và trãi hết lòng mình với những giọt nước mắt muộn màng, nhưng chắc chắn là sự thống hối đích thực. Anh được lãnh nhận các bí tích cuối cùng để can đảm đón nhận bản án của mình ít ngày sau đó. Với anh, đó là niềm an ủi lớn lao nhất.

 

Mã số: 14-098

TÌNH CHÚA BAO LA!

Trời về khuya và những ngôi nhà đã chìm sâu vào giấc ngủ. Có những hạt mưa nhẹ rơi lất phất, như thể ông trời muốn vắt hết những gì còn sót lại sau trận mưa lớn vừa rồi. Con đường giờ đây như trở thành một tấm gương lớn, nó phản chiếu lại ánh đèn đường đang hắt xuống làm cho khu phố sáng rực hơn bao giờ hết. Nhưng có kẻ thích bóng tối hơn, càng tối càng thuận lợi cho công việc làm ăn của hắn. Đã đúng thời điểm định sẵn, hắn đang đi tới mục tiêu của nình. Mới thoạt nhìn thì hắn giống như một ông lão già nua với cái lưng bị gù, nhưng nhìn kỹ khuôn mặt hắn thì lại không quá ba mươi. Trông hắn xơ xác gầy ốm, trông rất tội nghiệp. Nhưng đâu ai biết rằng trong lòng hắn đang dự tính một việc làm xấu xa, và hắn rất phấn khởi mỗi khi nghĩ đến điều ấy. Hắn cúi đầu khi đi ngang qua một quán nhậu đang còn mở cửa. Chẳng là hôm nay có trận bóng đá Cúp C1 tường thuật vào đêm khuya, nên các quán bia hơi mở cửa khuya để đón những quý ông đam mê bóng đá. Thấy hắn lầm lụi đi ngang qua, có kẻ trong quán nhậu quăng một lon bia không về phía hắn và nói lớn:

- Này ông lão! ông vào đây lấy mấy lon không về bán, có tiền ăn cơm.

Hắn chửi thầm: “Láo thật, tụi bây nghĩ tao là đồ ăn xin à”. Mà nếu nghĩ thế cũng đúng, vì trên tay hắn đang cầm một cái bọc đen, còn quần áo hắn mặc thì cũ kỹ sờn rách, áo khoác đầy chỗ chấp vá. Nhưng sau khi nghĩ lại một hồi, bổng hắn khoái chí lắm, hắn thầm thì: “Vậy là ta đã hoá trang thành công, có người kêu ta đến cả chức ông…”, chưa nói dứt câu hắn khựng lại, người hắn bần thần. Đôi mắt hắn liếc xuống mặt đường, cùng lúc ấy tiếng lon bia đang lăn phát ra tiếng loảng xoảng. Không gian như dồn dập thúc ép tâm trí hắn nhớ đến một người, một người mà hắn rất muốn gặp lại để chỉ thưa hai tiếng yêu thương: “ông ơi! ”

         Cái bóng của hắn đang in trên đường hiện giờ thâm nhập vào tâm tưởng hắn. Hắn nhớ lại những nụ cười, ánh mắt yêu thương của một ông lão hiền từ dành cho hắn. Tiếp đến là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời hắn ùa về. Hắn thấy một hình ảnh của một căn nhà nghèo nàn, rách nát, nhưng đối với hắn chỉ có nơi đấy hắn mới cảm thấy mình được sống những ngày hạnh phúc. Trong nhà chỉ có hai ông cháu nương tựa nhau mà sống. Ông hắn chỉ làm công việc thu lượm và bán ve chai chỉ đủ sống qua ngày. Nhưng ông cũng muốn cho hắn đi học nên ông cố gắng làm thêm các việc khác, tuổi đã cao và làm nhiều việc nặng nên lưng ông bị còng xuống.  Hắn không biết vì cớ gì mà hắn không có cha lẫn mẹ. Có vài lần hắn hỏi ông điều đó và ông chỉ nói: “Con mất cha mẹ lúc mới sinh ra”. Hắn không hiểu từ “mất” ở đây theo kiểu gì? Ông không giải thích gì thêm, ông là dạng người không thích nói dối. Đôi khi ông còn hài hước bế hắn lên mà nói đùa: “Ôi! Cái thứ quý giá nhất mà ta lượm được”.

Lúc rãnh rỗi, ông dạy hắn nhiều điều hay và ý nghĩa, ông còn dạy hắn làm dấu Thánh Giá, đọc vài kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh. Khi hắn lên mười tuổi, ông thường dẫn hắn đi tham dự Thánh lễ vào mỗi buổi sáng sớm. Cũng vì thường dậy trước lúc gà gáy, nên hắn chỉ sốt sắng bắt chước ông đứng quỳ nghiêm trang được vài buổi đầu. Sau đó, hắn ngồi ngủ gà ngủ gật suốt buổi lễ. Lúc lễ về, ông nói với hắn:

Mỗi lần con ngủ khi đi lễ, là do con quỷ, nó đè lên mắt con đấy.

Con quỷ là con luôn làm điều ác, con ghét nó! – hắn nói.

 Ừ! Có nhiều lúc ông đi lễ cũng bị con quỷ cám dỗ, nó đè lên mắt làm ông buồn ngủ. Ông liền vẽ hình thánh giá lên mắt như vậy nè. - Ông vừa nói vừa dùng ngón tay cái vẽ lên mí mắt hình thánh giá - Như thế, con quỷ sẽ sợ chạy mất dép. Và ông tỉnh hẳn, mở mắt dự lễ sốt sắng.

Những buổi lễ sau đó, hắn thử làm như lời ông chỉ, hắn vẽ xong thì thấy tỉnh ngủ hẳn và hắn thấy vui lắm. Nhưng được vài phút sau thì hắn mắt nhắm mắt mở. Lễ về, hắn mới hỏi ông:

Con làm sai cái gì mà vẫn còn buồn ngủ vậy ông?

Có lẽ ông nói ra con sẽ khó hiểu nhưng con còn thiếu niềm tin vào ơn Chúa.

Con thiếu “ niềm. . tin” gì gì đó hở ông, ông cho con đi - Hắn nài nỉ.

Ông nhìn đứa cháu bé bỏng, ngây ngô. Ông nghĩ ngợi vài giây rồi nói:

Ông sẽ luôn cầu xin Chúa giúp sức cho con. Nhưng con nên biết rằng, lúc nào, Chúa luôn giúp con vì Chúa luôn yêu con. Và con nên biết cảm nhận . . . chỉ đơn giản. . .

 Những ký ức dường như bị đứt quãng, hắn cố nặn óc nhưng chẳng nhớ được câu nói đó của ông. Hình như là “vui…”, “giữ niềm vui…” gì gì nữa mà hắn không tài nào nhớ ra. Nhưng tiếp đến, hắn nhớ lại cái ngày ra đi vĩnh viễn của ông hắn, cái ngày mà hắn cảm thấy đau đớn nhất. Cũng vào năm hắn đang học lớp bốn, ông hắn bị tai nạn, những kẻ say rượu chạy xe máy quá tốc độ đã đâm vào ông lão yếu ớt. Khi nghe được tin ấy, hắn khóc bù lu bù loa lên hắn chạy nhanh đến bệnh viện. Hắn đi lại lạch bạch nhìn quanh các phòng bệnh xem ông đang ở đâu, hắn cứ la “Ông ơi! Ông ơi! ”. Có cô nào đó nắm tay hắn mà kéo đi. Cô ấy dẫn hắn vào phòng ông hắn đang nằm. Hắn thấy thân mình ông đầy vết băng bó, tức thì hắn khóc nấc lên chạy đến lay cánh tay gầy nhom của ông mà hỏi:

- Ông bị sao vậy ông? ông có bị đau không? Có người nói ông sẽ xa con, phải không ông?

- Nín khóc đi con - ông mỉn cười và nói - Ông được gặp con là ông vui rồi. Ông có mua bánh cho con nè. Con mở ra ăn đi, con ăn hết đi. Ông không ăn đâu.

Ông vừa nhét vào tay hắn một bị bánh mì ngọt. Ông tính đem về làm quà cho hắn nhìn hắn cách vui vẻ mà không được nữa. Bị bánh đã bị bóp xẹp lép, ông đã giữ nó rất chặt từ lúc mới mua cho đến giờ vì dường như ông không muốn cho ai lấy bị bánh này ra khỏi tay ông . Hắn thấy ông cười với mình lại còn cho mình bánh thì thôi khóc mà hút hít hỏi:

- Vậy là ông không có sao, phải không ông? Người ta chỉ nói dối thôi. Bánh cho con à, Con ăn hết hở ông.

Hắn mở bịch bánh ra và ăn ngon lành. Ông cười hạnh phúc và thều thào nói:

    - Sau này con phải sống cho thật tốt, yêu thương hết mọi người. Con sẽ mãi hạnh phúc khi tin vào tình Chúa yêu con. Nên cho dù ông không còn sống với con nữa, con luôn có Chúa bảo vệ chăm lo cho con. Con nhớ chưa?

Nghe đến câu “ông không còn sống nữa”, tim hắn như bị ai nắm lấy mà giật bứt ra khỏi lồng ngực. Nước mắt hắn trào ra, miệng hắn đầy bánh mếu máo nói không thành tiếng:

- Vậy là sao hả ông, ông không còn sống nữa sao?

Ông nhìn đứa cháu còn quá non dại, ông không đành xa hắn chút nào cả. Nghĩ đến đấy thì đôi mắt ông không ngăn được dòng nước mắt chảy ra, dù ông không muốn khóc trước mặt đứa cháu thân yêu. Hắn không nghe ông trả lời mà lại khóc nữa. Hắn ôm choàng lấy ông gào lên:

- Ông đừng đi, ông đừng xa cháu mà.

Ông vuốt tóc hắn mà nói:

- Ngoan nào! Con phải sống sao cho tốt, học chăm chỉ, yêu thương hết mọi người. Con phải biết rằng ông hoặc ai cũng vậy, không thể sống và yêu thương con mãi được. Ai rồi cũng sẽ chết thôi. Nhưng con hãy vui lên vì có Chúa luôn ở bên con đến suốt đời…. - Ông ho mấy tiếng và gượng nói  - Con có thể nghèo về tiền bạc nhưng con không được nghèo lòng tin yêu vào Chúa và lòng yêu người. . .

Hắn cứ mãi nức nở khóc, bất giác hắn trừng mắt lên khi cảm nhận bàn tay ông tuột dần khỏi mái tóc của hắn. Hắn cảm thấy sợ và lay mạnh cánh tay đang lạnh dần của ông, hắn cảm giác như bị ai đó vừa giật đi của hắn một điều quý giá mà hắn không biết phải làm cách nào để có lại. Hắn gào lên cùng những tiếng nấc liên hồi :

- Ông ơi, ông nói gì đi ông ơi! Ông mở mắt ra đi, ông đừng làm con sợ chớ ông ơi!

Có cô nào đến vỗ vai hắn và nói:

- Thôi con đừng khóc nữa, để ông con yên tâm mà nhắm mắt xuôi tay.

Hắn khựng lại như vừa nhớ ra điều gì. Hắn leo lên giường và dùng ngón tay cái mình mà vẽ hình thánh giá lên đôi mắt của ông hắn. Hắn vẽ liên hồi, qua lại mấy chục lần, càng vẽ hắn càng ấm ức hơn. Nhìn hắn như nghẹn gì trong cổ, và hắn bật khóc mà hét lên: “Mở mắt ra đi ông ơi! Con quỷ, mày cút đi, không được đè mắt ông tao nữa. Chúa ơi! Chúa làm cho ông con mở mắt ra đi. Chúa ơi! . ” - hắn không cho ai lôi hắn ra, hắn ôm chặt lấy ông mà gào: “ông ơi! Ông ơi. . . ! ”.

“VÀO”- tiếng hô trong quán nhậu đã át đi tiếng gào thét trong tâm trí hắn. Hắn đã ngồi bệch xuống lề đường từ bao giờ. Hắn lấy hai ngón tay ấn chặt vào đôi mắt hình như muốn ngăn cản hai dòng nước mắt cứ chảy ra. “Và có một cô ngoại đạo nhận nuôi hắn. Mẹ nuôi rất thương hắn nhưng bố nuôi thì ngược lại”- những dòng ký ức tiếp theo của cuộc đời cứ dắt tay nhau đi tâm trí hắn, dù hắn không muốn- “ Vài năm sau mẹ nuôi chết vì ung thư. Bố nuôi nguyền rủa hắn là “đồ gây họa”. Ông đánh đập hắn, bắt hắn làm việc cực nhọc. Bán vé số” - hắn lắc đầu như muốn xua đi điều ấy - “Ở vậy không chịu được, hắn đi theo bạn xấu, hắn vào băng nhóm giang hồ. Trộm cướp. Đánh nhau. Vào tù. Ra tù. Nghèo nàn, rồi trộm cướp” - hắn càng lắc đầu lịa lìa hơn. Hắn đấm mạnh vào bức tường như muốn phá tan những đau thương ấy. Hắn nhìn lại cái bọc của mình và tưởng tượng ra trong đó toàn là vàng bạc. Hắn nghĩ tới một tương lai tươi hắn hơn. Và Hắn cất tiếng cười quái ác và bước đi.

Hành động! Hắn bịt mặt lại. Bẻ khóa cửa. Hắn nói với Camera đang quay hắn: “Có giỏi thì nhận ra tao nữa đi. Ha ha”. Hắn mở khóa tủ và lấy hết nữ trang bỏ vào túi. Nhìn quanh, hắn thấy có một cây thánh giá láng loáng. Hắn nhảy lên với lấy, vô tình hắn đụng phải bình hoa rơi xuống nền, phát ra một tiếng thật lớn. Có tiếng bước chân chạy trên lầu. Hắn vội vàng quơ lấy cái bọc và chạy nhanh ra cửa trên tay vẫn còn giữ cây thánh giá. Xui thay, có một chiếc xe hình sự đang chạy tới, trên xe có bốn cảnh sát đang bắt giữ những tay nhậu say, mặt mày toàn máu me. Tiệm vàng sáng đèn và có tiếng hét ra: “có cướp! cướp! đồ ăn cướp! đồ giết người! ”. Xe hình sự dừng lại ngay, và hai cảnh sát nhảy ra khỏi xe rượt theo kẻ bịt mặt đang trốn chạy. Hắn đã thông thuộc địa bàn nơi đây, hắn nhanh chân lách vào một cái hẻm, bỏ lại đằng sau mình tiếng hét “ Đứng lại! ” và phát súng chỉ thiên. Hắn chạy luồn qua hẻm này lách qua hẻm kia và nhắm đường thoát của mình là con sông. Các cảnh sát vẫn bám theo sau lần này là những phát súng nhắm vào chân hắn. Hắn đành vứt lại bao vàng bạc để chạy nhanh hơn may ra mới thoát. Con sông chỉ còn cách hắn vài mét thì một cảnh sát trẻ nhanh chân chạy từ hướng bên trái hắn nhắm tới: “Đứng yên”. Hắn nhún chân nhảy xuống sông, một tiếng súng vang lên, hắn cảm thấy ngực trái mình bị chấn động mạnh. Nhưng hắn cố hết sức bình sinh lộn nhảy vòng và ngụp xuống dòng sông đục ngầu. Hắn còn nghe vài tiếng hét vang vẳng: “Nó đâu rồi. Chia ra tìm mau. Hắn trốn đâu mất rồi. Chết tiệt! . . . ”

Ở một khúc sông tối, Hắn lê lết thân mình đè lên đám cỏ mọc ven sông. Hắn nằm ngửa ra đó và nhìn lên bầu trời đen ngòm. Hắn nghĩ mình đã thoát mạng nhưng tim hắn giờ vẫn còn đập mạnh vì sợ. Hắn rờ tay lên ngực, móc trong túi ra vật gì đó. Vật này đã cản dùm hắn viên đạn chí mạng lúc nãy, hắn nói thầm: “ thì là cây Thánh giá hồi nãy”. Hắn không nhớ ra mình đã bỏ cây thánh giá vào túi lúc nào. “May mắn ư?” hắn tự hỏi hay hắn đang hỏi với cây thánh giá đang giơ trước mặt.

Bất thần, lòng hắn trổi dậy một cảm giác, “Cảm giác này là sao?” hắn hỏi. Hắn đặt cây thánh giá lên ngực, tim hắn đập rộn ràng trong dòng cảm xúc ấy. “Đúng rồi! ”, mặt hắn rạng rỡ, từng đợt ký ức lại trổi về trong tâm trí hắn, “cảm giác này là lúc mình được sống chung với ông”.

Từng lời của ông hắn khi xưa hiện ra cách rõ ràng mà đôi lúc hắn cố nhớ lại mà không được: “Ông sẽ luôn cầu xin Chúa giúp sức cho con. Nhưng con nên biết rằng, lúc nào, Chúa luôn giúp con vì Chúa luôn yêu con. Và con nên biết cảm nhận tình yêu của Chúa qua mọi người, qua những điều tốt trong đời sống, đôi khi chỉ đơn giản thôi. Như khi con vẽ dấu thánh giá lên mắt và con thấy mình tỉnh ngủ. Lúc ấy con có cảm thấy Chúa đang giúp mình không? con có vui vì điều đó không?  Nhưng vì con không biết giữ niềm vui ấy nên con lại bị buồn ngủ. Nên, mỗi ngày, con phải luôn thấy tình yêu Chúa và tin vào điều đó, và tình yêu Chúa đôi khi rất dễ thấy”. Hắn hiểu ra tất cả những lời dặn dò đó, mắt hắn ngấn lệ như đứa trẻ đi lạc nay được gặp lại mẹ mình. Hắn thưa “Chúa ơi! Chúa đã quá yêu con, Chúa luôn giúp con dù con đáng tội”. Bỗng có tiếng chuông nhà thờ vang lên, hắn cảm thấy âm thanh thật êm dịu. Hắn đứng lên, và bước đi về phía tiếng chuông đang mời gọi hắn. Hắn không quên vẽ vào bàn tay trái mình một hình thánh giá và hắn nắm chặt bàn tay lại, hắn như nắm chắc một điều gì đó hay lòng hắn đang quyết tâm mà chỉ có hắn hiểu rõ nhất. Và hắn nở một nụ cười hạnh phúc.

 

Mã số: 14-099

CHÍ PHÈO THỜI @

Tiếng chuông báo tử của nhà thờ Kim Châu vang lên thê thiết trong cơn mưa phùn ảm đạm. Dòng người tập hợp về nhà thờ với những tâm tình khác nhau, nhưng tất cả đều thấm đẫm một nỗi buồn, tiếng khóc thảm thiết, tiếng nấc nghẹn ngào, tiếng người bàn tán, tiếng gõ chiêng trống…Sao thế nhỉ? Tôi cũng vậy sao? Có cái gì đó lăn dài trên đôi gò má, làm nặng trĩu đôi hàng mi ướt nhèm và tôi đang khóc. Cái cảnh tượng ấy đã qua lâu rồi. Thế nhưng, nỗi ám ảnh ấy còn vẹn nguyên như ngày hôm qua đối với một đứa nhóc như tôi. Nó là một nợ vươn của gia đình chị Mến. Một gia đình nghèo trong cái làng nhỏ bé, nhưng rất đỗi thân thương của tôi.

Ngày ấy, chị Mến nổi tiếng là hoa khôi trong làng; thanh niên trong và ngoài làng say mê, theo đuổi chị. Nhưng không biết từ lúc nào, chị đã phải lòng anh Dũng, người làng bên, tướng người cao to, làn da rám nắng, chắc nịch giống như một người nông dân thực thụ. Chắc vì thế mà chị ấn tượng anh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khổ nỗi ngay từ lúc sinh ra anh chưa biết Chúa và giờ cũng thế. Liệu chị có thể làm anh từ bỏ tất cả để theo Chúa không? Chắc trong tâm trí chị luôn loay hoay với những câu hỏi như thế? Còn phần tôi, tôi tin chị, người chị luôn làm người hướng dẫn đời sống tâm linh cho tôi và là người tôi có thể dễ dàng ngả vào lòng chị mỗi khi tôi bế tắc.

Thời gian thấm thoát trôi, tình cảm của hai anh chị ngày càng mặn nồng, đó là lúc anh Dũng hay tham dự thánh lễ, học biết Chúa, dự lớp giáo lý hôn nhân, hăng hái trong mọi hoạt động của giáo xứ. Nhưng tất cả bi kịch chỉ như mới bắt đầu.

- Tao không đồng ý!

Cha của anh Dũng không muốn anh theo Đạo, theo chị Mến, chắc đây là lẽ tự nhiên của một đứa con nối dõi là thế. Giọng ba anh gắt gỏng, đôi mắt phừng phừng nảy lửa, đôi chân mày co quáu lại rồi ông nói tiếp.

- Một là mày bỏ con Mến, không đạo hạnh gì hết, hai là mày theo Đạo cũng được, nhưng mày phải sinh con trai nối dõi cho tao, mày làm được không?

Không chần chừ, Dũng đáp ngay.

- Dạ! thưa cha, con sẽ sinh cháu trai cho cha.

Ngày mong đợi đã đến, đám cưới tuy không lớn nhưng có lời chúc phúc của Chúa, của bà con hai bên, cái mâm cỗ nhỏ cũng đủ làm ấm lòng người tham dự.

Năm này qua tháng nọ, hai vợ chồng lấy nhau cũng đã ba năm, nhưng nay mới kiếm cho mình được một mụn con. Gia đình ai cũng mừng rỡ, anh Dũng thì hớn hở đi khoe làng xóm, còn ông bà Nội thì chăm cho Mến từng chút một.

- Con à! Có con cháu trong nhà nó vui nhà vui cửa, vì vậy con phải ngồi yên, mọi việc cứ để mẹ lo, nhà nghèo nhưng đủ sức nuôi cháu. Để mẹ, để mẹ làm cho con.

Dáng vẻ tất bật lo lắng của mẹ chồng, Mến vui lắm. Nhưng lại lo nhỡ sinh con gái thì sao. ”Chúa ơi! con nguyện làm theo ý Ngài muốn”, giọng chị lẩm bẩm cầu nguyện da diết trong tâm tình xin vâng. ” Thôi mọi việc cứ theo như ý Chúa muốn. ”

Nỗi lo như đè lên vai Dũng, người chồng chu đáo chăm cho mến từng miếng ăn.

- Để anh mớm cho em ăn nha!

- Thôi anh, để em tự ăn.

- Để anh, anh mớm cho con chúng ta chớ có mớm cho em đâu, coi em bẻm kìa!

Hai người tự nhiên cười phá lên, làm nhộn cái căn nhà ộp ẹp bấy lâu nay vắng bóng tiếng cười.

- Anh muốn nghe tiếng chân con đạp!

- Không thích.

- Anh muốn nghe mà. .

Và cứ thế, cái hạnh phúc cứ như mỉm cười cho cái gia đình nhỏ bé này.

Chín tháng mười ngày rồi cũng đến, cái giờ phút đón thành viên mới đã gần kề.

- Oa…oa. . Chúc mừng anh, chị nhà đã sinh được một thiên thần giống chị ấy.

- Ôi không!

Dũng đứng sững người và thốt lên có vẻ ngạc nhiên.

- Là con gái ư! Vậy nó là con gái.

Anh bỏ chạy thất thần, anh muốn chạy để thoát khỏi cái ý nghĩ là con gái, nó là con gái.

Ngay từ lúc bé Nam chào đời, công việc ai nấy lo, mạnh ai nấy làm. Mẹ chồng thường xuyên gắt gỏng, cha chồng thì lơ hẳn Mến. Còn chồng thì la cà suốt ngày…tất cả như muốn tẩy chay hai mẹ con Mến. Cuộc sống dần trôi, chẳng ai để ý đến Nam. Ngoại trừ mẹ nó ra, ai cũng bỏ mặc nó. Mười năm trôi qua, cái công việc bán vé số hàng đêm mẹ Mến không bỏ bữa nào, dù có mệt mỏi hay đau yếu. Chính cái thời điểm không ai làm việc thì mẹ Mến lại bận tất bật lo công việc của mình, lúc nào Mến cũng cười. Nhưng đằng sau nụ cười hiền hậu ấy là sự cực nhọc, bởi ban ngày lo cho chồng, ban đêm lo cho con của Mến, nó làm Mến lộ rõ những vết chân chim, những nếp nhăn, thâm quầng sau đuôi mắt mệt mỏi, nhưng tràn đầy hạnh phúc ấy

Không làm thất vọng mẹ, bé Nam càng lớn càng ngoan ngoãn, lại chăm học. Nam không những giống mẹ về tính tình, nó còn trội cả về nhan sắc. Bé có đôi mắt tròn, mái tóc dài ngang lưng, miệng cười chúm chím hình trái tim, gương mặt thanh tú và kèm theo một làn da trắng nõn nà. Ai cũng bảo nhau :”Hoa khôi trong làng này, tiếp theo chắc chắn là con Nam. Đi đâu cũng được người ta khen, Nam vui lắm. .

Buổi tối hôm ấy, mới tập hát ca đoàn về, nó thấy mẹ dắt chiếc xe đạp cũ kĩ đi ra ngoài ngõ chuẩn bị đi bán. Nó chạy theo chúc mẹ bán được thật nhiều vé số và dặn mẹ nhớ về sớm nha. Đứa bé thơ dại lại ngâp ngừng hỏi mẹ nó:

- Mẹ ơi! Ai cũng bảo con của mẹ xinh, học giỏi. Mẹ cũng thấy thế phải không? Nhưng mẹ ơi! Tại sao ba và ông bà Nội không thích con?

Như có cái sấm sét ngang tai. Mến sửng sốt trước câu hỏi của con. Đôi mắt đỏ hoe của Mến như sắp rơi nước mắt. Mến dựng xe đạp và nhào tới ôm con.

- Không phải đâu, con yêu. Sao con lại nghĩ thế. Con biết cả nhà đều yêu con mà.

Cái ôm thật chặt làm Mến thấy đau, “mẹ xin lỗi vì làm con tổn thương”. Trong tâm trí Mến rất muốn nói nhưng lại nghẹn ứ ở cổ họng thốt ra không nên lời.

Làn gió thoang thoảng, ánh trăng sáng giữa đêm khuya như chứng kiến bà mẹ rao từng tờ giấy số, để nuôi giấc mơ hoài bão của đứa con, . . ”Mẹ ơi! con muốn làm bác sĩ chữa bệnh thận cho mẹ”. Mẹ nhớ rồi con. Cái câu ấy chính là động lực để người mẹ ấy tần tảo cày giữa cuộc đời này vì con, con à!

Lần đầu tiên cả gia đình ấy ăn chung, kể từ khi Nam chào đời, ừ mười năm rồi nhỉ, nó vui lắm.

- Một cái chén cho ông, một cái chén cho bà, một cái cho cha yêu, một cái cho mẹ và một cái cho Nam…rồi đũa nữa nè. Dạ! con mời ông bà, cha mẹ ăn cơm ạ! hi…hi. .

- Rầm. . ôi không! Nam…. con thật sự xin lỗi, con…con…lỡ làm rớt cái chén cơm, con xin lỗi. Nó thút thít lên, nước mắt chảy dài, con không cố ý ạ! .

Vừa khóc tay nó vừa hốt những hạt cơm trên sàn. Nó quên cái nóng của cơm mà nó nắm trên tay, nhưng cái nóng của tim nó đã làm hầm đỏ mặt nó. Đây là bữa cơm chung đầu tiên mà.

- Tao bảo rồi mà! Mày sinh con trai có phải tốt hơn không? Con gái con lứa chẳng làm được chuyện gì cả. Cũng tại mày, tại mày hứa với tao sao? mày nói mày đẻ con trai. Cái thằng mất dạy, cút đi đi, cả gia đình mày cút đi, biến hết đi…

Ông nội vừa la, vừa chỉ tay thẳng vào ba nó, nó đau lắm, ông nội nghiến răng, khuôn mặt co lại, mắt mở to, giọng hằn học ba nó. Ông tay lật cả mâm cơm lên. Trên sàn toàn cơm và thức ăn. Ba đã bỏ chạy rồi, bà Nội thì bỏ đi ra sau vườn, ông Nội ngồi thở hổn hển vì quá tức. Giờ chỉ còn lại nó và mẹ nó. Chính hai đôi bàn tay này đã dọn tàn cuộc và dọn cả những giọt nước mắt chảy ướt đẫm từ trái tim nhói đau của hai mẹ con nó.

- Chúa ơi! nếu con sinh ra giống cái tên của con thì có tốt hơn không? Giờ đây con bực Ngài nhiều lắm đó. Ngài nói ai xin thì sẽ được mà. Nhưng ngần ấy thời gian, sao gia đình không chấp nhận con hả Chúa? Con sai ở chỗ nào vậy Ngài ơi! Ngài chỉ con đi, con thật sự muốn biết.

Trong đầu nó thầm nghĩ và muốn hét lên cho cái tim bớt đau, cái đầu bớt nhức hơn. Bọng mắt của nó sưng tấy lên và làm híp cả đôi mắt nó.

Lè nhè, say xỉn. Ba nó lê thê bước loạng choạng tới nhà, vừa đi hắn vừa thét to:

- Tổ cha tụi bay dám quýnh tao, sao tụi bay chế giễu tao, tụi bay tưởng tao muốn sinh con gái hả? “Cái đồ mấy năm trời không sinh được con trai”. sao tụi bay nói thế hả, tao quýnh nè con.

Hắn vừa đi vừa lè nhè, cái tay cầm chai của lão vừa trỏ vừa chỉ tứ phía.

Ba nó là như thế sao? hốt hoảng khi nghe ba nó nói ở đầu ngõ. Nó nghĩ là lỗi của nó.

- Con có thể làm gì cho ba bớt đau hả ba? Con xin lỗi. Con có thể nghỉ học , đi bán vé số như lời ba. Nhưng ba cho con đi lễ và học giáo lý nha ba.

Nó vừa nói, nó vừa lấy hết can đảm chạy tới ôm chầm ba nó.

- Con yêu ba, ba ơi !

Và ngày nào cũng thế, cứ sáng đi tối về, ba nó ngày nào cũng say xỉn. Chuyện đi lễ, đọc kinh đối với ba nó là chuyện xa xỉ không thể nào.

Dáng người nhanh nhẹn, nhảy nhót trên con đường đến trường của nó đã không còn. Giờ đây là Nam lờ đờ, bạn bè chọc nó như thế cũng phải thôi, nó nghĩ cũng giống nó mà. Nó không còn cảm giác xấu hổ, nhưng thay vào đó là cảm giác chai lì, già dặn của một người lớn. Nó trốn học, nó đi bán vé số, nó giấu mẹ nó, vì thế con đường từ nhà đến bến xe An Nhơn, người ta ai cũng thấy cái con bé xinh xinh luôn cầm lốc vé số trên tay. Cái kim lâu ngày cũng lòi ra, mẹ nó phát hiện.

- Ai cho con bán  số, con không còn nghe lời mẹ phải không?

- Mẹ ơi! Giờ con phải làm sao hả mẹ? Làm sao để gia đình mình hạnh phúc hả mẹ? Nếu có thể, con muốn giúp mẹ và làm ba thấy thoải mái hơn. Con không muốn làm gánh nặng cho mẹ. Mẹ đã vác con và chịu từng ấy tủi thân chưa đủ hả mẹ. Giờ sao mẹ không để con gái yêu gánh cùng mẹ.

- Mẹ thật sự xin lỗi con. Mẹ là người có lỗi với con. Nhưng con hãy nghe lời mẹ. Con muốn chữa thận cho mẹ mà, sao con có thể bỏ ước mơ của mình.

Mẹ nó vừa nói vừa lấy tay quýnh nhẹ vào người nó.

“Giờ sao đây, thật sự mỗi đêm mẹ nó đi làm về, mồ hôi nhễ nhãi, vừa đi vừa khóc vì quá đau. Mẹ không muốn con nhìn thấy, mẹ đã khóc nấc thành tiếng. Nhưng con hiểu hết mẹ à, con đã nhìn thấy”

Nó nghĩ và cắn răng, thét gào và lấy tay đập vào tim, mà lòng nhói đau.

Đúng thế, mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi, ban ngày nó đi học, ban đêm nó muốn ngồi trên xe đạp được mẹ chở đi bán vé số, đó là yêu cầu của nó, và là điều kiện để nó đi học.

- Ừ ! Mẹ chịu thua con rồi, nhưng con phải học tập chăm chỉ và giỏi thì mẹ mới chịu.

- Dạ con đồng ý.

Đây là lần đầu tiên nó cười nhẹ kể từ khi nhà nó xảy ra chuyện.

Nó lân la bắt chuyện mẹ nó:

- Mẹ ơi! Nếu con là con trai thì tốt hả mẹ?

- Không con à! Mẹ thích con vẫn thế.

Mến thật sự cô đơn, nghẹn lòng và cảm thấy có lỗi. Vì muốn có con trai nên ngay cả bản thân Mến cũng đặt tên con mình là Nam. Thật ra, Mến đã cắt buồng trứng cách đây sáu năm vì bệnh u nang buồng trứng, lại cộng thêm bệnh suy thận, mẹ Mến thường phải lên thành phố chạy thận. Nhà nghèo lại cộng thêm bệnh của mẹ, nó thật sự rất mệt mỏi. Nó ngước mắt lên trời và ngây ngô mà hỏi Chúa rằng:

“Con phải làm sao, thật con rất mệt mỏi quá Chúa ơi! ”.

Nước mắt và sự đau đớn của nó đã làm mọi thứ xung quanh cũng ủ theo nó. Làn gió nhẹ khẽ làm rung cành cây ngọn cỏ, tiếng mũi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng. Giờ thì nó chỉ muốn buông xuôi.

Mặt trời dần buông, khép nhẹ những tia nắng cuối cùng. Chân nó nặng trĩu bước về nhà.

- Ôi ba!

Nó thốt lên đầy bất ngờ, hôm nay ba về bảy giờ không còn là nửa đêm khuya nữa. Nó thấy ba nó ngồi lếch trước ngõ nhà. Nó rụt rè bước tới hỏi ba nó:

- Ba ơi! Có chuyện gì vậy ba, sao ba khóc vậy?

- Tại mày, tại mày làm tao bẽ mặt, mày là con trai có phải tốt hơn không, vào đây tao cắt tóc mày thành con trai.

Vừa nói hắn vừa túm lấy đầu nó giật giật rùi nói tiếp:

- Do mày và con mẹ mày quyến tao. Con gái, con gái nè…Chúa nè, bà nè, tao gọt hết, hết đi lễ với chả nghĩa. Tao biểu đi bán vé số sao giờ này còn chưa đi. Tao đập phá hết.

- Ông làm gì vậy?Thả con bé ra. Làm ơn, tôi van ông, tôi lạy ông…Ông có thể cứ đánh tôi như ông vẫn làm , ông có thể lấy hết đồ đạc trong nhà, nhưng xin ông đừng đánh nó.

Cái gì ướt ướt trên tay hắn, chảy lên đầu con hắn.

- Trời! màu đỏ, máu…

Hắn, hắn chết sững người thả ra.

Con đau quá ba ơi!

Nó nằm bẹp xuống sàn. Cái kéo đã đâm vào đầu con hắn, hắn không hề cố ý.

- Con ! Con ơi!

Mến la toáng lên.

- Con ơi!

Hơi thở Nam yếu ớt dần, nhưng nó vẫn gượng nói từng tiếng bằng giọng hụt hụt, nghẹn nghẹn của nó.

- Mẹ ơi! Con yêu mẹ. Con không trách mẹ đã sinh con ra. Nhưng con muốn cảm ơn Chúa đã cho con làm con của mẹ. Nếu được xin, con nguyện Chúa cho mẹ khỏi bệnh và mẹ cũng không cực nhọc sống như thế nữa. Nếu không có con thì mẹ sẽ chăm chút cho bản thân mẹ hơn, mẹ đừng để dành tiền cho con, mẹ hãy để tiền chạy thận cho mẹ. Con xin lỗi vì không thể làm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ được. Con cảm ơn mẹ! Mẹ của con.

Ba oi! Con không trách ba đâu, nhưng sao giờ con không thể nhích nổi cái tay để ôm ba vào lòng vậy. Ba có thể tới gần va chủ động ôm con, một việc mà ba chưa từng làm với một đứa con gái như con không?. Giá như con làm con trai thì tốt hả ba? Lúc đó con có thể làm cho ba vui và hạnh phúc hơn. Con cảm ơn ba. Nhưng ba ơi! Con muốn sống và được sống. Con muốn làm những chuyện giữa người ba   một đứa con như bao gia đình khác. Con muốn chơi xích đu, con muốn ba cõng con. Và con muốn ba nắm tay con bước vào nhà thờ cùng đi lễ ngày Chủ Nhật. Ba đừng cấm con nha ba. Con thật sự thương Ngài biết bao. Cảm ơn Ngài đã cho con một cuộc đời, để sống và cảm nhận tình yêu của Ngài. Cảm ơn Ngài đã vác đỡ cây thánh giá cho con và cho con được đến bên Ngài, làm tôi tớ của Ngài. Con thật sư muốn sống như hạt lúa mì Chúa ơi! .

- “ Chúa ơi! Thân con là thân lúa miến, gieo vào lòng đời và mục nát theo thời gian. . í…a. Và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng cha như lễ toàn thiêu…

Và hơi thở thoi thóp cuối cùng của nó cũng dần tắt và giọt nước mắt cuối cùng của nó cũng đã rơi.

Nó đã đi rồi, nhưng liệu chí phèo ấy có thực hiện được ước mơ cuối cùng của con hắn không? Tất cả đều là nghi vấn theo thời gian chưa có câu trả lời. Nhưng tôi chắc một điều rằng: hắn đã thật sự hối hận về tất cả.

Ai sinh ra cũng chỉ một kiếp người

Chỉ là mỗi người chọn cho mình mỗi cách sống

Nhanh cũng được, từ tốn cũng xong

Đẹp, tốt cũng một kiếp; mà xấu, bẩn cũng một đời

Đến và đi cũng chỉ là kiếp nhân sinh

Ấy thế mà lòng người chẳng đặng chấp nhận đến một ngày ly biệt nhân gian

………

Ngàn lần nhớ thương và cảm tạ Người đã đến để làm sáng một góc Đạo- Đời.

 Và thay đổi những kiếp người nên đẹp xinh.

(Trích thơ của chị AnNa Hồng Trinh)

 

 

Mã số: 14-101

NGƯỜI SAMARI NHÂN HẬU

Đồng hồ đã điểm 14 giờ chiều, tiếng ông Hoan từ trong nhà vọng ra:

- Mấy đứa bay lo liệu tắm rửa mà đi lễ. Hôm nay, lễ sớm hơn đó.

Ánh nắng chói chang, hắt vào trong nhà, xuyên qua cánh cửa đã được khép hờ. Năm nay, mùa hè oi bức hơn mọi năm. Nắng như muốn thiêu đốt mọi thứ mà nó dọi vào. Mấy cây rau ở ngoài vườn héo hắt, đang oằn mình dưới nắng. Ông Hoan đang ở trong nhà, ngồi uống nước, áo quần đã chỉnh tề, chỉ chờ mấy đứa con chuẩn bị xong xuôi là lên đường.

Nhà ông Hoan thuộc một Giáo họ nhỏ. Nhà thờ Giáo họ ở xa nhà xứ lắm đến chừng 20 cây số gì đó, điều kiện đi lại rất khó khăn. Ngoài những dịp lễ lớn, mỗi tuần Giáo dân hai Giáo họ nhỏ này luân phiên đi lễ ở nhà thờ mỗi Giáo họ, tuần chẵn thì lễ ở Giáo họ ông Hoan còn tuần lẻ thì lễ ở Giáo họ bên cạnh. Cha chánh xứ rất quan tâm ưu ái đến đời sống đạo của “con chiên”, mỗi tuần, dù đường sá xa xôi cách trở, trời nắng cũng như trời mưa Ngài đều tạo điều kiện cho Giáo dân được có cơ hội tham dự Thánh Lễ.

Cũng như các gia đình Công Giáo khác, gia đình ông Hoan luôn mong ngóng đến ngày Chúa Nhật để được tham dự Thánh Lễ. Hình như cha xứ có việc đột xuất nên Ngài cho lễ sớm hơn mọi ngày, bởi vậy từ sáng, ông Hoan đã nhắc nhở luôn miệng để các con chuẩn bị đi cho kịp lễ. Hôm nay, lễ ở Họ bên cạnh, nói là bên cạnh nhưng cũng xa đến bảy tám cây số, đường khó đi, nhất là những hôm trời mưa thì thật vất vả. Dầu vậy, giáo dân ở hai Giáo họ này đều rất sốt sắng tham dự Thánh Lễ.

- Thằng Hồng thằng Ân đâu? Mau tắm rửa mà đi lễ. Con Thương, con Mến nữa. Nhanh lên! – Tiếng ông Hoan lại vọng ra.

- Dạ chúng con đã xong xuôi cả rồi. – Cái Mến lễ phép trả lời.

Vợ chồng ông Hoan có bốn người con: đứa đầu - Hồng đã có việc làm, thằng thứ hai - Ân vừa mới tốt nghiệp đại học mấy tháng trước, cái Thương đang học trung cấp Y còn Mến đứa con út đang học lớp mười. Vợ chồng ông làm ruộng, ông còn mở một xưởng mộc nho nhỏ, kể cũng có đống ra đồng vào nuôi con ăn học. Những đứa con của ông luôn đi lễ từ rất sớm. Tuy thế ông Hoan vẫn luôn nhắc nhở. Cậu Hồng chở ông Hoan, đi riêng một xe. Cái Thương chở mẹ, chiếc xe đạp thì thằng Ân và cái Mến đã chở nhau đi trước đó mười lăm phút.

- Trời hôm nay nắng quá! Anh Ân mệt không? – Mến vừa hỏi vừa lấy tay quệt mồ hôi ở trán.

- Không sao! Mình sắp đến nơi rồi.

Ân thở cách mệt nhọc, chiếc áo trắng đã ướt đẫm mồ hôi. Đi được một đoạn, một cô bé độ tám tuổi, đạp xe phía đằng sau hai anh em, nó bị một chiếc xe máy chạy qua tông phải. Nó ngã xuống đất, rồi lổm ngổm ngồi dậy, khóc hu hu. Thấy vậy, cậu thanh niên phóng xe chạy đi mất. Ân nhìn chàng thanh niên ấy, lắc đầu. - Đáng ghét! Làm con bé ngã rồi còn bỏ chạy, thanh niên gì mà…

- Em có sao không? - Ân vội vàng đỡ con bé đứng dậy và hỏi.

- Ôi cái chân! Chảy máu rồi kìa! – Mến hốt hoảng. Nó nhìn cái đầu gối đã trầy xước của con bé rồi rùng mình. Nó chạy qua bên đường, hái vội mấy ngọn thuốc mang qua cầm máu cho con bé.

Con bé mếu xệch mặt, nước mắt giàn giụa nói: - Em cám ơn anh chị!

Hình như nó đau lắm, nó cố gắng đạp xe đi về, nhưng nó không sao đạp nổi.

- Em đi đâu giữa trưa nắng thế này? Nhà em có xa không để anh chị chở về?

- Dạ không xa lắm ạ! Để em tự về cũng được. Anh chị cứ đi đi… em không sao. Nó nói trong tiếng nấc.

Ân nhìn con bé, nó cứ lóng ngóng mãi mà vẫn không sao ngồi lên xe được, máu rỉ ra từ chỗ vết thương mỗi lúc một nhiều. Trán nó đẫm mồ hôi, chiếc quần nó mặc đã rách toạc ở đầu gối, bụi đất lấm hết áo quần. Trông nó thật tội nghiệp!

- Thôi, để tụi anh đưa em về. - Ân ái ngại nhìn nó.

- Anh Ân, mình muộn lễ mất! - Mến nhìn đồng hồ và giục.

- Nhưng mình không thể để em ấy một mình. Em ấy không thể tự về được đâu.

- Nhưng chỉ còn 15 phút nữa là Thánh Lễ bắt đầu. - Mến rối cả lên. Nó sợ cha lắm. Cha không thích đi muộn, đi muộn cha mắng chết.

- Thật khó quá! - Ân chần chừ mãi, lắc lắc cái đầu, lại vò đầu, mớ tóc đã ướt như thể mới gội.

- Chậm lễ là cha mắng đó! – Mến thúc giục.

- Thôi kệ! Cha mắng để anh chịu. Em đạp xe em ấy để anh chở em ấy. Mình không thể để em một mình được. Nói rồi An quay xe chở cô bé, Mến đạp theo sau. Nắng vẫn chói chang và chiếc áo Ân giờ đã ướt sũng như là vừa mới hụp nước ở ao.

“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, Thánh Lễ đã bắt đầu mà thằng Ân và con Mến vẫn chưa đến. Ông Hoan nhìn sang bên những chiếc ghế quỳ bên nữ. Ông nhìn từ dưới lên trên, vẫn chưa thấy con Mến đâu cả, nhìn lên mấy chiếc ghế ở trên thì chỉ có thằng Hồng, không thấy thằng Ân đâu, ông bắt đầu sốt ruột. Chắc là mình mắt kém, mới đi nắng vào cơ mà. Đầu ông bát đầu hiện lên bao nhiêu là giả thiết: Hai đứa này la cà ở đâu mà giờ này chưa đến? Hay là bị tai nạn. Không đâu, đường ở đây đâu có mấy xe chạy đâu, giả như có thì cũng chỉ là một hai chiếc xe 81 chạy là cùng. Ông nghĩ thế và cố yên trí. Lạy Chúa! Hy vọng hai đứa con của con bình an. Ông cố giữ sự sốt sắng để tham dự Thánh Lễ cho trọn vẹn. Bài đọc một được đọc xong thì con ông mới vừa tới. Thằng Ân bước vội vào bàn quì, mồ hôi nhễ nhại. Bên phía nữ, con Mến cũng đang làm dấu. Khi cha xứ giảng lễ, ông nhìn qua, ánh mắt tỏ ý không bằng lòng với con. Mến chỉ lặng nhìn xuống và tiếp tục nghe giảng. Thánh Lễ kết thúc, ông Hoan bước ra, Ân và Mến đã tiến đến bên, lắp bắp xin lỗi. Ông bảo: “ Về nhà rồi tính”. Tuy là người khó tính nhưng ông cũng rất tế nhị, chẳng bao giờ chửi mắng các con nhất là ở những nơi đông người.

Ân và Mến đi ra bãi xe, lấy xe chở nhau về. Trời về chiều càng im mát hơn. Ánh nắng đã dịu lại, gió thổi mát rượi. Cái thú được đạp xe đi về trên con đường này thật tuyệt, hai anh em vừa đạp xe vừa nói chuyện mà quên hết cả mệt nhọc. Dạo trước, thiếu niên trong Giáo họ cũng thích được đạp xe đi lễ, nhưng dạo gần đây, trời nắng gắt quá nên tụi nó đi xe máy cả. Anh em Ân thì vẫn thích cái thú ấy hơn nữa nếu không đi xe đạp thì cũng chẳng còn xe, mà dành xe với anh Hồng con Thương thì không nên, không lẽ lại bỏ lễ. Thế là hai anh em vẫn đi xe đạp, đi mệt thì tìm bóng im mà nghỉ, đỡ mệt lại đi tiếp. Đi được nửa đường, Mến như nhớ ra việc đi lễ muộn, nó kéo áo Ân hỏi:

- Anh Ân! Liệu cha có đánh anh em mình không nhỉ? Cha khó tính lắm à! Nhất là đi Lễ muộn nữa chứ.

- Chắc không đâu, mình cứ nói sự thật cho cha em ạ. Anh nghĩ cha sẽ hiểu.

Hai anh em chơi với nhau suốt ngày mà không biết chán. Ân luôn tỏ ra là một người anh mẫu mực. Câu nói của Ân làm Mến đỡ lo hơn. Vừa về đến nhà, hai anh em đã thấy cha ngồi ở nhà khách, chờ. Người mẹ đang thái cây chuối ở sân, bà thả dao xuống ngước mắt nhìn và dịu dàng nói:

- Các con liệu vào nhà, khiêm tốn xin lỗi cha. Cha đang bực mình đó.

Bà mẹ đưa mắt nhìn con. Vệt máu sót lại trên tay áo Ân làm bà hốt hoảng:

- Mày làm sao thế? Con với cái! Lại đây mẹ xem.

- Không sao đâu mẹ ạ! Đây là dấu máu của cô bé mà con và em đã chở về lúc chiều.

- Thật không? Mày nói dối mẹ, mẹ cho ăn đòn.

- Thật mà! Trước giờ con có dối mẹ bao giờ đâu.

- Phải không Mến?

- Dạ phải ạ!

Bà mẹ dúi Ân một cái lên trán. Bà tỏ ra yên tâm hơn.

- Thôi các con vào nhà đi, cha đang đợi. Có gì trình bày với cha nghe, đừng để cha nóng.

- Dạ! - Hai anh em cùng thưa, rồi bước vào nhà.

 Ông Hoan hãy còn ngồi ở ghế, đang uống ngụm chè xanh. Thấy con vào, ông đặt cái li nước xuống:

 - Tụi bay làm gì mà đi lễ muộn? Tuần có một Thánh Lễ thôi mà cũng để muộn.

Thấy cha giận, Ân kéo áo Mến, Mến kéo áo Ân:

- Em nói đi!

- Anh nói đi!

Sự dùng dằng của hai anh em khiến ông bực mình. Thấy cha toan đứng dậy, Ân mới lễ phép thưa:

 - Chúng con xin lỗi cha! Hôm nay chúng con đi lễ muộn ạ!

 Ông Hoan đưa mắt nhìn hai đứa con, mồ hôi đang nhễ nhại. Ông dịu dọng:

- Lí do sao, nói cha nghe:

- Dạ! Thưa cha, lúc chiều, anh em con đạp xe đến ngã ba, chỉ còn độ mươi phút là đến nơi. Bỗng có một đứa bé, chắc là bảy tám tuổi gì đó, đạp xe cùng chiều với chúng con. Một chiếc xe máy chạy cùng chiều đã tông vào nó khiến nó ngã, nhưng người ấy lại bỏ đi mất. Nó bị thương ở chân, không nặng lắm nhưng nó không tự đạp xe về nhà được.

Ông Hoan lắng nghe con kể, hình như ông chú ý lắm. Ông nhấp thêm ngụm chè xanh rồi hỏi tiếp:

- Thế rồi sao?

- Dạ, anh em con thấy thương nó quá nên đến xem sao. Nó khóc sướt mướt. Chúng con không đành lòng để nó một mình. Trời lúc ấy nắng và nóng lắm, nếu cứ để nó một mình ở giữa đường con sợ nó xỉu mất. Thế là con chở nó về nhà, còn Mến thì đi xe con bé ạ!

 - Thế có bố mẹ con bé ở nhà chứ? - Ông Hoan hỏi:

Biết bố đã hết giận nên hai anh em cũng nhẹ lòng:

- Dạ, may là có mẹ nó ở nhà. Mẹ nó hốt hoảng lắm. Cô mời chúng con vào nhà uống nước. Chợt nghĩ đến Thánh Lễ, nhìn đồng hồ đã trễ nên chúng con xin phép đi luôn. Ngôi nhà nhỏ chỉ có vẻn vẹn một cái giường, chắc là cũng nghèo lắm. Chúng con xin phép về thì cô vội đút vào túi áo hai trăm nghìn, nói là cám ơn anh em con. Nhưng chúng con không nhận và xin cô cứ để tiền mà mua thuốc cho em uống! Cô cảm động lắm.

Ông Hoan nhìn hai con, vẻ bằng lòng lắm:

 - Ừ! Các con cư xử phải lắm. Nhà họ nghèo mình lấy làm gì, để tiền cho họ còn lo thuốc thang cho con, chỉ tội không có ít tiền cho họ nữa. Người ta gặp nạn mình phải giúp, huống gì chúng ta là con của Chúa. Thôi các con đi tắm rửa rồi vào ăn cơm, nhìn xem áo quần nhơ nhớp hết cả, ăn sớm để còn đi nhà thờ đọc kinh.

Ông Hoan luôn dạy dỗ con cái rất cẩn thận, nhất là đời sống đạo. Nhờ đó mà các con ông đều ngoan và học giỏi. Anh em Ân vừa không bị đánh đòn lại được cha khen nữa. Ân tỏ ra đắc chí:

- Anh đã bảo mà, cha sẽ hiểu và thông cảm cho anh em mình. Nếu gặp trường hợp đó chắc cha cũng xử sự như anh em mình à. Thôi đi tắm đi!

- Ông Hoan bước ra sân, vươn vai mấy cái liền. Mặt ông tươi tỉnh lắm. Biết chồng không còn giận các con nữa, bà Hân hỏi chồng:

- Sao rồi ông nó?

- À! Chúng nó thật không uổng công tôi với bà nuôi nấng dạy dỗ. Tại ơn Chúa! Chiều hôm nay, hai đứa nó dâng Chúa “của lễ” to lắm. Tôi nghĩ Chúa rất hài lòng.

Bà Hân chưa hiểu rõ lắm, bà nhăn trán. Ông Hoan mỉn cười, ngước mắt lên trời cao.

 Bầu trời hôm nay trong và xanh quá, và kìa ông thấy hình ảnh người Samari nhân hậu trong Tin Mừng theo Thánh Luca lại hiện lên: “ Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. ” (Luca 10, 33). Ông tạ ơn Chúa vì các con của ông cư xử như người Samari nhân hậu, hơn nữa chúng làm đẹp lòng Thiên Chúa. Ông cảm tạ Chúa, lòng ngập tràn niềm vui và một tình thương con đến lạ…

 

 


Các Bài Thơ Của Nhiều tác Giả