Chúa Nhật thứ 25 Mùa Thường Niên - Ngày 20 tháng 9 năm 2020

Bài đọc: Is 55: 6-9 • Tv 145: 2-3, 8-9, 17-18 (18a) • Pl 1: 20c-24, 27a • Mt 20: 1 -16a

 

https://bible.usccb.org/bible/readings/092020.cfm

 

So sánh là một trong những nỗ lực kém hiệu quả nhất trong đời sống thiêng liêng; nhưng đồng thời nó lại là một trong những cách mà chúng ta dễ bị lôi cuốn và thường xuyên nhất. Bài Tin Mừng hôm nay, qua dụ ngôn về người chủ ruộng trong Tin Mừng Mát-thêu chương 20, đã làm sáng tỏ xu hướng ấy của con người và lập tức đem đối chiếu nó với sự hào phóng của lòng Chúa nhân hậu. Thật vậy, theo quan điểm hạn hẹp của chúng ta, sự hào phóng của Thiên Chúa dường như quá mức, hiệu và không tương xứng. Sự hào phóng ấy điều không thể chấp nhận đối với lối lý luận so sánh của chúng ta, công kích các tính toán và mọi hình thức kiểm soát. Việc chúng ta giải thích về sự hào phóng của Thiên Chúa khởi đi từ một tầm nhìn bị hạn chế, thường đồng hóa sự khôn ngoan của Thiên Chúa với vẻ bề ngoài coi như là điên rồ. Nhưng như vẫn thường xảy ra thói tự nhiên ban đầu khi mới so sánh không chỉ đưa chúng ta tới một phán đoán sai lầm về kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa, mà cuối cùng còn đi tới ngõ cụt của sự bất mãn.

 

Bất chấp lối suy nghĩ so sánh vụng về này, đó vẫn là một cơ hội để hoán cải, một công việc thanh tẩy. Theo cách nào đó, việc hoán cải và thanh tẩy này bắt đầu bằng việc nhổ tận gốc thái độ võ đoán của đám thợ chúng ta thấy được trong Tin Mừng hôm nay: “Họ cầm chắc là họ sẽ lĩnh nhiều hơn” (Mt 20: 10). Vấn đề đầu tiên nằm ở đây:  mong đợi sai lầm luôn đi kèm với tinh thần ganh tị so sánh. Về điều này, chủ đất trả lời: “Há tôi lại không được phép làm như tôi muốn về của cải tôi sao? Hay mắt bạn lườm nguýt vì tôi tốt lành?” (Mt. 20:15). Bản dịch sát nghĩa hơn trong tiếng Hy Lạp cho thấy đây là một lời quở trách: "Có phải mắt bạn xấu xa vì tôi tốt không?" ( φθαλμός σου πονηρός στιν τι γ γαθός εμι). Vn đề không phi là việc ch ruộng trả công hợp lý, mà là tm nhìn ca người làm thuê. Cụm từ “Con mắt xấu xaliên hệ với sự quyến luyến của cải tiền bạc, với ước muốn chiếm hữu nằm sâu trong tâm hồn con người. Sự ganh tị nảy sinh ngay trong và qua cái nhìn méo mó này. Mặc dù chủ ruộng coi người làm thuê kia như người đồng hành và bạn hữu của ông (Mt 20: 13), nhưng anh ta đã bị nhốt trong cái lý luận tồi tệ của sự ganh tị và oán giận rồi.

 

Theo bản chất, chúng ta có xu hướng muốn cuộc sống an nhàn và không mục đích của một kẻ vô công rỗi nghề. Chính trong bản chất này mà Chúa Kitô xuống thế, làm thức dậy trong chúng ta khát vọng của con người về ý nghĩa cuộc sống, về hành động về tình yêu. Khi được ban tặng một căn tính mới, cụ thể là công việc của vương quốc, Thiên Chúa cho chúng ta tiềm năng khám phá một con người mới trong Đức Ki-tô. Nhưng ý nghĩa lâu dài và tầm quan trọng sâu xa nhất không phải là điều chúng ta suy ra được, mà là điều chúng ta phải lãnh nhận. Càng nhận ra được sự phung phí ân sủng của Chúa tận đáy linh hồn, chúng ta càng yêu mến đường lối Chúa đã rộng ban ân sủng cho những người khác. Về điểm này, thần học gia Von Balthasar nhận xét: “Lối suy nghĩ và hành động của Thiên Chúa mang nhãn hiệu lòng thương xót và sự tha thứ; tuy nhiên, là ân sủng, lòng thương xót và tha thứ ấy đòi hỏi ta phải hoán cải, một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng nhìn từ góc độ ân sủng.” (1)

 

Đây là tâm điểm của sự hoán cải liên lnơi người môn đ, học hỏi tinh thần Đức Kitô nhờ sống theo ý Ngài. Theo cách này, thánh Phao-lô nhắc nhở chúng ta: “Chỉ có điều này là anh em hãy cư xử sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô” (Pl 1: 27). Sự hoàn thiện của Kitô hữu không phải là việc chu toàn các sinh hoạt của con người để có được một thái độ hoàn toàn sẵn sàng phó thác trong tinh thần tự do. Nếu vườn nho là vương quốc và Chúa Kitô là Vua, thì theo lời của Erasmo Leiva-Merikakis, mọi sự phải bắt đầu bằng cách bỏ đi những định kiến ​​ca chúng ta.

 

Tôi không thể là thần dân của Vua Kitô chừng nào tôi còn khăng khăng đòi quyền lợi của mình khi cạnh tranh, chống lại những người khác […] So sánh bản thân với người khác, tính toán tư lợi, xê dịch cán cân dựa trên các tiêu chuẩn tương đối, và cuối cùng, điều khó phá đổ nhất trong tất cả các nguyên lý, là bản ngã (cái tôi), “Trong mọi trường hợp, tôi không được để mình gian lận về những gì mà tôi phải trả”: Đây là những tiêu chuẩn để đánh giá thiện và ác luôn tiềm ẩn trong bản năng tất cả chúng ta, bất kể nền tảng văn hóa, trình độ học vấn hay tình trạng kinh tế xã hội nào. (2)

 

Chúng ta bắt đầu tránh lạm dụng lối lý luận nhắm tư lợi này, trước hết bằng cách đừng tin vào khuynh hướng so sánh của chúng ta. Nói cách khác, một cuộc sống mới bắt đầu khi chúng ta khiêm tốn thừa nhận đôi mắt của chính mình là “xấu xa”, vì nó không đưa chúng ta đến thực tại của tha nhân mà là đến ảo tưởng về cái tôi của chính mình. Từ đây, Chúa bắt đầu nâng chúng ta lên và dẫn chúng ta vượt lên trên những lắt léo của lối suy luận và những hạn hẹp của kế hoạch chúng ta. Khi vẻ oai phong của Chúa đã chiến thắng tính tự cao tự đại luôn tranh giành của chúng ta, tâm hồn chúng ta sẽ ngày càng gắn bó hơn với Thiên Chúa và ngày càng bớt vương vấn của cải trần gian. Đó là điều thánh Augustinô đã nói đến trong Qui luật khi Ngài viết, "Thà cần ít thì tốt hơn là có nhiều." (3)

 

Theo cách nhìn của thánh Augustinô về uti-frui (tiếng la tinh nghĩađể sử dụng – để vui hưởng”; sử dụng mọi sự trên thế gian để tận hưởng [tình yêu] Thiên Chúa) không phải là khước từ thế gian, mà là chân thực đón nhận trật tự tự nhiên của các thứ tình yêu con người. Khi đón nhận như vậy, chúng ta đi đến chiều sâu của tự do con người, chỉ có thể có trong ân sủng, là điều không những chứng tỏ sự hào phóng của Thiên Chúa, mà còn cho chúng ta được tham dự vào sự hào phóng ấy nữa. Vậy, với tiên tri Isaia, chúng ta có thể tiếp nhận lời Chúa bằng tấm lòng yêu thương: “Vì trời cao hơn đất (bao nhiêu), cũng vậy, đường lối của Ta vượt hơn đường lối của các ngươi, và ý nghĩ của Ta vượt hơn ý nghĩ của các ngươi” (Is 55: 9).

 

---------------------------

 

1. H.U. Von Balthasar, Light of the Word: Brief Reflections on the Sunday Readings, (San Francisco: Ignatius Press, 1994), 129.

2. E. Leiva-Merikakis, Fire of Mercy, Heart of the Word: Meditations on the Gospel According to Saint Matthew, Vol. 3, (San Francisco: Ignatius Press, 2013), 234.

3. St. Augustine, Rule, Chapter 3, paragraph 5.

 

Nguồn: Holiletic & Pastoral Review (hprweb.com)

Chuyển ngữ: GB. Đào Ngọc Điệp

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm A