Chúa Nhật Sau Hiển Linh

Lễ Chúa Giê-su chịu phép Rửa

 

Ðọc Lời Chúa

      Is 42,1-4,6-7 : (1) Ðây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó ; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. (2) Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.

      Cv 10,34-38 : (37) Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê, sau phép rửa mà ông Gio-an rao giảng. (38) Quý vị biết rõ : Ðức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Ði tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.

 

      TIN MỪNG : Mt 3,13-17

Ðức Giê-su chịu phép rửa (Mc 1,9-11; Lc 3,21-22)

(13) Bấy giờ, Ðức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. (14) Nhưng ông một mực can Người nói : Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế Ngài lại đến với tôi! (15) Nhưng Ðức Giê-su trả lời : Bây giờ cứ thế đã. chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính. Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người.

(16) Khi Ðức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (17) Và có tiếng từ trời phán : Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.

 

Suy niệm

Câu hỏi gợi ý :

1.   Bản thân Ðức Giê-su hoàn toàn vô tội, thế mà Ngài lại sẵn sàng chịu rửa tội, một nghi thức chỉ dành cho kẻ có tội. Tại sao vậy? Ngài làm một chuyện phi lý hay giả dối chăng?

2.   Qua việc chịu phép rửa, một cách nào đó, Ðức Giê-su đã nhìn nhận mình kẻ tội lỗi, bản thân Ngài hoàn toàn tội. Ta bao giờ hành động như Ngài chưa? nhất khi cần chấm dứt sự giận dữ của ai đó? hoặc cần đem lại hạnh phúc cho ai đó?

3.   Là cấp lãnh đạo mà ta không dám nhận trách nhiệm về phía mình khi có chuyện đáng tiếc xảy ra trong tập thể của mình, lại hoàn toàn đổ lỗi cho người khác, thì có xứng đáng là cấp lãnh đạo không?


Suy tư gợi ý :

1. Ðức Giê-su đại diện nhân loại tội lỗi tỏ lòng sám hối trước Thiên Chúa qua phép rửa của Gio-an

Theo niềm tin Ki-tô giáo, Ðức Giê-su là Thiên Chúa xuống làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài hoàn toàn vô tội, nghĩa là không vướng phải một khuyết điểm hay một tội lỗi nào, dù là nhỏ nhất. Ngài trong sạch hoàn toàn, và tuy có bị cám dỗ, Ngài không bao giờ sa ngã hay để ma quỉ chiến thắng. Thế mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giê-su lại chịu phép rửa bởi ông Gio-an, người tiền hô cho Ngài. Theo sự thường, đúng ra Ngài không nên chịu phép rửa, vì phép rửa là một dấu hiệu sám hối, chỉ dành cho những kẻ có tội. Có tội lỗi thì mới cần sám hối, có dơ bẩn thì mới cần tẩy rửa, còn ai đã sạch rồi, thì không cần phải rửa (Ga 13,10).

Nhưng đây, việc rửa tội của Ðức Giê-su mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt. nhân Ngài tuy hoàn toàn tội, nhưng Ngài mang một sứ mạng đặc biệt gánh tội trần gian, chịu chết để đền tội cho trần gian trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, Ngài đã trở thành hiện thân của tội lỗi, như thánh Phao-lô nói: Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi chúng ta (2 Cr 5,21). Chính trong chiều hướng ấy, việc rửa tội của Ngài mới ý nghĩa. Nếu không, việc ấy thật phi lý. Nếu Ngài chịu chết để đền tội thay cho cả loài người chứ không phải cho Ngài, thì cũng vậy, Ngài tỏ lòng sám hối rửa tội sám hối rửa tội thay cho cả nhân loại chứ không phải cho bản thân Ngài. Vì thế, Thiên Chúa đã tỏ ra hài lòng về hành động khiêm nhượng ấy của Ngài, nên ngay sau đó đã phán về Ngài: Ðây Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.

Hai điều tối quan trọng để được Thiên Chúa tha tội sám hối đền tội. Thiếu một trong hai thì tội không thể tha được. đại diện cho cả một nhân loại tội lỗi, Ngài đã tự coi mình tội lỗi, nên Ngài thấy cần phải biểu lộ sự sám hối qua nghi thức rửa tội của Gio-an. Ngài cũng đại diện cho cả nhân loại khi đền tội cho họ bằng cái chết thảm thương trên thập giá vào trưa thứ sáu trước lễ Vượt Qua năm Ngài 33 tuổi. Như vậy giữa việc rửa tội hôm nay cái chết của Ngài một tương quan sâu sắc đầy ý nghĩa.

2. Bài học từ biến cố chịu phép rửa của Ngài

Ngài là người hoàn toàn vô tội: Nơi Người không có tội lỗi (1Ga 3,5). Thế mà vì yêu thương nhân loại, Ngài đã sẵn sàng nhận hết tội lỗi của cả nhân loại về cho mình. Ðiều đó chẳng làm cho chúng ta suy nghĩ và rút ra một bài học sao?

Chúng ta ai nấy đều có tội không nhiều thì ít, thế mà rất nhiều khi ta lại không muốn nhìn nhận mình là kẻ có tội. Ta tìm đủ cách để người khác nghĩ về ta tốt hơn thực trạng hay bản chất của ta. Nhiều khi ta còn giả hình để người khác lầm tưởng rằng ta rất tốt, ta vô tội. Nếu có ai nói xấu ta, thậm chí rất đúng, ta cũng tỏ ra bực bội hay thù ghét người ấy. Ta không muốn nhìn nhận thực trạng xấu xa của mình. Trong những cuộc tranh luận, nhiều khi ta thấy mình sai trái, đuối lý, nhưng ta không có can đảm nhận phần sai trái về phía mình, mà cứ cãi chầy cãi cối để khỏi phải nhận lỗi, thậm chí còn kết án ngược lại cho người khác. Như thế, ta đã tự chứng tỏ mình thiếu thành thực và không ngay thẳng.

Khi một người khác bực bội, tức giận một thiệt hại nào đó họ nghĩ do ta gây ra, lúc đó ta thường xử sự thế nào? Nếu ta lỗi thật sự, ta dám nhìn nhận mình lỗi để người kia nguôi cơn giận không? Thiết tưởng nhận lỗi mình lúc đấy một bổn phận của đức công bằng. Nếu không nhận lỗi, ta còn làm cho sự bất công ấy nặng thêm, làm cho người kia tức giận hơn nữa, tức làm khổ họ, thể gây hại cho họ về tâm hoặc thể lý. Việc can đảm nhận lỗi trong những trường hợp như thế không bao giờ làm giảm giá trị con người ta, còn khiến người khác thêm kính phục ta. Trái lại, lỗi không chịu nhận mới đáng hổ thẹn đáng khinh bỉ.

Nếu ta hoàn toàn không có lỗi, nhưng vì người kia hiểu lầm, nên trong cơn tức giận, họ nhất quyết đổ lỗi cho ta, thì ta xử sự thế nào? Ta có thể trước hết giải tỏa cơn giận cho họ đã, chẳng hạn bằng cách tạm thời nhận lỗi về phía mình, rồi chờ khi họ bớt giận, nghĩa là có đủ sáng suốt và khách quan, thì cho họ thấy rõ ai phải ai trái. Ðó là một hành động khôn ngoan và bác ái, vì trong cơn tức giận vì bị thiệt hại quá mức, theo tâm lý thường tình, người ta có nhu cầu tâm lý là phải trút cơn giận đó lên người khác để cơn giận được thỏa mãn. Lúc đó, họ không đủ sáng suốt để nhận ra lỗi của mình, vì giận chính là tình trạng điên khùng hay mất trí trong giây lát. Những lúc đó họ chỉ biết đổ lỗi lên đầu người khác cho hả giận. Khi có người nhận lỗi, cơn giận của họ giảm đi ngay như lửa bị tạt nước vào. Biện minh cho việc mình vô tội lúc ấy thường giống như đổ thêm dầu vào lửa, chỉ làm cơn giận của họ bùng lên mạnh mẽ hơn, không làm cho họ nhận ra lỗi của họ, và cũng chẳng giải quyết được gì. Kinh nghiệm cho tôi thấy: thường sau khi họ được thỏa mãn cơn giận, tâm trí họ sáng suốt hơn, và họ dễ dàng nhận ra lỗi của họ. Thói đời là ta càng đổ lỗi cho người khác, thì họ càng có khuynh hướng chữa lỗi và tìm cách đổ lỗi lại cho ta. Còn nếu ta khiêm nhượng nhận lỗi về phía mình, thì người kia tự nhiên có khuynh hướng tự xét mình, nhờ đó dễ dàng nhận ra sai trái của họ. Và sau đó họ thường nể phục tư cách và lối xử sự của ta.

Trong mọi trường hợp, hãy bắt chước Ðức Giê-su, dù hoàn toàn vô tội, vẫn sẵn sàng mặc lấy thân phận kẻ tội lỗi và chịu đối xử như kẻ có tội.

3. Dám nhận trách nhiệm về phía mình là một dấu chứng của người lãnh đạo trưởng thành

Trong các tập thể - như gia đình, xã hội, Giáo Hội - ta thường thấy những chuyện như: khi có chuyện thành công hay tốt đẹp xảy ra, người lãnh đạo thường nhận ra công của mình trong đó, và sẵn sàng đón nhận những lời tán tụng, tri ân, và những lợi lộc từ sự thành công ấy. Nhưng khi thất bại hoặc có sự cố đáng tiếc xảy ra, cấp lãnh đạo thường tìm cách đổ lỗi hoặc qui trách nhiệm cho cấp dưới, hoặc cho hoàn cảnh, còn mình thì lấy nước rửa tay kiểu Phi-la-tô: Ta vô can trong vụ . này (Mt 27,24). Và sau đó thì cấp dưới lãnh đủ những thiệt hại do sự cố đáng tiếc ấy: bị la rầy, bị phạt, mất uy tín, phải bồi thường, tù tội, v.v. Còn người lãnh đạo thì hoàn toàn vô sự, mặc dù trong thực tế sự đáng tiếc ấy chủ yếu hoặc phần nào là do sự lãnh đạo thiếu sáng suốt của mình.

Phải chăng Kinh Cáo Mình với câu lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng chỉ được đọc duy nhất trong thánh lễ những buổi đọc kinh, chứ rất ít khi được đọc (=thể hiện) trong đời sống thường nhật. Ðạo của chúng ta phải chăng chỉ được thực hành trong chứ không phải ngoài nhà thờ, đang khi 99% thì giờ của chúng ta lại ngoài nhà thờ! Theo tinh thần Kinh Cáo Mình, ta cần nhạy bén trong việc nhận ra phần lỗi - trực tiếp hay gián tiếp - của mình trong mọi điều xấu xảy ra nơi gia đình, đoàn thể, ngoài hội hay trong Giáo Hội của ta. những việc hết sức đáng tiếc xảy ra ta tưởng chừng mình can, nhưng xét cho kỹ rất thể ta lỗi đã tỏ ra thờ ơ, không can thiệp theo lương tâm khiến cho những việc ấy xảy ra.

Không dám nhận trách nhiệm về phía mình dù là cấp lãnh đạo hay cấp dưới đều là dấu chứng của sự thiếu trưởng thành về mặt tâm linh và xã hội hay Giáo Hội. Thiết tưởng chúng ta nên suy niệm bài Tin Mừng hôm nay để chỉnh sửa lại cách hành xử sai trái ấy.

Ðức Giê-su vô tội hoàn toàn, nhưng Ngài sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cả nhân loại về phía mình. Ngài đã hành xử như một kẻ có tội cần phải sám hối, phải xin lỗi trước mặt Thiên Chúa bằng nghi thức rửa tội. Không chỉ như thế, Ngài còn sẵn sàng đền bù với giá cao nhất là mạng sống của Ngài những tội lỗi mà Ngài đã tự qui về cho mình thay cho cả nhân loại. Hành động của Ngài thật hết sức anh hùng và dũng cảm.

Ðức Ki-tô thì hành động như thế, chẳng lẽ các Ki-tô hữu, những kẻ theo Ðức Ki-tô, những môn đệ của Ngài, những Ki-tô khác lại hành động khác với Ðức Ki-tô sao? Nếu không giống Ngài 100% thì ít ra cũng phải được 50%, hay ít nhất cũng phải 40 hay 30%! Nếu không thì sao ta lại dám tự nhận mình theo Ngài? là môn đệ Ngài? Ta theo Ngài ở chỗ nào? là môn đệ Ngài ở chỗ nào? Cần xét lại xem: coi chừng kẻo ta chính là môn đệ của Phi-la-tô mà lại cứ lầm tưởng và tự xưng là môn đệ của Ngài!

Cầu nguyện

Lạy Cha, xin cho con lòng can đảm như Ðức Giê-su, dám sẵn sàng nhận lỗi về phía mình, cho dẫu mình hoàn toàn tội! Khi những chuyện đáng tiếc xảy ra, xin cho con đủ can đảm để dám nhận lãnh trách nhiệm về phía mình, không đổ lỗi cho người khác, nhất cho những người cấp dưới con bổn phận phải bao bọc chở che! Nếu họ lỗi, họ sẽ chịu trách nhiệm trước con, chứ không phải trước mặt ai khác. Nhưng con phải sẵn sàng chịu trách nhiệm thay cho họ trước mặt mọi người. Amen.

Joan Nguyễn Chính Kết