Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên – Ngày 20 tháng 6, 2021

 

Phó tế W. Patrick Cunningham

 

Các bài đọc: G 38: 1, 8–11 • Tv 107: 23–24, 25–26, 28–29, 30–31 • 2Cr 5: 14–17 • Mc 4: 35–41   

bible.usccb.org/bible/readings/062021.cfm

 

Một trong những cảnh đáng nhớ nhất trong lịch sử điện ảnh là bộ phim “Butch Cassidy and the Sundance Kid” sản xuất năm 1969. Chán ngán và mệt mỏi vì các xe thư thường xuyên bị cướp, một công ty đường sắt đã thuê một ban thám tử điều tra làm việc phụ trách các toa chở súc vật. Câu chuyện là dàn cảnh thôi, nhưng khi các thám tử cưỡi ngựa lùa ngựa chạy ra khỏi các toa xe lửa, thì cuộc truy đuổi bắt đầu, lúc đó Butch và Sundance nghĩ rằng chẳng mấy chốc xe lửa sẽ hết sạch hơi nước giống như tất cả những cuộc rượt đuổi khác của họ.

 

Nhưng họ đã lầm. Hết lần này đến lần khác, những kẻ ngoài vòng pháp luật đã thực hiện các chiến thuật trốn tránh được lên kế hoạch trước và hết sức đề cao cảnh giác, quan sát từ xa như mọi khi, để xem sự thất bại của cuộc truy đuổi. Nhưng lần này, các thám tử dường như luôn tìm ra đúng phương hướng để làm chủ cuộc truy lùng. Và mỗi lần - tổng cộng ba lần trong phim – thì người này hoặc người kia trong số những tên cướp hỏi: "Những gã kia là ai?" Có cái gì đó kỳ lạ và phi thường nơi những tên đang đuổi họ, và họ không biết chuyện gì.

 

Nghĩ tới cảnh phim đó sẽ giúp chúng ta hiểu được những lời cuối cùng của bài Tin Mừng hôm nay: “Họ đầy kính sợ và nói với nhau rằng: người này là ai đến gió biển cũng phải tuân phục?” Trước đó không lâu, Thầy của họ, vị rabbi phi thường người Galilê là Chúa Giêsu, sau cả ngày giảng dạy bằng những dụ ngôn về Nước Thiên Chúa, đã truyền cho các môn đệ đưa Người sang bên kia bờ hồ Ti-bê-ri-a. Vì vậy, ngay lập tức họ xuống bờ hồ và nhảy lên thuyền đánh cá của họ để đưa Chúa Giêsu đi theo họ. Mặt trời đang lặn, vì vậy cần phải vội vàng. Dường như một nhóm trong đám đông dân chúng đã nghe Chúa Giêsu giảng dạy cũng xuống thuyền để đi cùng các ông.

 

Giờ đây, hồ lớn tựa như nằm trong một cái bát khổng lồ một vùng trũng sâu thuộc Thung lũng đường nứt Á châu-Phi châu kéo dài. Ở bờ phía tây, những ngọn đồi có thể cuốn những luồng gió Tây thổi từ biển Địa Trung Hải vào hồ. Vì vậy, bão có thể nổi lên bất ngờ mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Vào buổi tối hôm đó, một cơn bão đã đến với các tông đồ trong khi Chúa Giêsu, mệt mỏi cả ngày, đang nghỉ ngơi ở phía sau con thuyền. Cơn bão đã tạt nước hồ vào thuyền, và có nguy cơ nước ngập thuyền. Chúa Giêsu vẫn thiu thiu ngủ, vì vậy các môn đệ đánh thức Người bằng lời kêu cứu không phù hợp chút nào trong Kinh Thánh: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng quan tâm sao?” Thánh Mác-cô ghi lại rằng Chúa Giê-su “quở gió và nói với biển rằng: Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ." Vì thế các môn đồ của Chúa đặt ra câu hỏi lớn: "Người này là ai?"

 

Liệu có câu hỏi nào xấc xược để hỏi Chúa Giê-su hơn câu hỏi “Chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng quan tâm sao?” Hôm nay, thánh Phao-lô nói rõ rằng chỉ có “Một Người Chúa Giê-su đã chết cho mọi người. Vậy ai có thể hành động quan tâm hơn là người sẵn sàng chết để cho những kẻ khác được sống không? Đặc biệt để tất cả mọi người không phải chết. Và nếu chúng ta đã được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết nhờ Chúa Giêsu cứu độ, thì giờ đây chúng ta phải có trách nhiệm sống cho Chúa Giêsu, hành động như một người được tạo dựng mới. Giống như Phao-lô, chúng ta hãy nhìn người khác như Đức Kitô nhìn họ, nghĩa như những con người có phẩm giá vô hạn, được Thiên Chúa yêu quý, được dành cho ơn cứu độ và phục sinh nếu họ quay về với Đức Kitô. Như một nhà bình luận đã chia sẻ: “Chính Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng từ hư không, chắc chắn có khả năng tái tạo và làm cho chúng ta, dù nghèo hèn, thất hứa và không có công trạng, cũng được chia sẻ công việc của Người”. Điều đó cho chúng ta một manh mối quan trọng để trả lời câu hỏi, "Người này là ai?"

 

Từ những điều trên dẫn chúng ta nhớ lại câu chuyện về ông Gióp hàng trăm năm qua, có chút liên quan đến bài học đầu tiên của chúng ta. Hãy nhớ lại cốt truyện của sách Khôn Ngoan này. Gióp là một người đàn ông tốt lành có một gia đình hạnh phúc và tài sản kếch xù, Gióp tốt đến nỗi Thiên Chúa đã khoe về ông với Kẻ Thù của Người, tên của nó theo tiếng Do Thái là “Xa-tan”. Xa-tan xin Thiên Chúa để hắn hành hạ ông Gióp và tin rằng thế nào ông Gióp cũng sẽ trách móc Thiên Chúa. Thế là Xa-tan thô bạo cướp đi con cái, nhà cửa, gia súc và đầy tớ của Gióp, nhưng ông vẫn không quay lưng lại với Thiên Chúa. Sau đó, Xa-tan lấy đi sức khỏe của Gióp, để ông phải ngồi trên đống rác, gần như trần trụi, gãi những vết thương trên da thịt và tự hỏi tại sao Chúa lại để ông bị trừng phạt như vậy. Mọi người xung quanh cho rằng vì ông đã phạm tội và bị Thiên Chúa nguyền rủa, nhưng Gióp cực lực quả quyết sự vô tội của mình. Rồi cuối cùng, Thiên Chúa tỏ mình ra với Gióp và nói với ông: “Có phải ngươi đang than trách ngươi chẳng hiểu gì không? Đúng thế, ngươi không hiểu đường lối của Ta, bởi vì ngươi không phải là Thiên Chúa. Ngay đến hướng di chuyển của các cơn bão và các đại dương nằm trong lưu vực của chúng ngươi còn không hiểu, thì làm sao ngươi hiểu được đường lối của Thiên Chúa?"

 

Đối với tất cả chúng ta, nếu chúng ta chạy cuộc đua này bất kể thời gian bao lâu, hãy biết rằng đau khổ, đớn đau thể xác và khủng hoảng tinh thần đều nằm trong sự sinh tồn của chúng ta. Tất cả chúng ta đã có một lúc hay nhiều lần nhìn lên trời và hỏi Chúa những điều như "tại sao lại là con?" Làm sao Thiên Chúa tạo dựng thế giansắp đặt kế hoạch của Người cho thế gian để cho người ta thấy Người luôn tốt lành, luôn bao bọc nhân loại trong vòng tay yêu thương của Người, vậy mà Người lại để chúng ta phải trải qua quá nhiều đau khổ? Hãy đối mặt với vấn đề. Chúng ta làm tổn thương chính mình và những người khác làm tổn thương chúng ta. Chúng ta làm tổn thương người khác, thường là do vô ý. Và thiên nhiên làm tổn hại tất cả chúng ta. Vậy chúng ta nghe Chúa Giêsu nói trên thuyền sau cơn bão rằng: “Tại sao các con sợ? Các con không có niềm tin sao?” Câu trả lời tốt nhất chúng ta thường dễ đón nhận đó những lời của người cha có đứa con trai bị quỷ ám thưa với Chúa rằng: “Tôi tin; xin Ngài giúp niềm tin kém cỏi của tôi!”

 

Thánh Phao-lô cho chúng ta một hệ thống trong kế hoạch của Thiên Chúa để giúp chúng ta hiểu tại sao có đau khổ. Kế hoạch chính của Thiên Chúa được sắp xếp xoay quanh ba mục tiêu lớn: Thứ nhất, Người muốn chúng ta được cứu độ. Ơn cứu độđiều thiện hảo cao nhất dành cho con người, bởi chính vì để con người được cứu rỗi mà Thiên Chúa đã để Con Một của Người phải chịu chết. Thứ hai, Ngài đã tạo dựng chúng ta có tự do tư tưởng và tự do ý chí, nên Người không hành động để làm bại liệt những khả năng đó. Thứ ba, Người muốn chúng ta được hạnh phúc. Việc bảo vệ chúng ta khỏi đau khổ nằm ở vị trí thứ ba, vì sự an ủi dành cho chúng ta hoàn toàn chẳng là gì cả so với hạnh phúc khi chúng ta được giải thoát hoặc được hiệp nhất sau cùng với Người. Nếu chúng ta cùng với Gióp phải ngồi trên đống phân tro, hoặc cùng các môn đệ phải chèo một chiếc thuyền bị ngập nước trên biển hồ bão tố, thì câu trả lời cho lời cầu xin của chúng ta đều giống nhau: “Đừng sợ; hãy tin tưởng”.

 

Thánh vịnh Đáp ca hôm nay là sợi dây nối kết các bài đọc lại với nhau cũng như mọi nghi ngờ chúng ta có thể có. Các rabbi đãcái nhìn mang tính cánh chung về vương quốc của Đấng Mê-si-a, và cuối cùng một ít người trong số họ đã dạy rằng hy tế duy nhất sẽ là lễ hiến tế tạ ơn (todah), một trong những cách thức thờ phượng lâu đời nhất của người Do Thái. Mỗi khi người Do Thái nào trải nghiệm sâu sắc về sự giúp đỡ của Thiên Chúa, thì họ phải cùng gia đình lên Đền thờ để dâng lễ tạ ơn. Thánh Vịnh 107 là một bài ca thích hợp nhất để hát trong nghi thức đó. Thánh Vịnh này bắt đầu cuốn thứ 5 của tập Thánh Vịnh. Giống như nhiều Thánh Vịnh tạ ơn khác, Thánh Vịnh này khởi đầu là: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!” Thiên Chúa đã quy tụ những người có lòng biết ơn từ bốn phương trời lại. Đặc biệt là một số thuộc cộng đoàn đã được cứu thoát khỏi sa mạc điêu tàn. Một số đã được phóng thích khỏi ngục tù vì đã từng vi phạm Lề Luật. Những người khác đã được chữa khỏi bệnh, và nhóm cuối cùng nhóm được nhắc tới trong các bài đọc hôm nay, đó những người đi biển đã bị cơn bão lớn làm khiếp đảm. Trong mỗi trường hợp, họ kêu cầu Thiên Chúa giải cứu, và trong mỗi trường hợp Chúa đều nhậm lời họ khẩn cầu. Trong cuộc đời chúng ta đã có lúc nào từng lâm vào hoàn cảnh như thế chưa?

 

Sau đó hy tế tạ ơn được từng nhóm dâng lên Chúa. Không có súc vật, không có bông lúa nặng trĩu hạt. Hy lễ tạ ơn chỉ có hai thứ là bánh và rượu. Các rabbi Do Thái đã làm đúng. Còn trong Giao Ước Mới, Thời đại Đấng-Mê-si-a của Chúa Giêsu, Bí tích Thánh Thể là hy tế tạ ơn của chúng ta, Bánh Hằng Sống và Chén Cứu Độ chính là Mình và Máu Chúa Giêsu.

 

Nguồn: The Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm B