“Ðức Giêsu trả lời:

“Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo và lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; cò nếu chết đi, nó mới sinh nhều hạt khác.

“Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.

“Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.

“Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.” (Gioan 12:23-26).

 

 

Lời Sống

Tháng Tư 2006

 

 

“Nếu hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình;

còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24)

 

Những lời này của Ðức Giêsu, tài tình hơn là một bài diễn giải, mở ra cho ta thấy bí mật của sự sống.

Không có niềm vui nào của Ðức Giêsu mà thiếu đau khổ được mến yêu đi kèm. Không có sự sống lại mà thiếu cái chết.

Ở đây Ðức Giêsu nói về chính mình, Người giải thích ý nghĩa của sự sống.

Lúc đó chỉ còn mấy ngày nữa là Người phải chết. Ðó sẽ là cái chết đau đớn, nhục nhã. Tại sao chính Người, Ðấng tuyên dương mình là sự Sống, lại phải chết? Tại sao Người vô tội lại phải chịu khổ? Tại sao Người lại bị vu khống, bị vả vào mặt, bị nhạo cười, bị đóng đinh trên thập giá, một kết thúc nhuốc hổ nhất? Và nhất là tại sao NgườI là Ðấng đã luôn sống hợp nhất với Thiên Chúa, lại cảm thấy mình bị Chúa Cha bỏ rơi? Cái chết cũng làm người sợ hãi; nhưng nó mang một ý nghĩa: đó là sự sống lại.

Người đã đến để tụ tập con cái Thiên Chúa bị ly tán lại (Cf Ga 11:52), để đập tan mọi hàng rào chia rẽ các dân tộc và con người, để làm cho con người chia rẽ với nhau nên anh em, để đem lại niềm an bình và xây lập hiệp nhất. Nhưng có một giá phải trả: đó là để kéo tất cả mọi người đến với mình thì Người sẽ bị giương lên khỏi mặt đất, trên thập giá (Cf Ga 12:32). Và đó là một dụ ngôn, dụ ngôn đẹp nhất trong toàn thể Tin mừng:

 

“Nếu hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi

   một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”

 

          Chính Người là hạt lúa đó.

          Trong thời gian lễ Vượt qua, Người đến với ta từ thập giá trên cao, đây là cuộc tử đạo và vinh quang của Người, là dấu chỉ về một tình yêu cực độ. Ở đó Người đã cho đi mọi sự: tha thứ cho những kẻ giết Người, thiên đàng cho kẻ trộm, để lại cho chúng ta mẹ Người cùng thân xác và máu Người, sự sống của Người đến độ phải kêu lên: “Lạy Thiên Chúa con, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”

          Tôi đã viết năm 1944 như sau: “Bạn có biết rằng Người đã ban mọi sự cho chúng ta không? Một Thiên Chúa còn có thể ban điều gì hơn nữa cho ta, Ðấng vì lòng thương yêu, xem ra quên mình là Thiên Chúa?”

          Và Người đã ban cho chúng ta khả năng trở nên con cái Thiên Chúa: Người đã sinh hạ một dân mới, một cuộc tạo dựng mới.

          Ngày lễ Hiển linh hạt lúa được gieo xuống đất cùng chết đi, đã nở ra cây đem lại hoa qủa: ba ngàn người, thuộc mọi dân mọi nước, họ trở nên “một lòng một trí”, sau đó là năm ngàn người, rồi…

 

“Nếu hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi

   một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”

 

          Lời sống này cũng đem lại ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta, cho đau khổ ta phải chịu, rồi một ngày cho cái chết của ta.

          Tình huynh đệ đại đồng mà chúng ta muốn thưc hiện, niềm an bình, hiệp nhất mà chúng ta muốn xây đắp chung quanh, chỉ là một giấc mơ mơ hồ, mau qua, nếu chúng ta không sẵn sàng đi qua chính con đường Thầy đã vạch ra.

          Người đã làm thế nào để “mang lại nhiều hoa quả”?

          Người đã chia sẻ mọi sự với chúng ta. Người đã mặc lấy những đau khổ của ta. Người đã nên sự tối tăm, buồn rầu, mệt mỏi, mâu thuẫn… với chúng ta. Người đã cảm nghiệm sự phản bội, cô đơn, mồ côi… Tắt một lời Người đã nên ‘một với chúng ta’, bằng cách nhận lấy tất cả gánh nặng của ta.

          Chúng ta cũng vậy. Khi mến yêu say mê Thiên Chúa ấy, Ðấng đã nên “người bên cạnh” ta, chúng ta có một cách để nói với Người rằng chúng ta biết ơn Người vô vàn vì tình thương vô biên của Người: đó là sống như Người đã sống. Và đây đến lượt chúng ta cũng nên “người bên cạnh” của tất cả những ai đi bên ta trong cuộc sống, bằng cách luôn sẵn sàng ‘trở nên một” với họ, sẵn sàng nhận lấy sự chia rẽ, chia sẻ đau khổ, giải quyết một vấn đề, với lòng yêu thương cụ thể, lòng yêu thương trở nên việc phục vụ.

          Trong tình trạng bỏ rơi Ðức Giêsu đã cho đi tất cả; trong linh đạo đặt trọng tâm nơi Người, Ðức Giêsu sống lại phải sáng ngời hoàn toàn và niềm vui phải làm chứng cho điều đó.

 

Chiara Lubich


Trở Về Mục Lục | Trở Về Trang Nhà