LỜI SỐNG

Tháng 08.2014

 

“Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác,

thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẻ được tha” (Huấn ca 28,2)

Lời sống này trích từmột trong những sách Cựu ước được viết vào khoảng giữa năm 180 và 170 trước Kitô, tác giả là ông Ben Sira, một hiền nhân, một kinh sư, giảng dạy tại Giê-ru-sa-lem. Ông dạy một đề tài được ưa chuộng trong toàn thể truyền thống khôn ngoan của Kinh thánh: đó là Thiên Chúa nhân hậu với kẻ tội lỗi và chúng ta phải bắt chước cách đối xử của Người.

Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, v ìNgười “là Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giầu tình thương” (Tv 103,8). Người nhắm mắt để không nhìn thấy tội lỗi của ta nữa (xem Khôn ngoan 11,23), Người quên chúng đi, vất bỏ chúng lại sau lưng (xem Is 38,17). Thực vậy, ông Ben Sira còn viết, vì biết sự nhỏ mọn và bần cùng của ta, “Người tha thứ hơn nữa”. Thiên Chúa tha thứ, bởi vì nhưmọi người cha, mọi người mẹ, Thiên Chúa cũng thương yêu các con cái mình và như thế lúc nào cũng bào chữa cho họ, che phủ những lỗi lầm của họ, ban cho họ lòng tín thác và khuyến khích họ đừng bao giờnản lòng.

Vì vừa là cha vừa là mẹ, nên đối với Thiên Chúa yêu thương và tha thứ cho các con cái mình thì chưa đủ. Ước muốn quan trọng của Người là họ đối xử với nhau như anh chị em, đồng lòng với nhau, yêu thương nhau. Tình huynh đệ đại đồng là dự án lớn lao của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Một tình huynh đệ mạnh mẽ hơn những chia rẽ, những căng thẳng, thù oán không thể tránh được, dễ dàng đưa đến hiểu lầm và sai lầm.

Thường thường các gia đình tan vỡ vì ta không biết tha thứ cho nhau. Những giận ghét xa xưa duy trì sự chia rẽ giữa họ hàng, giữa những nhóm xã hội, giữa các dân tộc. Đôi khi cũng có người dạy là đừng quên những sai lầm đã chịu, phải nuôi dưỡng những tình cảm báo thù… Và thù oán làm ngơ đầu độc tâm hồn và gặm mòn cõi lòng.

Có người nghĩ tha thứ là sựyếu đuối. Không, đó là nói lên lòng can đảm tột đỉnh, là tình yêu đích thực, đích thực nhất, vì là vô vị lợi nhất. Đức Giêsu dạy, “Nếu anh em yêu thương những kẻ yêu thương mình, thì nào có công trạng gì? Điều đó mọi người đều làm được: “Anh em hãy yêu thương kẻ thù mình” (xem Mt 5,42-47).

Người cũng đòi chúng ta, bằng cách học hỏi nơi Người, một tình yêu của người cha, một tình yêu của người mẹ, một tình yêu nhân hậu đối với những người ta gặp trong ngày sống, nhất là đối với người sai lầm. Đối với những ai được kêu gọi sống linh đạo hiệp thông, hay linh đạo Kitô, thì Tân Ước còn đòi hơn nữa: “Anh em hãy tha thứ cho nhau” (xem Cl 3,13). Lòng thương yêu nhau hầu như đòi một kết ước giữa chúng ta: đó là luôn sẵn sàng tha thứcho nhau.

Chỉ như vậy chúng ta mới có thể góp phần vào việc tạo nên tình huynh đệ đại đồng.

 

“Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác,

thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẻ được tha” (Huấn ca 28,2)

Những lời này không chỉ mời gọi chúng ta tha thứ, mà còn nhắc nhở ta rằng tha thứ là điều kiện cần thiết để chúng ta cũng có thể được tha thứ. Thiên Chúa lắng nghe chúng ta và tha thứ cho ta theo mức độ ta biết tha thứ. Chính Đức Giêsu khuyên nhủ chúng ta: “Vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy” (Mt 7,2). “Phúc ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7). Thực thế, nếu tâm hồn nên chai đá vì hận thù thì nó cũng không có khả năng nhìn nhận và đón nhận tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa.

Vậy làm thế nào ta sống được Lời sống tháng này? Chắc chắn là bằng cách tha thứ cho nhau ngay lập tức, nếu có người nào ta chưa làm hoà với họ. Nhưng điều này chưa đủ, còn cần phải lục soát mọi ngóc ngách ẩn khuất trong lòng ta và loại bỏ sự dửng dưng thường tình, thiếu lòng nhân hậu, mọi thái độ trịch thượng, không đểý đến bất cứ người nào bên cạnh ta.

Hơn nữa còn cần việc ngăn ngừa. Đây, mỗi buổi sáng tôi nhìn với con mắt mới mẻ những người tôi gặp, trong gia đình, ở trường học, nơi làm việc, ở cửa tiệm, sẵn sàng không kết án, tin tưởng nơi họ, luôn hi vọng, luôn tin tưởng. Tôi đến với mọi người với thái độ ân xá hoàn toàn trong tâm hồn, với thái độ tha thứ đại đồng. Tôi không còn nhớ gì những khuyết điểm của người đó, tôi che đậy mọi sự với lòng mến yêu. Và trong suốt ngày sống tôi tìm cách sửa lại một sự khiếm nhã, một thái độnóng nẩy, bằng một lời xin lỗi hay một thái độ thân thiện. Thay vì một thái độ loại trừ người khác theo bản năng, tôi đưa vào một thái độ đón nhận hoàn toàn, nhân hậu vô giới hạn, tha thứ hoàn toàn, chia sẻ, để ý đến những nhu cầu họ.

Lúc đó khi chính tôi dâng lên Chúa Cha lời cầu nguyện, nhất là khi xin Người tha thứ cho những lỗi lầm của mình, tôi sẽ thấy lời xin của mình được chấp nhận: tôi sẽ có thể nói lên với lòng tin tưởng hoàn toàn: “Xin tha nợ chúng con, cũng như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12)

 

Chiara Lubich

 


LỜI SỐNG 2014