Lời Sống

Tháng Ba 2017

“… nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa” (2Cr 5:20)

Tại nhiều nơi trên trái đất chiến tranh diễn ra đẫm máu xem ra vô tận, và kéo theo các gia đình, bộ lạc và các dân tộc. Cô Gloria hai mươi tuổi kể lại: “Chúng tôi được tin là một làng bị đốt cháy và nhiều người không còn gì cả. Cùng với bạn bè tôi khởi sự quyên góp những thứ cần dùng: nệm giường, quần áo, đồ ăn; chúng tôi lên đường và sau tám giờ đồng hồ chúng tôi gặp những người trong tình cảnh khổ cực. Chúng tôi nghe họ kể lại, lau những giọt nước mắt, ôm lấy họ, an ủi họ… Một gia đình tâm sự với chúng tôi: “Đứa bé gái của chúng tôi lúc đó ở trong nhà bị đốt cháy và xem ra chúng tôi cùng chết với nó. Bây giờ với tình thương của các chị chúng tôi tìm được sức mạnh để tha thứ cho những người đã gây ra chuyện đó!”

Tông đồ Phao-lô cũng đã trải qua một kinh nghiệm: chính thánh nhân, người bách hại các tín hữu Kitô[1], trên cuộc hành trình, đã hoàn toàn bất ngờ gặp gỡ tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, Đấng mà sau đó đã sai thánh nhân đi như sứ giả hòa giải nhân danh Người[2].

Như thế thánhh nhân đã trở nên chứng nhân hăng say  và đáng tin cho mầu nhiệm Chúa Giêsu chết đi và sống lại, Đấng hoà giải thế gian với Người, để tất cả mọi người có thể hiểu biết và trải nghiệm cuộc sống hiệp thông với Người và với người anh em[3]. Và, qua thánh Phao-lô, sứ điệp Tin mừng đã đến được và lôi kéo cả những lương dân, những người được coi là sống rất xa ơn cứu độ: anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa!

Chúng ta cũng vậy, mặc cho những lỗi lầm làm nản lòng hay những sự chắc chắn giả hiệu lừa dối là không cần đến chuyện đó, chúng ta cũng có thể để cho lòng thương sót của Thiên Chúa - một tình thương quá độ! - chữa lành cõi lòng chúng ta và làm cho chúng ta được tự do chia sẻ kho tang qúy báu này với người khác. Như thế chúng ta sẽ góp phần vào dự án hoà bình mà Thiên Chúa đã dành cho toàn thể nhân loại và toàn thể công cuộc tạo dựng và vượt trên những mâu thuẫn trong lịch sử, như Chị Chiara Lubich đã gợi lên trong một bài viết của chị:

“(…) Trên thập giá, nơi cái chết của Con mình, Thiên Chúa đã cho chúng ta một chứng cớ cao cả nhất về tình yêu của Người. Qua thập giá của Đức Kitô, Người đã làm hòa chúng ta với Chúa Cha. Sự thật cơ bản này trong đức tin của chúng ta ngày nay rất hiện đại.

Đó là mạc khải mà toàn thể nhân loại đang chờ đợi: phải, với tình thương của Người, Thiên Chúa gần gũi với mọi người và yêu thương nồng nàn mỗi người. Thế giới chúng ta cần lời loan báo này, nhưng chúng ta có thể làm được điều đó, nếu trước hết ta loan báo và lặp lại cho chính mình, để ta cảm nhận mình được bao bọc bởi tình yêu ấy, cả khi mọi sự làm ta nghĩ nghịch lại (…). Tất cả cách hành sử của ta phải làm cho sự thật mà ta loan báo này có thể tin được. Chúa Giêsu đã nói rõ là trước[4] khi mang của lễ đến bàn thờ chúng ta phải làm hoà với người anh chị em ta, nếu họ có điều gì chống lại ta (cf Mt 5,23-24) … chúng ta hãy yêu thương nhau như Người đã thương yêu chúng ta, mà không đóng kín và không định kiến, nhưng mở rộng đón tiếp và tán thưởng những giá trị tích cực của người thân cận ta, sẵn sàng hiến mạng cho nhau. Đó là giới răn bậc nhất của Chúa Giêsu, huy hiệu của người Kitô, ngày nay còn có giá trị, cũng như vào thời những môn đệ đầu tiên của Đức Kitô. Sống lời này có nghĩa là trở nên những người hòa giải”.

Khi sống như vậy chúng ta sẽ làm cho những ngày sống nên phong phú với những cử chỉ thân thiện và hoà giải trong gia đình và giữa các gia đình, trong Giáo hội của mình và giữa các Giáo hội, trong mỗi cộng đồng dân sự cùng tôn giáo mà ta tham gia.

          Letizia Magri

 

 



[1] Cf. CvTđ 22, 4ss.

[2] Cf. 2Cr 5, 20.

[3] Cf. Ep 2, 13ss.

[4] Toàn thể bản văn trong Città Nuova 1996/24, p.37.


LỜI SỐNG 2017