Đầu Năm 2009, Tổng Kết Tình Hình 2008 

Xin Cho Những Âu Lo Và Nước Mắt Của Chúng Ta Trở Thành

Niềm Hy Vọng Phụng-Sự Và Xin Nguyện Phó-Thác

                                                                          

@by Trần Thị Minh Tâm

Reseach by Trần Quốc Lâm

  

          Trong những ngày vừa qua và sắp tới, tất cả chúng ta không ai mà không khỏi ưu-tư vì những tin tức về nền kinh-tế Hoa Kỳ nếu không nói là của cả Thế-giới. Mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều cú điện thoại, thư, điện-thư (email), và faxes gởi đến từ quý vị để hỏi về chuyện mất-mác thua lỗ các cổ-phiếu, quỹ tín-dụng, quỹ hưu bổng, và làm sao thương lượng với các ngân hàng và các chủ nợ để giảm thiểu các món tiền quý-vị phải trả hàng tháng.

 

          Ảnh hưởng về kinh-tế đem đến ảnh-hưởng về nhiều nan-đề khác. Tỷ số các vụ án gia tăng đến một cách không thể nào ngờ: (1) các vụ án khai phá sản; (2) các vụ án liên quan đến nhà cửa và các tiệm bị ngân hàng tịch thu (foreclosures); (3) các vụ án liên quan đến sự bất-tín và bội-ước của các ngân-hàng (đột-nhiên ngưng “credit line”); (4) các vụ án liên quan đến các nhà thầu xây cất (các ngân-hàng ngưng không tiếp-tục tài trợ); (5) các vụ án liên quan đến giới chủ nhân và công-nhân vì các vụ sa-thải nhân-viên; (6) các vụ án liên quan đến các vấn-đề về cổ phiếu, quỹ hưu bổng, quỹ tiết kiệm, và mutual funds; (8) các vụ án kiện tụng giới chủ nhân; và (9) ngay cả các vụ án về ly-dị và các vụ-án về hình sự (criminal) cũng gia tăng rất nhiều.

  

          Các bạn thân-mến, thảm kịch kinh-tế là một thảm-kịch chung cho cả thế-giới và các nước Hoa Kỳ, không phải riêng gì đối với chúng ta.  Đừng sợ hải vì chúng ta gặp nguy nan trong vấn đề tài chánh.  Cơ sở thương mại của các Bạn không trả nổi nợ ngân hàng? Các Bạn bị sa thải? Các Bạn mất tất cả các cổ phiếu? Trong những lúc có nan-đề, ngoài việc tìm một luật-sư mà các Bạn có-thể tin cậy, chúng ta hãy: 1) cầu-nguyện mỗi ngày; 2) tập thể-dục và ăn uống điều-độ; 3) mỗi người trong gia đình cùng hiệp-sức để cầu-nguyện trước.  Nếu được, chúng ta nên xin đại gia-đình (nếu có), bạn bè, thân hữu cùng cầu nguyện cho chúng ta; và đừng trách móc và đổ lỗi cho người phối-ngẫu và con cái, và đừng bao giờ tuyệt vọng.

 

          Chúa đã đem chúng ta đến xứ sỡ này, Chúa sẽ không bỏ chúng ta đâu.  Năm nay là một năm mang đến nhiều khó-khăn và lo-âu, nhưng cũng mang nhiều hy-vọng. Thiên Chúa lúc nào cũng đem đến cho chúng ta tin-yêu và hy-vọng.  Lần đầu tiên chúng ta có một vị nguyên thủ tài ba người da màu- Ông B. Obama.  Chúng ta cầu-nguyện cho Ông và mong-ước rằng vị nguyên-thủ của chúng ta sẽ tìm được một giải-pháp sáng-suốt cho quê-hương yêu-dấu thứ hai của chúng ta. 

 

Ngòai ra, cuối năm 2008, cả quốc gia Hoa Kỳ xôn-xao về quyển sách “The Shack” viết bởi Ông William P. Young. William P. Young, The Shack (Windblown Media Ca. 2007).  Quyển sách được xuất-bản từ năm 2007, đến năm 2008 mới thật-sự được nhiều người nhắc đến. The Shack nói về tình yêu trác-tuyệt của Thiên Chúa đối với con người; tình yêu mà Thiên Chúa mong-ước mọi người áp-dụng để yêu thương nhau và yêu-thương đồng-loại (giữa người với người). Quyển sách cũng mang đến giải-đáp một câu-hỏi cổ-hữu của con người: “Tại sao thảm kịch xảy đến cho những người hiền-lương?”. Quyển sách còn bàn-luận về sự tha-thứ; làm sao để đối phó với nan-đề; và làm sao để thật sự sống theo thánh ý Chúa và thế nào là theo Thiên Chúa (follow Jesus) hoặc là có-Chúa-trong-chúng-ta.

 

          Quyển sách còn đề-cập đến thảm kịch của con người khi chọn sự tự-do (freedom) khi tách rời khỏi Thiên Chúa. Quyển The Shack nhắc nhở chúng ta rằng Thiên-Chúa là Đấng Nhân-Hậu hay Xót Thương; và Thiên Chúa là tình yêu và là sự tương-quan (love and relationship). Vì yêu chúng ta với tất cả tình-yêu duy nhất của Người, Thiên Chúa cho chúng ta có sự tự-do chọn lựa. Chính vì thế mà Người không ngăn cản khi chúng ta chọn lựa “sự xấu” (Có một người bạn bày-tỏ với tôi rằng: Nếu Thiên Chúa biểu-lộ cho chúng ta biết rằng – Người là thật (God is real, thì sự chúng ta tin theo Người không phải là do tình yêu tự-nguyện và không phải là do sự tự-do chọn-lựa của chúng ta (voluntary and freedom) mà là do sự sợ-hãi (fear). Sợ-hãi Chúa vì nếu Chúa có thật. Chúa sẽ thưởng hay phạt chúng ta căn cứ vào việc chúng ta tin hay không tin nơi Người. Thiên Chúa không muốn như vậy. Người muốn được yêu thương bởi sự tự-nguyện và được tin-cậy do sự chọn-lựa của chúng-ta: Chúa muốn “những ai không thấy mà tin”)

 

   Quyển The Shack là câu chuyện của một người cha, Ông McKenzie Allen Philipps, có đúa con gái  năm tuổi bị bắt-cóc và bị giết bởi một “serial killer” tại một căn chòi nhỏ (the shack). Thi thể của em đã không được tìm thấy. Trong những năm tháng dài tiếp theo đó, người Cha của em mang chứng-bệnh trầm-cảm và Ông sinh-lòng oán-hận Thiên Chúa. Một hôm, Ông nhận được một mẫu giấy ký tên Thiên Chúa (tên thân-mật mà người vợ thân-yêu của Ông đã gọi Đức Chúa Cha là “Papa”) Người hẹn gặp Ông ở nơi chòi-tranh (the shack), nơi cô con gái yêu của Ông bị giết. Ở đây, trong những ngày cuối tuần, Ông đã gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi, và được đối thoại với cả Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần.

 

   Quyển sách The Shack diễn tả những mẫu đối thoại của McKenzie với Thiên Chúa. Ví-dụ Ông mĩa- mai Đức Chúa Cha là Người đã bỏ quên Ngôi Hai khi Chúa Jesus ngẩng mặt lên Trời than-thở: “Eli, Eli, lema sabachthani?” (“My God, my God, why have you forsaken me?”) Matthew 27:46 (NLT).  McKenzie cho rằng Thiên Chúa đã bỏ quên chính con một của mình trên Thập Tự Gía giống như Thiên Chúa đã bỏ quên cô con gái nhỏ (Missy) của Ông ta. Thiên Chúa buồn bã cắt nghĩa cho MacKenzie rằng: Thiên Chúa không bao giờ lìa-bỏ bất cứ ai, thì làm sao Người có-thể lìa bỏ Ngôi Hai, con Một của Người? Người đã ở bên cạnh Ngôi Hai trong những giờ phút đau-thương trên Thập Tự Gía đó! Cũng như cả Ngôi Ba Thiên Chúa đã ở bên cô con gái của McKenzie trong lúc thập-tử-nhất-sanh. Cũng như ngay trong giờ-phút chúng ta đau-khổ nhất (lúc chúng ta tưởng là tuyệt vọng trong lúc làm ăn thua lỗ), chúng ta ngờ-rằng Chúa vắng mặt, nhưng thật ra Thiên Chúa đang ở với chúng ta. Khi chúng ta chỉ đặt trọng tâm vào sự đau-đớn mất-mác của chính mình, chúng ta quên hẳn sự hiện diện của Người ở bên cạnh ta. (“When all you can see is your pain, perhaps then you lose sight of me [God].”) Thiên Chúa cũng nhắc-nhở cho McKenzie nhớ rằng: “Đừng quên là câu chuyện không ngừng ở trên Thập Tự Gía và cảm tưởng bị bỏ quên của Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngôi Hai Thiên Chúa đã sống lại một cách vinh-hiển và đã trở về Trời, và đã được đón nhận trong vòng tay thân-yêu của Đức Chúa Cha. Ôi! Thật là một giây phút tuyệt vời!” Và điều này đã chứng minh cho sự khải-hoàng và sự oai-linh trác-tuyệt của Thiên Chúa Ba Ngôi.  “Don’t forget, the story didn’t end in his sense of forsakenness. He [Jesus] found his way through it and put himself completely into my hands. Oh, what a moment that was!”)

  

          Quyển sách còn nói về tình yêu. Thiên Chúa là tình-yêu. (“I am love . . . . The God who is –the I am who I am – cannot be apart from love!”)  Do đó, sống mà không có tình yêu thương Thiên Chúa trong tim ta, hay là sống mà không yêu thương những người chung quanh ta (living unloved), thì chúng ta giống như một con chim bị lìa cành. Cùng một ý tưởng đó, sống mà không tin cậy tuyệt đối vào tình yêu Thiên Chúa (trust) là sống không tình yêu. Cùng một ý tưởng đó, sống với sự không tha-thứ, với lòng ghen-ghét, sự hận-thù, và lo-âu cũng như sợ-hãi là một cách sống không tình-yêu thương và tin cậy vào Thiên Chúa; đó là một lối sống ‘unloved.” (“The person who lives by their fears will not find freedom in my love. . . . To the degree that those fears have a place in your life, you neither believe I am good nor know deep in your heart that I love you. You sing about it; you talk about it, but you don’t know it.”)  Sống không tình yêu, chúng ta không thể bay bổng, không thể thăng hoa, và không thánh hóa được. Ngòai ra, khi chúng ta tha-thứ cho người nào làm chúng ta đau khổ, chúng ta giải tỏa cho mình trước. (“Forginess is first for you, the forgiver.  . . . [F]orginess is an incredible power- a power you share with [God], a power Jesus gave to all whom he indwells so that reconciliation can grow.”)  Kế đó, sự tha-thứ của chúng ta đã như một sự trao lại người ấy cho Thiên Chúa để Người sửa đổi họ. Và tất cả tình yêu thương và tha-thứ, chúng ta sẽ có được, nếu chúng ta nhờ vào sự cậy giúp của Đức Chúa Thánh Thần.

 

   Khi McKenzie hỏi Thiên Chúa: Làm thế nào để “sống-đạo.”  Thiên Chúa trả lời: Hãy mời Thiên Chúa vào tâm-hồn của chúng ta, để chúng ta có được sự tương-quan mật thiết hằng ngày với Thiên Chúa. Ngài không muốn là số-một trong đời chúng ta. Ngài muốn “tất-cả-chúng-ta” (cả linh hồn và tâm trí của chúng ta). (“My purpose from the beginning was to live in you and you in me.”)  Thiên Chúa muốn ở trung-tâm điểm của cuộc đời của chúng ta. Nếu Thiên Chúa ở trong ta và ta ở trong Người, chúng ta sẽ phải từ -bỏ sự độc-lập. Chúng ta sẽ nhìn như Thiên Chúa, nghe như Thiên Chúa, đụng-chạm như Thiên Chúa, và suy nghĩ như Thiên Chúa. Người không bao giờ bắt-buộc chúng ta phải nhận sự-hiệp-nhất với Người. Đó phải là do sự tự-nguyện của chúng ta. Người muốn chia sẽ với chúng ta niềm vui của sự thành công, nổi lo-âu về tài-chánh, sự đau buồn vì sự lăng nhục, sự đau đớn về thể xác, sự đau khổ trong tâm hồn khi chúng ta mất một người thân yêu, khi chúng ta gặp một nan đề về công ăn việc làm, hoặc khi chúng ta bị oan-khiên. (“Being my follower is not trying to be like ‘Jesus,’ it means for your independence to be killed.  I came to give you life, real life, my life. We will come and live our life inside of you, so that you begin to see with our eyes, and hear with our ears, and touch with our hands, and think like we do. But we will never force that union on you. If you want to do your thing, have at it. Time is on our side.”)  Những lúc đau-đớn tận-cùng, hãy chia-xẻ và nói chuyện cùng Thiên Chúa, và hãy phó thác cho Thiên Chúa (“. . . . as much as you are able, rest in what trust you have in me [God], no matter how small . . . .”).

 

   Quyển sách The Shack còn nói về tương quan giữa vợ-chồng: “trong sự liên-hệ của vợ-chồng, không nên cho rằng ai là người đúng, ai là người sai; nhưng tình vợ chồng phải đứng trên căn bản tình yêu và là sự tương-quan (love and relationship).

 

          Quyển sách còn đề cập đến sự phê bình. Mỗi khi gặp đau-khổ và đối-đầu với một thảm-kịch, chúng ta phê bình và óan trách Thiên Chúa. Mỗi ngày, chúng ta phê bình những người chung quanh theo tiêu-chuẩn của chúng ta. Chúng ta cho là chúng ta đạo đức hơn. Bằng sự phê-bình và mạ-lị, chúng ta ném đá vào những người bị chúng ta phê-bình. Phê bình một người khác là chúng ta cho rằng chúng ta tốt-đẹp, cao-cả, và trong-sạch hơn họ. (“Judging requires that you think yourself superior over the one you judge.”) Nhưng bằng tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn của Thiên Chúa hay của con người? Mỗi quốc gia có một tiêu chuẩn riêng. Cái mà chúng ta cho là tội-lỗi, ở một quốc gia khác là sự hy-sinh? Làm sao chúng ta dám xét đoán người mà chúng ta cho là có tội, khi chính họ đã được tha-thứ và đã có một liên-hệ mật thiết với Thiên Chúa hơn cả chính chúng ta với Thiên Chúa? Sự tốt và xấu định nghĩa bởi con người (bởi chúng ta), nhiều khi khác với định nghĩa tốt và xấu của Thiên Chúa. Điều duy nhất muốn theo đúng quan niệm “tốt” của Thiên Chúa: đừng suy đóan người khác theo lối của chúng ta mà hãy sống phó thác vào Thiên Chúa. Hãy từ -bỏ sự tự-do của con người và lệ-thuộc vào Thiên Chúa. Ngày nào chúng ta ngưng phán-đoán Thiên Chúa và Anh-Chị-Em đồng loại, đó là ngày chúng ta được có Chúa ở trong chúng ta.

 

          Tại sao thảm kịch xảy ra đến cho những người hiền-lương? Một điều rất quan trọng trong The Shack: Thiên Chúa không tạo ra những thảm kịch. Tại sao Chúa không cản ngăn? Chúa có những lý do mà chúng ta không thể hiểu nổi trong lúc này. (“I could have chosen to actively interfere in her [your daughter]’s circumstance. . . [It] was not an option for purposes you cannot possibly understand now.”)  Nhưng Chúa đã biến những thảm-kịch thành Hồng-Ân. Từ những thảm kịch đau đớn, Người Cha vĩ đại Trên Trời của chúng ta đã biến thành những chương trình để làm cho chúng ta được tốt đẹp hơn. Hãy từ -bỏ sự tự-do của chúng ta. Đừng phán-đoán Thiên Chúa và hãy tìm hiểu Người là ai. Chúng ta sẽ ôm-choàng được tình yêu của Người giữa sự đau-thương của chúng ta, thay vì xua-đuổi Người ra khỏi tâm-hồn của chúng ta theo cách suy nghiệm của chúng ta. (“God has never needed evil to accomplish his good purposes.  It is you humans who have embraced evil and [God] has responded with goodness. . . . Return from your independence, give up being his judge and know [God] for who He is.  Then you will be able to embrace his love in the midst of your pain, instead of pushing him away with your self-centered perception of how you think the universe should be.”)  The Shack nhắc đi nhắc lại –điều mà chúng ta nên làm trong những lúc thất bại và đau khổ là: ‘Phó Thác và Tin Cậy”. Xin cho đức tin của chúng ta vững mạnh trong những giờ phút đau thương và lo buồn. Hãy nhớ rằng cuộc đời của chúng ta chỉ là nơi tạm trú cho một sự sống thật sẽ đến trong tương lai. . (“This life is only an anteroom of a greater reality to come. No one reaches their potential in your world.  It’s only preparation for what [God] had in mind all along.”) Hãy nhớ rằng có Chúa bên cạnh chúng ta, chúng ta không sợ hãi điều gì (“Jesus [is] []here, so [I] ha[ve] nothing to worry about.”) Đoạn kết của quyển sách thật là diểm-tuyệt. Ông McKenzie biết được con gái Ông đang ở trong vòng tay Thiên Chúa. Ông khỏi chứng bệnh trầm cảm và tìm được tình yêu và sự bình-an đích thực trong Thiên Chúa và trong gia đình.

 

          Bạn quý mến, quyển sách The Shack, cũng như phim The Passion of Christ, là những tuyệt tác phẩm đã an-ủi nhiều người trong thời gian này. Làm sao để đối phó với nan-đề? Trước thảm trạng kinh-tế xảy ra trên toàn cầu và cho chính chúng ta; hay là trước những sự chết-chóc; phong ba và bảo-tố, chúng ta có hai cách chọn lựa: hoặc tức giận và thất chí, hoặc cầu nguyện và đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Niềm tin là Thiên Chúa có chương trình cho chúng ta và chúng ta tiếp tục ca-ngợi và cảm tạ Thiên Chúa, cầu nguyện, tin cậy và phó thác, và hổ-trợ tinh thần cho nhau….  (“. . . . As much as you are able, rest in what trust you have in me [God], no matter how small . . . .”).  Thật là dịệu-kỳ, thưa quý bạn, nếu chúng ta tiếp tục Vinh Danh, Ngợi Khen, Tạ Ơn Thiên Chúa, và Phó Thác trong những giờ phút âu-lo nhất, và tiếp tục chúc-phước cho chúng ta và chúc phước cho nhau, chúng ta sẽ được một sự bình an tuyệt vời từ bên trong tâm hồn của chúng ta. Các bạn hãy thử nghiệm đi. Mỗi ngày hãy ngợi khen Thiên Chúa, hãy nói lớn lên và nói với nhau, chúng ta sẽ qua khỏi sự khó-khăn này và chúng ta sẽ thạnh-vượng. (“Just say out loud. There is power in what my children declare.”) Qúy bạn sẽ thấy sự nhiệm mầu của Ngợi Khen. Cảm-tạ, Phó Thác và nhất là Tin-Cậy vào Thiên Chúa. (“Therefore I say unto you, What things soever ye desire, when ye pray, believe that ye receive them, and ye shall have them.”)  Mark 11:24 (King James version).[i]

  

          Xin cho tâm-trí của chúng ta lúc nào cũng nhớ mãi lời Linh mục Tạ văn Bình, lúc Ngài thay mặt các gia-đình nạn nhân “Sherman Bus Crash” để nói lên những lời từ đáy tim của Ngài cùng Thiên Chúa: “Xin cho nước mắt của chúng con trở thành niềm hy vọng phụng sự.”

  

          Xin Đức Chúa Thánh Thần cho chúng ta đức tin, một trái tim đầy tình yêu, và sự bình an trong Chúa Giê-Su. Xin Đức Chúa Thánh Thần cho chúng ta ơn kiên-nhẫn (patience) biết chờ đợi thời-giờ của Thiên Chúa; biết tử-tế (kindness), và có một tấm lòng nhân hậu (goodness). Cho chúng ta biết trung thành cùng Thiên Chúa và những người chung quanh (faithfulness); có được đức-tính dịu-dàng (meekness); và biết kiềm-chế (self control).  Xin cho chúng ta có ơn khôn ngoan và một tâm hồn can đảm để phụng sự Thiên Chúa. Hiện nay công lý đang thiếu thốn khắp mọi nơi, ở ViệtNam và ngay cả ở đất nước Hoa Kỳ và trên thành-phố thân yêu của chúng ta -- Miền đất hứa mà Thiên Chúa đã chọn.  Công lý phải được phục hồi trên Quốc Gia yêu dấu này, thưa quí bạn.

 

          Xin cho chúng ta có hồng-ân để hiểu biết về quyền-năng vô biên của sự cầu nguyện. Vì sự cầu nguyện có thể thay đổi tất cả. Sự cầu-nguyện mở tất cả các cánh cổng. (“The greatest and the best talent that God gives to any man or woman in this world is the talent of prayer,’ writes Principal Alexander Whyte.”)[ii]  

 

          Xin cho chúng ta có hồng-ân để hiểu biết về quyền-năng vô biên của tình yêu. Cho chúng ta có ơn Đức Chúa Thánh Thần để biết yêu thương. Những học giã về Kinh Thánh gọi 1 Corinthians Doan 13 từ câu 1-13 là đoạn diễn-tả về tình yêu trác-tuyệt nhất trong Kinh Thánh:“. . . . [I]f I have all faith so as to remove mountains, but do not have love I am nothing. And if I give all my possession to feed the poor, and if I deliver my body to be burned, but do not have love, it profits me nothing.” 1 Corinthians 13:1-13 (NLT) (“Giá như tôi có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến thì tôi cũng chẳng là gì. Giá như tôi đem hết gia-tài cơ-nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân-xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến cũng chẳng ích gì cho tôi”). Nhà Thần Học Billy Graham gọi đoạn nói về tình yêu trong 1 Corinthians Đoạn 13 là một đóa hoa diễm-lệ nhất trong ngôi vườn hồng-ân của Thiên Chúa. (“When we reflect on the meaning of love [in 1 Corinthians 13], we see that it is the heart what the summer is to the farmer’s year. It brings to harvest all the loveliest flowers of the soul.  Indeed, it is the loveliest flower in the garden of God’s grace.” Billy Graham, The Holy Spirit, p. 247 (Billy Graham 1988).

 

   Xin cho các bạn-hữu, những người anh-chị -em trong Chúa của chúng ta, và chính chúng ta có can đảm để thực hành lời Mẹ Teresa đã dạy: “Vì Thiên Chúa còn yêu thương loài người quá tha thiết, cho nên Người tiếp tục hiến thân mình cho nhân-loại qua Anh- Chị- Em [và chính chúng ta]. Nguyện cho các Anh-Chị-Em [và chính chúng ta] được là ánh sáng của tình yêu Thiên Chúa tỏa đến cho mọi người, để cuộc đời chúng ta trở thành công cụ tốt đẹp cho Thiên Chúa xử dụng.”[iii]

 

Xin nguyện mọi vinh-quang và danh-dự đều thuộc về Thiên Chúa là Cha muôn thuở muôn đời!

  

 

 

 



[i] God remembers His Covenant (“Just Read Me.”) “My covenant will not break, nor alter the thing that is gone out of my lips.” Psalm 89:34. One important law: You will have what you speak. “A man’s belly shall be satisfied with the fruit of his mouth; and with the increase of his lips shall he be filled. Death and life are in the power of the tongue: and they that love it shall eat the fruit thereof.” Proverbs 18:20, 21. “Life and death are in the power of the tongue. You will have what you say! “I assure you that you can say to this mountain, ‘May God lift you up and throw you into the sea,’ and your command will be obeyed.  All that’s required is that you really believe and do not doubt in your heart. Listen to me! You can pray for anything, and if you believe, you will have it. But when you are praying, first forgive anyone you are holding a grudge against, so that your Father in heaven will forgive your sins, too.” Mark 11:23. (See also Matt.12:34; James 3:2-12.) (See also Andrew Wommack, A Better Way to Pray (Andrew Wommack Ministries 2007)).

 

[ii] Brian Kolodiejchuk, M.C., Mother Teresa Come Be My Light, The Private Writings of “Saint of  Calculta” at p.325[Emphasis added].

 

[iii] E.M. Bounds, E.M. Bounds On Prayers at p. 178 (Hendrickson Publisher, Inc. 2006). (“Everything then, as now, was possible to the men and women who knew how to pray. Prayer, indeed, opened a limitless storehouse, and God’s hand withheld nothing. Prayer introduced those who practiced it into the world of privilege, and brought the strength and wealth of Heaven down to the aid of finite man. What rich and powerful power was theirs who had learned the secret of victorious approach to God! With Moses it saved the nation; with Ezra it saved the church. . . .”)


Mục Lục Sống Lời Chúa