Hòn đảo thánh Tê-rê-xa

29/3/2014 focolare.org

 

“Nơi các bạn có sự giầu có đích thực”, chị Maria Voce đã nói như vậy, trong cuộc viếng thăm đảo thánh Tê-rê-xa, môt khu thuộc thành phố Recife mà một thời được gọi là “Đảo hỏa ngục”.

 

“Điều gây ấn tượng cho tôi nhất là bức tường đó. Nhưng cái nghèo là ở bên ngoài bức tường, còn sự giầu có là ở bên này. Bởi vì sự giầu có là tình thương, là khả năng cho đi, khả năng chia sẻ. Đang khi đó ở bên ngoài là lợi lộc, cạnh tranh…” Chị Maria Voce, chủ tịch Phong trào Focolare, trong những ngày này đang viếng thăm nước Brazil, đã nói như vậy ngày 25 tháng ba vừa qua, khi từ giã Đảo thánh Tê-rê-xa, một khu của thành phố Recife.  à cha Giancarlo Falletti nói: “Hôm nay chúng tôi đã đi học, anh em là thầy dạy chúng tôi. Đó là một hồng ân Chúa ban, nó thúc đẩy chúng tôi phải nói lời: Cám ơn!”

Bức tường mà chị Maria Voce nói tới đã được xây lên một vài năm trước để không “làm phiền” những khách hàng của  khu shopping xây ở phía bên kia đường, khi họ thấy cảnh nghèo nàn của khu này. Bức tường đó giống như một biểu tượng cho sự phân biệt xã hội.

Nhưng đâu là những dấu hiệu của sự giầu sang mà chị Maria Voce nói tới? Cái tên của khu phố này trược kia là “Hòn đảo Hỏa ngục”, vì sự sa đọa trầm trọng dân chúng sống lúc đó. “Sứ điệp Tin mừng được những người thuộc Focolare đem ra sống mà cách đây 50 năm họ chia sẻ mọi sự với chúng tôi và cùng nhau họ đã tìm ra cho chúng tôi những phương thế để trợ giúp, sứ điệp đó đã trở thành cái giải phóng chúng tôi từ bên trong – ông Johnson, người hướng dẫn cuộc viếng thăm khu phố đã nói như vậy - và đã mở ra một chân trời mới, đã làm cho chúng tôi nên những “chủ thể” của cuộc biến đổi môi trường xã hội chúng tôi”.

Thực vậy, năm 1968 một nhóm những người của Phong trào tham gia vào lời mời gọi của Đức Tổng giám mục Recife là ĐC Helder Câmara, để tìm cách biến đổi thực tại địa phương. Lúc đó các sinh viên và giáo sư, các luật sư và bác sĩ, các công nhân và những người nội trợ đã đến Hòn đảo này, họ mong muốn tham gia vào cuộc sống của dân cư để cùng nhau tìm ra một giải pháp.

Dần dần một cộng đoàn thành hình, với ý thức công dân sâu xa. Họ lập nên hiệp hội dân chúng trên Đảo, trở thành những người chủ đạo cho công cuộc phát triển của mình. Công cuộc mở rộng dân chủ của xứ sở đã lập nên những hệ thống tham dự mới để bàn thảo với xã về việc dùng những tài nguyên kinh tế công cộng. Nhiều cuộc chinh phục đã được thực hiện: đưa điện năng đến vùng, làm đường xá; trường học và trung tâm y tế, đã được thực hiện với sự cộng tác của các giáo viên, bác sĩ và y tá của Phong trào, họ đã được xã trưng dụng. Danh sách những cuộc chinh phục còn dài. với lòng kiêu hãnh ông Johnson lặp lại nhiều lần: “Chúng tôi đã đạt được tất cả với sức mạnh đối thoại, với sức mạnh của cộng đoàn, mà không để cho một chính trị gia nào mua chuộc”.

Chặng cuối cùng của cuộc viếng thăm Đảo thánh Tê-rê-xa là Trung tâm dành cho trẻ em và thiếu nhi, trung tâm đón nhận các em trong những giờ ngoài giờ học, đưa các em ra khỏi đường phố, khỏi nguy hiểm của bạo lực và ma túy. Các em được huấn luyện vững chắc về nhân bản và tinh thần, với những sinh họat khác nhau về ca nhạc, thể thao. Trung tâm này được hiệp hội AACA điều hành, hiệp hội được rát nhiều người ủng hộ, nhất là của các gia đình Focolare ở Brazil và tại nhữngnước khác.

“Ở đây người ta thấy hạt giống Tin mừng đã đem lại nhiều hoa trái” - chị Maria Voce cỏn nói với những người điều khiển Trung tâm. “Ra khỏi đây chúng tôi không chỉ mang trong tâm hồn các bạn, mà giữ đó như mẫu gương và sự khuyến khích cho toàn thể Phong trào trên thế giới”.


Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa