CANH THỨC TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH

 

Thánh Thể là nguồn mạch và tuyệt đỉnh

của việc loan báo Tin Mừng

 

 

1. Dẫn nhập

Chúng ta vừa tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các tông đồ. Trong bữa ăn đó Chúa đã lập phép Thánh Thể để ở lại với chúng ta cho đến tận thế, đồng thời Người cũng thiết lập chức Linh Mục, khi truyền cho các tông đồ hãy làm việc Người vừa làm mà nhớ đến Người, nhờ đó hy tế Vượt Qua của Người được tái hiện và Người luôn hiện diện giữa chúng ta cho đến tận thế, để tiếp tục cứu độ thế giới.

Trong bữa Tiệc Ly, Chúa lại còn quì xuống rửa chân cho các tông đồ, để lại cho chúng ta mẫu gương sống yêu thương phục vụ, nếu muốn trở nên môn đệ đích thực của Người.

Vì thế, tối nay sau Thánh Lễ, Hội Thánh tha thiết mời gọi các tín hữu hãy ở lại canh thức cầu nguyện với Chúa một thời gian, nhớ lại lời Chúa đã nói với các tông đồ : “Các con hãy ở lại đây mà canh thức với Thầy”, khi Chúa vào vườn Cây Dầu để cầu nguyện với Chúa Cha và trải qua cơn hấp hối hãi hùng.

 

2. Hát chầu Thánh Thể :

    “Con quì gối thờ lạy Chúa”

hay :    “Phút linh thiêng” (TCCĐ 211)

(Sau đó, thinh lặng cầu nguyện trong giây lát)

 

3. Lời nguyện (do chủ sự hay một người đọc chậm rãi)

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin vững vàng Chúa là Thiên Chúa hằng hữu, Đấng dựng nên muôn loài trên trời dưới đất. Vì yêu thương loài ngöôøi lầm lạc tội lỗi, đánh mất hạnh phúc Nước Trời mà Chúa đã dành sẵn cho, Chúa đã xuống thế làm người, đi khắp đó đây để rao giảng Tin Mừng cứu độ, thi ân giáng phúc cho bao ngöôøi, sau cùng chịu khổ nạn và chịu chết nhục nhã trên cây thập giá để chuộc tội lỗi chúng con. Hôm trước ngày Chúa chịu chết, trong bữa ăn tối cuối cùng với các tông đồ, Chúa đã lập phép Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa tha thiết kêu mời chúng con chạy đến với Chúa để được sống và sống dồi dào.

Đáp lại lời Chúa mời gọi, tối hôm nay chúng con muốn ở lại đây, để cầu nguyện với Chúa, cùng chia sẻ những tâm tình và ước nguyện sâu xa nhất của Chúa, trong những giờ phút cuối cùng, trước khi lìa bỏ thế gian này mà về cùng Chúa Cha. Chúa muốn qui tụ mọi ngöôøi thành một đoàn chiên duy nhất theo sau một mục tử duy nhất là chính Chúa, hầu dẫn đưa mọi ngöôøi đến nguồn sống đích thật và vĩnh cửu. Xin cho chúng con biết ra sức đưa nhiều người về với Chúa, trong Năm Thánh Truyền Giáo này của Giáo Hội Việt Nam.

 

4. Đọc Lời Chúa : Ga 6, 48-58

         “…”                

5. Hát Đáp Ca : “Ta là Bánh Hằng Sống”  

 

6. Suy niệm : 

a.   Chúa Kitô là Bánh ban sự sống cho loài ngöôøi

Chúa Kitô là Bánh của Thiên Chúa từ trời xuống và ban sự sống cho thế gian. Ăn bánh này là đến với Người và tin vào Người. Mầu nhiệm Thánh Thể là nguồn mạch đem đến sự sống cho thế gian. Phép Thánh Thể là nơi tập trung và là chóp đỉnh của mầu nhiệm Chúa Kitô, từ lúc Người Nhập Thể cho đến khi chịu chết và sống lại, làm hy lễ hiến dâng chính mình Người cho thế gian được sống. Bí tích Thánh Thể là của ăn và của uống, làm cho ta được kết hợp với Chúa Kitô, là bảo chứng cho sự sống đời đời và là nguồn hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa. Sinh hoạt của cộng đoàn Kitô giáo, nảy sinh từ Chúa Thánh Thần ngày Lễ Hiện Xuống, cho chúng ta thấy rằng Thánh Thể tựa như mặt trời, nguồn cung cấp năng lượng, đã làm cho Giáo Hội sơ khai tăng trưởng và đã thúc đẩy Giáo Hội nhiệt thành ra đi loan báo Tin Mừng, công bố sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô đến tận cùng trái đất (Cv 1,8). Tinh thần truyền giáo này kín múc được hứng khởi trong phép Thánh Thể. Trong thời kỳ bách hại ở các thế kỷ đầu, Thánh Thể còn là nguồn sức mạnh giúp các tín hữu đứng vững trong những cơn thử thách, bắt bớ.

(Tạm ngưng giây lát)

Hát : Dự Tiệc Thánh (TCCĐ 208)

 

b) Thánh Thể và việc phúc âm hóa

Khi Hội Thánh vâng lệnh Chúa mà cử hành phép Thánh Thể, Chúa Kitô thực sự hiện diện với cộng đoàn, như là Đấng đã chết và sống lại, khoâng ngừng thực hiện ơn cứu độ mà Người đã hoàn tất moät lần là đủ, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Thánh Thể khoâng chỉ là hiệu quả công trình cứu độ của Chúa Kitô, mà là chính Chúa Kitô Cứu Thế, trong chính hành động cứu độ của Người, trong toàn thể mầu nhiệm, đời sống và sứ vụ của Người. Như vậy, chúng ta nhìn nhận rằng, Chúa Kitô, Đấng loan báo Tin Mừng và là nội dung của việc loan báo đó, tiếp tục hiện diện và hoạt động nhờ phép Thánh Thể. Người còn muốn Hội Thánh, khi họp nhau cử hành Thánh Thể, cũng loan báo Tin Mừng, như lời thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Corintô : “Thật vậy, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết, cho tới ngày Chúa đến” (1 Cr 11,26). 

Thánh Thể là bí tích trung tâm của việc loan báo Tin Mừng vì Thánh Thể nằm ở trung tâm Hội Thánh và toàn thể đời sống kitô hữu. Như công đồng Vaticanô II đã khẳng định : “Phép Thánh Thể là nguồn mạch và tuyệt đỉnh của toàn thể công việc rao giảng Tin Mừng” (PO 5). Mọi nỗ lực nhằm đem lại sự sống sung mãn, mà Hội Thánh đã lãnh nhận từ Chúa Kitô, xuất phát từ phép Thánh Thể và qui hướng về Thánh Thể. Tham dự bí tích Thánh Thể cách chân thật cũng phải là lúc ngöôøi kitô hữu kiểm điểm lại tình trạng đời sống cá nhaân và cộng đoàn của mình, đồng thời làm mới lại những cam kết loan báo Tin Mừng. Người kitô hữu khoâng chỉ cử hành Thánh Thể mà còn phải sống bí tích này, nghĩa là diễn tả bằng những việc công bằng và bác ái điều mình đã cử hành, nói lên cho mọi ngöôøi ý nghĩa của tình yêu, bằng chứng tá đời sống của mình.

 

c) Thánh Thể, bữa tiệc huynh đệ

Con ngöôøi cần có của cải đời này, đặc biệt là lương thực, để sống. Tiếc thay, có rất nhiều ngöôøi quanh ta còn đang thiếu thốn những thứ cần thiết nhất, mà họ có quyền được hưởng, để sống cho ra ngöôøi. Hàng ngàn ngöôøi (trẻ em, thanh niên, ngöôøi lớn và ngöôøi già lão), đang chết đói chết khát, bị bỏ rơi và cô đơn, chịu những bất công và túng thiếu, trước sự thờ ơ của một phần lớn loài ngöôøi lãng phí biết bao của cải mà lẽ ra có thể nuôi sống những ngöôøi bất hạnh kia. Đối với ngöôøi kitô hữu cử hành Thánh Thể và rước lễ, tình trạng này thách thức chúng ta, vì nó trái ngược hẳn với sự hiệp thông trọn vẹn đạt đến tuyệt đỉnh trong phép Thánh Thể. Thánh Thể cô đọng và cống hiến cho chúng ta lịch sử tình yêu, sự dấn thân phục vụ và hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài ngöôøi. Chúng ta khoâng thể tách rời phép Thánh Thể khỏi ý nghĩa yêu thương và phục vụ, mà khoâng đi ngược với giáo huấn của Chúa. Bởi lẽ, trong bữa Tiệc Ly, khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu biểu lộ cách đặc biệt mối liên kết chặt chẽ giữa việc chia sẻ Mình Máu Thánh Chúa với đức yêu thương và việc phục vụ. Việc thông phần vào tấm bánh được bẻ ra biến chúng ta thành moät đoàn dân sẵn sàng hiến dâng mạng sống, đặc biệt là hiến thân phục vụ những ngöôøi nghèo khổ. Hiểu được như thế và cam kết xây dựng tình huynh đệ và công bằng, thì khi đó việc loan báo Tin Mừng được thực hiện, khi đó hạt giống Tin Mừng nảy mầm và lan rộng.

(Tạm ngưng giây lát)

Hát : Luật yêu thương (TCCĐ 143)

 

d) Thánh Thể và Truyền Giáo

Người Kitô hữu, cùng với toàn thể Hội Thánh, cần ý thức và không ngừng làm mới lại ơn gọi và sứ mạng của mình, để sống đúng với căn tính của mình, như những ngöôøi có trách nhiệm về ngöôøi khác. Chúa Giêsu nêu gương sáng ngời cho chúng ta trong việc chu toàn sứ mạng với moät lòng trung thành và vâng phục hoàn toàn đối với thánh ý Chúa Cha. Sứ mạng của Chúa Kitô đã được trao phó cho Hội Thánh và cho mỗi phần tử của Hội Thánh, ngõ hầu mỗi ngöôøi, tuỳ theo ơn gọi riêng của mình, góp phần làm cho công trình của Chúa Kitô được tiếp nối để xây dựng Hội Thánh và đem lại ơn cứu độ cho toàn thế giới, cho đến khi mọi sự được nên trọn.

Việc cử hành Thánh Thể thúc đẩy cộng đoàn tín hữu quyết tâm thi hành sứ mạng của mình với moät nhiệt tình mới, noi gương cộng đoàn kitô hữu tiên khởi. Cộng đoàn kitô hữu tại An-ti-ô-ki-a gởi các phần tử của mình đi truyền giáo, sau khi đã ăn chay, cầu nguyện và cử hành Thánh Thể (Cv 13,1-4).

Phép Thánh Thể là “nguồn mạch và sức mạnh cho việc truyền giáo” vì Thánh Thể đem đến cho chúng ta đức mến, là ân huệ hàng đầu và lớn nhất cần thiết cho mọi việc tông đồ truyền giáo, như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nhắc nhớ trong thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc (RM 60). Lời giải tán cộng đoàn và phép lành kèm theo ở cuối thánh lễ không phải chỉ là moät lời mời gọi phân tán, nhưng chính là lệnh lên đường để ra đi chu toàn sứ vụ đã nhận lãnh. Mỗi lần tham dự Thánh Thể, chúng ta được long trọng sai đi thi hành sứ vụ truyền giáo.

(Tạm ngưng giây lát) 

Hát :   Lạy Chúa xin hãy sai đi (TCCĐ 199)

hay : Đường con đi  (TCCĐ 201)

hay : Giờ đây Chúa sai tôi (TCCĐ 202)    

 

7. Cầu nguyện (Có thể hai hay ba người thay phiên nhau đọc)

 

-      Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa, Chúa đã cho chúng con được gia nhập cộng đoàn Hội Thánh Chúa, để chúng con được ơn cứu độ và sống dồi dào nhờ chính sự sống của Chúa, để mai ngày chúng con được cùng Chúa đoàn tụ trong Nước Chúa Cha trên trời. Chúng con xin ngợi khen và cảm tạ tình thương vô biên của Chúa.

-      Chúng con cúi xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi chúng con đã phạm mất lòng Chúa, nhất là những tội thiếu sót bổn phận truyền giáo, chỉ lo sống ích kỷ cho riêng mình, mà quên lãng bổn phận làm việc tông đồ, loan báo Tin Mừng của Chúa chung quanh chúng con, ít là bằng đời sống bác ái và phục vụ vô vị lợi. Xin cho chúng con nên như muối cho đời và ánh sáng cho thế gian, để những ngöôøi chưa được may mắn nhận biết Chúa, tìm được chân lý hạnh phúc cho đời mình.

-      Là những con người bất toàn, ngu tối, lại đầy khuyết điểm, chúng con tha thiết xin Chúa ở bên chúng con, đổ Thánh Thần của Chúa xuống trên chúng con, để Người hướng dẫn, dìu dắt và che chở chúng con, hầu công việc loan báo Tin Mừng chúng con muốn đảm nhận có được kết quả tốt đẹp, đưa được nhiều ngöôøi tin nhận Chúa và sống theo giáo huấn của Chúa, trong đại gia đình của Chúa là Hội Thánh.

-      Lạy Chúa, rất nhiều khi, chúng con cảm thấy mỏi mệt, tâm hồn và thân xác rã rời, với nhiều ưu tư lo lắng cho cuộc sống. Chúng con chẳng có gì để chia sẻ với anh em chúng con. Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Chúng con muốn làm thợ gặt cho Chúa, nhưng tài hèn sức yếu. Xin Chúa ban ơn giúp sức cho chúng con, đặc biệt trong Năm Thánh truyền giáo này, để chúng con trước hết sống cho xứng danh ngöôøi môn đệ của Chúa, con của Cha trên trời, làm chứng cho tình yêu Chúa đã đem đến cho loài ngöôøi, hầu góp phần đưa nhiều anh chị em đồng bào chúng con về với Chúa, làm thành một đoàn chiên duy nhất, chung quanh vị mục tử duy nhất là chính Chúa, để mọi ngöôøi được sống, và được sống dồi dào, bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.

 

8. Kinh Truyền Giáo (nếu còn thời gian)

(Có thể kết thúc giờ canh thức bằng một bài hát truyền giáo ngắn, mọi ngöôøi đều thuộc ).

Đề nghị bài : Lời nguyện truyền giáo (TCCĐ 200)

hay : Đem Tin Mừng (TCCĐ 165)

hay : Thần Khí Chúa (TCCĐ 193)    

 

 

Giáo Phận Đàlạt

Mùa Phục Sinh 2004


Trở Về Trang Mục Lục Giáo Dục
Trở Về Trang Nhà