CHƯƠNG BỐN

NÊN GIỐNG CHÚA KITÔ

(Mục Đích # 3 của Warren:

“ Các Bạn được tạo dựng để nên giống Chúa Kitô” Ngày 22 - 28

 

Với Ngày 24, mục sư Rick Warren trong văn phong đặc biệt và cách ngắt quảng riêng, cung cấp cho độc giả một trợ giúp đầy sức mạnh nhưng không gây ngạc nhiên trong hành trình của họ nên giống như Chúa Kitô. Đó tất nhiên là cuốn Kinh Thánh,mà theo lý lẽ ông đưa ra là còn hơn một cuốn sách dạy nấu nướng về giáo lý. Ở một trong các đoạn tinh tế nhất cuốn sách của ông, Warren trình bày chi tiết sức mạnh của Lời Chúa.

 

Lời Chúa làm phát sinh sự sống, tạo nên đức tin, đem lại thay đổi,làm ma qủy sợ hãi, làm ra các phép  lạ, chữa lành các thương tổn, xây dựng tính cách, biến đổi các hoàn cảnh, phổ biến niềm vui, vượt thắng nghịch cảnh, chiến thắng cám dỗ, truyền hy vọng, giải phóng sức mạnh, tẩy sạch tâm trí chúng ta, làm cho các vật hình thành và bảo đảm cho tương lai chúng ta mãi mãi! Đừng coi đó là điu ta được ban tất nhiên. Các bạn phải coi đó cũng quan trọng cho sự sống các bạn như là lương thực.

 

Tín hữu Công giáo La Mã có thể và sẽ phải nói :” đúng vậy, đúng vậy, đúng vậy” về các tuyên bố nầy. Nhưng họ cũng biết rằng có những dị biệt quan trọng trong cách tiếp cận Kinh Thánh của ông và cách tiếp cận Công giáo.

 

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM SÁNG TỎ

 

§ CÁC SÁCH KINH THÁNH CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

Trong suốt thế kỷ qua có thể chính xác khi giữ ý kiến rằng Kinh Thánh Công giáo và Tin Lành khác biệt nhau. Kinh Thánh Tin Lành theo ý kiến dè dặt của một số học giả, nói chung  thường bỏ đi bảy cuốn trong Cựu Ước gọi là kinh ngụy tác hoặc là các Sách phụ quy chuẩn: Tobia, Giuđit, Khôn Ngoan, Giáo Sĩ, Baruc, Macabê I & II và một phần Sách Daniel và sách Esther.

  Thêm vào đó, Martin Luther bác bỏ những sách Tân Ước như thư Thánh Giuđa, Thư gửi Do Thái, Thư Giacôbê và Sách Khải Huyền.

   Tất cả những sách nầy đều có trong các sách Kinh Thánh Công giáo và bị loại ra khỏi một số Kinh Thánh Tin Lành.

   Ngày nay, tuy thế, có lẽ đa số Kinh Thánh đều gồm có hết những bản văn bị tranh cãi ấy.

   Chẳng hạn, cuốn Kinh Thánh Song Song Đầy Đủ được Nhà Xúât Bản Đại Học Oxford ở New York phát hành, lưu ý ở trang đầu “Bao gồm các sách Cựu Ước và Tân Ước cùng với Các Sách ngụy thư và phụ quy chuẩn” đối với  Phiên Bản Tiêu Chuẩn [bản]mới đựơc duyệtKinh Thánh tiếng Anh được duyệt ( chủ yếu các bản dịch Tin Lành) Kinh Thánh nước Mỹ [bản] MớiKinh Thánh Giêrusalem [bản]Mới (cả hai chủ yếu do các học giả Công giáo).

 Tôi không nắm rõ mục sư Rick Warren giữ lập trường nào về điểm nầy. Như chúng ta đã nêu trên đây, ông trích dẫn từ 15 bản dịch trong sách của ông, kể cả bộ Kinh Thánh [bản]Mới nước MỹKinh Thánh Giêrusalem [bản] Mới.

 Tuy nhiên, liếc nhanh các ghi chú của ông (trang 327 – 334 - cuốn Purpose Driven Life tiêng Anh. ND], tôi tìn thấy ông tham chiếu những cuốn bị Martin Luher bác bỏ, nhưng không có tham chiếu nào ở bảy cuốn ngụy thư và phụ quy chuẩn.

 

§ KINH THÁNH MÀ THÔI

Truyền thống Tin Lành, kể cả các giáo hội phái phúc âm, coi những câu “đã được ghi  lại”, chính Kinh Thánh, như là mạc khải chính thức duy nhất Lời Chúa. Tôi có thể đoán rằng mục sư Rick Warren cũng tán thành sự tin tưởng ấy.

   Người Công Giáo La Mã,tuy thế, vì vô cùng tôn kính Kinh Thánh, thấy đó là Lời Thiên Chúa linh ứng và dùng Kinh Thánh trong bất kỳ việc thờ phượng nào, cũng tin vào các lời được nói ra, truyền thống “khẩu truyền” của Giáo Hội. Tín hữu Công giáo tin vào cả Sách Thánh lẫn Thánh Truyền.

  Giáo Lý Hội Thánh Công giáo tóm lược lời giảng dạy ấy trong những câu nầy:

 

 Cùng một nguồn mạch

+ 80. “Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết và giao hữu mật thiết với nhau, vì cả hai phát xuất từ một nguồn mạch duy nhất nlà Thiên Chúa, có thể nói là cả hai kết hợp nên một toàn bộ và hướng về cùng một mục đích”. (DV 9). Cả hai đều làm cho mầu nghiệm Đức Kitô được hiện diện và sinh hoa trái trong Hội Thánh, chính Người đã hứa ở lại với môn đệ ‘mọi ngày cho đến tận thế;” (Mt 28,20)

 

nhưng hai mô thức lưu truyền khác nhau

+ 81. “Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa đựơc ghi chép lại dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần”

         “ Thánh Truyền chứa đựng Lời Thiên Chúa mà Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần đã ủy thác cho các tông đồ và lưu truyền toàn vẹn cho những người kế nhiệm các ngài, để nhờ Thánh Thần chân lý soi sáng, họ trung thành gìn giữ,trình bày và phổ biến qua lời rao giảng:

+ 82 Do đó,Hội Thánh, được ủy thác nhiệm vụ lưu truyền và giải thích Mạc Khải,”không chỉ nhờ Thánh Thần mà biết cách xác thực tất cả những điều mạc khải, chính vì thế, cả Thánh  Kinh lẫn Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình yêu mến và kính trọng như nhau” (DV 9)

+ 97. “Thánh Truyền và Thánh Kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa (DV 10) trong đó, Hội Thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình như trong một tấm gương”.

+ 100. Nhiệm vụ giải thích cach chân chính Lời Thiên Chúa được uỷ thác riêng cho Huấn Quyền,tức là cho Đức Giáo Hoàng và cho các giám mục hiệp thông với Người”.

(NB. Các trích dẫn trên đây đều từ Giáo Lý Hội Thánh Công Giao, bản dịch Ban Giáo Lý TGP Tp. Hồ Chí Minh,NXB. TP Hồ Chí Minh 1997)

 

NHỮNG ĐIỀU KHẲNG ĐỊNH và LÀM CHO PHONG PHÚ

 

§ ẤP Ủ DƯỠNG NUÔI CÁC MỐI LIÊN HỆ

 Trong việc phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ với Chúa Kitô và với tha nhân, chúng ta cần phải khắc ghi ba điểm : tự bản tính chúng ta là đơn độc và biết rõ tình trạng cô độc; do sự yếu đuối con người, chúng ta không thể hoàn toàn tránh được những cảm tưởng cô đơn; tình yêu xả thân quên mình lấp những hố ngăn cách do sự cô độc của chúng ta tạo nên và có thể làm dịu đau khổ  do sự cô độc gây nên.

   Tự chính bản chất của mình, chúng ta cô độc, và là những cá thể riêng biệt tách rời khỏi tất cả mọi kẻ khác. Không một ai káhc có vân tay của chúng ta,ADN hoặc ngay cả số An Sinh Xã Hội của chúng ta . Sự cô đôc ấy được biểu thị bằng nhiều cách.

   CÁC QUYẾT ĐỊNH: dù nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng suy nghĩ, ý kiến và do vậy ảnh hưởng  tiến trình đưa ra quyết định của chúng ta, nhưng chỉ chúng ta mới có quyền đưa ra lựa chọn cuối cùng – có hay không, làm điều nầy hoặc không làm điều nọ.

   CÁC CÁM DỖ: Flip Wilson, trong một sê-ri truyền hình từ lâu rồi, đã đưa ra lời nhận xét nỗi tiếng: “tôi bị ma xuy quỷ khiến làm điều ấy”. Vả lại, vố số những ản hưởng có thể làm suy yếu hoặc giảm thiểu tốu đa sức mạnh ý chí của chúng ta chống lại các cám dỗ và vì thế giảm bớt trách nhiệm của chúng ta đối với một số hành động hoặc không hành động. Hơn nữa, cuối cùng chỉ có chúng ta mới chọn sa ngã hoặc vượt thắng một cám dỗ.

  CÁI CHẾT:  Thật đáng ước ao có được một người nào đó ở bên cạnh chúng ta,    gần và ôm chúng ta vào lòng vào khi chúng ta chết. Bất kể thế nào, chúng ta cũng phải đi qua cánh cổng ấy từ nơi nầy để đến cõi vĩnh cửu một mình. Chỉ duy bản thân chúng ta trải nghiệm chính cái chết của mình.

   THIÊN CHÚA : Thân mẫu Cha Henri Nouwen sống một đời thánh thiện.  Người phụ nữ dũng cảm và cao cả nầy nói với con trai bà rằng  Bà sợ đối mặt với Thiên Chúa vô cùng thánh thiện và trình ra với Đức Chúa những tội lỗi của Bà. Sự bất đăc dĩ như vậy có thể làm những người quen biết Bà Nouwen như là một qúy bà rất thánh thiện, phải ngạc nhiên. Tuy vậy, càng phải soi sáng, sự tối tăm của chúng ta càng trở  nên rõ ràng hơn; Tương tự như thề, càng gần gũi với Thiên Chúa, tình trạng tạo vật của riêng chúng ta càng nên rõ rệt hơn, bản tính nghiêng chiều về tội lỗi càng nỗi bật. Ngừơi phụ nữ nầy, với cái nhìn sáng suốt ấy, biết rõ Bà phải đối mặt một mình với Thiên Chúa.

   THẤT VỌNG và ĐAU BUỒN: Khi những nỗi thất vọng lớn lao hoặc những cái chết trong gia đình đi vào cuộc đời chúng ta, thông thừơng chúng ta có thể trông cậy vào sự hiện diện của ít nhất nhiều người để nâng đỡ chúng ta. Những hàng chữ lớn tại các nhà tang lễ để  báo giờ giấc và con số thực tế những lời an ủi, là những minh hoạ rõ rệt cho hiện tượng nầy. Nhưng vì thời giờ vẫn chạy, do vậy sự sống và người thất vọng hoặc đau buồn rồi cũng phải đối phó mọi sự một mình.

   Các tín hữu Công giáo La mã,tuy vậy, không bao giờ hoàn toàn cô độc về mặt thiêng liêng. Họ có thể tìm được nâng đỡ qua niềm tin vào Thiên Thần Hộ Thủ, Thiên Chúa Ba Ngôi, sự nối kết với các thành viên khác của Giáo Hội, là Nhiệm Thể Chúa Kitô và là Dân Chúa.

    Do sự yếu đuối con người, chúng ta không thể hoàn toàn tránh né đuợc sự cô độc. Tuy nhiên sự cô độc là một tình cảm, một cảm xúc và tự bản chất chập chờn giống như sóng, lên xuống như thủy triều, trỗi dậy rồi lại rơi xuống, đến rồi đi.

 

    Hình ảnh một con thuyền chuyển động qua khối lượng nước to lớn nào đó và khuấy tung một loạt con sóng lớn có thể làm sáng tỏ nhận định nầy.  Khi rút cuộc những con sóng đi vào bờ, những tay bơi kinh nghiệm biết phải làm sao  để lao ra và lặn qua chúng. Họ có thể cảm nhận được tiếng sóng va chạm mạnh mẽ ở chân và nhạn ra rằng nước sẽ chóng rút đi, để họ có thể ngoi lên bề mặt và hít thở khí trời.

 

    Tuy thế, những tay bơi không có kinh nghiệm hoặc lành nghề nhảy lặn qua các con sóng hoặc hiểu được rằng nước sẽ mau rút lui, có thể hoảng hốt một cách vô ích trong cố gắng  trồi lên mặt nước. Những cố gắng vùng vẫy điên cuống của họ chỉ làm cho tình hình thếm xấu và lắm khi còn dẫn đền những hậu quả tai hại.

 

   Một sự ý thức về các cảm giác có bản chất như sóng nước nầy, gồm cả sự cô độc và buồn đau kèm theo những mất mát sâu xa về người, có thể giúp ích cho chúng ta. Chúng ta rút cuộc cũng hiểu được rằng cảm xúc rồi sẽ lắng xuống, để cho chúng ta được thở lại và chúng ta chỉ cần để cho sóng chảy tràn qua ngừơi chúng ta.

 

  Chúng ta không thể tránh sự cô đơn được do chính bản tính chúng ta hoặc là do thân phận yếu đuối con người chúng ta. Nhưng tình yêu giúp chúng ta nối kết với tha nhân, lấp hố sâu ngăn cách khi nối lại các quan hệ và cũng có thể làm giảm nhẹ rất nhiều các cơ hội và cường độ của sự cô độc.

   Tình yêu không tuân theo một định nghĩa nào hết, nhưng khái niệm cho rằng tình yêu đòi hỏi chủ yếu sự xả thân quên mình,thu hút được sự đột phá của nó. Đối nghịch với tình yêu hẳn là việc tự cho mình là trung tâm.

 

  Mỗi ngày giới thiệu cho chúng ta một loạt những cơ hội để có một câu trả lời xả thân quên mình hoặc khép kín lòng mình. Chẳng hạn, một ai đó có một điều thâm kín đè nặng tâm hồn có thể ước mong gặp chúng ta về điều ấy. Với một cách thế quên mình, chúng ta có thể ngay tức khắc chia sẻ  một ít thời giờ qúy giá để lắng nghe,hoặc với một cách vị kỷ, từ chối trao đổi chuyện trò với lý do là  thời khoá biểu của chúng ta đã đầy kín.

 

    Đức Gioan-Phaolô II thường xuyên tuyên bố rằng tâm hồn con người không hài lòng trừ khi nó xả thân quên mình .

 

    Tuy vậy nên lưu ý rằng có những tình huống mà tình yêu chân thật có thể đòi hỏi một người nào đó cho phép tha nhân yêu mến và phục vụ họ. Điều ấy thường xảy đến khi người ta bị đau ốm nặng hoặc bị khuyết tật.

§ NHỮNG TRÙNG KHỚP RÕ RÀNG

 

Điệp ca cho một Thánh Vịnh Thánh Ca trong Thánh Lễ cầu xin Chúa “cho chúng con thấy lòng nhân hậu của Chúa và chúng con sẽ được cứu độ”. Nói cách khác, hãy giúp chúng con nhận ra LonG Nhan Người Hiện Diện trong mọi sự kiện trong cuộc sống mọi ngày của chúng con.

   Chúng ta nhìn thấy đIều nầy được biểu lộ trong câu chuyện say mê  kể về việc tiên tri Êlia (I V 19, 1 – 15). Thiên Chúa bảo Ngài đi ra khỏi hang đi lên sườn núi và “Đức Chúa sẽ đi ngang qua”. Liền sau đó liên tiếp nhau có một cơn gió mạnh, có đất đai rung chuyển và có lửa bừng cháy.Nhưng Đức Chúa không ở trong bất cứ thứ nào. Tuy vậy, cuối cùng Thiên Chúa phán với tiên tri qua một tiếng thì thầm nho nhỏ.

   Đã từ nhiều năm qua, cuốn tiểu thuyết The Celestine Prophesy [Lời Tiên Tri Thời Xưa] của James Redfied lọt vào danh sách các sách bán chạy (best-seller). Ngay từ việc nghiên cứu hiểu biết sâu sắc các nhân vật, họ đã ý thức những điều trùng khớp trong đời sống, những sự kiện xảy ra không chỉ thuần túy do tùnh cờ, mà “được hướng dẫn bởi một sức mạnh nào đó không thể giải thích được”, những kinh nghiệm đem lại một cảm giác mầu nhiệm, sự xáo động và sự sống.

   Chúng ta cũng có thể diễn tả điều ấy như sau : Những sự trùng khớp rõ ràng trong đời sống chúng ta có thể dẫn chúng ta đến sự siêu việt, đến một nhận thức về Sự  Hiện Diện của Chúa trong mọi việc xảy ra hằng ngày.

   Trong suốt thế chiến thứ II, một bác sĩ đã có gia đình bị mất tích trong những trận giao tranh ở quần đảo Thái Bình Dương. Bà vợ bắt đầu làm tuần cửu nhật tôn vinh Thánh Nữ Têrêxa, Bông Hồng Nhỏ, Đấng đã hứa khi còn tại thế rằng một khi đã lên trời, Ngài sẽ gửi hoa hồng như là một dấu chỉ Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện.

  Bà vợ ông bác sĩ sinh sống trong vùng người Do Thái  chiếm đa số áp đảo. Khi làm tuần cửu nhật được vài ngày, một người hàng xóm gõ cửa mang cho bà một món quà . Người phụ nữ Do Thái bạn của bà không hiểu biết chút gì về tuần cửu nhật, về Bông Hồng Nhỏ hoặc về những đáo hồng. Nhưng chị tặng bà vợ ông bác sĩ một tá hồng đỏ.

   Chẳng bao lâu sau đó, chồng bà được tìm thấy bình an vô sự. Cho đến cuối đời, bà nhìn thấy nơi những đoá hồng ấy một dầu chỉ Sự Hiện Diện đặc biệt và đầy yêu thương của Thiên Chúa..

 

§ HÃY ĐỌC KINH THÁNH và THUỘC LÒNG CÁC CÂU KINH THÁNH

Mục sư Rock Warren nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta đọc Kinh Thánh chỉ mười lăm phút mỗi ngày, chúng ta sẽ đọc hết trọn bộ Kinh Thánh mỗi năm một lần. Ông cũng liệt kê những lợi ích của việc học thuộc lòng các câu Kinh Thánh. Thực hành ấy sẽ “giúp các bạn chống lại cám dỗ, đưa ra được những quyết định khôn ngoan và chia sẻ đức tin của mình với tha nhân”.

   Có những bình luận gọi được là song song  với  lời chỉ bảo của ông trong truyền thống Công giáo.

   Khi Giáo Hội [ Công giáo] đưa ra Sách Bài Đọc cho việc phượng tự Công giáo, thì một nhu cầu đối với những người đọc sách được huấn luyện để công bố các bản văn được ấn định trong tiếng mẹ đẻ nỗi lên. Một nhà giáo dục tôn giáo, là chuyên gia phụng vụ và là nhà thần học, đã công bố một danh sách 25 gợi ý tiến trình chuẩn bị của những người đọc sách nầy. Ba trong số đó đồng nhất với nhau: Hãy đọc Kinh Thánh mỗi ngày.

  Cố tác giả và là diễn giả về linh đạo hết sức nỗi tiếng, Henri J.M. Nouwen, có một lần mô tả kiểu cầu nguỵện riêng của mình. Trước khi đi ngủ, Ngài đọc các văn bản Kinh Thánh của Thánh Lễ ngày hôm sau (Sách Bài Đọc cung cấp bài đọc đầy đủ cho Thánh Lễ ngày Chúa Nhật lẫn ngày thường trong tuần). Từ những đoạn ấy, Cha Nouwen chọn ra một từ, một câu hoặc một hình ảnh đánh động Ngài nhất. Trong khi chờ giấc ngủ đến hoặc thức giấc giữa đêm khuya, tác giả nhớ lại từ,câu hoặc hình ảnh ấy.  Chúng trở nên một thứ hình tượng linh thiêng đem đến cho Ngài một nơi trú ẩn an toàn và thánh thiện, khi - theo như Ngài cho biết – Ngài có thể bị cám dỗ thờ lạy bụt thần. Ngày kế đó, trong suốt giờ cầu nguyện chiêm niệm của mình, Cha Nouwen quay lại với trích đoạn từ Kinh Thánh ấy như là khởi điểm cho suy tư của Ngài.

 

§ ĐÔI MẮT CHĂM CHÚ NHÌN LÊN CHÚA GIÊSU

   

 Trở nên giống Chúa Kitô, theo lời Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Do Thái, có nghĩa là “hướng con mắt chăm chú nhìn lên Chúa Giêsu, ngườii hướng dẫn và làm cho đức tin nên hoàn hảo” (Dt 12,1)

 

§ CÁM DỖ

 

Chúa Kitô giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Người đã bị cám dỗ khi bắt đầu sứ vụ và trong Vườn Giệt-si-ma-ni ở cuối cuộc đời rao giảng công khai. Người đã chế ngự, vượt qua một cách rõ ràng và đã kháng lại thành công các cám dỗ nầy.

   Gương ấy phải giúp chúng ta hiểu được sự khác biệt dứt khoát giữa tội lỗi và cám dỗ. Tội lỗi xảy ra khi chúng ta không chủ tâm tự do đi theo mệnh lệnh của Chúa ở trong chúng ta. Cám dỗ, mặc cho mãnh liệt hung dữ đến đâu, cũng không phải là một tội trừ khi chúng ta sa ngã.

   Một số người hướng dẫn trong thời qúa khứ đã không chú ý đến việc phân tích rõ giữa tội và cám dỗ cũng như giữa tội trọng ( chẳng hạn tội sát nhân hoặc ngoại tình) và tội nhẹ (ví dụ khó chịu, nặng lời). Thất bại trong việc phân tích ấy sẽ gây ra tai hại lớn trong đời sống thiêng liêng của chúng ta.

   Nhiều ngừơi cùng thời với chúng ta vật lộn với những thói nghiện ngập, không chống lại được cám dỗ để rồi lạm dụng những thứ như là rượu,ma túy,tình dục và ăn uống.

  Để chiến thắng những thứ nghiện ngập như thế, người ta không được phủ nhận chúng , song phải thừa nhận là có vấn đề.  Sau đó tuân giữ nghiêm nhặt những bước tiếp theo, thì mới có thể dẫn tới việc kiểm soát được thói nghiện và sắp xếp được đời sống lành mạnh.

 

Trở nên giống Chúa Kitô cũng có nghĩa là  tin cậy phó mặc cho Chúa Giêsu hướng dẫn chúng ta, nâng đỡ chúng ta và nâng chúng ta dậy khi chúng ta vấp ngã.

 


 

Mục Lục