TÀI LIỆU ĐỌC THÊM (02)

 

GIÁO HỘI CỦA CHÚA BỊ TRẦN TỤC HOÁ TỪ BÊN TRONG

PHÂN TÍCH CÁC MỤC TIÊU TẦM CỞ HÀNH TINH CỦA RICK WARREN

 

Bài viết được đăng trong tạp chí “Tin Mừng” [La Bonne Nouvelle], do cây bút Eric Ropp.

Xét ảnh hưởng Warren hiện đã có và còn hơn thế ảnh hưởng mà ông được mời gọi thủ đắc trong tương lai trên phong trào phái Phúc Âm, kể cả ở Pháp, chúng tôi thấy cần phải cho biết nhiều  hơn với con người, về những khái niệm hướng dẫn hành động của ông cũng như về các phương pháp làm việc của ông và những mục tiêu mà ông nhắm tới cho tương lai. Vai trò của ông trong việc dẫn dắt các giáo hội vào con đừơng lầm lạc đang và sẽ  là một trong những vai trò quan trọng nhất. Bài viết nầy chủ yếu đước rút ra từ cuốn sách của Rudolf Ebertshauser : ”Sự phát triển của các giáo hội hay là sự quyến rũ các giáo hội”( NXB Sanddornweg, 2007)

 

TRÀO LƯU DUY CHÍNH THỐNG, KỂ CẢ LÀ KITÔ GIÁO,

SẼ LÀ MỘT TRONG NHỮNG KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA THẾ KỶ XXI.

Rick Warren

 

1. CÁC KHÁI NIỆM HƯỚNG DẪN HÀNH ĐỘNG CỦA RICK WARREN

   Kế hoạch « vận động » của Rick Warren được toả ra theo một chiến lược mới gồm việc làm cho các giáo hội tăng trưởng về con số và tầm vóc bằng việc làm cho chúng thích nghi với tinh thần thế gian. Ebertshauer nhận xét rằng : “Kết qủa cuối cùng không phải là một thế giới được dẫn về cho Chúa Kitô vì sự cứu rỗi của những người bị hư đi (dù điều đó có thể xảy đến một cách ngoại lệ),nhưng Giáo Hội của Chúa bị xã hội hoá, bị mục nát và bị hủy diệt từ bên trong…Đến Thánh của Thiên Chúa bị báng bổ ô uế  bởi những sự điều tiết thích nghi đã được nhắm sẵn : nhạc pop và rock, sân khấu ca kịch thế tục và phong cách sống thế tục khác »

Những cuốn sách của Warren không chứa đựng công khai và ồ ạt nững giáo lý sai lạc. Với tư cách một người « theo phái Phúc Âm » lắm kinh nghiệm, ông ta biết phải nói các sự việc như thế nào để không gây ra nghi ngờ đối với những độc giả tín đồ. Tuy nhiên, trong rất nhiều điểm, ông đưa ra những ý tưởng mang dấu ấn những lời giảng dạy sai. Chẳng hạn, những cựu tín đồ Thời Mới (New Age) trở thành Kitô-hữu đã làm cho chúng ta chú ý tới sự việc là Warren làm theo các phương pháp của phong trào nầy và Warren kể ra tên những nhân vật thuộc phong trào ấy »

Tinh thần nầy của Thời Mới hiện rõ trong cuộc vận động « 40 NGÀY ĐỂ KHÁM PHÁ ĐIỀU CHÍNH YẾU » : khái niệm tủ « cuộc hành trình thiêng liêng » làm khung đỡ cho cuộc vận động nầy rất hay được sử dụng trong ngôn ngữ của phong trào Thời Mới. Nó giải thích quy trình thay đổi dẫn đến một tình trạng ý thức mới. Không làm điều ấy một cách công khai, Warren mời gọi các độc giả của ông hãy lấy ông, chính ông, làm người linh hướng trong cuộc hành trình nầy, mà ông đã chuẩn bị kỹ càng, để suốt 40 ngày nầy, độc giả nhận được một « viễn cảnh mới «  cho đời sống mình. Điều đó  xuất hiện rõ rệt hơn khi người ta đọc, ở cuối lời ngỏ cuốn sách, rằng độc giả ký cam kết với Warren sẽ theo ông suốt 40 ngày. Làm như thế, độc giả một cách nào đó đặt mình dưới sự kiểm soát của ngừơi cố vấn [ giáo dục viên] của mình.

Được đào tạo ở trường phái Robert Schuller, một người gây được lòng tin tột cùng, bản thân Warren cũng đã giảng dạy ở trường của Schuller. Ngay từ năm 1974, Warren đã ấn tượng bởi cuốn sách của Schuller : « Giáo Hội của bạn có một tương lai vô cùng lơn lao ».

Theo lời chứng của chính vợ ông, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Schuller và dù về sau cố tình thoát ra khỏi kể từ năm 1998, thì vẫn còn ảnh hưởng ấy. Thái độ nầy giải thích qua sự việc là sự gần gũi với người gây được uy tín lớn ấy sẽ làm hại uy tín ông bên cạnh những ngừơi theo phái Phúc Âm bảo thủ. Tuy vậy ông vẫn duy trì những nguyên tắc hành động của vị cố vấn ấy, mà một trong những nguyên tắc căn bản nhất là : “Một giáo hội phải lưu tâm cung ứng các nhu cầu của dân chúng ở chung quanh » Và trong cuốn sách của ông : “Một cuộc đời, một đam mê,một số phận » [bản tiếng Pháp cuốn Purpose Driven Life], Warren đã lấy lại « tư duy tích cực » nầy của Schuller về tầm quan trọng của việc trau dồi sự qúy trọng mình. Điều đó còn xuất hiện rõ rệt hơn trong một bài ông viết cho một tờ báo phụ nữ báng bổ (Tạp Chí Nội Trợ Quý Bà, tháng 3.2005) trong đó người ta đọc thấy : “Hãy học cách yêu thương chính các Vị ! Lòng tự trọng của các Vị vẫn luôn ít vững chắc sau bao năm như thế sao ?...Hãy tự chăm sóc mình…Thiên Chúa chấp nhận chúng ta vô điều kiện và dưới mắt Người, chúng ta  rất qúy báu và vô giá…Hãy tin ở chính mình »

Chương trình làm việc của ông  gồm cả việc lập nên một cầu dẫn nguy hiễm một cách đáng kể hứơng về sự hiệp nhất thế giới các tôn giáo bằng việc nại tới sự thần bí « Kitô giáo »[hình thức mộ đạo đăc biệt dẫn con người tới chỗ đạt được một sự liên kết cá nhân với Thiên Chúa bằng việc phó trót cho Chúa và tan chảy trong Chúa - định nghĩa của Ebertshauser]. Bởi vậy ông giới thiệu những lời giảng dạy của Thầy Laurence, một thầy dòng Công giáo, tác giả cuốn « Sự hiện diện của Thiên Chúa » (Bill Hybels cũng giới thiệu cuốn sách nầy). Hơn thế nữa, ông còn khuyến khích duy trì (và trải nghiệm) sự hiện diện của Thiên Chúa bằng  những lời cầu nguyện « theo nhịp hơi thở »[ những công thức cầu nguyện không thể nghe thấy theo nhịp thở. Chẳng hạn : « Người ở cùng con ! » hoặc « Con đón nhận ơn Người ! »] Thực tế đó là những kỹ thuật suy gẫm của ngoại giáo, trong đó các câu được lấy lại theo các mantras. Rất nhiều nhà huyền bí khác cũng được kể ra  [Henri Nouwen,kẻ tin rằng có nhiểu con đường khác (ngoài Kitô giáo) tới Thiên Chúa, kể cả những con đường huyền bí của dân ngoại, Thánh Gioan Thánh Giá, Bà Guyon, Mẹ Têrêxa…]

 

2. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

 Một sự đánh giá cuốn sách của Rock Warren khiến ta phải nói rằng ông không hề truyền đạt một lời giảng dạy  có tính chất Kinh Thánh về Phúc Âm hoặc và đời sống Kitô hữu. Đúng hơn đó là một sự vận dụng khó mà phát hiện ra ai là ngừơi dẫn vào con đường lầm lạc. Năm nguyên tắc của Ông [ Nhắc lại sau đây : Các Bạn được dựng nên để  1). Vì ý thích của Thiên Chúa  2) Để nên thành phần gia đình Chúa   3). Để nên giống như Chúa Kitô    4). Để phục vụ Chúa   5). để hoàn tất một sứ mệnh] là một đường tắt và một sự làm sai lệch chân lý Kinh Thánh làm ngừơi tìn hữu lệch hướng bản chất thật sự của đời sống môn sinh. Sư vâng phục đơn thuần Lời Chúa và sự lệ thuộc bất biến vào Thiên Chúa dưới sự dẫn đắt của Chúa Táhnh Thần, bị làm lệch hướng có lợi cho một sự độc lập đối với Chúa Kitô và có lợi cho một sự vận dụng nhào nặn từ phía người phụ trách ácc linh hồn. Hãy nhớ lại rằng, rất thương xuyên, những câu trích Kinh Thánh không tương quan một ácch rõ ràng với những khẳng định của Warren, nhất là khi ngươi ta so sánh những điều khẳng định ấy với những bản dịch Kinh Thánh đáng tin [Bản dịch mà ông ưa thích,‘The Message’(Sứ Điệp)của E.H.Peterson, không thật sự là một bản dịch. Chẳng hạn, việc ông trích dẫn Rm 12,3 : « Cách duy nhất đang tin để chúng ta hiểu biết chính mình, chính là qua những gì Thiên Chúa là và qua những gì Người làm cho chúng ta », trong khi bản « Segond » dịch : » Nhờ ân sủng Chúa đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi ngừơi trong anh chị em đừng đánh giá mình qáu cao, song hãy mặc lấy những tâm tình  khiêm nhu, theo lượng đức tin mà Thiên Chúa đã phân páht cho mỗi người ». Việc nghiên cứu hai cuốn sách của Rick Warren ( cuốn nầy và cuốn thứ 2 : « Giáo Hội : một đam mê, một ứôc vọng ? ») dẫn Ebertshauer tới nhận định nầy : «  Lời giảng dạy trong hai cuốn sách nầy không phải là lời dạy tinh tuyền và đúng đắn của các Sách Thánh, mà là một sự pha tạp các chân lý, bán chân lý và các giáo lý sai lạc

đầy vẻ quyến rũ hấp dẫn. Không cần phải xét đoán các động cơ thôi thúc Rick Warren. Người ta có thể cứ nghĩ một cách khách quan là họ phục vụ Thiên Chúa,trong khi vẫn ở trong lầm lạc và dẫn dắt ngừơi khác vào lầm lạc. Ở đây, một số sự việc phải được đặt cạnh nhau để cho thấy rằng Rick Warren không phải là một ngừơi tôi tớ trung tín của Thiên Chúa theo các tiêu chuẩn Kinh Thánh ».

Hãy nhớ lại lời cảnh báo của Hatzakortzian : « Ở nơi đó có một hiện tượng tinh thần mới có thể, trong một ít năm, thay đổi tận căn rễ ý nghĩa Kinh Thánh của lời rao giảng về thánh giá, nếu không ai làm gì để can thiệp ngăn chặn sự lệch lạc giáo lý nầy » (BẢO VỆ ĐỨC TIN, ơn gọi của mọi môn đệ Chúa Giêsu Kitô ) [ NXB Compassion, ; Website : www.compassion-France.com].

Rick Warren thừa nhận trong khoảng 20 năm trời đã được một vị thầy khác, Peter Drucker, cố vấn cho. Trong khi vẫn tự xưng mình là Kitô-hữu, Peter Drucker không đại diện cho một Kitô-giáo theo Kinh Thánh. Công việc của ông gồm đem ra thực hành những khái niệm cho phép triển khai những tổ chức thế tục. Để làm được điều ấy, ông chủ yếu dựa trên những khái niệm hoàn toàn mang tính con người, chằng hạn những ý-niệm Phật giáo, Nho giáo, hy vọng đạt tới một « thời mới » cho thế giới. Để làm được điều nầy, ông muốn cải thiện hệ thống không chỉ về kinh tế, mà còn cả những lãnh vực chính trị và xã hội bằng việc gán một vai trò đặc biệt cho các giáo hội ».

Từ ít năm nay, Ken Blanchard  là ngừơi hướng dẫn thứ ba cho Rick Warren. Chuyên gia về quản trị, ông ta tuyên bố là Kitô-hữu « tái sinh », nhưng điều đó không hề ngăn cản ông ta giới thiệu những cuốn sách có nội dung huyền bí . Ông tìm kiếm nguồn hứng bên cạnh các vị tiên tri lớn như là « Đức Phật, Mahomet, các Yu-dà và cả Đức Đạt Lai Lạt Ma. Năm 2005, Rick Warren yêu cầu Blanchard trợ giúp ông trong việc bố trí kế hoạch « Hoà Bình » của ông [ xin xem chương sau]

Các phương pháp làm việc của Rick Warren được biểu thị bằng  sự mở ra cho đại kết và sự sẵn sàng làm việc với tất cả mọi loại phong trào mang dấu ấn sự hấp dẫn được loan báo cho những thời tận cùng. Những gì còn thận trọng giữ kín ở trong các sách của ông, đều được công khai tỏ lộ trong các cuộc phỏng vấn. Ông đã là nhà hùng biện trong ngày cầu nguyện toàn cầu do những người gây được uy tín cao tổ chức tại Dallas vào năm 2005, cũng như trong những lễ hội kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tuần ở Los Angeles vào tháng 4.2006, bên cạnh Benny Hinn, D.Young Cho,K.Copeland, John Wimber và Peter Wagner. Các nhân vật nầy cũng thuộc thành phần các cộng sự viên của Rick Warren [ R.Warren lấy bằng tiến sĩ ở chủng viện Fuller, do Peter Wagner điều hành].

Việc Rick Warren loại bỏ các Kitô-hữu gắn bó với Kinh Thánh (theo trào lưu chính thống, tức là những người gắn bó kiên vững vào các chân lý đức tin Kitô giáo và vào việc bênh vực Sách Thánh]. Trong khi tính mình vào số những người « theo phái Phúc Âm », Warren thấy rằng những người nầy nệ luật và hẹp hòi và ông không ngần ngại so sánh họ với những tín đồ Hồi giáo cực đoan. Trong một cuộc phỏng vấn do tờ Philadelphia Inquirer, ngày 08.01.2006, ông tiên đoán :”Trào lưu chính thống dưới mọi hình thức sẽ là một trong những kẻ thù lớn nhất của thế kỷ XXI, dù đó là chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, chủ nghĩa theo trào lưu chính thống của Kitô giáo, trào lưu chính thống Do Thái giáo hay là chủ nghĩa cực đoan thế tục.Tất cả chúng đều được thôi thúc bằng sự sợ hãi ngừơi khác », Với một tuyên bố như thế, Rick Warren tự đặt mình ở chíên tuyến của những ngừơi, trên thế giới, chiến đấu chống lại Kitô-giáo đích thực ». Dĩ nhiên, ông thiên về cộng tác với Giáo Hội Công giáo. Trong Hội Nghị Hy Vọng và Tương Lai ( Hope and Future Conference), ngày 25.11.2005, ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn : «Tôi không  chia sẻ tất cả những gì người Công giáo và ngừơi theo phái Ngũ Tuần làm, nhưng những gì kết hợp chúng tôi lại,thì mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những gì làm chúng tôi cách xa nhau…Tôi chuyên tâm vào việc thiết lập những cầu nối với Giáo hội Chính Thống, với Giáo hội Công Giáo, với Giáo hội Anh giáo,v..v.. và tôi nói : Chúng ta có thể làm được gì khi chung sức với nhau, mà sẽ không thể làm đựơc khi làm một mình ? »

Warren cũng sẵn sàng hoà trộn với các tôn giáo khác : « Trong mọi tôn giáo đều có chân lý … Nhưng tôi tin rằng chỉ có một Đấng cứu độ.  Chúng ta cũng có thể học hỏi các chân lý của các tôn giáo khác.. Tôi đã học được rất nhiều chân lý từ các tôn giáo khác nhau, bởi vì tất cả chúng đều có một phần chân lý ». Và trong một ngày lễ các ý tưởng,06.07.2005, ông tuyên bố : «  Tôi quen biết những người là môn đệ Chúa Kitô trong các  tôn giáo khác”. Không lạ gì ông nhận được những lời biểu đồng tình từ các tôn giáo káhc ( các tín đồ Hồi giáo, Phật giáo,v..v..) về cuốn sách Purpose Driven Life của ông [bản dịch tiếng Việt do linh mục Minh-Anh : Sống Theo Đúng Mục Đích )

Ở đây nữa, hãy nhớ lại rằng thần học của ngừơi nầy và  trong các sách của ông thâm nhiễm vào hầu hết các tuyên tín Kitô-giáo. Các tác phẩm của ông được tìm thấy trong các bệnh viện, các trung tâm thương mại và cả trong quân đội. Năm 2002 ông được tạp chí Kitô giáo Christianuty Today gọi là « Vị Mục sư có ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ ». Theo tờ TIME, ông là một trong 15 nhà lãnh đạo thế giới đáng chú ý nhất năm 2004 và là một trong 25 nhà lãnh đạo ưu tú nhất ngừơi Mỹ ».

 

3. CÁC MỤC TIÊU NHẮM TỚI.

Ngay trong cuốn “Purpose Driven Life” (bản tiếng Pháp :”Une Vie,une passion,une destinée »)mục tiêu Warren nhắm tới là : « một kế hoạch cho đời sống Kitô giáo thế kỷ XXI - một phong cách sống đặt nền tảng không phải trên các giá trị văn hoá, mà trên những sự Thiên Chúa đã sắp đặt vĩnh cửu ». Tuy nhiên, những tham vọng của ông còn vượt qua hơn thế nhiều. Chúng muốn mang tầm cở hành tinh. Ông sử dụng hết nghị lực để nhắm tới một « Cải Cách Mới » trong Kitô-giáo, phải mang tính toàn cầu. Ảnh hưởng của ông lan rộng trên hàng trăm ngàn linh hướng trên toàn thế giới. Ông tính đến chuyện huy động cho vương quốc Thiên Chúa,một đạo quân với một tỷ « binh sĩ » [nghĩa là có sự tham gia của những người mang danh Kitô-hữu, mà đa số là Công giáo, Chính thống,Tin lành], nhằm thực hiện chương trình PEACE của ông từ đây đến năm 2020, mà mục tiêu là chiến thắng năm gã khổng lồ là năm « vết thương tầm cở hành tinh » : sự trống rỗng tinh thần - sự ích kỷ - sự nghèo đói - bệnh tật (đặc biệt là Sida) – và nạn mù chữ. Nhưng “sự trống rỗng tinh thần” nào có thể được lấp đầy bởi khối lượng to lớn đạo quân nầy, mà ông muốn đưa cả người Hồi giáo vào trong kế hoạch của mình ?

[ « sự trống rỗng tinh thần” là một lối nói trại cho một khái niệm hoàn toàn xa lạ trong Kinh Thánh]

Khi loan báo kế hoạch của mình vào ngày 17.04.2005, ông tuyên bố trước đám đông tụ họp : « Thiên Chúa sắp dùng chúng ta để biến đổi thế giới ». Đáng tiếc thay! Các phương pháp của ông lại nghịch Kinh Táhnh. Với việc bóp méo Lời Chúa Giêsu trong Lc 10, 5 – 6, ông khuyên kêu gọi mọi thiện chí có thế lực, Kitô giáo hay không, để đạt được mục đích nầy [Đây là  một sự xuyên tạc vai trò « muối đất » Kitô giáo, trở thành một lực lượng biến đổi thế giới. Đó là giáo lý sai lạc về « quyền thống trị » vốn dạy rằng Giáo Hội được kêu gọi để chuẩn bị một thế giới được Kitô-hoá (với quyền thống trị trên thế giới đựôc Kitô-hoá nầy).

Ngay trong cuốn sách “Giáo Hội : một đam mê,một cái nhìn », Rick Warren chỉ định các mục sư (được thẩm quyền sở tại công nhận) « có khả năng nhất  xét về mặt chiến lược đem lại những thay đổi [ « tác nhân thay đổi »] trong những vấn đề xã hội ». Trong một bức thư kèm theo Kê-hoạch HOÀ BÌNH của mình, ông viết : « Chúng tôi lên kế hoạch khai thác sự chú ý do cuốn « Pirpose Driven Life » gây ra, để thực hiện trong Giáo Hội một cách thức suy nghĩ và hành động hoàn toàn mới mẻ,so với trách nhiệm của chúng tôi trong thê giới » ( trích dẫn từ  ‘A global Peace Plan’).

Chiến lược của Rick Warren đã vào vị trí. Theo các nguồn tin riêng của ông, ông đã giảng dạy cho hơn 400.000 mục sư phụ trách các nhà thờ và cộng sự viên trong hơn 125 quốc gia,qua các hội thảo, để tăng trưởng Giáo Hội  và một số còn lớn hơn nhiều qua các sách và băng ghi hình của ông. Ảnh hưởng của ông lan rộng trên rất nhiều giáo phái. Hơn 157.000 mục sư nhận thư tin tức hằng tuần của ông qua Internet .

Thực tế, sự huy động khổng lồ của ông sẽ là một trong những bước quyết định nhất trong việc thiết lập đại liên minh thế giới bài-Kitô giáo của các Giáo hội .

Đây chính là chỗ người ta đặt các câu hỏi về mục tiêu cuối cùng kế hoạch của Rick Warren.



4. BÊN KIA NHỮNG GÌ CÓ THỂ NHẬN THỨC NGAY TỨC THÌ…

Kế hoach – HÒA BÌNH nầy không chỉ xui khiến cácc Kitô hữu đi vào lầm lạc : nó còn lôi kéo họ vào một sự cộng tác hoàn toàn nghịch Kinh Thánh - với những tổ chức kinh doanh thế tục và thuộc chính phủ - trong đó việc truyền giáo sẽ buộc phải bị bỏ sang một bên. Hơn thế nữa, các Kitô hữu sẽ bị trói chặt với những kế hoạch thay đổi trên thế giới do Liên Hiệp Quốc lập ra để dựng lên « Trật Tự Thế Giới Mới », dưới ngọn cờ một chính phủ thế giới, mà họ không hề hay biết. Và rất rõ ràng đó là bước dẫn tới triều đại tên Phản Kitô !

Sáng kiến hành động của Rick Warren gần như được bao phủ bởi các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc đối với thiên niên kỷ mới. Sáng kiến nầy xác định phương hứơng như “Lời Thách Đố Michée » [là một sáng kiến của Liên Minh Thế Giới Phái Phúc Âm và của một Mạng Lưới các công trình Kitô-giáo  được đưa vào trong những hành động cứu cấp,phát triển và biện hộ]  do các đồng sự phái tân phúc âm của Khối Liên Minh Thế giới phái Phúc Âm của ông đưa ra. Những tham vọng của Rick Warren tỏ ra còn bận rộn hơn. Vừa qua Warren đã thừa nhận ông là thành viên của Hội Đồng Các Quan Hệ Ngoại Quốc .Hội Đồng nầy cũng làm việc cho sự thiết lập « Trật Tự Thế Giới Mới » và thiết lập một chính phủ thế giới. Thật không thể tưởng tượng được rằng một Kitô hữu lại được mời gọi tham gia cái hội đồng đầy những sự đen tối ám muội nầy (x. Tv 1,1 ; 2,1-3).

Khái niệm « Cuộc Cải Cách Mới ». được Rick Warren loan báo rầm rộ, chẳng có gì là mới mẻ.  R.Schuller đã từng nói về một « Cuộc Cải Cách »như thế,mà thực tế chỉ là một sự bội giáo so với Kitô giáo theo Kinh Thánh. Cái [cuộc cải cách] do Peter Wagner loan báo, mà ông cho là có tính chất tông đồ, đã lôi kéo các Kitô hữu vào trong những làn nước đục vẫn các lỗi lầm vế giáo lý của một thuyết đặc sủng cấp tiến. Tất cả những cải cánh nầy không dẫn tới một sự khôi phục Kitô giáo theo Kinh Thánh, nhưng đúng hơn  sẽ làm cho Kitô giáo thoái hoá dần tới một đức tin trần tục, phản Kitô giáo, một « sự biến cải» của Giáo hội trong chiều hướng tinh thần Thời Mới. Con đường mở  ra ngày càng rõ ràng hơn về hướng Giáo hội thế giới giả trá là Babylone, gái điếm trong sách Khải Huyền (x Kh 17,3 -5).

Đáng để ý là trong cuốn « Giáo Hội : một đam mê,một cái nhìn »(Purpose Driven Life), Warren cho các mục sư những chỉ dẫn nhắm « biến cải» các giáo hội của họ để chúng làm theo những nguyên tắc tăng trưởng của thế gian, mà tính hiệu quả phải đượcc kiểm soát và không ngừng  tối ưu hoá. Ông công khai tán dương việc thành lập một hệ thống cho phép theo dõi từng thành viên. Các thành viên cam kết tôn trọng “luật lệ quy tắc » của giáo hội mình, mà nếu làm sai thì sẽ bị khai trừ. Việc Giáo Hội thực hiện một áp lực như vậy không thể nói là theo Kinh Thánh được. Người mục sự nắm giữa vị trí của “ông chủ” và mọi sự lệ thuộc vào ngừơi chủ đó !

 

5. MỘT CON ĐỪƠNG KHÁC

Những đám đông Kitô-hữu có căn bản rất tốt về Kinh Thánh, quan tâm về những tiến bộ của phong trào của Rick Warren. Họ không còn được khuyến khích mang sự nhục nhã của Chúa Kit6o nữa, mà là làm vui lòng thế gian. Tuy vậy chỉ duy nhất trung thành bước theo vết chân Thầy thì sẽ  mới được Ngừơi tán thành vào ngày mà họ phải tính sổ với Người. Chúng ta lẽ nào có thể quên được Lời mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Người : « Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất nó ; còn ai mất mạng sống mình vì Ta, sẽ tìm thấy được nó. Cái gì sẽ giúp ích cho một người lời lãi cả thế gian, nếu nó đánh mất linh hồn mình ? » (Mt 16, 24 – 26b). « Bước đi trong sự sống mới »,- theo Rm 6,4 - dẫn chúng ta tới chỗ không để cho mình bị lôi kéo bởi những tiếng hát quyến rũ của thế gian, dù cho nó mang tính chất đạo đức. Ngày nay, chúng ta càng phải tỉnh táo hơn,khi mà những cám dỗ lớn nhất mà chúng ta bị quy phục, với tư cách là con cái của Thiên Chúa, đến từ thế gian « mang dáng dấp diện mạo đức tin Kitô-giáo », nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi ! Bổn phận của chúng ta là phải nhận thức sáng suốt bằng con mắt đức tin đã được truyền cho các thánh nhân một lần cho tất cả !

Chiến thắng có thể có được. Với những vũ khí thiêng liêng, Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta đủ sức để dẹp tắt tất cả mọi tia lửa bùng cháy của Tên Quỷ Quyệt ( x. Ep 6, 6 – 17).

Về phần thái độ mà chúng ta phải có đối với những người bất trung, chúng ta đừng liên kết với họ (x. 2 Cor 6, 14 – tt). Và nếu chúng ta còn bị liên kết với họ, Thiên Chúa phán dạy chúng ta : «  Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi đó, để các người không tham dự vào các tội lỗi của nó và để các ngươi  không chia phần tai ương với chúng » (x. Kh 18, 1 – 40)

Phải chăng  những lời hứa qúy giá nhất được ban cho những ai thánh hoá mình và để cho Lời Chúa thánh hoá !

                                    E. Ropp

 

L'Eglise du Seigneur mondanisée de l'intérieur,

analyse des objectifs planétaires de Rick Warren

La Bonne Nouvelle

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu


Mục Lục