TÀI LIỆU ĐỌC THÊM (04)

 

 

ĐỌC VÀ NHẬN ĐỊNH CUỐN ”SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH”,

dịch giả: Lm Minh Anh

Nguyên bản ”Purpose Driven Life”, Rich Warren

 

 

Cuốn sách ”Sống Theo Đúng Mục Đích” đã được giới thiệu trên nhiều trang web công giáo. Bài viết nầy ước mong đóng góp một nhận định về cuốn sách theo cái nhìn của giáo huấn Giáo Hội Công Giáo.

 

1. Viết tắt:

- PDL: ”The Purpose Drive Life”; PDL:12 = PDL trang 12.

- BD: Bản Dịch của cuốn “Sống Theo Đúng Mục Đích”, Tôi sống trên đời nầy để làm gì?, Lưu hành nội bộ. Bài viết nầy dựa trên bản Lưu Hành Nội Bộ; do đó số trang trích dẫn có thể khác với ấn bản chính thức. Xin độc giả lưu ý điều nầy.

- BD:12 = Bản Dịch trang 12.

- RW: Rick Warren

- GLHTCG: Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, nhà xuất bản Tôn Giáo, 2008.

- NPVCGK: Bản dịch kinh thánh của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh

 

2. Bài viết gồm ba phần:

I. Tính trung thực của bản dịch tiếng Việt

II.Cách trích dẫn Thánh Kinh của Rich Warren

III. Những vấn đề liên quan đến thần học công giáo

 

* * *

 

I. Tính trung thực của bản dịch tiếng Việt

 

          Một bản dịch không bao giờ có tính trung thực hoàn toàn. Điều nầy do bởi nhiều giới hạn khách quan và cả chủ quan: khả năng ngôn ngữ của người dịch, từ ngữ của ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch không hoàn toàn trùng khớp với nhau, cách hành văn của tác giả nguyên bản và người dịch không giống nhau.... Cuốn ”Sống Theo Mục Đích” không thoát khỏi những giới hạn nầy.

 

          Tuy nhiên điều đáng nói hơn hết là việc ghi chú và trưng dẫn kinh thánh của tác phẩm PDL trong bản dịch. Có một sự chênh lệch rất lớn giữa nguyên bản và bản dịch.

 

1. Trong nguyên bản, RW không đặt những qui chiếu Kinh Thánh ngay trong bản văn mà ở cuối cuốn sách. Ông dùng những qui chiếu chú thích bằng các con số đến từ số 1 trở đi. Trong bản dịch, những qui chiếu kinh thánh nầy được ghi ngay sau mỗi câu trích dẫn.

 

2. Điều thiếu sót lớn trong bản dịch là không ghi tên bản dịch Kinh Thánh ở mỗi qui chiếu kinh thánh mà RW dùng. RW ghi chú thích về điều nầy rất rõ trong sách của ông. Ông đã dùng tới 9 bản dịch kinh thánh khác nhau: 1- CEV Contemporary English Version, New York: American Bible Society (1995), 2- GWT God’s Word Translation, Grand Rapids: World Publishing, Inc. (1995), 3- LB Living Bible, Wheaton, IL: Tyndale House Publishers (1979), 4- Msg The Message, Colorado Springs: Navpress (1993), 5- NASB New American Standard Bible, Anaheim, CA: Foundation Press (1973), 6- NCV New Century Version, Dallas: Word Bibles (1991), 7- NIV New International Version, Colorado Springs: International Bible Society (1978, 1984), 8- NLT New Living Translation, Wheaton, IL: Tyndale House Publishers (1996) 9- TEV Today’s English Version, New York: American Bible Society (1992) (Also called Good News Translation).

 

2.1. Trong bản dịch, dịch giả chỉ dùng bản dịch kinh thánh của nhóm “Phụng Vụ Các Giờ Kinh” thống nhất từ đầu đến cuối bản dịch. Làm như thế dịch giả đã vô tình san bằng mọi khác biệt, tinh tế, sắc sảo mà RW đã dùng khi trưng dẫn kinh thánh. Thật đáng tiếc! Trong tác phẩm nầy, có hơn “một ngàn câu khác nhau” (BD:17) được trưng dẫn. Như thế chúng ta mất đi một số lượng thông tin rất lớn mà đáng lý dịch giả phải trung thành hết mức có thể.

Ví dụ: Câu 2 Côrintô 4:18 được RW trích dẫn ít là hai lần bằng hai bản dịch khác nhau trong cùng chương 6, chú thích 68, 70 trong nguyên bản: - “The things we see now are here today, gone tomorrow. But the things we can’t see now will last forever.” 2 Corinthians 4:18 (Msg), và “We fix our eyes not on what is seen, but on what is unseen. For what is seen is temporary, but what is unseen is eternal.” 2 Corinthians 4:18 (NIV).

Trong bản dịch, chúng ta không thấy sự khác biệt nầy, vì dịch giả lấy trọn vẹn bản dịch của NPVCGK mà bỏ vào, và không dịch nguyên văn câu trích dẫn: ”Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (BD:65). Hơn nữa, bản dịch kinh thánh mà dịch giả dùng không ăn khớp với bản dịch kinh thánh tác giả dùng (Msg). Trong trích dẫn lần thứ hai, hai bản dịch kinh thánh xem ra gần nhau hơn: ”Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn”(BD:66).

Dưới đây là chú thích về trích dẫn kinh thánh của 7 chương đầu trong PDL:

 

. Job 12:10 Today’s English Version (TEV).

2. Romans 8:6 The Message (Msg).

3. Matthew 16:25 (Msg).

4. Hugh S. Moorhead, comp., The Meaning of Life According to Our Century’s Greatest Writers and Thinkers (Chicago: Chicago Review Press, 1988).

5. 1 Corinthians 2:7 (Msg).

6. Ephesians 1:11 (Msg).

7. David Friend, ed., The Meaning of Life (Boston: Little, Brown, 1991), 194.

8. Psalm 138:8 New International Version (NIV).

9. Psalm 139:15 (Msg).

10. Psalm 139:16 Living Bible (LB).

11. Acts 17:26 (NIV).

12. Ephesians 1:4 (Msg).

13. James 1:18 New Century Version (NCV).

14. Michael Denton, Nature’s Destiny: How the Laws of Biology Reveal Purpose in the Universe (New York: Free Press, 1998), 389.

15. Isaiah 45:18 God’s Word Translation (GWT).

16. 1 John 3:2 (Msg).

17. 1 John 4:8.

18. Isaiah 46:3–4 (NCV).

19. Romans 12:3 (Msg).

20. Genesis 4:12 (NIV).

21. Psalm 32:1 (LB).

22. Job 5:2 (TEV).

23. 1 John 4:18 (Msg).

24. Matthew 6:24 New Living Translation (NLT).

25. Isaiah 49:4 (NIV).

26. Job 7:6 (LB).

27. Job 7:16 (TEV).

28. Jeremiah 29:11 (NCV).

29. Ephesians 3:20 (LB).

30. Proverbs 13:7 (Msg).

31. Isaiah 26:3 (TEV).

32. Ephesians 5:17 (Msg).

33. Philippians 3:13 (NLT).

34. Philippians 3:15 (Msg).

35. Romans 14:10b, 12 (NLT).

36. John 14:6 (NIV).

37. Ecclesiastes 3:11 (NLT).

38. 2 Corinthians 5:1 (TEV).

39. Philippians 3:7 (NLT).

40. 1 Corinthians 2:9 (LB).

41. Matthew 25:34 (NIV).

42. C. S. Lewis, The Last Battle (New York: Collier Books, 1970), 184.

43. Psalm 33:11 (TEV).

44. Ecclesiastes 7:2 Contemporary English Version (CEV).

45. Hebrews 13:14 (LB).

46. 2 Corinthians 5:6 (LB).

47. Romans 12:2 (TEV).

48. 2 Chronicles 32:31 (NLT).

49. 1 Corinthians 10:13 (TEV).

50. James 1:12 (GWT).

51. Psalm 24:1 (TEV).

52. Genesis 1:28 (TEV).

53. 1 Corinthians 4:7 (NLT).

54. 1 Corinthians 4:2 (NCV).

55. Matthew 25:14–29.

56. Matthew 25:21 (NIV).

57. Luke 16:11 (NLT).

58. Luke 12:48 (NIV).

59. Job 8:9 (NLT).

60. Psalm 39:4 (LB).

61. Psalm 119:19 (NLT).

62. 1 Peter 1:17 (GWT).

63. Philippians. 3:19–20 (NLT).

64. James 4:4 (Msg).

65. 2 Corinthians 5:20 (NLT).

66. 1 Peter 2:11 (Msg).

67. 1 Corinthians 7:31 (NLT).

68. 2 Corinthians 4:18 (Msg).

69. John 16:33; 16:20; 15:18–19.

70. 2 Corinthians 4:18 (NIV).

71. 1 Peter 2:11 (GWT).

72. Hebrews 11:13, 16 (NCV).

73. Psalm 19:1 (NIV).

74. Hebrews 1:1-3 (NCV).

75. John 8:12 (NIV).

76. Hebrews 1:3 (NIV); also 2 Corinthians 4:6 (LB).

77. John 1:14 (GWT).

78. 1 Chronicles 16:24; Psalm 29:1; 66:2; 96:7;

2 Corinthians 3:18.

79. Revelation 4:11 (NLT).

80. Romans 3:23 (NIV).

81. Isaiah 43:7 (TEV).

82. John 17:4 (NLT).

83. 1 Tim. 6:21 (LB).

84. Romans 6:13 (NLT).

85. 1 John 3:14 (CEV).

86. Romans 15:7 (NLT).

87. John 13:34–35 (NIV).

88. 2 Corinthians 3:18 (NLT).

89. Philippians 1:11 (NLT); see also John 15:8 (GWT).

90. 1 Peter 4:10-11 (NLT); see also 2 Corinthians 8:19 (NCV).

91. 2 Corinthians 4:15 (NLT).

92. John 12:27–28 New American Standard Bible (NASB).

93. John 12:25 (Msg).

94. 2 Peter 1:3 (Msg).

95. John 1:12 (NIV).

96. John 3:36 (Msg).

2.2. Bản dịch không tôn trọng những qui ước của nguyên bản.

 

Ví dụ: Cuối chương 2, chú thích 19, RW trích dẫn Rom 12:3 (Msg): “The only accurate way to understand ourselves is by what God is and by what he does for us.” . Trong bản dịch không tìm thấy đóng mở ngoặc kép câu trích dẫn kinh thánh như thường làm, mà chỉ dịch đoạn nầy “Cách đúng đắn duy nhất để chúng ta hiểu biết chính mình là nhờ biết được Thiên Chúa là ai và Người đã làm gì cho chúng ta” (BD:34).

Có thể suy đoán là dịch giả chưa hề nghe nói hay thấy một bản dịch kinh thánh nào lạ lùng như bản dịch Msg. Nó chẳng trùng khớp tí nào với bản dịch NPVCGK mà dịch giả đang dùng, nên chỉ dịch nó ra mà không dám đóng mở ngoặc kép để xác định đó là một bản dịch kinh thánh. Xin trích trọn vẹn câu Rom 12:3 của bản dịch kinh thánh Msg: ”I'm speaking to you out of deep gratitude for all that God has given me, and especially as I have responsibilities in relation to you. Living then, as every one of you does, in pure grace, it's important that you not misinterpret yourselves as people who are bringing this goodness to God. No, God brings it all to you. The only accurate way to understand ourselves is by what God is and by what he does for us, not by what we are and what we do for him. ” Romans 12:3 (Msg). (Ghi chú: chữ tô đậm là đoạn RW đã trích trong PDL).

Hãy đối chiếu với bản dịch kinh thánh của NPVCGK: “Dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi xin nói với từng người trong anh em: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho.” (Rom 12:3)

2.3. Cũng liên quan đến việc trưng dẫn nầy, bản dịch không trung thành với những cắt ngang các câu kinh thánh trưng dẫn mà RW cố ý dùng.

 

Ví dụ: Trong nguyên bản, chương 2, chú thích 11, ” The Bible says, “From one man he made every nation . . . and he determined the times set for them and the exact places where they should live.” Acts 17:26 (NIV). Trong bản dịch BD:31, dịch giả trích nguyên câu kinh thánh không thiếu một chữ nào: ”Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ” Cv 17:26 (NPVCGK). Tại sao đặt ra vấn đề nầy? – Tác giả có chủ ý trong việc cắt ngang câu kinh thánh cho phù hợp với luận chứng của mình. Điều nầy sẽ được bàn trở lại trong phần II.

 

Kết luận phần nầy: Bản dịch tiếng Việt đã không trung thực đủ với nguyên bản, nhất là về việc trích dẫn kinh thánh. Do đó sẽ tạo ra những khấp khểnh khi đọc tác phẩm. Độc giả sẽ nhận ra nhiều chỗ xem ra những trích dẫn kinh thánh vô ý nghĩa. Ví dụ: BD: 31 (Cv 17:26), 38 (1Ga 4,18), 42 (Is 26,3), 86 (Cl 3, 23)... Độc giả có thể kiểm chứng thêm. Nếu chịu khó dịch sát tất cả những trích dẫn kinh thánh, dù không hiểu tại sao, chắc chắn bản dịch sẽ thấy êm xuôi và các trích dẫn kinh thánh sẽ thấy hợp lý hơn với các luận chứng được nêu ra trước.

 

Đọc thêm

 

Trước khi sang phần hai, xin cung cấp cho độc giả một số thông tin cần thiết về các bản dịch kinh thánh được dùng trong PDL.

Có rất nhiều bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Trong PDL, chỉ có hai bản dịch kinh thánh NIV (New International Version) và NLT (New Living Translation) là tương đối đáng tin cậy. Bản dịch kinh thánh Message (Msg) đáng được chú ý nhất, vì nó không theo khuôn khổ bình thường của một bản dịch kinh thánh theo truyền thống. Bản dịch nầy do Eugene H. Petterson khởi xướng.

 

 “Mục tiêu của ông là nắm bắt âm giọng của bản văn và cảm giác đối thoại nguyên sơ của tiếng Hy lạp trong tiếng Anh hiện đại.”... “Trong bản dịch nầy ngôn ngữ thay đổi. Nhiều từ ngữ mới được tạo ra. Các từ ngữ cũ mang ý nghĩa mới. Đó là do nhu cầu mỗi thế hệ cần giữ ngôn ngữ của tin mừng hiện đại, tươi tắn và có thể hiểu được.”[1]

 

“Điều chúng ta có ở đây là một lối giải thích lại bản văn bằng những từ ngữ khác (paraphrase) một cách tự do, thường rất lập dị, với nhiều chú giải không chắc chắn, nhiều thêm thắt hay bỏ bớt dài dòng, và các vấn đề khác; nhưng phê bình công trình nầy vì tính không chính xác của nó có thể làm quên đi toàn bộ mục tiêu của tác giả. Mục tiêu của Petterson trong công trình nầy là trình bày một điều gì mới và gây khiêu khích (provocative) mọi nơi và mọi thời, một điều gì sặc sỡ và bất thường, để gây một cảm giác mạnh nơi tâm trí ngu đần (dull) của những người đang trở nên nhàm chán với các bản dịch kinh thánh quen thuộc của họ”.[2]

 

Các tác phẩm của E. H.Petterson:

The Message: The New Testament in Contemporary English. Colorado Springs: NavPress, 1993; The Message: The Bible in Contemporary Language. Colorado Springs: NavPress, 2002; The Old Testament Wisdom Books was published in 1998, followed by The Old Testament Prophets in 2000, the Pentateuch in 2001, the Books of History in 2002, and an edition of the complete Bible in 2002.

 

 

NPVCGK

The Message

1Co 2:7, BD:27

”Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển.” (1 Co 2:7).

 

Chú thích của người viết:

1. Trong bản dịch kinh thánh The Message không phân chia bản văn thành từng câu, nhưng từ câu 6-10 gộp chung lại thành một đoạn. Điều nầy gây lúng túng cho dịch giả, vì thế khi trích dẫn, dịch giả thêm con số câu 9 vào trích dẫn 2 Co 2:7 (BD:24), mà trong chú thích của PDL không có!

 

2. Câu dưới trong ngoặc kép, chữ nghiêng là của RW trích trong PDL. So sánh với nguyên bản The Message, RW đã lẩy ra những chữ và câu theo ý của ông, chứ không trích toàn bộ. Câu trích dẫn của ông chấm dứt ở dấu phẩy của nguyên bản Msg!

 

3. Chữ tô đậm là của người viết để làm cho dễ nhận ra đoạn RW đã lẩy ra từ Msg.

 

 6-10 ”We, of course, have plenty of wisdom to pass on to you once you get your feet on firm spiritual ground, but it's not popular wisdom, the fashionable wisdom of high-priced experts that will be out-of-date in a year or so. God's wisdom is something mysterious that goes deep into the interior of his purposes. You don't find it lying around on the surface. It's not the latest message, but more like the oldest—what God determined as the way to bring out his best in us, long before we ever arrived on the scene. The experts of our day haven't a clue about what this eternal plan is. If they had, they wouldn't have killed the Master of the God-designed life on a cross. That's why we have this Scripture text:

   No one's ever seen or heard anything like this,
   Never so much as imagined anything quite like it—
   What God has arranged for those who love him.
But you've seen and heard it because God by his Spirit has brought it all out into the open before you.” 1 Co 2:6-10 (Msg)

 

PDL, chú thích số 5:“God’s wisdom . . . goes deep into the interior of hispurposes. . . . It’s not the latest message, but morelike the oldest—what God determined as the way

to bring out his best in us.”

 

 

Ep 1:11, BD:28

“Thiên Chúa là Ðấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người,” Ep 1:11 (NPVCGK)

“để chúng tôi là những người đầu tiên đặt hy vọng vào Ðức Kitô, chúng tôi ngợi khen vinh quang Người.” Ep 1:12 (NPVCGK)

Nhận xét: Dễ nhận ra sự khác biệt rất lớn của hai bản dịch

 

 

11-12It's in Christ that we find out who we are and what we are living for. Long before we first heard of Christ and got our hopes up, he had his eye on us, had designs on us for glorious living, part of the overall purpose he is working out in everything and everyone. Ep 1:11 (Msg), RW, chú thích 6.

 

Rom 12:3,

BD:34

” Dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi xin nói với từng người trong anh em: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho” Rom 12:3 (NPVCGK)

 

Nhận xét: - Hai bản dịch rất khác nhau.

- RW chỉ lẩy ra một phần trong câu 12:3 của Msg.

 3I'm speaking to you out of deep gratitude for all that God has given me, and especially as I have responsibilities in relation to you. Living then, as every one of you does, in pure grace, it's important that you not misinterpret yourselves as people who are bringing this goodness to God. No, God brings it all to you. The only accurate way to understand ourselves is by what God is and by what he does for us, not by what we are and what we do for him. Rom 12:3 (Msg)

 

PDL chú thích 19:“The only accurate way to understand

ourselves is by what God is and by what he does for us.”

II. Cách trích dẫn kinh thánh của Rick Warren

 

Trong tác phẩm PDL, Rick Warren đã không dùng cách nhất quán từ đầu đến cuối một bản dịch kinh thánh như các tác giả khác thường làm. Ông nhảy từ bản dịch nầy sang bản dịch khác. Trong I, 2.1, chúng ta đã thấy danh sách các bản dịch RW dùng. Trong phần tiếp theo đây chúng ta tìm hiểu những kỹ thuật RW đã dùng khi trích dẫn các câu kinh thánh.

 

1. Trích dẫn một phần câu kinh thánh:

 

1.1. Theo nguyên tắc chung, khi trích dẫn một lời nói, một đoạn văn, một châm ngôn…, người ta thường trưng dẫn nguyên câu chứ không bao giờ trích dẫn một phần. RW không luôn luôn làm như thế. Ông chỉ lấy phần nào trong câu trích dẫn thích hợp với quan điểm của ông về vấn đề đang bàn đến. Trong bản dịch khó thấy được điều nầy, vì dịch giả đã làm một động tác đơn giản là chép nguyên câu kinh thánh của bản dịch NPVCGK vào đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thấy vài chỗ:

- BD:69, câu Cn 16:4 đã không được trưng dẫn trọn vẹn “Mọi việc Ðức Chúa làm đều có cùng đích riêng, người ác được dựng nên là cho ngày tai hoạ.” Phần chữ tô đậm không có trong PDL cũng như bản dịch.

- BD:30, Is 44:2 a “Ðức Chúa, Ðấng tạo thành ngươi, Ðấng nắn ra ngươi từ khi ngươi còn trong lòng mẹ, Ðấng phù trợ ngươi, Người phán thế này: Ðừng sợ, hỡi Gia-cóp, tôi tớ của Ta, hỡi Giơ-su-run, kẻ Ta tuyển chọn!”

- Xem phần đọc thêm về các câu trích dẫn 1Co 2:7; Rom 12:3. Nếu tìm hiểu ở nguyên bản sẽ thấy rõ và nhiều hơn.

 

 2. Nhảy từ bản dịch nầy sang bản dịch khác

 

Việc trích dẫn một phần câu kinh thánh đi chung với việc chọn lựa bản dịch kinh thánh. Cả hai việc nầy đều có mục đích là lấy kinh thánh làm dụng cụ minh họa cho điều RW đang nói.

- Ví dụ 1: - Trong BD:24-25, RW viết là “Bạn được tạo dựng cho Thiên Chúa, không phải ngược lại, và cuộc đời là để Thiên Chúa dùng bạn cho các mục đích của Ngài, chứ không phải bạn dùng Ngài cho các mục đích riêng của bạn” (chữ đậm và nghiêng là của RW. Trong bản dịch không làm theo qui ước nầy.) (Nguyên văn: “You were made for God, not vice versa, and life is about letting God use you for his purposes, not your using him for your own purposes.”). Và tiếp theo ông trích dẫn Rôm 8:6, (Msg): “Kinh thánh nói: Ám ảnh với chính mình trong các chuyện nầy là một cái chết tận cùng; chú ý đến Thiên Chúa đang dẫn chúng ta ra để đi vào trong sự rộng mở, trong một không gian, sự sống tự do” (PDL, chú thích 2) (nguyên văn: “The Bible says, “Obsession with self in these matters is a dead end; attention to God leads us out into the open, into a spacious, free life.).

Đặt vấn đề: nếu RW chọn một bản dịch khác, chẳng hạn của NPVCGK như dịch giả dùng (BD: 25, Roma 8:6 NPVCGK, Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an.”), thì quả thật chẳng thích hợp chút nào! Lý do là RW đang nói về việc Thiên Chúa dẫn dắt thì ý tưởng nầy chỉ phù hợp với trích dẫn từ Msg ở trên mà thôi. Các bản dịch khác không có chỗ ở đây.

 

    - Ví dụ 2: Trong BD:25 bên dưới, RW viết là “Nhưng thành công và hoàn thành mục tiêu đời bạn không hoàn toàn như nhau! Bạn có thể đạt đến các mục tiêu cá nhân, thành công rực rỡ theo tiêu chuẩn của thế gian, tuy nhiên đánh mất mục đích Thiên Chúa đã tạo dựng bạn. Bạn cần nhiều hơn là việc tự làm tư vấn (self-help advice) cho mình.” (Nguyên văn: “But being successful and fulfilling your life’s purpose are not at all the same issue! You could reach all your personal goals, becoming a raving success by the world’s standard, and still miss the purposes for which God created you. You need more than self-help advice.”).

 Và ông trích dẫn Mt 16:25 (Msg): “Sự tự lực không giúp được gì cả. Sự tự hy sinh là con đường, con đường của tôi, để tìm ra bạn, con người chân thật của bạn” (PDL, chú thích 3). Nguyên văn “Self-help is no help at all. Self-sacrifice is the way, my way, to finding yourself, your true self.”. RW chỉ trích một phần của câu kinh thánh nầy từ Msg (Mt 16:25, Msg, 24-26: “Then Jesus went to work on his disciples. "Anyone who intends to come with me has to let me lead. You're not in the driver's seat; I am. Don't run from suffering; embrace it. Follow me and I'll show you how. Self-help is no help at all. Self-sacrifice is the way, my way, to finding yourself, your true self. What kind of deal is it to get everything you want but lose yourself? What could you ever trade your soul for?).

 

Nhận định: - Nếu đọc đoạn Mt 16:25 của NPVCGK sẽ thấy ngay chẳng dính dáng vào đâu cả: “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” – RW chọn bản dịch Msg vì trong đó có ý tưởng self-help.

 

- Ví dụ 3: Thí dụ nầy cho thấy RW đã dùng cùng một đoạn trích dẫn kinh thánh nhưng từ hai bản dịch kinh thánh khác nhau. Mục đích là chọn cho mỗi bản dịch kinh thánh một chỗ đúng vào điều ông muốn nói.

a/ Trong BD:65, RW viết: “Chỉ khi chúng ta nhận ra rằng cuộc đời là một thử nghiệm, một ủy thác, và một nhiệm vụ tạm thời đang chuẩn bị cho ý muốn vĩnh cửu….Chúng ta được chuẩn bị cho điều gì đó tốt hơn!” Nguyên văn “Only as we realize that life is a test, a trust, and a temporary assignment in preparation for eternity will the appeal of these good, but secondary things lose their grip on our lives. We are preparing for something even better!” Và RW trích dẫn 2 Co 4:18, (Msg): “Những điều chúng ta đang thấy đây hôm nay, ngày mai sẽ qua đi. Nhưng những điều chúng ta không thấy bây giờ sẽ tồn tại muôn đời” Nguyên văn: “The things we see now are here today, gone tomorrow. But the things we can’t see now will last forever.” (PDL, chú thích 68).

 

b/ Trong BD:65, RW viết: “Như C.S. Lewis nhận xét: “Mọi điều không phải là vĩnh cửu thì vô dụng cách vĩnh cửu” (“All that is not eternal is eternally useless.”). Và trích dẫn kinh thánh cũng đoạn 2 Co 4:18, NIV: “Chúng ta không chăm chú vào những gì thấy được, nhưng vào những gì không thấy được. Vì những gì thấy được là tạm thời, nhưng những gì không thấy được là vĩnh cửu” (PDL, chú thích 70).

         

          Trong bản dịch, cả hay lần đều trích câu kinh thánh nầy của NPVCGK, chỉ thay đổi là trong lần đầu, cắt đi một nửa câu kinh thánh, và trong lần thứ hai thì trích nguyên câu kinh thánh (BD:65 và 66). Làm như thế nầy thì không đúng ý của RW. Trong lần đầu ông nói về việc mọi sự trên trần gian nầy là tạm thời và qua đi, nên phải có bản dịch kinh thánh nói đến những điều hôm nay có ngày mai sẽ qua đi (Msg). Trong lần thứ hai, ông đánh giá giữa cái tạm thời và vĩnh cửu, nên chọn NIV để nói lên được cái đang thấy là tạm thời và cái không thấy là vĩnh cửu.

 

3. Dùng câu kinh thánh ngoài mạch văn

 

Vì muốn đạt mục đích là dùng kinh thánh làm công cụ cho luận chứng của mình, RW bỏ qua văn mạch của đoạn kinh thánh.

 

- Dẫn chứng 1: Trong BD: 25, PDL, chú thích 3, RW trích dẫn Mt 16:25 (Msg). Xem 2, ví dụ 2 bên trên. RW đã dùng bản Msg để áp dụng câu nầy vào mạch văn của ông là  phải làm theo mục đích Chúa tạo dựng nên mình. Trong khi đó câu nầy nằm trong mạch văn là bỏ mình và vác thập giá là điều kiện để theo Chúa Giêsu.

 

- Dẫn chứng 2: Trong BD:34, PDL chú thích 19, RW trích dẫn Rom 12:3 (Msg): ”Cách đúng đắn duy nhất để chúng ta hiểu biết chính mình là nhờ biết được Thiên Chúa là ai và Người đã làm gì cho chúng ta” (BD:34).  Xem 2.2. bên trên. Mạch văn của RW là Thiên Chúa tạo dựng con người có mục đích và Ngài là điểm quy chiếu của con người. Trong khi đó, bản văn Rom 12:3 nầy nói về bác ái trong cộng đoàn. Thánh Phaolô khuyên mỗi người hãy dùng ân sủng Chúa ban cho mình mà phục vụ Thân Thể.

- Dẫn chứng 3: Trong BD:41, PDL, chú thích 25: RW trích đoạn Is 49:4 (NIV). Bản dịch của NPVCGK: “Phần tôi, tôi đã nói: "Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì." Nhưng sự thật, đã có Ðức Chúa minh xét cho tôi, Người dành sẵn cho tôi phần thưởng.” RW không lấy phần sau (chữ đậm). Ông đặt đoạn nầy trong mạch văn là “Không có mục đích, đời thật vô nghĩa” BD:41. Ông đặt lời nầy vào miệng tiên tri Isaia “Isaia than trách” (BD:41). Trong khi đó câu kinh thánh nầy nằm trong “Bài Ca của Người Tôi Trung, bài thứ hai”. “Tôi” trong bài nầy ám chỉ  khuôn mặt của người tôi tớ, chứ không phải là Isaia! Và người tôi tớ nầy thú nhận là đã không giải thoát được dân Israel ra khỏi sự dữ. Câu nầy chẳng liên hệ chút nào đến mục đích cuộc đời cả!

- Dẫn chứng 4: Trong BD:17, RW viết: “Đây là cốt lõi chân lý tóm kết một nguyên tắc của một cuộc đời-có-định-hướng mà bạn có thể suy tư suốt ngày” (BD:16-17). Nguyên tắc định hướng cuộc đời nầy dĩ nhiên là do RW đưa ra. Và tiếp theo đó ông trích dẫn câu 2 Tim 2:7: “Thánh Phaolô từng bảo Timôtê: “Anh hãy hiểu điều tôi nói, vì Chúa sẽ ban cho anh ơn thông hiểu mọi sự”. RW hàm ý gì? Có phải là muốn nói với độc giả là phải hiểu điều RW nói thì Chúa sẽ ban cho ơn thông hiểu mọị sự? Trong khi đó mạch văn của câu nầy là Phaolô nói với Timôtê về ý nghĩa sự đau khổ của người tông đồ. Phải biết đau khổ mới hưởng được vinh quang với Chúa Giêsu. Và “hãy hiểu điều tôi nói” là hiểu giá trị của đau khổ trong Chúa Giêsu mà Phaolô trình bày, chứ chẳng phải “Nghĩ về Mục Đích Đời Tôi” (BD:16) của RW đâu!

- Dẫn chứng 5: Trong BD:15-16, RW nói đến sự “biến đổi sau 40 ngày”. Con số “40 ngày” được giải thích cách võ đoán là “40 ngày là khoảng thời gian có một ý nghĩa linh thánh”, và Thiên Chúa dùng 40 ngày để biến đổi những người có liên quan như Noe, Môisen, các thám tử, Đavít… Ông viết: “- Cuộc đời của Noe được biến đổi sau 40 ngày trời đổ mưa. – Môisen được biến đổi sau 40 ngày ở trên núi sinai. – Các thám tử được biến đổi sau 40 ngày trên Đất Hứa. – Đavít được biến đổi sau 40 ngày thách thức với Gôliát. – Êlia được biến đổi khi Thiên Chúa cho ông 40 ngày sức mạnh chỉ từ một bữa ăn. - Cả thành Ninivê đã được biến đổi khi Thiên Chúa cho dân 40 ngày để hoán cải. - Đức Giêsu đã được 40 ngày trong hoang địa ban sức mạnh. – Các môn đệ đã được biến đổi sau 40 ngày ở với Đức Giêsu Phục Sinh. 40 ngày tới sẽ biến đổi cuộc đời của bạn.” (BD:15-16).

Nhận xét:

- 40 ngày mưa trong Lụt hồng thủy là nhắm đến những người tội lỗi chứ đâu liên quan gì đến Nôe: “Vì bảy ngày nữa Ta sẽ đổ mưa xuống đất trong vòng bốn mươi ngày bốn mươi đêm, và Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất mọi loài Ta đã làm ra.” (Kn 7:4; 7:12.17).

- 40 ngày trên núi Sinai của Môisen là để được Thiên Chúa ban cho lề luật. Thánh kinh không nói gì về việc Môisen được biến đổi bởi 40 ngày: “Ông ở đó với Ðức Chúa bốn mươi ngày bốn mươi đêm, không ăn không uống, và ông viết trên những bia các điều khoản của giao ước, tức là Thập Ðiều” (Xh 24:28).

- “Các thám tử quân”, theo lời RW, “được biến đổi sau 40 ngày trên Đất Hứa”. RW nói rất chính xác. Họ đã “biến đổi”, nhưng tiếc thay, họ lại không biến đổi đúng như ông nghĩ tưởng! Môisen đã phái mỗi chi tộc một người đi thăm dò Đất Hứa (Ds 13:4-15). Họ là những người rất can đảm trước khi đi (Ds 13:20). Sau 40 ngày (Dân số 13:25) họ trở về và trở thành những người thất đảm. Chỉ còn hai người trong họ là Giôsuê và Calép (Ds 14:6) là còn giữ vững được tinh thần và quyết tâm tiến vào Đất Hứa. Số cảm tử còn lại và dân chúng đều nổi loạn chống Môisen và đòi thối lui lại đất nô lệ Ai-cập (Ds 14:1-4). 

- RW nói “Đavít được biến đổi sau 40 ngày thách thức của Gôliát!” Thật ra, chỉ sau 40 ngày Gôliát đã thách thức với quân đội của Saul, Đavít mới gặp Gôliát nhân cơ hội Giêssê, cha Đavít, sai Đavít mang lương thực đến cho anh em của ông đang ở ngoài mặt trận (1 Sam 17:16-17). Vậy làm gì có chuyện Đavít đối đầu với Gôliát trong 40 ngày!

 

Cách đọc Kinh Thánh theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo:

 

- Về các bản dịch kinh thánh, Hiến Chế về Mạc Khải của Thiên Chúa, Dei Verbum số 22:

Vì phải đem lời Chúa đến cho mọi thời đại, Giáo Hội như một người mẹ ân cần lo liệu cho các sách thánh được dịch ra các thứ tiếng cách thích hợp và đứng đắn, đặc biệt dịch từ nguyên bản. Mọi Kitô hữu có thể xử dụng những bản dịch được thực hiện chung với cả những anh em ly khai trong trường hợp thuận tiện và được giáo quyền chấp thuận.”

 

- Về việc giải thích Kinh Thánh, Dei Verbum, số 12:

“Ðể tìm ra chủ ý của thánh sử, giữa những phương pháp khác, cũng cần phải xét đến văn loại . Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, tiên tri, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác. Hơn nữa, nhà chú giải còn có bổn phận tìm hiểu ý nghĩa mà trong những trường hợp xác định, thánh sử đã muốn diễn tả và thực sự đã diễn tả trong hoàn cảnh thời đại và văn hóa của họ, qua các lối văn được dùng trong thời đó… Thực vậy, để hiểu đúng ý nghĩa tác giả Thánh Kinh muốn quả quyết trong bản văn, chúng ta phải chú tâm đúng mức đến các cách thức cảm nghĩ, diễn tả, tường thuật do bẩm sinh, được thịnh hành trong thời của họ, cũng như phải để ý đến các hình thức mà người thời ấy thường dùng khi giao tế với nhau .”

 

- Xem thêm GLHTCG, 111-114.

(ghi chú: làm đậm,gạch dưới,màu…là do ngừơi ghi lại)

 

III. Những vấn đề liên quan đến thần học

 

1. Lấy Kinh Thánh để tạo uy tín cho tác phẩm:

 

Tác phẩm PDL được RW thiết kế như là một“cuộc hành trình thiêng liêng 40 ngày” (BD:15). Mỗi ngày một chương. Trong lời dẫn nhập về cuốn sách, RW đã dựa vào trưng dẫn kinh thánh để tạo uy tín cho tác phẩm và cho chính ông.

 

1. Ông khẳng định rằng “Kinh thánh cũng cho biết, với Thiên Chúa, 40 ngày là khoảng thời gian có một ý nghĩa linh thánh. Khi muốn chuẩn bị một người nào cho các mục tiêu của mình, Thiên Chúa dùng 40 ngày” (BD:15). Sau đó ông trưng dẫn kinh thánh về những con người và biến cố liên quan đến 40 ngày. Ở phần II, 3, dẫn chứng 5 phía trên đã cho thấy những sai lầm sơ đẳng của ông về kiến thức kinh thánh. Cuối cùng ông đi đến khẳng định: “40 ngày tới sẽ biến đổi cuộc đời của bạn” (BD:16). Một quả quyết không nền tảng!

 

2. Tiếp đến, RW tự tạo uy tín cho mình bằng cách đặt cái “tôi” của thánh Phaolô vào cái “tôi” của ông khi trích  2 Tm 2:7, “Anh hãy hiểu điều tôi nói, vì Chúa sẽ ban cho anh ơn thông hiểu mọi sự”. Xem thêm giải thích của câu nầy ở trên II, 3, dẫn chứng 4.

 

3. Về năm mục đích mà RW đã viết phân chia thành 5 phần từ chương 8 đến 40, ông xem đó là Cẩm Nang của Chủ Nhân (Our Owner’s Manual). Năm mục đích nầy, theo lời ông, được Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta ngang qua Thánh Kinh (BD:27). Ông trích dẫn và cắt ngang câu 1 Co 2:7 (Msg) – xem chú thích về câu nầy ở phần Đọc Thêm -  với dụng ý là lời ông sẽ nói có uy tín như là lời của Thánh Phaolô. Trong lời đó chứa đựng những lý lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa…

 

Cũng về năm mục đích nầy, RW khẳng định là năm mục đích nầy Thiên Chúa dành cho bạn, và phải thực hiện những mục đích ấy (BD:395-397). RW đã trích dẫn Ga 13:17 từ mạch văn buổi Tiệc Ly “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em”. Lần nữa, RW phạm sai lầm đem câu kinh thánh ra ngoài mạch văn. Câu trích dẫn trên áp dụng cho việc thực hành “rửa chân cho anh em”, chứ không phải thực hiện năm mục đích do ông đề ra. Sự thái quá của RW còn đi xa hơn khi ông xem những mục đích ông đã bàn trong các chương trước là vĩnh cửu. (x. BD:396). Xem thêm BD:386.

 

2. Những quan niệm thần học xa lạ với thần học công giáo:

 

Phần nầy chỉ nêu lên một số quan niệm thần học do RW đưa ra. Chúng rất xa lạ với thần học công giáo. Bạn nên đọc trọn vẹn những đoạn trích dẫn trong phần nầy trong văn mạch của chúng. Sau mỗi định nghĩa/quan niệm thần học của RW, chúng tôi trích GLHTCG liên quan đến vấn đề đang bàn tới để bạn có thể so sánh và hiểu sự khác biết giữa hai giáo lý/thần học.

 

- Quan niệm về cuộc sống: “Cuộc sống trần gian chỉ là sự tập dượt trước cho một tác phẩm thực sự về sau”, “Trái đất chỉ là nơi chuẩn bị, là nhà trẻ, nơi thử nghiệm đời bạn cho cuộc sống vĩnh cửu” (BD:47). “Cuộc sống là một thử nghiệm, một ủy thác và là một nhiệm vụ tạm thời.” “Cuộc sống trần gian là một thử nghiệm” (BD:56).

 

 “Lên Thiên đàng” là “được ở với Đức Kitô”. Những người được tuyển chọn “sống trong Người”, nhưng vẫn giữ, hay nói đúng hơn là tìm được căn tính đích thực của mình, danh xưng riêng của mình. “Vì sống là được ở với Đức Kitô; và ở đâu có Đức Kitô, nơi đó có sự sống, nơi đó là Nước Trời” (GLHTCG, 1025).

”Thực vậy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã nhận mệnh lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện và khi nhìn nhận Thiên Chúa là Ðấng tạo dựng mọi loài, họ qui hướng về Người chính bản thân mình cũng như muôn vật: như thế, khi con người chinh phục tất cả thì danh Chúa được tôn vinh khắp địa cầu.” (Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium Et Spes, 34).

 

- Về thân xác: “Thân xác tại thế là nơi tạm trú cho tinh thần” (BD:48).

“Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là một thực thể vừa thể xác vừa tinh thần” (GLHTCG, 362).

“Sự thống nhất xác hồn thâm sâu đến độ ta phải coi linh hồn như là “mô thể” của thân xác; nghĩa là, nhờ linh hồn thiêng liêng mà thân xác được cấu tạo từ vật chất, thành một thân xác của con người sống động. Trong con người, tinh thần và vật chất không phải là hai bản tính được nối kết lại, nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bản tính duy nhất.” (GLHTCG, 365; xem thêm 362-68, 382).

 

-  Về sự cứu rỗi: “Cứu rỗi đến do ân sủng chứ không do nổ lực của bạn” (BD:92). “Nó không nói đến “nổ lực” để được cứu độ, bởi lẽ, bạn không thể thêm bất cứ điều gì vào công cuộc Đức Giêsu đã làm” (BD:231).

“Huấn quyền còn liên hệ đến các giới luật đặc biệt của luật tự nhiên, vì tuân giữ các giới luật ấy, theo Đấng Sáng Tạo đòi hỏi, là điều cần thiết để được cứu rỗi” (GLHTCG, 2036)

 

- Về cầu nguyện: “Một quan niệm thường xảy ra sai lầm khi cho rằng “dành thời giờ cho Chúa” nghĩa là ở một mình với Người” (BD:114). “Với thầy Lawrence, thật là dễ dàng để thờ phượng Chúa qua những bổn phận thường ngày; thầy không cần phải đi đâu để tĩnh tâm hay bồi dưỡng tâm linh” (BD:114). “Tập sống hiện diện với Chúa là một kỹ năng, một thói quen mà bạn có thể phát huy” (BD:116). Đọc thêm BD:133, 135.

“Nhiều tu sĩ đã dâng hiến trọn đời để cầu nguyện. Từ xa xưa trong sa mạc Ai cập, đã có các ẩn sĩ, các đan sĩ nam nữ dành thời giờ để ca ngợi Thiên Chúa và chuyển cầu cho Dân Người” (GLHTCG, 2687).

“Những nơi xứng hợp nhất để cầu nguyện là “chỗ cầu nguyện” cho cá nhân hay gia đình, các đan viện, các địa điểm hành hương, và nhất là nhà thờ, nơi dành riêng cho kinh nguyện phụng vụ của cộng đoàn giáo xứ và nơi đặc biệt để tôn thờ Thánh Thể.” (GLHTCG, 2696).

- “Mỗi người được Thiên Chúa tạo dựng, nhưng không phải ai cũng là con của Người” (BD:152).

“Thiên Chúa là Đấng Toàn thiện và hạnh phúc khôn lường. Theo ý định nhân hậu Người đã tự ý  tạo dựng con người, để họ được thông phần sự sống vĩnh cửu.” (x. GLHTCG,1).

“Thiên Chúa, ‘Đấng ngự trong ánh sáng siêu phàm’ (1 Tm 6,16), muốn thông ban sự sống thần linh của chính mình cho loài người mà Người đã tự do sáng tạo, để làm cho loài người trở nên nghĩa tử trong Con Một của Người (Ep 1,4-5).” (x. GLHTCCG, 52).

 

- Về gia đình: “Gia đình thiêng liêng của bạn thậm chí còn quan trọng gấp bội so với gia đình thể lý bởi nó sẽ bền vững mãi mãi. Gia đình chúng ta trên trần gian nầy là quà tặng tuyệt vời đến từ Thiên Chúa, nhưng thật tạm bợ và dễ tan vỡ, thường bị gãy đổi bởi ly tán, xa cách, tuổi già và cái chết không thể tránh được” (BD:153).

 

“Ngay giữa lòng cuộc sống hôn nhân và gia đình, toàn bộ những tương quan liên vị được dệt nên - những tương quan về tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình con thảo, tình anh em - qua những tương quan ấy, mỗi ngôi vị được dẫn đưa vào trong "gia đình nhân loại" và "gia đình Thiên Chúa" là Hội Thánh.

”Gia đình nhân loại, bị phân hoá vì tội lỗi, được phục hồi trong sự hiệp nhất của nó nhờ quyền năng cứu chuộc do cái chết và sự sống lại của Đức Ki-tô. Nhờ tham dự vào hiệu năng cứu độ của biến cố ấy, hôn nhân Ki-tô giáo trở thành môi trường tự nhiên để cho nhân vị được hội nhập vào trong đại gia đình Hội Thánh.” (Tông huấn Familiaris Consortio, 15)

 

- Về phép rửa: “Phép rửa không làm cho bạn trở nên thành viên gia đình Thiên Chúa, duy chỉ niềm tin vào Đức Kitô mới thực hiện điều đó” (BD:156).

“Nhờ bí tích Thánh tẩy, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Kitô, được tháp nhập vào Hội Thánh và tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh” (GLHTCG, 1213).

 

- “Việc nên giống Đức Kitô không do bắt chước, nhưng do việc sống bên trong với Ngài” (BD:223). “Nghĩ đến người khác là trọng tâm của việc Nên Giống Đức Kitô và là bằng chứng rõ nhất của sự trưởng thành thiêng liêng.” (BD:234).

“Nhờ bí tích Thanh tẩy, các Kitô hữu được tháp nhập vào Đức Kitô; họ “chết đối với tội lỗi, nhưng sống cho Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu” Như thế, họ tham dự vào sự sống của Đấng Phục Sinh. Khi bước theo Đức Kitô và kết hợp với Người, các tín hữu bắt chước Thiên Chúa vì là con cái được yêu thương và sống trong tình bác ái” (Ep 5,1), bằng việc uốn nắn ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình theo “những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu”(Pl 2,5) và noi gương bắt chước Người” (GLHTCG, 1694).

 

- Nên biết rằng, đang khi bạn được tạo dựng để phục vụ những người khác, thì ngay cả với Đức Giêsu, Ngài cũng không đáp ứng nhu cầu của mọi người trên trần gian được.”(BD:399).

“Đức Kitô cứu chuộc nhân loại bằng cách “hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28), nghĩa là “thương yêu những kẻ thuộc về mình đến cùng” (Ga 13,1), để giải thoát họ khỏi lối sống phù phiếm do cha ông họ truyền lại” (1Pr 1,18) (GLHTCG, 621)

 

Kết luận

 

Tác phẩm PDL mang đầy dẫy những điều không chính xác và sai lầm căn bản về kinh thánh. Tuy Rick Warren đã nói với độc giả là ông giúp họ nghiên cứu kinh thánh trong mạch văn của chúng (x. BD:389), ông đã không làm. Trái lại ông đã dùng phương pháp mà ông chỉ dẫn cho độc giả: “Khi suy nghĩ để trả lời những câu hỏi nầy, bạn hãy đưa vào những câu Kinh Thánh phù hợp với từng mục đích” (BD:400). Những thí dụ đưa ra trong bài nầy chỉ có tính cách tượng trưng. Bạn có thể kiểm chứng thêm bằng cách đọc bất kỳ đoạn trích dẫn kinh thánh nào trong tác phẩm, tìm hiểu câu ấy trong mạch văn, và đem so sánh câu nầy với ý tưởng của RW.  Đây là những thí dụ điển hình của việc lạm dụng lời Chúa vào mục đích riêng của con người.

 

Cần đọc tác phẩm nầy với sự phân định.

 

LM Đặng Quang Tiến

 



[1] Xem http://www.biblegateway.com/versions/?action=getVersionInfo&vid=65

 

[2] Xem http://www.bible-researcher.com/themessage.html

 


Mục Lục