AI SẼ LĂN TẢNG ĐÁ GIÚP CHÚNG TA

 

CHỨNG MINH:

 

CUỐN SÁCH “SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH” (The Purpose Driven Life) KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ DÙNG VỚI MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY,HƯỚNG DẪN CHO TÍN HỮU CÔNG GIÁO

 

“Tôi nghe vang vọng bên tai những lời của thánh kinh và của các giáo phụ kết án rất nghiêm khắc những mục tử làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Tìm yên ổn không phải là bổn phận hàng đầu của công dân; tôi ghê sợ hình ảnh một giám mục chỉ lo an phận và tìm hết cách che đậy và né tránh mọi thứ xung đột... ”  ức Hồng Y Joseph Ratzinger, Giáo Hoàng đương kim hiển trị Biển- Đức XVI, trong cuốn MUỐI CHO ĐỜI, do Peter Seewald phỏng vấn và ghi lại. Dịch sang Việt-ngữ: Trần Hoành và Phạm Hồng Lam)

 

 

...       RỒI LĂN TẢNG ĐÁ LÂP CỬA MỒ.

                                                                     (x.Mc 15,46 c)

 

 Trong cuộc sống ở mọi lãnh vực, là thường dân hay là công nhân viên chức,là nông dân hoặc doanh nghiệp, là giáo dân hoặc hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu trì, người cao niên, người trưởng thành cũng như những thanh thiếu niên, mỗi người đều không dưới một lần đối diện với những viên đá tảng. Có những hòn đá ta bước qua không mấy khó khăn. Có những tảng đá phải tốn thời giờ công sức mới dịch chuyển nó sang một bên, để có thể tiến bước. Nhưng một ngày nào đó, lối đi bị một khối đá lạnh lùng cao ngất chắn bít mất. Lối đi xưa nay vẫn thông thoáng, nay do mưa bão và do con người không che chắn xử lý thich hợp, khiến nó lăn từ trên nơi cao xuống cản lối thông thương. Ta có thể biết đường đi nước bước,mà tìm lối khác đi về phía trước. Nhưng còn biết bao anh chị em chúng ta sẽ bị tảng đá khổng lồ che khuất tầm nhìn, ngăn chặn bước tiến, trong khi có thể gặp nguy hiểm rình chờ. Một câu hát thấm thía của nhạc sĩ Trần Long Ẩn chỉ cho ta phải làm gì : “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biêt dành phần ai”. Chẳng lẽ người đời,người không có đức tin, chưa nhận biết Chúa, lại có được những tâm tình đẹp đẽ cao thượng ấy, trong khi chúng tôi là con cái Chúa,con cái Giáo Hội, con cháu hàng trăm ngàn cha ông dân Việt đã đổ máu đào làm chứng cho Chúa Kitô, lại e ngại,chùn bước và tự tìm lối đi cho riêng mình, bỏ mặc anh chị em cho sói dữ, sicut leo?

 

Trong cuộc sống, đan xen nhiều quan hệ có khi rất gần gũi thân tình. Chính những quan hệ nầy không ít khi ngăn chúng ta nhìn ar sự thật và nếu nhìn thấy sự thật, thì lại vì nể nang mà bao che, làm ngơ coi như không nghe không thấy không biết. Làm gì còn dám mở miệng góp ý, phê bình, cho dù biêt tác hại có khi lớn lao khôn lường, nếu cứ nhắm mắt làm ngơ. Những lúc như vậy, chúng tôi thật sự kính phục những vị thanh tra nhà nước: những cán bộ cộng sản vô thần, thẳng thắn đem tất cả mọi sai phạm phải công phu lắm mới khám phá được ra ánh sáng. Nạn nhân hay đúng hơn ,thủ phạm,cũng là cán bộ cao cấp, cũng chằng chịt dây mơ rễ má, có khi là quen thân, xóm giềng, không ít kẻ chạy chọt cửa trước cửa sau, không ít ô dù tung ra và không thiếu những đe dọa, có khi còn bóng gió về những trả thù, trong đó không loại trừ mạng sống.

 

Đã có những thanh tra ngã gục vì hối lộ, vì sợ hãi, vì nể nang, vì sự can thiệp đe doạ của ô dù, nhưng nhiều người đã cắn răng vượt qua được những cám dỗ, đe doạ và đã lôi ra không biêt bao nhiêu là những gương mặt,những bàn tay dơ bẩn hại nước hại dân. Họ thật sự can đảm, vì rút cuộc họ được gì,khi với họ chỉ có hai chữ “lương tâm” lận lưng và làm tôn chỉ đời sống, khi họ biết rõ rằng rác rến có cật lực quét dọn,thì lớp trước chưa sạch,lớp sau đã đầy ra và cũng chưa chắc những kẻ bị họ vạch mặc, sẽ chịu án phạt. Nhưng không vì những suy nghĩ tiêu cực ấy, mà họ chùn tay. Còn chúng tôi, sự nể nang, sự ‘khôn ngoan” kiểu giữ nguyên tắc “sở kỷ bất dục vật thi ư nhân”, chỉ mong hai chữ “bình yên”, không muốn chuốc thù chuốc oán, không muốn làm người khác đau. Và trong không ít lần, chúng tôi mất luôn cả sự nhạy bén cần có, một sự tỉnh thức cần thiết, một phản xạ, những phản ứng trước những đềiu sai trái đôi khi hết sức tỏ tường. Chúng tôi cầu nguyện và phó hết cho Chúa : chúng tôi trút hết trách nhiệm cho Chúa. Chúng tôi hướng trách nhiệm sang người khác: Giáo Hội còn những người thông thái, chuyên môn hơn chúng tôi. Và cuối cùng, chúng tôi bắt chước anh em Tin Lành : đã có Kinh Thánh và Chúa Thánh Thần.  Kinh Thánh soi dẫn. Chúa Thánh Thần linh ứng. Hai sức mạnh thiêng liêng ấy mà không làm gì được ư, mà lại cần đến chúng tôi?

 

Chúng tôi tự ý thức khả năng rất hạn hẹp của mình, trong hiểu biết Kinh Thánh cũng như thần học và  Giáo Lý. Chúng tôi ý thức thân phận đầy khuyết điểm tội lỗi của mình. Nhưng chúng tôi cũng ý thức rõ ý nghĩa cuộc sống một Kitô hữu khi được Giáo Hội trao cho Áo Trắng và Nến Sáng trong ngày lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và trong khi nhận ấn tín Chua Thánh Thần ngày lãnh Bí Tich Thêm Sức. Là Chiến Sĩ, nghĩa là một người có ba khả năng : tự bảo vệ mình; bảo vệ được những người thân của mình hoặc được giao cho mình bảo vệ ( gia đình, họ tộc, xóm giềng,giáo xứ,…) và cuối cùng là Giáo Hội,nơi chúng tôi được nhận vào,song cũng là nơi chúng tôi đồng ý tự do và tự nguyện gia nhập, có nghĩa là hưởng mọi quyền lợi và chịu mọi trách nhiệm, nhiệm vụ,trên hết là nhiệm vụ một chiến sĩ Phúc Âm. Bác ái,yêu thương không bao giờ đồng nghĩa với nể nang, bỏ qua; ngược lại,, thẳng thắn góp ý, thẳng thắn vạch ra sai lầm, không có nghĩa là chia rẻ, kiêu căng, bất bao dung.

 

Ngày nay, một số người lạm dụng chữ “hiệp nhất”, để biện minh cho không ít suy nghĩ lệch lạc về thần học tín lý. Mọi liên hệ thân tình giữa cá nhân, thậm chí giữa các nhóm khác văn hoá,khác tôn giáo, khác chủng tộc,v..v…nhằm thân quen,yêu mến trong kính trọng, giúp đỡ nhau đều đáng mong ước, đặc biệt là giữa tín hữu Công giáo và anh em Tin Lành, Chính Thống, vì những nội dung giáo lý cùng chung nguồn gốc và việc cùng nhau thờ phượng, tạ ơn Thiên Chúa là điều đáng khích lệ. Nhưng viện cớ ‘hiệp nhất” để biện minh cho việc trao đổi và sử dụng cho cộng đoàn, làm tài liệu hướng dẫn sống Đạo hoặc đi xa hơn nữa là muốn dùng các tài liệu ngoài Công giáo để làm đòn bẩy cho hoạt động truyền giáo, để “vực dậy” những trì trệ đức tin và khí thế truyền giáo của một giáo phận, của một Giáo Hội địa phương, thì không cần phải suy nghĩ,nghiên cứu gì cho nhiều. Đó không phải là công dã-tráng. Đó là gieo rắc nọc độc trong Giáo Hội. Mọi sách viết,mọi bài viết, được thực hiện nghiêm túc và không nhằm bôi bác công kích cá nhân hay tập thể nào, đều có giá trị tư suy và có những “lời hay ý đẹp”, mà chúng tôi có thể chọn lựa,hái lượm và đem ra cho anh chị em chúng ta thưởng thức. Đơn giản là vì Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo không tưong thích với những thứ khác biệt với “thức ăn” và bao tử của người Công giáo, dù có thể được người ngoài Công giáo chấp nhận, thậm chí là khen ngon! Chấm hết. Không thể có việc đem nguyên cả một hệ thống tư duy để dạy dỗ, hường dẫn tín hữu Công giáo mà Chúa và Giáo Hội tin tưởng giao cho.

 

Chúng tôi đang nói về cuốn The Purpose Driven Life của mục sư Rick Warren, một cuốn sách nỗi tiêng nhờ mục sự Rick Warren, song cũng giúp vị mục sư nầy nỗi tiếng và có thu nhập hết sưc lớn từ việc bán sách. Cuốn sách đã được anh em Tin Lành dịch sang tiếng Việt và đã được linh mục nhạc sĩ Phan Văn Anh (bút hiệu Minh Anh) dịch lại và được linh mục thi sĩ Võ Tá Khánh (bút hiệu Trăng Thập Tự) giới thiệu,quảng cáo và vận động trợ giá với mục đích đưa được cuốn sách (được dịch là Sống Theo Đúng Mục Đích – STĐMĐ) đến tận tay tối đa tín hữu Công giáo Việt-Nam. Chúng tôi đọc thấy trong phần đầu, ngoài lời giới thiệu nồng nhiệt của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế, hai lời giới thiệu có thể sử dụng cho bất cứ tác phẩm đạo đức nào của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà-Nội và Đức Tổng giám mục Giáo Phận Jaro, Phi-Luật-Tân, còn có lời giới thiệu rất thắm tình của mục sư Lê Cao Quý. (được bầu làm Tổng Thư Ký Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ngày 06.03.2009.BTGH)

 

Chúng tôi đã theo dõi hiện tượng “Rick Warren” từ khá lâu và đọc không ít bài viết của anh em Tin Lành về mục sư Rick Warren và cuốn sách nỗi tiếng của ông. Chỉ là để thêm hiểu biết, vì khi ấy không bao giờ có thể hình dung một cuốn sách Tin Lành lại có ngày được đặt lên giá cao, trên cả Kim Chỉ Nam Linh Thao của Thánh Inhatiô (mà linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự hiểu rất rõ cách hướng dẫn thực hành và giá trị) do hai linh mục Công giáo. Là giáo dân, nặng về cuộc sống cơm-gạo-áo-tiền, sức khỏe và thời giờ rất hiếm hoi, lại muốn dành chút khả năng hạn hẹp để phục vụ Chúa và Giáo Hội, nhưng chúng tôi tự thấy không thể vì những tảng đá khổng lồ án ngữ lối đi, dễ làm nhụt nhuệ khí, mà thoả hiệp bằng im lặng, nhắm mắt làm ngơ hoặc sợ hãi. Tảng Đá ngăn tầm nhìn đức tin ấy, chúng tôi đã nhiều lần to nhỏ với hai linh mục, góp ý, vận động , thuyết phục, nài nỉ,van xin để hai vị hãy vì lương tâm trách nhiệm của những mục tử, mà rút lại những lời giới thiệu, quảng cáo,vận động trợ giá vô cùng sai lạc và nguy hiểm. Nhưng có lẽ chỉ là tiếng nói của một giáo dân, mà trình độ, địa vị, nhận thức,đều kém thua hai linh mục, vì thế sẽ nực cười nếu nghe theo những lời khua môi múa miệng vô giá trị được liên tục gửi đi. Trong 123 thư e-mai chúng tôi nhận được từ đó đến hôm nay (107 thư cách đây hai tuần lễ), cũng có hai thư (một thư gửi bốn lượt) trách cứ và cả chỉ trích chúng tôi thậm tệ, trong đó có cả ý tưởng “trứng khôn hơn vịt”,” ếch ngồi đáy giếng”, vì chúng tôi đã có thắc mắc và cầu xin Hai Đức Tổng Giám Mục thương tình cho biết lý do hai Ngài giới thiệu cuốn sách nầy. Cho tới nay vẫn chẳng một hồi âm nào từ hai Chủ Chăn Giáo Phận. Có lẽ do giáo dân thỉnh cầu là bất xứng. Biết làm sao hơn, khi hai linh mục dùng những lời giới thiệu của các Chủ Chăn để tiếp thị và làm tăng giá trị cho việc quảng cáo! Chúng tôi hết lòng mong được hai Đức Tổng Giám Mục thương ban cho một câu thôi: ”ANH  SAI RỒI”, để chúng tôi an lòng xếp tất cả lại, viết lời tạ lỗi và đích thân đi gặp để xin lỗi hai linh mục. Và dù chẳng có nhiều bạc tiền gì, chúng tôi cũng sẽ mua ít là một ngàn cuốn STĐMĐ, rồi tự tay đi giới thiệu và tặng cho anh em tín hữu Công Giáo.

 

Chúng tôi không hề có bất cứ thành kiến hoặc điều gì bất mãn với linh mục Võ-Tá-Khánh (còn với linh mục Minh Anh, ít nhất đã vài lần được hát những bản nhạc ca tụng Chúa do linh mục sáng tác). Song cũng không vì tình nghĩa mà có thể bỏ qua những gì chúng tôi nắm khá vững, đã và đang tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu, nhằm phân tích trình bày những chứng cứ, những lý lẽ dẫn tới việc loại bỏ cuốn STĐMĐ ra khỏi “tủ sách hướng dẫn thực hành Đạo “,mà nếu không đấu tranh mạnh mẽ, một ngày  rất gần đây, hai linh mục sẽ phát tán nó ra khắp hang cùng ngỏ hẽm(theo thư của linh mục Võ Tá Khánh gửi các websites dịp Tết Kỷ Sữu, thì cũng đã có hàng chục ngàn, thậm chí hơn, đã được bán trong nước). Điều nầy có thể thấy trước không khó, với sự năng nỗ của hai linh mục, với cách vận dụng khéo léo lời giới thiệu của những Vị Giáo Phẩm Cấp Cao trong và ngoài nước. Việc hai linh mục có lẽ ít tiếp cận với các “best-sellers” , - ngày nay nhan nhãn ở Hoa Kỳ, dù ít thấy ‘phong tặng”nầy ở các Châu Lục và quốc gia khác -  bị cuốn sách hút hồn và có ngay sáng kiến áp dụng  ở quê hương Việt-nam và cho Giáo Hội Việt-Nam, đáng kinh ngạc, vì sự hấp tấp vội vàng để hiện thực sự say mê và thán phục của hai linh mục. Hai linh mục đều được tín nhiệm đặt vào các vị trí cao trong giáo phận, liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến việc soạn thảo các tài liệu giáo lý cho giáo phận và Giáo Hội Việt-Nam. Việc làm của hai linh mục phải chăng là cử chỉ thông báo chính thức đầu hàng, rằng những gì hai linh mục cộng tác hoặc soạn thảo trước đây là chẳng có giá trị, chỉ xứng ở vị trí ( và giá trị) lót đường cho STĐMĐ? Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội Việt-Nam thiếu trách nhiệm, yếu kém đến độ không có và không đưa ra được tài liệu nào có thể sánh ví được với STĐMĐ về phương diện Giáo Lý và hướng dẫn Sống Đại ư? Không thể nghĩ khác được! Đọc lời giới thiệu của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự được viết lại và gửi cho một số Websites Công giáo, chúng tôi sởn da gà, ứa nước mắt vì sự ngạo mạn và coi thường những giá trị mà hai linh mục nguyện một đời tuân theo, phục vụ. Nhiều người chắc chắn đã đọc những lời  lẽ  nầy, - và dù giới hạn của bài viết -  cũng sẽ  không thừa khi ghi lại một vài ý:

 

1. Trong bài viết dịp Kỷ Sữu 2009, linh mục Võ-Tá-Khánh lấy tựa đề  “SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH”, ẤN BẢN CÔNG GIÁO, MỘT QUYỂN SÁCH HỮU ÍCH.

Dù không có ý vạch là tìm sâu, nhưng từ ngữ khi được chọn sử dụng như trong trường hợp nầy, lại từ một thi sĩ, ắt phải có dụng ý. Vì thế chúng tôi không hiểu linh mục Võ Tá Khánh muốn khẳng định điều gì, khi dùng cụm từ “Ấn Bản Công Giáo”: Theo Từ Điển tiếng Việt, ấn bản là “bản sách in” ( ví dụ: các ấn bản khác nhau của Truyện Kiều). Từ điển Việt-Anh dịch là “edition – version = phiên bản) Như vậy là linh mục Võ Tá Khánh làm phép thuật để biến một ấn bản của một mục sư Tin Lành thành ấn bản Công-Giáo (tính  từ).“Công giáo hoá” tuỳ tiện như thế là không lương thiện và dễ gây ngộ nhận, khi “đi với ma mà mặc áo cà sa”. Còn “hữu ích”hay không, thì linh mục hãy để ngừơi mua sách đọc và nhận định. Người ta gọi cái nầy là quảng cáo lố! Chúng tôi thì cho đây là hành vi xem thường những ngừơi mua sách nói chung (Kitô hữu hoặc ngoài Kitô giáo) và cách riêng tín hữu Công giáo người Việt và đặc biệt hơn nữa là giáo dân giáo phận Qui-nhơn, đối tượng ưu tiên để  linh mục thử nghiệm sáng kiến hành động của linh mục. Một trong các kỹ xảo tiếp thị khác của linh mục,là mổ xẻ  từ IMPRIMATUR. Mới hya vì sao STĐMĐ một bước lên mây!

  Cũng trong bài viết thanh minh lập trường khi đến với cuốn STĐMĐ, linh mục đã dùng nguyên chương 4 “Hoà Giải Trở Ngại Tinh Thần Đại Kết” trước hết chủ yếu vạch ra sai lầm yếu kém của Công giáo trong suy nghĩ,thái độ  và ứng xử đối với anh em Tin Lành. Cũng giống như khi tiếp cận với cuốn best-seller STĐMĐ và sững sốt với thành công của mục sư Rick Warren, theo những gì chúng tôi được biết, linh mục Võ Tá Khánh rất đơn sơ cho rằng việc linh mục quen biết một vài mục sư đã là “đại kết” (rất may là linh mục dùng từ “đại kết” thay vì  “đại kết” lẫn “hiệp nhất” như trong một vài thư từ, bài viết khác). Trước hết, là con cái cùng một Cha trên trời, được cứu chuộc nhờ cùng một Chúa Kitô, vấn đề đại kết, hiệp nhất là điều canh cách trong lòng bất cứ Kitô hữu nào có ý thức, trước lời cầu nguyện của Chúa Giêsu :”Ut sint unum” (xin cho chúng nên một). Một vài liên lạc thân tình là rất tốt, nhưng là tình huynh đệ,cảm thông và kính trọng nhau,cổ vũ và kiên trì tinh thần và mục tiêu “đại kết”. Nhưng coi đó là”hiệp nhất”, thì qúa chủ quan và đơn giản hoá (simplist). Phải mất một ngàn năm thì Đức giáo hoàng La Mã và Đức Thượng Phụ Chính Thống mới “xé” được vạ tuyệt thông cho nhau. Ấy là chỉ khác biệt chủ yếu về nghi thức, về quyền bính tối thượng (ngôi và quyền giáo hoàng La Mã). Linh mục muốn Giáo Hội Công giáo và tín hữu Công giáo hãy can đảm hơn,hãy mềm dẻo hơn,hãy hiểu biết và đạo đức hơn, trong vấn đề và trong tinh thần đại kết? Vấn đề vượt quá tưởng tưởng và khả năng của đại chúng tín hữu Công Giáo Việt-Nam (vì ngay chính linh mục cũng vẫn lầm nghĩ) và tốt nhất linh mục nên đặt vấn đề với các Giám Mục Việt-Nam.

 

   Thực ra chúng tôi hiểu rằng linh mục Võ Tá Khánh đưa ra rất nhiều lý lẽ trong bức thư nầy, chỉ để biện hộ (đúng hơn là “thanh minh”) cho việc sử dụng và quảng bá cuốn STĐMĐ cũng như dùng nó làm tài liệu – phương pháp huấn luyện tinh thần SỐNG ĐẠO và TRUYỀN GIÁO cho tín hữu Giáo phận Đàng Trong (nay là Qui-nhơn), sau khi đã có những thư, những lời kêu gọi và những bài viết góp ý hoặc phân tích  những cái không được trong việc sử dụng sai trái nầy (xin nhấn mạnh lần nữa : chỉ nói tới việc “sử dụng sai trái”, chứ không ai vạch cái sai của mục sư Rick Warren và nội dung cuốn STĐMĐ, vì là một tín đồ Tin Lành, ông nghĩ - sống - giảng - viết như thế là thường tình. Chẳng lẽ ông phải viết theo Giáo Lý và  thần học Công Giáo?) [chúng tôi sẽ nói về cái không đúng của cuốn STĐMĐ, không nhằm đã kích phê phán Tin Lành và gây chia rẻ như suy nghĩ của linh mục Võ Tá Khánh, mà chỉ để nói lên sự cần thiết phải rõ ràng, vững vàng trong Giáo Lý Công giáo, không thể vì nể nang, mà chấp nhận hoặc thoả hiệp, vì như thế không chỉ làm hại nội dung đức tin của củamình,mà làm sai lệch đức tin Công giáo của các tín hữu. Một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính như hiện nay,chắc chắn không phải chỉ là hậu quả của những sai lầm yếu kém trong điều hành kinh tế của một quốc gia hoặc của  những siêu cường G 8,G 20, mà là tich tụ sai lầm bao năm ( 5,10,20 năm hay hơn nữa?) để khi vỡ lỡ, không làm sao ó thể mau mắn hàn gắn,bưng bít. Hàng loạt công ty, ngân hàng khổng lồ trên thế giới theo nhau sụp đổ. Không quốc gia nào trên thế giới thoát khỏi nanh vuốt cuộc khủng hoảng nầy và mặc cho những lời trấn an và tự trấn an của lãnh đạo một số siêu cường, người nói và người nghe đều hiểu rằng cái giá phải trả của cuộc khủng hoảng nầy không chỉ có vậy : từ vật chất, cuộc khủng hoảng thành cuộc khủng hoảng tinh thần, bời vì nguồn gốc của nó là “tinh thần”. Hai linh mục nghĩ thế nào khi 10 năm,20 năm,30 năm sau, những sai lạc Kinh Thánh, Thần Học,Giáo Lý mà hai linh mục vô tư gieo rắc,phát tán, sẽ phát huy tác dụng của nó. Mục đích không biện minh được cho phương tiện, nhất là khi hai linh mục biết rõ việc làm của mình, “hy vọng” (nhỏ nhoi, phi lý và hảo huyền) vào những suy nghĩ như là “Có lẽ con hiểu được phần nào mối bận tâm mục vụ rất cụ thể của Cha. Tại (nơi Cha phục vụ), người Công Giáo chỉ là thiểu số giữa đa số Tin Lành, ảnh hưởng của Tin Lành là điều rất nhạy bén. Đang khi đó, như Cha biết, ở Việt Nam anh em Tin Lành là thiểu số so với Công Giáo, mối nguy tín hữu Công Giáo bị biến chất theo Tin Lành không đáng kể” (thư gửi Cha DQT,ngày 23.01.2009)  [xin lưu ý : với suy nghĩ nầy,linh mục Võ Tá Khánh tự mâu thuẫn với những lời khuyên răn người khác hãy có tinh thần “đại kết”!].

2. Hãy đọc lại một vài suy nghĩ khiến linh mục Võ Tá Khánh lấy làm động cơ cho việc linh mục đang (đã!) tiến hành ( mà theo đánh giá của linh mục là rất mỹ mãn):

Năm thứ hai (2009) được khởi đầu với một công việc cụ thể nhằm nâng cao phẩm chất sống đạo và khả năng truyền giáo của các gia đình. Việc cụ thể là tìm nguồn giúp đỡ để phát hành rộng rãi quyển SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH của mục sư Rick Warren, do linh mục Minh Anh giáo phận Huế phiên dịch(*). Đây là một quyển sách có tác dụng nâng cao trình độ nhận thức và sống đạo cho chính anh chị em tín hữu và có sức thuyết phục với lương dân”. Và nỗi vui sướng khi khám phá cuốn STĐMĐ :”Nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã bắt đầu đúng chỗ cần bắt đầu”. Và thật ngoài sức tưởng tượng khi đọc lời nầy :”Tiếp đến, nó đáp ứng đúng hướng tìm kiếm của giới trí thức người lương”. Chúng tôi có cảm tưởng linh mục đang hăng say giảng Đạo…Tin Lành. Những người lương đơn sơ ít học, những người lương trí thức, sau khi bị thuyết phục, sau khi được đáp ứng, sẽ theo Đạo nào: Tin Lành hay Công Giáo? Hay là theo linh mục, đây cũng là “đại kết”,”hiệp nhất”?

(*) phiên dịch : chuyển ngữ? dịch mới? Dựa vào bản dịch có sẵn?

 

 

 

TẢNG ĐÁ LỚN

 

Với những phân tích trên đây về cuốn STĐMĐ, dù còn nhiều điều phải nói, chúng tôi nghĩ rằng không nên để bị quy cho là thiếu bác ái, có tính chất đã kích hơn là xây dựng. Một giáo dân vô danh ở trong đất nước và Giáo Hội Việt-Nam nầy khó lòng thấy được tiếng nói của mình được lắng nghe. “Tương lân – Tương cầu” chủ yếu là giữa tín hữu giáo dân với nhau, với mục đích chia sẻ cái hay, vạch ra cái sai cái dỡ, để giúp nhau giữ vững đức tin tinh tuyền, sống đạo,truyên giáo và dạy dỗ con cái theo đó, không bước đi trong sai lạc. Chúng tôi không hề tiếc công sức hàng nấy trăm giờ bỏ ra để đọc,tìm hiểu qua hàng ngàn trang tài liệu, kể cả dịch nguyên cuốn sách của Cha Champlin (A Catholic Perspective on The Purpose Driven Life) để cùng nhau phân tich,, đánh giá một cách sáng suốt.

Với  suy nghĩ nầy, chúng tôi mời cùng đi vào tìm hiểu STĐMĐ (NB: không chỉ “cuốn” sách có tựa đề nầy,,mà tất cả những gì liêu quan đến STĐMĐ!).

 

 

- I -

 

 MUỐI ĐẤT – ÁNH SÁNG THẾ GIAN

Sự sáng của các con cũng phải toả ra như vậy,

để người ta nhìn vào mà ngợi khen Cha các con trên trời

(Mt 5:14-16)

 

1. GIÁO HỘI MỚI – GIÁO LÝ MỚI

Trong khi tìm kiếm một hình mẫu,một nhân vật Công giáo giúp chúng tôi đối chiếu với mục-sư Tin Lành Rick Warren về tầm vóc, về sự nghiệp, về tinh thần, mà nhiều người muốn gọi là ‘linh đạo’. Ở  Rick Warren,‘linh đạo’ là những gì ông đưa ra để “sống theo đúng mục đích”, trong khi ‘linh đạo’ phải là ‘con  đường’ được vạch ra trong ‘Con Đường’ của Chúa Giêsu (x. Ga 14,6: Thầy là Đừơng – là Sự Thật và là Sự Sống) với những sắc thái phù hợp với cá thể,nhóm,cộng đoàn,nhưng không chấp nhận bất cứ một suy tư hướng đạo,một giải thích hoặc một thực hành nào không tương thích với Thánh Kinh, Thánh Truyền và giáo huấn Giáo Hội. Thật ra Rick Warren đã soạn thảo một ‘linh đạo” riêng cho Saddleback. Nó gói gọn trong các từ “The Purpose Driven”, vừa là tiếp-đầu-ngữ (préfix), vừa là tư  duy và nguyên tắc “chủ đạo” cho một thứ giáo lý riêng của Đại giáo đoàn Saddleback,cũng đồng thời là giáo hội mới , bên cạnh các giáo hội Tin Lành khác ở Hoa Kỳ và ở trên thề giới, sẵn sàng thu nạp tín hữu của mọi giáo phái Tin Lành,nuốt chững các giáo hội ‘nhỏ’ khác, mà không cần tuyên bố. Mục đích chính cuộc đời mục sư Rick Warren là “xây dựng” và “sắm” cho riêng mình một giáo hội (Đại giáo đoàn Saddlebacj chỉ la ‘tổng hành dinh” - trụ sở - và bàn đạp hướng tới một giáo hội bao trùm cả thế giới), một nơi để ông mặc sức tung hoành, thử nghiệm các dự phóng, các kế hoạch, các phương pháp, mà ông ấp ủ từ đầu thập niên 1970, nhất là năm 1973 khi gặp được tiến sĩ Criswell.mà việc đặt tay và lời tiên báo đã làm thay đổi cuộc đời Rick Warren, đúng ra là củng cố quyết tâm và ươc vọng của ông. Tất cả tôn chỉ, tổ chức, hoạt động,v..v.. đều được soạn thảo trong cuốn “The Purpose Driven Church” (1995. NXB Grand Rapids; tạm dịch là “Giáo Hội Theo Đúng Mục Đích” hoặc “Giáo Hội mà mục đích được nhắm tới”) và cuốn “The Purpose Driven Life” (2002,NXB Grand Rapids; được dịch là STĐMĐ) chỉ là cuốn sách triển khai và đưa vào thực hành những gì vẫn còn nằm trong lý thuyết và vẫn chưa thể nào phát huy được theo ý muốn khát khao của Rick Warren. Rất nhiều điểm trong “giáo lý” mới của giáo hội mới, theo ước vọng của Rick Warren, vẫn không có cơ hội đến với đại chúng vì nhiều lý do  và có khả năng sẽ “chìm” dần và biến mất nếu không có biến cố tấn công khủng bố 11/9 với việc trung tâm thương mại, biểu tượng của giàu sang - thịnh vượng - ổn định - bền vững - toàn nước Mỹ, cũng là niềm hãnh diện của nước Mỹ, cùng với Lầu Năm Góc là biểu tượng sức mạnh vọ song và an ninh của Hoa Ký, đã đồng loạt bị tấn công hủy diệt,kéo theo cái chết khủng khiếp và thương tâm của 3.000 nhân mạng. Không ai không cảm nhận tự đáy lòng sự bất an của cuộc đời, sự mong manh của kiếp người và sai lầm khi đặt niềm tin và mục đich cuộc đời vào tiền bạc, danh lợi. Người ta cảm thấy bơ vơ, bị ức chế và mong có ai đó, có điều gì đó mới mẻ, có thể giúp họ thoát khỏi  dằn vặt, đu khổ, ám ảnh,trầm cảm (stress) đang đè nặng trên toàn nước Mỹ. Nước Mỹ mất phương hướng. Và Rick Warren với cuốn The Purpose Driven Life (STĐMĐ) đã xuất hiện đúng lúc. Cuốn sách mà ông soạn ra như là “hướng dẫn thực hành” những giáo lý trong The Purpose Driven Church, - một cuốn [PDC] là lý thuyết,là chính yếu nhưng 17 năm vẫn không mấy ai biết đến; môt cuốn [ PDF – STĐMĐ] là thực hành - bỗng dưng trở thành nỗi tiếng, giải toả phần nào những ức chế tâm lý bấy lâu và gây nên phản ứng đồng loạt nơi dân chúng Hoa Kỳ lúc bấy giờ (một hình ảnh: ở Việt Nam, xảy ra nhiều vụ các học sinh – đăc biệt là nữ sinh - bị ngất hàng loạt, khi có một nữ sinh bị xỉu do một nguyên nhân nào đó. Các em còn lại bị phản ứng dây chuyền,trong khi thực tế chẳng hề có triệu chứng gì liên quan có thể gây ngất xỉu).

 

Diễn tiến bất ngờ và thần kỳ đó đã được một người như Rick Warren, đầy tính toán,có biệt tài tổ chức, có năng khiếu tiếp thị, không bỏ lỡ và nắm bắt ngay, để nhờ cuốn sách nầy mà ý tưởng (và giấc mơ) về một giáo hội riêng, một nơi để ông phát huy các sở trường đầy tham vọng của mình được bùng nỗ. Mối duyên Người (Rick Warren)– Ước Vọng (có được giáo hội riêng)– Phương Tiện (cuốn STĐMĐ)-  chưa bao giờ được kết hợp may mắn,nhuần nhuyễn và hiệu quả như trường hợp mục sư Rick Warren với giáo hội Saddleback và cuốn sách của ông. Có người sẽ gọi đó là Thiên thời - Địa lợi – Nhân hoà : ba yếu tố giúp thành công chắc chắn. Điều quan trọng đối với Rick Warren là tận dụng cơ hội ngàn năm có một nầy. Rick Warren đã có được tất cả và ông vững tâm thảo ra những kế hoạch mới như là chương trình PEACE và  những dự từ thiện từ phần lớn số tiền thu được qua việc bán cuốn STĐMĐ. Các kế hoạch, dự án nầy không hề được ám chỉ, nghĩ tới hoặc liên tưởng đến trong cuốn “giáo lý” The Purpose Driven Church.

 

  Sẽ quá dài dòng một cách không thật sự cần thiết, nếu đi sâu vào phân tích cuốn ‘giáo lý” The Purpose Driven Church ( bởi vì khi đạt được thành công với cuốn STĐMĐ, thì chính Rick Warren cũng chẳng mặn mòi đoái hoài gì đền cuốn ‘lý thuyết – giáo lý” được ấp ủ bao năm ( 1963 – 1995) và soạn thào công phu từ 1995, cho nên chỉ xin ghi lại một vài điểm:

 

Ngay ở bìa sách, trên đầu cùng, là một  chưa từng có tiền lệ: tác giả và nhà xuất bản ghi : “over ½ million copies sold”(sách đã bán được hơn một nửa triệu cuốn). Không chỉ là phản cảm,mà còn hết sức lố bịch, nhưng chắc chắn là có tính toán và tính toán kỹ lưỡng là đàng khác : Rick Warren cần tiền (thời điểm những năm giữa thập niên 1990s) và phải vận dụng mọi mánh khoé tiếp thị dù có thể lố bịch và không trung thực. Cũng không quá đáng với não trạng thực dụng của dân Mỹ.

 

Sau cuộc gặp với tiến sĩ Criswell vào năm 1973,một ngày vào năm 1974 Warren (ở tuổi 20) lần đầu đọc được một bài báo của McGavran về sự khuếch trương giáo hội và đó là ngày Warren quyết định “đầu tư cuộc đời còn lại” để khám phá những nguyên lý việc “phát triển giáo hội”. Người học trò xuất sắc nhất và kế vị MvGavran ở Fuller School of World Mission (Trường Truyền Giáo Thế Giới Fuller) là Peter Wagner,ngừơi tự xưng là một tông đồ và là một trong những người đề xướng hàng đầu “những dấu chỉ và những điều lạ” ccó tính đă5c sủng.Từ Chủng Viện Fuller, triết lý khuếch trương giáo hội lan ra khắp thế giới.

 

Vị mục sư đầu tiên tuyên bố sẽ khiến việc sử dụng các kỹ thuật khuếch trương giáo hội hiện đại nên quan trọng là Robert Schuller.”một sự việc không chối cãi được là tôi là người sáng lập,thực vậy, phong trào khuếch trương giáo hội ở trên đất nước nầy…Tôi chủ trương và tung ra những gì đã trở nên nỗi tiếng như là cách tiếp thị trong Kitô giáo” (G.A. Pritchard, Willow Creek Seeker Services, (NXB Grand Rapids 1996). Robert Schuller làm điều đó như thế nào? “Bí quyết thu phục lôi kéo những người không thuộc giáo hội vào giáo hội quả là đơn giản: Hãy tìm cho ra những gì gây ấn tượng  với những người ngoài giáo hội trong cộng đồng của bạn [ rồi đem nó cho họ]. Là người theo thuyết phổ độ trơ tráo, ông bác bỏ việc Chúa Giêsu là con đường duy nhất dẫn về thiên đàng. Ông nhận định rằng làm cho dân chúng ý thức được thân phận tội lỗi hư hoại là một điều xấu xa nhất mà một người giảng thuyết có thể làm được. Với Schuller, tái sinh chỉ có nghĩa là thay đổi hình ảnh mình từ tiêu cực sang tich cực. Cuốn sách xuất bản năm 1975 của Schuller “Giáo hội của bạn có những khả năng Đích thực” đã gây ân tượng rất lờn đền Warren và Hybels, cả hai tìm gặp Schuller để học hỏi thêm. Họ gọi cuộc gặp gỡ đầu tiên nầy với Schuller là một “cuộc gặp gỡ Chúa định”. Bà Kay Warren,vợ mục sư Rich cho biết Schuller có một “ảnh hưởng sâu sắc” trên Rick. Từ đó Warren chia sẻ bục diễn thuyết tại nhiều hội nghị của hàng thủ lãnh do Schuller [tổ chức] và một lời chứng thực của Schuller xuất hiện ở phần dẫn nhập cuốn The Purpose Driven Church của Warren :”Tôi cầu nguyện để moi mục sư đều đọc cuốn sách nầy…Rick Warren là người duy nhất trong chúng ta nghe và học hỏi từ đó”. Ngày nay Warren,Hybels và Schuller cùng điều hành giáo đoàn của họ theo cùng những nguyên tắc được dẫn dắt theo thị trường (market-driven)

 

  Với suy nghĩ ấy (sử dụng các kỹ thuật khuếch trương hiện đại), Warren làm đối tác với các hãng tiếp thị như CMS ở Covina,California,một công ty giúp các gã khổng lồ như Hãng Xe Hơi Isuzu tăng trưởng việc kinh doanh. Ông làm theo lời cố vấn của quân sư kinh doanh thế tục Peter Drucker và ký kết hợp đồng hai năm hội ý một lần trong vòng 20 năm (đến năm 2015). Lần tư vấn gần đầy nhất của Drucker là tập chú vào việc dạy các giáo hội và các tổ chưc từ thiện hành xử sao cho giống như những tập đoàn và Warren đã làm theo rất nhiều trong các ý kiên của Drucker (tạp chí Forbes, 05.04. 2004). Người nào đã quen với những ý tưởng đề ra trong các sách kinh doanh,sẽ dễ dàng phát hiện ra những phiên bản “Kitô giáo” được nhân bản tất cả qua những bài viết và sách viết của Warren. Chủ tạp chí Forbes,Rick Karlgaard nói về The Purpose Driven Church :” Đó là một trong những cuốn sách mang tính buôn bán vĩ đại nhất tôi đã từng đọc, và chỉ cần bạn thay thế từ “kinh doanh” bằng từ “giáo hội”,thì đúng là một sách hứơng dẫn đáng nể có thể dùng cho cử toạ giới kinh doanh trần tục” (CBS News, 22 .03. 2005).

 

Trong một chương cuốn The Purpose Driven Church,có tựa đề “Chúa Giêsu đã lôi cuốn các đám đông ra sao”, Rrick Warren nhận định :”Chỗ có vẻ như để khởi đầu là với các nhu cầu cảm thấy của con người…Đó là bước Chúa Giêsu đã sử dụng…Một người thạo bán hàng biết bạn luôn khởi sự với những nhu cầu của khách hàng, chứ không phải sản phẩm “ (ngày nay người ta quen nói : bán những gì khách hàng cần, chứ không phải những gì mình có).. Trong chương trước đó, Warren khẳng định “Bất cứ khi nào Chúa Giêsu gặp  một người nào, thì Người lại khởi đầu với những thương tích,những nhu cầu và những gì họ quan tâm”.

 

Còn nhiều điều để phân tích về cuốn“giáo lý” củaa Rick Warren,nhưng chúng tôi có thể rút ra vài kết luận để khỏi quanh quẩn trong vấn đề nầy.

 

 Quả thật ở cội nguồn toàn bộ mẫu biến hoá giáo hội được hướng dẫn theo mục đích ( purpose driven church) là một nhận thức sai lầm tai hại. Như John MacArthur chỉ ra :”Khái niệm cho rằng những cuộc gặp gỡ giáo hội phải được dùng để nhử hoặc lôi kéo những người ngoài Kitô-giáo là một triển khai tương đối mới mẻ. Không có cái gì giống nó được tìm thấy trogn Sách Thánh; trên thực tế, Thánh Phaolô Tông Đồ nói về những kẻ không tin gia nhập cộng đoàn như một sự kiện ngoại lệ )I Cor 14,23). Thực tế là giáo hội ở Giêrusalem thánh thiện và kính sợ Chúa đến mức không ai dám gia nhập nó “(Cv 5,11).Một ít thập niên đầu của hong trào khuếch trương giáo hội đã cho thấy rõ ràng sự ngây thơ của những ai cho rằng Phúc Âm thật sự có thể tồn tại qua sự du nhập một triết lý tiếp thị rằng khách hàng là thượng đế. Phong cách có ảnh hưởng đến bản chất chăng? Nay điều đó còn hơn thế nữa. Phong cách được dẫn dắt theo mục đích đã hoàn toàn lật đổ thông điệp Phúc Âm đích thực. Sự trưng bày đã đầu hàng tiêu khiển, việc giảng dạy được thay bằng những cuộc biểu diễn, giáo lý trở nên kịch nghệ và thần học biến thành nghệ thuật sân khấu. Dự lệch lạc sụp đổ thật thê thảm. Nói về các thành viên giáo hội của mình,một Warren vô tình và không tha thiết gì nhận định : ” Có chăng những ngừoi ngoại giáo không ăn năn tội, đã trà trộn trong đám đông 10.000 người của Saddleback? - Chẳng còn nghi ngờ nữa. .. Được rồi. Chúa Giêsu đã nói…Đừng lo lắng về cỏ lùng..”. Khi George Barna thăm dò những ngừơi tham dự ngày cuối tuần ở Willow Creek, ông khám phá ra rằng dù 91% nhận định giá trị cao nhất của họ là có được mối liên hệ cá nhân sâu sắc với Thiên Chúa, thì 25% những người sống một mình trong nhóm nầy,38% các phụ huynh chưa có con và 41% những người đã ly dị, “thú nhận đang có những quan hệ tình dục bất hợp pháp trong sáu tháng gần đây nhất”. Ý tưởng cho rằng những phương pháp “được dẫn dắt đến mục đich mới nầy sẽ phục hồi quyền năng Thiên Chúa ở giữa chúng ta, là một vấn đề chẳng ra môn khoai gì hết     

           

 Nơi nầy nơi nọ, ngoài Giáo Hội Công giáo, có thể xuất hiện một vài hiện tượng gây nhiều ngạc nhiên thích thú, có tầm vóc ảnh hưởng ngoạn mục, làm cho nhiều người chú tâm đến khía cạnh đạo đức [Kitô giáo] mà họ quân lãng,nguội lạnh. Đó là điều đáng vui mừng, đáng được khen ngợi và cả nên được theo dõi,nghiên cứu để tìm ra được những ưu điểm,những sáng kiến hành động gíup bổ sung những phương pháp truyền đạt Lời Chúa của chúng ta. Nhưng cũng chỉ như vậy mà thôi, vì Gíao Lý Công giáo, cách thức truyền đạt Gíao Lý, cách thức thực hiện việc rao giảng Tin Mừng ( = truyền giáo) không hệ ở con người. Con người chỉ là khí cụ. Chính Chúa Thánh Linh mới là Đấng dạy chúng ta phải nói gì,làm gì và nhất là Đấng hoàn tất những gì tốt đẹp nhất từ những yếu kém của những ‘dụng cụ” khiếm khuyết tội lỗi. Điều duy nhất Chúa Thánh Thần (và do vậy, Giáo Hội) đòi hỏi nơi con người sống linh đạo,rao giảng Tin Mừng, là yêu Chúa, yêu mến anh em và trung thành với Giáo Hội. Vì thế,bàng bạc trong  “sách lý  thuyết “ [ PDC] và “sách thực hành” [PDL] là thái độ không chấp nhận sự ô nhục,thất bại của Thập Gía, cũng có nghĩa là Cuộc Khổ Nạn” của Chúa Giêsu Kitô và là con đừơng hẹp, con đường duy nhất, số phận định sẵn – purpose driven way [ vì đã là DESTINY, thì không cần phải là  “purpose” “driven” nữa ] - của mọi Kitô hữ. Chọn lựa, đặt mục đích thế khác, là chối bỏ Kinh Thánh và nhất là cố tình hiểu sai,thực hành sai  Tin Mừng!

 

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI,trong buổi triều yết các giám mục Achentina đi viếng Ad limina (một hình thức tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô và trung thành với Giáo Hội. NV) ngày 02.04.2009, với việc trích dẫn lời hiệu triệu Evangelii nuntiandi của Đức giáo hoàng Phaolô VI đã nhắc lại :”Mọi công việc rao giảng Tin Mừng phải phát xuất từ một tình yêu liên kết ba khía cạnh: đối với Thiên Chúa, đối vối Gáio Hội và đối với thế giới” và Người đã mời gọi các giám mục “ tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi tín hữu có thể tiếp cận đựơc với Kinh Thánh để khi đặt Chúa ở trung tâm đời sống của mình, họ đón tiếp Chúa Kitô như Đấng Cứu Chuộc  và để ánh sáng của Chúa Kitô chiếu soi tất cả mọi môi trường của nhân loại. Bởi vì Lời Chúa không thể hiểu nếu người ta tách rời nó khỏi Giao Hội và cho nó ra rìa, vì thế cần phải cổ vũ tinh thần hiệp thông và trung thành với huấn quyền Giáo Hội, nhất là nơi tất cả những ai có sứ mệnh truyền đạt trọn vẹn sứ điệp Phúc Âm. Người rao giảng Tin Mừng phải là một người con trung thành với Giáo Hội và ngoài ra, còn phải đầy tàn tình yêu thương đối với con người để biết trao cho họ niềm hy vọng lớn lao mà chúng ta đang mang trong lòng” và Đức Thánh Cha nhắc nhở :” Xin nhớ cho rằng hình thức rao giảng Tin Mừng đầu tiên là làm chứng bằng chính cuộc sống, Sự thánh thiện cuộc đời là môt món quà qúy giá mà các Vị có thể trao tặng cho các cộng đoàn, trong con đường đích thực canh tân Giáo Hội . Ngày nay hơn thời nào hết, sự thánh thiện là một đòi hỏi luôn thực tế, bởi vì con người thời đại chúng ta cảm nhận nhu cầu cấp thiết chứng từ rõ ràng và lôi cuốn của một đời sống gương mẫu lời nói đi đối việc làm” (Zenit 06.04.2009).

 

Đó là cái khác biệt giữa một Cha Xứ Ars nghèo khó, kém cõi, không chút tiếng tăm, ở một nơi heo hút, so với những linh mục thông tuệ, nỗi danh, ở những vị trí được kính nể. Với sự trung thành vô hạn đối với Chúa và Gíao Hội, với lòng yêu mến vô song việc mục vụ Bí Tích và Chuỗi Hạt  Mân Côi, để đem Chúa đến cho những con người nguội lạnh, Cha Gioan Vianney đã dâng “hết lòng,hết sức,hết linh hồn”, sống thánh thiện, khiêm nhu, nghèo khó,vâng phục. Chẳng những đã đem về cho Chúa biết bao linh hồn, mọi lời khuyên dạy của vị linh mục nỗi tiêng ít thông minh nầy, lại khôn ngoan và hấp dẫn. Những giám mục như Milingo, những linh mục như Hans Kung, Phan Đình Cho, Clodovis Boff , Jon Sobrino và trước mắt là những linh mục “uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước” đã làm được gì cho Chúa, cho Giáo Hội, cho anh, cho chị, cho tôi, ngoài những cảnh tan hoang họ gây cho Giáo Hội và những đổ nát chưa biết đến khi nào hàn gắn hết được?

 

  Trong Giáo Hội Công Giáo cùng thời [ với mục sư Rick Warren], có rất nhiều những cá nhân làm rạng Danh Chúa, vẻ vang Giáo Hội, nỗi tiếng cả hoàn cầu và được  mọi người kính trọng nể vì. Đó là vị nữ tu 100 tuổi Emmanuelle (16.11.1908 – 20.10. 2008). Đó là Chân Phước Mẹ Têrêxa Calcutta (+ 05.09.1997), người đã được giải Nobel, được tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tôn vinh là « người phụ nữ quyền lực nhất thế giới » và rất nhiều hồng y,giám mục,linh mục,tu sĩ nam nữ còn sống. Nhưng những gương nầy quá lớn, để đem ra so sánh hoặc giải thích cho những gì chúng ta muốn nói. Vì thế, thật vui mừng khi đọc thấy trên mạng Catholic News Service (CNS) đầu tháng 4 nầy câu chuyện cảm động về nữ tu MARY SCULLION.

 

 

 

  1. MARY SCULLION VÀ RICK  WARREN

      TRÙNG HỢP và KHÁC BIỆT

 

Soeur Mary Scullion năm nay 55 tuổi, cùng tuổi với mục sư Rick Warren (sinh 28.01.1954).

Cho đến nay (ngày 06.04.2009), trong danh sách bình chọn 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới Năm 2009 do Tờ TIME , Soeur Mary Scullion đang được  xếp thứ 37, ngay sau Đức Đạt-lai Lạt-ma. Người ta gọi Soeur là “Mẹ Têrêxa Philadelphia”. Warren có tên trong danh sách 25 nhà lãnh đạo hàng đầu nước Mỹ của tuần báo U.S. News and World Report số ra ngày 31 tháng 10 năm 2005. Tạp chí TIME cũng vinh danh ông như là một trong số 15 nhà lãnh đạo quan trọng nhất thế giới năm 2004, và đưa tên ông vào danh sách 100 nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới (năm 2005). Tờ TIME cũng kể tên Warren trong danh sách 25 nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Tin Lành ở Mỹ. Ngày 16 tháng 8 năm 2008, Warren đã thu hút sự quan tâm của công luận toàn quốc khi chủ tọa Diễn đàn Công dân về Chức vụ Tổng thống, mời các thượng nghị sĩ John McCain và Barack Obama đến Saddleback để đối thoại. Đây là lần đầu tiên McCain và Obama cùng xuất hiện với nhau trong tư cách là các ứng viên của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ; chương trình được phát sóng trực tiếp. Trong hai giờ đồng hồ, mỗi ứng cử viên xuất hiện riêng lẻ để trả lời những câu hỏi của Warren về các vấn đề đức tin và đạo đức như Cơ Đốc giáo, phá thai, trẻ mồ côi, và nhân quyền ( chữ nghiêng: trích từ Wikipedia)

Soeur là đồng sáng lập WOMEN of HOPE; đồng sáng lập và làm giám đốc điều hành Dự Án HOME  vào năm 1989; trong khi mục sư Rick Warren thành lập Đại giáo đoàn Saddleback vào năm 1980

Hoàn cảnh thành lập các ‘Dự Án” và Đại Giáo Đoàn Saddeback cũng rất khác nhau.

 

+ Theo tự thuật của Rick Warren, Nhà thờ Saddleback được khai sinh từ một “khải tượng” đến với ông lúc ấy còn làm một quản nhiệm 19 tuổi của phái Tẩy Giả mới . Thời điểm quyết định cho Warren là vào tháng 11 năm 1973 khi cậu và một người bạn thân, Danny, bỏ giờ học tại Đại học của phái Tẩy Giả ở California và lái xe 350 dặm (khoảng 563 km) đường đến San Francisco để nghe Tiến sĩ W. A. Criswell thuyết giảng tại khách sạn Jack Tar. Warren thuật lại: Sau giờ nhóm, người bạn và tôi đứng xếp hàng để bắt tay Tiến sĩ Criswell. Khi đến phiên tôi, một điều lạ lùng xảy ra. Criswell nhìn tôi với đôi mắt nhân hậu, tríu mến rồi nói, “Cậu thanh niên, tôi muốn đặt tay và cầu nguyện cho cậu!” Không chần chừ, ông đặt tay trên đầu tôi và thốt ra những lời cầu nguyện mà tôi không bao giờ quên, “Lạy Cha, con cầu xin ngài ban Chúa Thánh Linh cho người truyền đạo trẻ tuổi này bội phần hơn. Nguyện giáo đoàn mà người này chăm sóc sẽ phát triển lớn gấp đôi Nhà thờ Dallas. Lạy Chúa, xin ban phước dư dật trên người này”.

 

Sau khi đạt được những thành công to lớn với đại giáo đoàn Saddleback và nhất là thành công với cuốn The Purpose Driven Life, bán được hàng chục triệu cuốn, được xếp vào hàng “best-seller” trong ba năm 2003 – 2004 – 2005, và đem lại lợi nhuận kếch xù cho ông, mục sư Rick Warren quyết định dùng tiền để làm công tác từ thiện không chỉ trong nước,mà còn ở nước ngoài,nhất là ở Châu Phi. Gần đây nhất, sau khi thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ [rất kiên trì và mạnh mẽ trong lập trường ủng hộ nạo phá thai] Barck Obama đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, mục sư Rick Warren được mời cầu nguyện ngày tuyên thệ nhận chức của tân tổng thống, ngày 20.01.2009 [Đức hồng y TGM Washington không có tên trong danh sách khách mời.BTGH] (David Clark có viết bài “Presidential Politics, Saddleback and the Rick Warren Controversy -Hoạt động chính trị của tổng thống, Đại giáo đoàn Saddleback và câu chuyện gây tranh cãi Rick Warren). [Đang khi chúng tôi viết bài nầy, hàng giáo phẩm – các ĐHY,TGM,GM – các tầng lớp giáo dân Công giáo và sinh viên ở Hoa Kỳ công khai bày tỏ thái độ chống đối quyết liệt việc Đại học Công gíao Notre Dame mời tổng thống Barack Obama đến nói chuyện và trao bằng danh dự cho ông. Chúng ta đã biết rõ lý do của phản đối kich liệt nầy: đó là vì lập trường ủng hộ nạo phá của tổng thống Obama. Ngay Bà bộ trưởng y tế được ông Obama bổ nhiệm,vốn là tín hữu Công giáo, cũng công khai bị cấm rước lễ ở Tổng giáo phận New York, vì ủng hộ lập trường của Obama. – Xin xem các tin đã đưa trong BTGH tháng 3 + 4].

 

+ Vào năm 1971, khi đang học năm cuối trung học, Mary Scullion xin gia nhập Dòng Nữ Tu Lòng Chúa Xót Thương. Soeur Ellen Cacanaugh, phụ trách ơn gọi,nhớ rất rõ buổi phỏng vấn: Một số thành viên ban thẩm tra nhìn Mary trong đồng phục trung học và cho rằng cô còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để gia nhập đời sống tu trì. Những người khác gồm cả Soeur Ellen và Mẹ Bề Trên, Soeur Mary Joan Thmpson, không đồng ý.. Ellen nói::” Thiên Chúa đã biết rằng lòng thương xót đã sống bên trong Mary”. Trong bất luận trường hợp nào, thì Mary Scullion cũng phải chờ thêm một năm trước khi gia nhập dòng; trong khi chờ đợi, cô học toán ở đại học Temple. Việc cô được phân công đầu tiên sau đào tạo là dạy lớp 7 trong một trường ở Bắc Philadelphia.

 

 Sống và làm việc giữa những người nghèo khó nhất trong thành phố Chị, Nữ tu Mary cảm thấy bị lôi cuốn vào một sứ vụ trực tiếp làm nhẹ bớt những khó khăn của họ. Sau một năm dạy học ở St.Malachy, Chị gia nhập ban cứu trợ [tế bần] Dòng Chúa Xót Thương, một ngôi nhà do Dòng điều hành dành cho các phụ nữ vô gia cư.

 

Thời khắc quyết định với Chị là Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 41,diễn ra ở Philadelphia vào năm 1976, đã dẫn đến với thành phố những người chủ trương vì người nghèo như Mẹ Têrêxa Calcutta, Cha Pedro Arrupe,bề trên cả Dòng Tên; ĐGM người Brasil Dom Helder Camara và Dorothy Day, đồng sáng lập Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo.

 

Cha Arrupe nói :”Khi còn có người bị đói ở bất cứ nơi đâu trên thế giới,  thì Thánh Thể chưa trọn vẹn”. Chị nói :”Thánh Thể là trung tâm đời sống thiêng liêng của tôi và luôn có một chỗ cho bất kỳ ai ở bàn ăn của Chúa”. Cũng nguyên tắc ấy dành cho những ngừơi vô gia cư. Chị nói :” Ước vọng của chúng tôi là không ai trong chúng tôi ở trong nhà cho tới khi tất cả chúng tôi đều ở trong nhà”.

Soeur đã giúp giảm tỷ lệ người vô gia cư ở thành phố Tính Yêu Huynh Đệ xuống còn một nửa, đặc biệt là 95% trong số những ngừơi được hưởng Dự Án HOME không bao giờ bị tái cảnh vô gia cư,”một tỷ lệ thành công đã khiến cho dự án trở thành một kiểu mẫu cho hàng tá thành phố khác ở Hoa kỳ.

 

Điểm yếu duy nhất  của Soeur Mary Scullion là không nỗi tiếng bên ngoài Philadelphia. Nhưng khi trả lời phỏng vấn của tờ The Catholic Standard & Times,Soeur nói :” Không phải là về tôi. Chúng tôi là một cộng đoàn rất nhiều người”. Đồng sáng lập Dự Án HOME năm 1989 cùng với Joan Dawson McConnon, Soeur luôn gán phần lớn thành công của Dự Án nầy cho McConnon trong những công tác Nhà Ở, Việc Làm, Chăm Sóc Y Tế, Giáo Dục.

 

Vấn đề đối với Soeur Mary là Thiên Chúa ước mong gì cho thế giới nầy và phải làm gì để điều ấy xảy đến, qua ân sủng, cầu nguyện,Thánh Thể và cộng đoàn. Sau khi đạt được thành công về mặt tài chính và có được tiếng tăm, thì những công việc từ thiện cũng sẽ thuận lợi rất nhiều. Đó là trường hợp của Rick Warren. Phục vụ Chúa Kitô qua người nghèo và người bất hạnh, là thực hành mệnh lệnh và theo gương Chúa Giêsu, là ‘mệnh lệnh con tim” của bất cứ Kitô hữu nào đối với tha nhân, từ tâm bé cho đến khi nhắm mắt từ giã cõi đời, không phải chờ đến khi nào thành công mới nghĩ tới. Lý do đơn giản nhất, là vì không thể tách rời giời răn mến Chúa khỏi điều răn yêu người, dù ở thời điễm nào và ở lúc nào,dù bất kể vì lý do gì. Tha nhân - người lân cận – không chỉ là ‘purpose driven’, mà là thánh ‘máu thịt’ trong và cho mọi linh đạo Kitô giáo và điều kiện chủ yếu cho chính sự cứu rỗi của mội Kit6o hữu (x. Cuộc Phán Xét Chung, Mt 25, 31 – 46). Tha nhân – anh em không bao giờ là ‘phương tiện’ cho mọi kế hoạch,tổ chức, tiến thủ của Kitô hữu. Đây cũng là khác biệt giữa Hội Thánh Công giáo và các giáo hội Tin Lành. Ai đã từng xem (ít là qua phim ảnh,tư liệu) một cuộc ‘chữa bệnh” kiểu đặc sủng ( charismatic), sẽ thấy nỗi bật tính phô trương, quảng cáo của hành vi nầy : nặng về ‘ơn riêng’ của vị mục sư hơn là sự giải thoát phần tinh thần hoặc thể lý cho người bệnh. Người bệnh [còn phải đặt vấn đề ‘trung thực’ ở nhiều trường hợp chữa bệnh theo ‘d8ạc sủng’ nầy!]. Hoàn toàn khác với hành động cứu chữa của Chúa Giêsu, xúât phát từ Lòng Trắc Ẩn, MERCY, lòng Chúa Xót Thương ( Tên và tôn chỉ của Dòn mà nữ tu Mary Scullion là thành viên) [ Rick Warren lúng túng gượng gạo khi diễn tả điều nầy ở Ngày 10, STĐMĐ

- II -

 

MỤC ĐÍCH CỦA MỤC ĐÍCH (RICH WARREN)

&

MỤC ĐÍCH CỦA CHỨNG NHÂN (MARY SCULLION)

 

Cuộc khủng hoảng từ những tháng giữa năm 2008 kéo dài cho đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt hoặc suy giảm. Người ta không còn tin được vào những lý thuyết, những ‘tầm nhìn” của những chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nền kinh tê số 1 thế giới nầy,là Hoa Kỳ . Hàng triệu tiến sĩ kinh tế, hàng triệu chuyên gia chứng khoán, hàng chục Giải Nobel kinh tế đã chẳng giúp ích gì cho nền tài chính – kinh tế của Hoa Kỳ, không những không thấy trước những hiểm hoạ làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính đã đành, mà ngay cả những vụ lừa đảo hàng chục tỷ đô-la diễn ra nhiều năm tháng, ngay trước mũi họ, mà cũng chẳng ai hay chẳng ai biết. Nếu  có một hình ảnh nào có thể so sánh được với cuộc khủng hoảng nầy, thì đó là vụ khủng bố trung tâm thương ạmi New York, khi hai tòa tháp khổng lồ tượng trưng cho rất nhiều giá trị vật chất Mỹ (tài chính,kinh tế,thương mại,xây dựng,…) trở thành gạch vụn trong một thời gian mà có nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ tới. Khủng hoảng “hết thuốc chữa” vì nó xuất phát từ lòng tham lam, ích kỷ của con người, vì sự tự do quá trớn của con người, vì những thói vô luân ngày càng nhân lên chồng chất chống lại phẩm giá con người và chống lại cả Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói : Nơi đâu ngừơi ta coi nhẹ phẩm giá con người, nơi đâu người ta chống lại Thiên Chúa, thì nơi đó đầy dẫy hận thù,bất công, phân biệt đối xử và những hành vi xấu xa độc ác tàn bạo. Vòng luẩn quẩn đó không có lối ra và càng ngày càng đẩy con người đến chỗ tuyệt vọng. Những phản ứng bày tỏ sự cùng đường, tuyệt vọng thì vô cùng đa dạng : tuổi trẻ nỗi loạn, phá phách,tự tử,nghiện ngập, sa đoạ và khi có trong tay những thứ có thể gây sát thương cho đồng loại, chúng không ngại ngùng sử dụng để đâm chém, bắn giết, để tỏ “cái tôi” bị ức chế,dồn nén. Người lớn cũng chẳng kém gì : thất nghiệp, túng quẫn, bị xã hội và cả người thân coi thường - hoặc chí ít cũng mang tâm trạng và mặc cảm ấy , - đã triền miên rơi vào trầm cảm u uất, càng tăng nặng trong một xã hội xa lạ, lạnh lùng, bình thường có vẻ như tôn trọng tự do riêng tư, kỳ thực là không muốn có bất cứ mối liên hệ tương thân tương ái nào. Tội phạm gia tăng. Thất nghiệp gia tăng. Gia tăng trầm cảm. Nó như một thùng thuốc súng,một bồn khí nén: hoặc chỉ cần một tia lửa là bùng nổ tan tành, vô phương cứu chữa; hoặc chỉ cần một tiêng nói cảm thông, một người có thiện chí chỉ cho họ cách thức,con đường thoát ra khỏi cảnh “trầm luân” ấy, không cần phải cao siêu,hoàn hảo hoặc bền vững (sustainable), mà chỉ giúp cho họ bớt trầm cảm ( de-stressed), là đã hết sức vui mừng biết ơn rồi. Khi con người sống trong một xã hội đầy dư vật chất, tiện nghi và thụ hưởng, mà mất hết bám víu, mà thấy niềm tin đặt vào vật chất hết sức mong manh,vô nghĩa, khi mà nhìn trước ngó lui không tìm ra được một bến bờ hoặc một cái neo,một điểm tựa cho đời họ, để họ có thể bám vào và đời sống ngày càng ít được bảo đảm, thì con ngừơi quay về nội tâm, hướng mắt tìm về Cõi Cao Xanh, tìm lại những tâm tình hướng thiện và hướng về Đấng Tối Cao mà họ đã đựơc giảng dạy qua các giờ giáo ứy ngắn ngủi hiếm hoi thuở nhỏ hoặc không thể không nghe thấy nhìn thấy trong một xã hội mà Kitô giáo chiếm đa số. Họ chờ mong một “vị cứu tinh” giúp họ thoát cảnh đời bế tắc nầy.

Và Rick Warren xuất hiện đúng lúc.

 

Thành công của Rick Warren và nội dung,phương pháp của The Purpose Driven Life (từ đây xin ghi STĐMĐ : Sống Theo Đúng Mục Đích) phần lớn là chọn đúng điểm rơi. Cùng với khả năng hùng biện và tài tổ chức, đồng thời khiếu buôn bán bẩm sinh, không chỉ Rick Warren mà những người gần gũi,nhũng monitors (cố vấn;còn dùng trong nghĩa ‘nhà dìu dắt) và cả rất đông nững kẻ đến gia nhập đại giáo đoàn Saddleback, cũng choáng ngợp trước thành công nối tiếp thành công của Rick Warren và của sách ông viết ra. Ông lối kéo không chỉ tín đồ các giáo páhi Tin Lành trong vùng, mà cón cả một số tín hữu Công giáo. Và như Cha Champlin ghi lại những  suy tư và nhận định của Cha trong cuốn A Catholic Perspective in The Purpose Driven Life (mà chúng tôi đã chuyển ngữ và gửi đến tất cả mọi người, với tựa đề : “Một Cái Nhìn Công Giáo Xuyên Suốt về Sống Theo Đúng Mục Đích) [ suy nghĩ kỹ càng sẽ cho thấy Cha Champlin không chỉ nói về  cuốn sách, mà chủ yếu là ‘phương phápp triển khai” và ý hướng của mục sư Rick Warren]

 

“Dân chúng ngày nay có thể kém đạo đức hơn,có ít người đi nhà thờ đều đặn hoặc trở thành thành viên các hội đoàn riêng biệt, nhưng không thể nghi ngờ là có một cơn đói ngày càng tăng về tinh thần. Ngày càng thêm nhiều người quan tâm đến cầu nguyện và đời sống thiêng liêng, về Thiên Chúa và  đời sau, về tìm kiếm hạnh phúc nội tâm và mục đích tối hậu của cuộc sống trên trái đất nầy.

   Thành công khó tin của cuốn sách của mục sư Rick Warren là một bằng chứng rõ rệt cho điều đó. Vì thế, cũng vậy, sự nỗi tiếng của những chương trình phát thanh dài 60 giây của riêng tôi,”Những Gợi Ý Có tinh chất thiêng liêng để Rủ Bỏ Trầm Cảm Ngày Sống của Bạn” với câu đuôi kết thúc “Bạn có thể đã thử bất cứ sự gì khác, tại sao lại không thử Thiên Chúa”, chính là nhấn mạnh cơn đói ấy. Hơn nữa, với những con số và sự hăng hái thấy được từ hai khoá học do tôi tổ chức về “Triển khai một cuộc sống có mục đích và thoát khỏi trầm cảm”,chứng minh cho thấy những ước mong sâu xa có được cầu nguyện, suy niệm và suy gẫm  và một đời sống nội tâm”.

 

  Quả thật, giá trị cũng như thành công to lớn của cuốn STĐMĐ trước hết và trên hết, là vì nó giúp “xả stress” (destressing). Xin nói lại: trước hết và trên hết, bởi vì Rick Warren đã khéo léo vận dụng  Kinh Thánh và rất nhiều chi tiết trong Sách Thánh (ví dụ : con số 40, mà ông kể ra hết các ‘ứng dụng”, để dễ dàng – và có phần dễ dãi – đi tới số 40 “của’ ông), để tạo uy tín cho cá nhân và cho cúôn sách. Có lẽ cũng vì chỉ nhằm sử dụng Kinh Thánh theo nhiều khía cạnh trong chiến lược của mình, khi thì câu trích được dùng làm “bệ phóng” cho một ý tưởng; khi lại như ‘lá chắn” cho một gợi ý thực hành trong 40 ngày; lúc Lời Chúa (được gọi là Lời của Đức Tin hoặc lời Đức Tin – Word of faith/ Word-faith); lúc lại như thuyết phục để người ta tin và làm theo,v..v…  cho nên Rick Warren không quan tâm đến nguồn trích dẫn. Đa số các  câu đoạn được trích dẫn tử The Message, là bản dịch bóp méo, bẻ cong ý nghĩa Kinh Thánh (linh mục Minh Anh làm điều ngươ5c lại – có lẽ nhằm che dấu khuyết điểm quá lộ liễu sẽ làm mất đi ‘uy tín” và ‘sức nặng’ của cuốn STĐMĐ mà linh mục muốn gắn một phần tên tuổi của mình vào đó ; thay các câu trích từ The Message bng –skip/ nảy qua - bằng bản dịch Nhóm PVCGK. Một e-mail gửi cho chúng tôi hài hước gọi việc là “rửa tội” Công giáo, cho tất cả những câu trích dẫn  bẻ cong Kinh Thánh nầy “trở lại Đạo Công giáo”! Tại sao?

 

  The Message là “bộ” Kinh Thánh do Eugene H.Peterson chuyển ngữ, gồm chủ yếu :The Message: The New Testament in Contemporary English ( “Sứ Điệp : Tân Ước bằng tiếng Anh đương đại” NXB NavPress, 1993) ; The Message: The Bible in Contemporary Language.( Sứ Điệp  trong ngôn ngữ được đại Colorado Springs: NavPress, 2002); The Old Testament Wisdom Books (Sách Khôn Ngoan của Cựu Ước, xuất bản năm 1998 ) tiếp theo sau đó là cuốn The Old Testament Prophets (Các Sách Tiên Tri, in 2000), the Pentateuch (Ngũ Kinh, in 2001), the Books of History (Các Sách Sử,in 2002), và Kinh Thánh Trọn Bộ phát hành năm 2002). Nghĩa là ngoại trừ cuốn [bản] The Message : The New Testament in Contemporary English” được Rick Warren dùng làm tài liệu trích dẫn cho cả cuốn ‘lý thuyết – PDC” lẫn cuốn ‘thực hành – PDL”, thì các cuốn khác khcủa Eugene H.Peterson không được dùng, đơng ỉan là vì đều được viết và xuất bản cuối 2001 và trong 2002, thời điểm cuốn “ thực hành – STĐMĐ” đã xuất hiện. Có thể suy luận rằng : NẾU BIẾT cuốn STĐMĐ may mắn nỗi tiếng như thế, Rick Warren hẳn đã thận trọng hơn trong các trích dẫn và nguồn trich dẫn (xin nhắc lại : từ khi được phát hành – 1993 – Eugene H. Peterson và bản dịch The Message đã bị chỉ trich khá gay gắt. Khi ấy chưa có cả cuốn “lý thuyết” lẫn cuốn “thực hành” nỗi đình nỗi đám STĐMĐ. Vì thế đừng thành kiến là do ghen ăn tức ở hoặc vì một lý do khác). Mục sư Eugene H. Peterson (sinh 1932,nghỉ hưu 1991), là một học giả, một tác giả và là nhà thơ, sáng lập giáo hội phái Tin Lành Trưởng Lão Chúa Kitô Vua ở Maryland, có bắng về ngôn ngữ xê-mít, nhưng không nghiên cứu chuyên môn Kinh Thánh. DạyThần học Thiêng Liêng cho tới khi ngưng dạy vào năm 2006.Hiện sinh sống ở Montana. Giải thích cho việc viêế cuốn The Message nhằm làm cho ý nghĩa nguyên bản trở thành dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn với độc gia hiện đại, E.H Peterson nói :” Khi Phaolô xứ Tarse viết một bức thư, những người nhận thư [đọc] và hiểu nó ngay tức thì. Khi tiên tri Isaia giảng thuyết một ài, tôi không thể tưởng tượng rằng dân chúng đi tới thư viện để tìm hiểu [ý nghĩa trong] thư. Đó là tiền đề căn bản  cho tôi làm việc. Tôi đã khởi sự với Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp - một ngôn ngữ thô ráp không trôi chảy,nhưng về ngữ pháp thì lại mạch lạc. Tôi đánh máy ra một trang theo cách mà tôi cho là nó có thể đã vang lên đối với người Galata” ( các chi tiết trên đây về tiểu sử vắn tắt và trích dẫn được lấy từ Wikipedia)

 

Như vừa nói trên đây,không nên thành kiến rằng nhiều mục sư và tín hữu Tin Lành chỉ trích The Mesaage vì ghen ghét đố kỵ với mục sư Rick Warren. Ngay từ tháng 10.2000, Michelle Beaeden đã viết một bài chỉ trích nặng nề Eugene H. Peterson và cuốn The Message của ông :” Eugene Peterson: Getting Out the Message”( EP : Đang Đuổi Sứ Điệp đi!)[ hình thức chơi chữ. BTGH], không chỉ vì cách dịch cẩu thả và bẻ cong Lời Chúa, mà còn về cách hiểu và nhìn nhận Phúc Âm rất thiếu tinh thần và ý nghĩa. Nhiều học giả Tin Lành như Doug LeBlanc, H. L. Mencken, Kimberly Winston, Craig Blomberg,v..v.. đã có những bài phân tich đầy tính xậy dựng về những cuốn sách của Eugene H. Peterson,trước khi Rick Warren viết cuốn STĐMĐ, vì thế Rick Warren không thể không biết đến những ý kiến phê bình hoặc góp ý ấy. Nhưng 1.250 câu trích dẫn Kinh Thánh đều không được chọn từ nguồn nghiêm túc nhất (không nói là chính xác và giá trị nhất) và chăm chút. Tất cả những ai đã từng đặt bút viết về các đề tài cần dẫn chứng Kinh Thánh, đều hết sức thận trọng trong việc ghi lại nguồn trích dẫn tốt nhất, vì chúng ta không dùng Lời Chúa để củng cố lời chúng ta, lập luận hoặc lập trường của chúng ta, với dụng ý làm mờ đi những góc cạnh,những điểm yếu mà không gì ngoài Kinh Thánh được vận dụng khéo léo có thể giúp che chắn,lấp đầy, tất nhiên là trước mắt người khác. Thái độ ấy nơi Rich Warren là không ngay thật, cho dù thực chất cuốn SĐTMĐ chỉ có giá trị của một sách tâm lý, một hướng “sống có mục đích” theo suy nghĩ,sang kiến và phương pháp của một Kitô hữu, một mục sư. Tin Lành vốn chỉ tin Kinh Thánh – Kinh Thánh mà thôi – thì rất khó hiểu cách làm của một mục sư đối với “thẩm quyền” cao nhất cho mọi lời nói,vệic làm : Kinh Thánh!

 

Tóm lại,bất luận vì ly do gì, cũng không thể sử dụng Kinh Thánh để vun đắp,tô bồi,củng cố hoặc đề cao lời nói,lập trường của mình, mà ngược lại Kinh Thánh,mỗi câu đoạn Kinh Thánh được đưa ra để người ta tập trung suy tư,tâm tình cầu nguyện hầu hiểu Lời Chúa, và đem áp dụng vào đời sống, vào “Mục Đích”. Bất cứ Kitô hữu nào có nền tảng giáo lý,hiểu biêt Kinh Thánh, đều ý thức điều ấy. Bởi vậy, lần nữa, nếu cuốn STĐMĐ được hiểu đúng đắn là thuộc tủ sách “học làm người”, chống và ngăn ngừa trầm cảm (destressing), thì có thể hiều được, nhưng đưa nó vào như một “giáo trình”,như một tài liệu hứơng dẫn tín hữu Công giáo, bất luận là vì mục đích gì, cũng là sai lầm lớn, là xúc phạm đến cả Lời Chúa lẫn niềm tin của anh chị em tín hữu đặt vào nơi mình. Không ai cấm một tin hữu giáo dân,một linh mục,hoặc kể cả một giám mục say sưa cuốn STĐMĐ của mục sự Rick Warren, rút ra từ cuốn sách nầy những suy tư,những chỉ dẫn thục hành có giá trị, song là để chúng hỗ trợ nội dung, phương pháp và hành động của họ. Tuyệt nhiên không làm ngược lại như thực tế đang xảy ra ở một vài nơi, khi “bê” toàn bộ cuốn sách nhiều sai lầm,lắm sai sót và thiếu sót nghiêm trọng để dùng trong cầu nguyện,học hỏi hoặc truyền giáo. Chúng tôi sẽ phẫn tich những điểm không thể chấp nhận nầy.

 

   Phải xác định một điều trước khi đề cập đến những điểm khác : với tư cách một tín hữu Tin Lành, một mục sư Tin Lành, tác giả cuốn STĐMĐ và phương pháp ‘huấn uyện” của ông, mục sư Rick Warren có đủ ý thức, hiểu biết và toàn quyền để suy nghĩ, để viết, để áp dụng cho người khác những đềiu ông cho là tốt đẹp. Ông chưa bao giờ đưa ra hoặc áp đặt đối vơi người Công giáo hoặc Chính Thống những điều ấy. Chắc chắn chúng tôi không có quyền xét đoán mục sư Rick Warren,bởi trước hết sẽ đụng đên cả hệ thông giáo lý và cấu trúc các giáo hội của anh em Tin Lành đã có, đã tiến hoá và biến hoá khôn lường suốt 500 năm qua. Như chung ta đã nói : chỉ duy một điểm về “công chính hoá”, mà phải trải qua hằng bao năm với biết bao hội nghị,tọa đàm, kẻ nhường người nhịn, mới đi đến một Thoả Ước, mà cũng chỉ với giáo phái Luther trong rất nhều những giáo phái Tin Lành đã và đang phân chia, phân nhánh liên miên. Những gì chúng ta hiểu về Rick Warren và nói ra, là vì sự xuất hiện của cuốn sách STĐMĐ được giới thiệu,quảng cáo và vận động rầm rộ, sau khi được in ra và được nhiều thẩm quyền uy tin Công giáo cũng như Tin Lành Việt-nam long trọng giới thiệu. Rất nhiều điểm trong những pho kinh Phật đồ sộ, những sách Nho học có giá trị triết học, tâm lý và tâm linh rất đáng trân trọng và suy tư, áp dụng trong tu dưỡng đạo làm người cho mọi người, kể cả tín hữu Công giáo. Rất nhiều điểm trong Tư Bản Luận của Karl Marx, trong sách ‘kinh thánh đỏ” của Mao Trạch Đông, của các nhà thần học giải phóng, phát xuất từ thực tế và những nhận định mang tính thực tiển cao, đáng cho người Công giáo suy nghĩ để nhận ra những bất công trong xã hội, từ đó hiểu rõ hơn học thuyềt xã hội của Giáo Hội Công giáo và nhiệm vụ của mỗi tín hữu “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc “ (Thư Chung HĐGM Việt-Nam năm 1980). Nhưng vượt qua ranh giới một tài liệu hỗ trợ  (ép lòng hết sức thì cũng chỉ có giá trị “bổ trợ”), để sử dụng chính thức chúng, ngoài các tài liệu Công giáo đúng đắn (chúng tôi sẽ phân tich các tiêu chí để xác định tinh đúng đắn ây), là sai lầm. Mức độ sai lầm đi từ chỗ có thể đính chính, sửa sai, đến chỗ hối bất cập, khó lòng hoặc vô phương cứu chữa. Sử dụng sai cuốn STĐMĐ như hiện nay sẽ di hoạ lâu dài. Không thể vì những lời giới thiệu nồng nhiệt của những người có hiểu biết, có chuyên môn, địa vị cao;không thể vì danh dự cá nhân;  càng hkông thể vì tiếng nói cảnh báo chỉ là từ “giáo dân”, lại là giáo dân vô danh, từ xưa đến nay chưa bao giờ được lắng nghe trong Gíao Hội Việt-Nam, mà nghĩ rằng mình làm đúng. Phải lắng nghe Chúa Thánh Thần. Phải lắng nghe Chân Lý. Không thể vì chưa có một phương pháp nào đáp ứng yêu cầu giảng dạy Giáo Lý và  truyền giáo, mà du nhập bất cứ thứ gì đang “bán chạy”, đang thịnh hành và được ca tụng trên thị trường. Những tháng năm gần đây, trên khắp Việt-Nam xuất hiện đủ thứ “thần dược”, thực phẩm chức năng, đựơc quảng cáo rầm rộ những tính năng chữa bá bệnh (kẻ cả ung thư, Aids,…).Thực chất chỉ là dược thảo và chỉ có giá trị bổ trợ, hoàn toàn khiông có tính năng điều trị bất cứ bệnh lý nào. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu về các bài viết,các sách ngoài Công giáo, có ít nhiều quan điểm,suy tư về Kinh Thánh,Thần học, …Kitô giáo,nhưng không phải Công giáo, không nhằm chống đôi, làm sai lạc Giáo Lý Công giáo hoặc Kinh Thánh,thần học Công giáo, thì có thể, sau khi đã thận trọng tìm hiểu rõ ràng , sử dụng hỗ trợ cho suy tư,giảng dạy hoặc gợi ý theo Công giáo. Đó hoàn toàn không phải là cực đoan, độc đoán, phân biệt đối xử., bởi vì đức tin Công giáo phải tinh tuyền, phải là đuốc úang chiếu soi hướng dẫn mọi dòng suy tư trên thế giới về mọi lãnh vực xã hội,chính trị,kinh tế và  phải có đủ những yêu tố “căn bản” không thể thiếu : KINH  THÁNH (theo quy chuẩn,gồm đủ 46 quyền Cựu Ước và 26 quyền Tân Ước, trong đó vị trí đặc biệt của Bốn Phúc Âm và theo cách hiểu và giải thích cũa Hội Thánh Công giáo) – BÍ TÍCH -  THÁNH TRUYỀN - HUẤN QUYỀN  - ĐỨC MARIA.

 

Trước khi bắt đầu phân tích tầm quan trọng của những yếu tố - điều kiện sine qua non nầy, thiết tưởng cũng nên “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, nghĩa là bối cảnh Giáo Hội Công giáo ở Hoa Kỳ vào thời điểm các năm tháng ấy. Quả thật sau bao năm dấu ém, đơn từ giác những vụ linh mục Công giáo lạm dụng tình dục - ấu dục- bùng lên như những lò-xo bị nén. Không phải tính bằng đơn vị, bằng chục, mà là hằng trăm. Hết tổng giáo phận Boston với tiền dàn xếp bồi thường lên đến một tỷ đô-la; lại đến Tổng giáo phận Los Angeles với con số dàn xếp bồi thường tương tự. Tổn thất tài chính khổng lồ,làm kiệt quê Giáo Hội ở Hoa Kỳ, chẳng là gì so với tổn thất tinh thần, đạo đức mà những vụ bê bối nầy gây ra. Khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tông du Liên Hiệp Quốc và Hioa Kỳ vào 2007, Người đã đem hết tình thương, khôn ngoan và chân thành để xin lỗi dân chúng Hoa Kỳ, các tín hữu Công giáo Hoa Kỳ và nhất là các nạn nhân và làm cho vụ việc vơi đi, lắng dần, mở ra những trang mới cho các tín hữu Công giáo và gây lại niềm tin. Nhưng thiện chí và nỗ lực của Người vẫn không đem lại kết quả như ý muốn. Đức Thánh Cha đã phải thổn thức vì đau khổ tinh thần và thể lý,những sang chấn tâm lý vô cùng nặng nề dai dẳng mà “tội lỗi” của một bộ phận hàng giáo sĩ Hoa Kỳ gây ra và để lại nơi chính các tín hữu của mình. Những kẻ đứng ra dàn xếp lại là các quan toà, các toà án thế tục (hoặc là tín hữu Tin Lành,Chính Thống,Hồi giáo,, cộng sản, …). Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ tê điếng,sượng sùng. Nỗi nhục nhã ấy,chính giáo dân phải thẹn thùng chịu đựng. Và việc phần lớn tín hữu Công giáo Hoa Kỳ vẫn vuốt mặt, chịu cuộc Khổ Nạn làm tan nát tâm hồn, đời sống đức tin của họ,mà không  bỏ đạo,không chối Chúa, không rời bỏ Hội Thánh, chỉ có thể giải thich bằng những từ: TIN và YÊU. Họ tin Chúa và họ yêu Hội Thánh Chúa, Hội Táhnh không chỉ có Gioan, Nathanael, mà còn có Phêrô chối  Chúa và có Giudà bán Thầy. Phêrô ăn năn khóc than tội mình; còn Giudà đã không muốn sửa chữa lỗi lầm, mất hết đức cậy.  Một phần khá lớn cũng là do tâm lý nể nang bao che : Đức hồng y Tổng giám mục Boston đã phải chịu sự khiển trách nặng nề của Toà Thánh và bị giáo dân Công giáo thuộc Tổng giáo phận chỉ trích, xa lánh và đề nghị từ chức, do Ngài cố gắng bao che, vớt vát, bởi cho rằng tình hình vẫn có thể cứu vãn và dàn xếp. Điều tương tự xảy ar sau đó ở Tổng gáio phận Los Angeles, nhưng Đức Tổng giám mục sở ạti đã rút đựôc bài học từ tổng giáo phận Boston. Bàii học về đối phó dá\àn xếp mà thôi, còn hậu quả thì hoàn tìan như nhau. Không một võ sĩ nào chịu nổi hai cú “knock- out” như thế. Giáo Hội Công giáo ở Hoa Kỳ không phải là ngoại lệ. Nhưng đau khổ nhất ấy là phải chấp nhận nhường sân chơi cho những tôn giáo và giáo phái khác : Hồi giáo, Phật giáo, Tin Lành, trong đó Rick Warren nỗi lên như một hiện tượng, đến độ trong danh sách khách mời ngày trọng đại của Hoa Kỳ - lễ tuyên thệ nhận chức của tổng thống đời thứ 44 của Mỹ - không có tên đại diện Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ. Xin đừng dễ dàng nói ngay là vì lập trường đạo đức luân lý!

Trong bối cảnh xã hội – chính trị -  tôn giao ấy, như chúng ta đã phân tích sơ bộ trên đây, bất cứ cáci pháo cứu sinh nào được ném ra, đều được qúy trọng và thi nhau bám vào. Phải nói thẳng rằng con số bị Rick Warren hấp dẫn vẫn còn rất thấp, so với 300 triệu dân Hoa Kỳ. Con số 25 hoặc 30 triệu cuốn sách bán được là con số đáng ngạc nhiên, nhưng chẳng phải là điều khó hiểu. Hơn nữa, nếu xét cho kỹ, thì vụ xì-căng-đan các giáo sĩ Công giáo lạm dụng tình dục cho thấy một nét khác biệt của sự găn kết (và cơ cấu hữu hình lẫn vô hình của Giáo Hội Công giáo) giữa háng giáo phẩm,giáo sĩ và hàng giáo dân : sự gắn bó càng thân thiết chặt chẽ, thì vết thương càng gây nhưc nhối đau đớn nơi Giáo Hội Công giáo, dù là ở xã hội nào,quốc gia hay vùng miền nào,dù là thiểu số hay đa số. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Xấu chàng hổ ai. Điều nầy thì mục sư Rick Warren đã đúng khi nói : ”Nhưng thay vì rời bỏ Hội Thánh, chúng ta cần ở lại và tìm giải pháp cho vấn đề chừng nào có thể. Hoà giải, chứ không chạy trốn, là con đường dẫn đến một nhân cách mạnh mẽ và một tương quan sâu đậm hơn.Bạn phải thiết tha yêu mến Hội Thánh, bất chấp những bất toàn của Hội Thánh” (Mục Đích # 2,Chương 21 “Bảo vệ Hội Thánh của Bạn).Trong khi với anh em Tin Lành hay bất cứ tổ chức tôn giáo , giáo phái nào khác, do sự gắn bó lỏng lẻo, - sự gắn bó vô song nơi các tín hữu Công giáo do các Bí Tích, nhất là khi Giáo Hội cũng là Bí Tích,  - do cá nhân chỉ mang tính đại diện, tự do đến và tự do đi mà không bị ràng buộc bởi bất cứ hình thức cơ cấu nào, cho nên những điều xảy ra không có tác dụng nhiều đến người khác, dù la cùng tuyên tín,cùng giáo đoàn,cùng giáo phái. Phản ứng của anh em Tin Lành, vì thế, rất khác nhau khi thấy mục sư trưởng Đại giáo đoàn Saddleback dấn thân sâu vào chính trị: mời hai ứng cử viên Obama và McCain đến nói chuyện tại nhà thờ Saddleback và nhất là cầu nguyện tại lễ tuyên thệ nhận chức tổng thông của ông Barack Obama. Hãy đem so với tiếng nói phản đối quyết liệt của HĐGM Hoa Kỳ và cá nhân nhiều giám mục Hoa Kỳ về  việc đại học Notre Dame,Hoa Kỳ,trao tặng bằng danh dự cho tổng thống Obama. Việc mời một người – dù ngươi đó nay là tổng thống đầy uy tín, đầy quyền lực của siêu cường số 1 thế giơi, cũng không được chấp nhận - thoả hiệp – khi ông ta có lập trường ủng hộ nạo phá thai,nghiên cứu tế bào gốc phôi. Không ai trong chúng ta có thể nghĩ rằng các giám mục,hoặc một vài giám mục Hoa Kỳ là bảo thủ, cố chấp, không cởi mở hoặc khắt khe, nhất là khi có thể “cảm thông” cho lời mời có thể điều chỉnh để trở thành “xã giao”. Đàng nào thì cũng đã lỡ mời, chí ít cũng phải lịch sự để giữ thể diện cho một nguyên thủ quốc gia. NHƯNG ĐÃ KHÔNG NHƯ VẬY. Các Hồng y, giám mục,linh mục và hàng ngàn sinh viên đồng thanh lên tiếng yêu cầu hủy bỏ lời mời, việc trao tặng bằng danh dự hoặc là đổi ngay tên của Đại học ( không được xưng là đại học Công giáo và có tên là Notre Dame - Đức Bà Maria). Trong vấn dề liên quan đên ĐỨC TIN và TÍN LÝ, không thể có THOẢ HIỆP, không thể vì nể nang, vì SỢ HÃI mà chấp nhận một điều gì có hại, với suy nghĩ rằng chỉ cần thận trọng, vì chỉ xảy đến một hoặc hai lần, hay là “vì ở Việt-Nam Tin Lành chỉ là thiểu số, cho nên hy vọng ảnh hưởng xấu cho người Công giáo sẽ trong vòng kiểm soát”.

“MỤC ĐÍCH # 2: Bạn được tạo dựng để sống  trong gia đình của Thiên Chúa, Ngày 21 : Bảo Vệ Hội Thánh của bạn”.

Nếu tách đoạn nầy ra khỏi ngữ-cảnh,người ta dễ có cảm tưởng đang đọc một tóm tắt “gíao hội học” (ecclesiologie) mà Rick Warren tóm tắt (mời gọi suy tư) : “Tôi có trách nhiệm bảo vệ sự hiệp nhất của Hội Thánh”. Hãy nghe đoạn nầy : “Công việc của bạn là bảo vệ sự hiệp nhất Hội Thánh. Hiệp nhất Hội Thánh quan trọng đến nỗi Tân Ước chú ý nhiều hơn cả thiên đàng hoả ngục. Ước muốn sâu xa của Thiên Chúa là chúng ta cảm nghiệm được sự nên một và hoà hợp với nhau.Hiệp nhất là linh hồn của hiệp thông. Phá huỷ hiệp nhất là móc quả tim ra khỏi Thân Thể Đức Kitô. Hiệp nhất là bản chất, là cốt lõi cách thức Thiên Chúa dự định để chúng ta cảm nghiệm một đời sống chung trong Hội Thánh Ngài. Mô hình tuyệt vời của hiệp nhất để chúng ta noi theo là Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiệp nhất trọn vẹn nên một. Chính Thiên Chúa là mẫu gương cao cả nhất của một tình yêu hy sinh, khiêm tốn coi trọng người khác, và hoà hợp trọn vẹn.Như các bậc cha mẹ, Cha chúng ta trên trời cũng vui mừng khi thấy con cái Ngài sống hoà thuận với nhau. Vào những giờ phút cuối đời trước khi bị bắt, Đức Giêsu tha thiết cầu nguyện cho sự hiệp nhất (Ga17, 20-23). Chính sự hiệp nhất của chúng ta là điều quan trọng nhất trong tâm trí Ngài vào những giờ phút hấp hối ấy. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề.Với Thiên Chúa, trên mặt đất nầy không gì quý hơn Hội Thánh”

Và chỉ vài hàng sau đó, ông lại viêt : “Với Thiên Chúa, không gì trên mặt đất nầy quý hơn Hội Thánh Ngài”.

 

Nhưng GIÁO HỘI mà mục sư Rick Warren muốn nói đến là Giáo Hội nào. Có lẽ không ai ngây thơ nghĩ rằng đó là Giáo Hội…Công giáo. Rick Warren sẵn sàng đem rất nhiều lời trong Tân Ước (mời tham chiếu) để nhấn mạnh cai nên,cái hay,cái tốt đẹp của sự hiệp nhất và hậu quả đáng chê trách của những tranh luận , phê bình chỉ trích. Đi sâu vào nhũng suy tư và nhận định nhiều khiếm khuyết và xa lạ với Giáo Hội Học Công giáo, xét thấy chưa hết sức cần thiết, thì lại có nguyy cơ bị quy kết - theo Rick Warren - là làm mất đoàn kết “nội bộ”. Nhưng rõ ràng Rick Warren đang tránh né sự thật, sự thật có thể làm đổ hệ thống 40 ngày của ông, khi không chỉ bộc lộ và cổ xuý việc quy tụ những đại giáo đoàn , mà ông đã cụ thể hoá qua việc xây dựng đại giáo đoàn Saddleback, vừa làm nơi quy tụ tín đồ,vừa làm trụ sở của Đại giáo đoàn, có thể cũng gọi được là “bệ phóng” cho những chủ trương, kế hoạh lâu dài của ông. STĐMĐ – xin nhắc lại với đầy đủ luận cứ - là “ sách thực hành” cho cuốn “lý thuyết” The Purpose Driven Church. Muốn thế, ông phải “hy sinh” hiệp nhất, để tách ra khỏi “giáo hội” cũ , để thành lập “giáo hội” mới hầu mặc sức thực hiện nhũng ước vọng và kế hoạch của mình.

[ Việc phủ nhận, từ bỏ giáo hội cũ, để thành lập một hoặc vài giáo hội mới, theo chủ trương và theo mình, là điều hết sức tự nhiên trong Tin Lành, đặc biệt là Tin Lành ở Hoa Kỳ]. Rick Warren hẳn tính trước việc Đại giáo đoàn Saddleback sẽ “nuốt chững” các giáo hồi,giáo đoàn Tin Lành khác, không loại trừ ông nghĩ đến việc lôi kéo những người Công giáo thuộc nhóm tín hữu đang cảm thấy “ xấu hổ, cô đơn, tức giận” về hạnh kiểm đạo đức suy đồi của các linh mục chủ chăn của họ. Đây có thể gọi là “chủ nghĩa sô-vanh” (chauvinism) không thể biện minh đựợc, chứ không chỉ là phong trào khuếch trương giáo hội” (như chúng ta đã nói trên đây,về cuốn “giáo lý The Purpose Driven Church). Hoặc là một suy nghĩ mang nặng tàn dư của “chủ nghĩa đế quốc’ (emperialism) mà Hoa Kỳ vốn thường bị gán ghép? Là một người có tài năng và tham vọng, ông không thể không biết những chỉ trích từ nhiều người và từ nhiều lý do, động cơ  sẽ tấn công ông, vì thế ông đưa ra “thuốc ngừa phê bình - bạo động” trước. Bài viết nầy [Ngày 21 : bảo vệ giáo hội của bạn. Ở đây linh mục Minh Anh đã tự tiện chuyển ngữ thành HỘI thánh, một cách làm thiếu trung thực và có tính chất dối gạt người đọc. Trong nguyên bản,Rick Warren dùng “Church”. Chữ HỘI THÁNH mặc nhiên được dùng để chỉ Giáo Hội Công Giáo], được nguỵ trang rất tài tình, đã dành trên 75% đất đai để nói về việc đừng phê bình,chỉ trich,gây chia rẽ. Đúng là những phê bình chỉ trich mang tính đã phá,tiêu cực, là những gì phải tránh. Nhưng thật vàng không sợ lửa : không thể vì để hiệp nhất, mà nín lặng trước những sai trái, nhất là sai lầm về Tín Lý và Luân Lý. Nhưng khi ấy, sẽ chẳng còn gì là Hiệp Thông hoặc/và Hiệp Nhất nữa. Không ai ngây thơ tin như thế, đơn giản là nếu như vậy, Rick Warren không thể làm những gì ông đã , đang và sẽ làm. Và không ai biết được trong đầu vị mục sư nầy, Giáo Hội Công giáo là gì : Là đối thủ để ông cạnh tranh ? Là đối tượng mà ông nhằm gom về một mối? Là một đối tác trong tinh thần và kế hoạch hiệp nhất,hiệp thông của ông? Gíao Hội Công Giáo hiệp nhất với Ông hay là Ông hiệp nhất với Gíao Hội Công Gíao? Ông nỗi tiếng với Saddleback và với cuốn STĐMĐ, nhưng bằng ấy còn xa mới cho ông tính cách đại diện cho Tin Lành, dù chỉ là đại diện của phái Tẩy Giả, nơi ông xuất phát và đã thu tóm.

 

  Tóm lại, không thể trách Rick Warren với hiểu biết và diễn đạt của ông về ‘giáo hội’, bởi vì cho dù cố gắng đến đâu, thì quan niệm về ‘giáo hội’ ở anh em Tin Lành căn bản đã lệch đi rất nhiều,nếu không muốn nói là ‘xa lạ’ với Giáo lý về Giáo Hội của Giáo Hội Công giáo, từ cơ cấu hữu hình đến cơ cấu vô hình. Điều nầy, Cha Joseph M. Champlin đã phân tích khá rõ ràng dễ hiểu trong Chương 3 : Các thành viên trong gia đình Thiên Chúa” (A Catholic Perspective on The Purpose Driven Life)

Chúng  tôi cũng sẽ góp ý về vấn đề nầy, trong phần trả lời: vì sao cuốn sách STĐMĐ của mục sư Rick Warren không bao giờ có thể là tài liệu chủ đạo cho bất kỳ hội thảo,toạ đàm,hội nghị nào của GH Công giáo, và vì thế càng không bao giờ có thể dùng làm tài liệu chủ đạo cho việc giảng dạy, hướng dẫn những khóa mang tính chất ‘linh đạo “ (để tránh chữ ‘linh thao’ được dùng để chỉ các phương pháp của Thánh Inhatiô) hoặc tài liệu hỗ trợ công cuộc truyền giáo của một đoàn thể, một cộng đoàn,một giáo xứ hay một giáo phận .

 

Trước khi kết các phân tích, xin trở lại đề tựa mà chúng tôi chọn cho phần nầy: “Mục đích của mục đich và mục đích của chứng nhân”.

 

Ngoài tài năng thiên phú và việc rơi đúng thời điểm, - thời cơ tạo anh hùng,- Mục sư Rick Warren có được thành công lớn ngày nay do ông đã kiên trì soạn thảo kế hoạch vào những năm đầu thập niên 1970 (chính xác là 1973, với lời ‘tiên tri’ của Tiến sĩ Criswell về tương lai sáng rỡ c ủa ông). Trong kế hoạch có tầm nhìn rộng lớn ấy, ông đã có những người ủng hộ (mà ông gọi là ‘monitor’ - cố vấn,chỉ đạo viên) có uy tín lớn hoặc rất lớn đối với các giáo hội Tin Lành ở Hoa Kỳ. Hai mươi lăm năm

 ( 1973 – 1998) là thời gian cho việc nghiên cứu chuyên môn, cho những gặp gỡ và kết giao,vận động, để ông đủ lông đủ cánh thực hiện kế hoạch của mình” lập riêng một đại giáo đoàn ,vì tuy chưa đến mức “được ăn cả ngã về không”, nhưng Rick Warren biết rõ các kế hoạch và ước vọng ( vision) của ông chỉ có thể thực hiện với điều kiện ắt có và đủ ấy : một đại giáo đoàn. Tướng mà không có lính, thì chiến thuật, chiến lược có hay đến mấy, cũng vô ích. Phải nói đó là một tầm nhìn đáng kinh ngạc, không chỉ vì táo bạo,mới mẻ,mà còn rất chính xác: tầm nhìn chiến lược của một nhân vật có hạng, của một nhà hoạch định chương trình ( như chúng tôi đã nói trên đây).Nhưng ông sa vào chính cái bẫy ông giăng : ông biết rõ mục đích của mình, sắp xếp mọi quân cờ trong bàn cờ vĩ đại theo ý ông,theo “mục đích” của ông định sẵn,” được dẫn theo mục đích” (purpose driven) - chẳng hạn như vai trò các ‘monitors” cũng mờ nhạt và biến mất [một vài người ‘quy phụ’ làm trợ tá cho ông],-  không còn để lại vết nhỏ nào trong kế hoạch và trong thành công của Rick Warren ( và cũng chưa bao giờ Rick Warren buồn nhắc lại,dù chỉ như một cử chi hàm ơn). Trong việc thực hiện” đúng theo mục đích” của ông, những sự kiện, những con người, là những dụng cụ để đạt đến “mục đích”, vì thế mà phải “driven”, đụơc lái, được uốn, được nhào nặn (manipulation) để không đi trệch mục đích ông đã định sẵn. Cuối cùng,Thiên Chúa cũng không nằm ngoài kế hoạch của ông, khi một đàng ông nhấn mạnh rằng Thiên Chúa có một kế hoạch chính xác cho mỗi người trong chúng ta, một mặt  mọi việc ông làm đều đã có “purpose driven” bất di bất dịch: ông ,mọi người phải tuân theo và Chúa cũng không thể phá vỡ “mục đích” mà theo ông là để khúêch trương giáo hội, tức là cũng làm sáng Danh Chúa. Đấng Tạo Hoá đã “ấn định từng chi tiết riêng rẽ cho cơ thể bạn”, Thiên Chúa đã dự tính ngày sinh, ngày chết, nơi chúng ta sinh và nơi chúng ta sẽ sống.và bảo vệ ý kiến rằng tất cả mọi yếu tố trong cuộc đời chúng ta là một phần kế hoạch và mục đích của Thiên Chúa đối với chúng ta.; đồng thời lại khẳng định mỗi người phải biết rõ mục đích của mình. Hệ luận của việc “vừa nói có lại vừa nói không” nầy rất khác nhau và rất nguy hiểm, vì liên quan đến tự do con người và xa hơn nữa là ơn cứu độ. Mỗi con người đều được nằm trong kế hoạch yêu thương và cứu độ của Thiên Chúa (khác với thuyết Jansen mà biểu tượng ở hai cánh tay ‘giới hạn’ số người được tiền định nhận ơn cứu chuộc), nhưng ‘mục đích’ của Chúa không ngăn cản “tự do” lựa chọn của con người. Công hay tội đều nằm ở tự do ấy, vốn là cái làm nên giá trị và phẩm giá con người. Rick Warren đã đề cao chủ nghĩa cá nhân. Đó là điều khác biệt với nữ tu Mary Scullion, người không có mục đích nào ngoài phục vụ Chúa qua tha nhân là những người vô gia cư ở Philadelphia, Hoa Kỳ. Không phải vô cớ mà người ta gọi Soeur là ‘Mẹ Têrêxa Philadelpha”. Người ta nhớ lại một mẫu truyện nhỏ về Mẹ Têrêxa Calcutta, khi một chủng sinh nói với Mẹ lòng thán phục của mình về lòng yêu mến và phục vụ người nghèo đói bệnh tật không mệt mỏi của Mẹ. Mẹ trả lời :” Không phải tôi phục vụ người nghèo đói bệnh tật, mà tôi phục vụ Chúa Kitô qua những anh chị em ấy”. “Mục đích” mà Soeur Mary Scullion hướng tới, theo đuổi và cố gắng hết khả năng, tâm sức, là thực hiện giới răn “ngươi hãy yếu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng,hêt linh hồn, hết sức ngươi và yêu đồng loại như chính mình”.. Sự thánh thiện nằm ở thực thi Thánh Ý Chúa qua đồng loại nghèo khổ, chứ không phải dùng đồng loại để khuếch trương thanh thế, tạo ra những đại giáo đoàn. Với tín hữu Công giáo, gương Thánh Nữ Tiến Sĩ Gíao Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu luôn là “thời sự”, dễ dàng bắt chước, vì là “con đường thơ ấu”: không có điều kiện để làm những chuyện to tát, không làm được như Mẹ Têrêxa Calcutta, không làm được những công việc như Seuur Mary Scullion, càng không thể làm được một phần nhỏ như mục sư Rick Warren, nhưng danh tiếng của Thánh Nữ, cuốn sách “Một Tâm Hồn” (Histoire d’une âme) liên tục được tái bản,tìm đọc làm sách gối đầu giường cho từ các giáo hoàng,các giám mục,linh mục và giáo dân cũng như rất nhiều học giả đủ thành phần tìm đọc để suy gẫm,ca tụng và noi theo . Sự nỗi tiếng ấy không đến từ thành tích cá nhân, không nằm trong ‘mục đich” cuộc sống và những kế  hoạch và càng không phải là điều ao ước, mà do ý muốn hết tâm sức,tài năng (kể cả ý đồ) để đạt đến thành công, thì chính những điều ấy - tiếng tăm,thành công, - lại tự nhiên đến với vị nữ tu Dòng Lòng Chúa Xót Thương, vốn luôn khiêm nhường quy thành công cho  chị em trong Dòng và cho người đồng sáng lập,cho những người cộng tác  Mục đích tiến tới mục đich,vì thế khá xa mục đich sống làm chứng nhân cho Chúa Kitô.

 

 

 

III. MỘT ĐIỀU KHÁC BIỆT và BỐN ĐIỀU KHÔNG CÓ.

CHỈ CẦN MỘT TRONG NĂM ĐIỀU

ĐÃ VÔ-HIỆU-HOÁ MỌI Ý-ĐỊNH

SỬ DỤNG CUỐN “SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH”.

 

Tất cả những gì chúng ta thảo luận trên đây,cũng chỉ muốn dẫn đến việc nhìn lại những tiêu chuẩn sine qua non không chỉ của một tài liệu Giáo Lý Công Giáo, mà cả đối với những tài liệu hướng dẫn sống đạo, truyền giáo Công Giáo và để khẳng định ( kết luận) rằng cuốn STĐMĐ không bao giờ có thể là một tài liệu như thế.Nhưng trước hết,chúng ta hãy xem lại những phần quan trọng trong Tông Hiến KHO TÀNG ĐỨC TIN (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo,NXB Tp Hồ Chí Minh 1997,trang 15 – 21)

1. Sách Giáo Lý phải trình bày một cách trung thành và có hệ thống giáo huấn của Thánh Kinh,Truyền Thống sống động trong Hội Thánh và Huấn Quyền đích thực,cũng như gia sản thiêng liêng của các Gíao Phục, các Thánh Nam Nữ của Hội Thánh, để có thể giúp người ta hiểu biết hơn về Mầu Nhiệm Kitô-giáo và làm sinh động đức tin của Dân Thiên Chúa.

   Sách Giáo Lý phảo lưu ý đến những minh định về đạo lý mà Chúa Thánh Thần đã khơi dậy trong Hội Thánh qua các thời đại.

 Sách Giáo Lý cũng phải giúp chúng ta dùng ánh sáng đức tin soi sáng những hoàn cảnh mới và những vấn đề chưa được đặt ra trong quá khứ (3. phân chia đề mục, nguồn đã dẫn).

2. Quyển Giáo Lý nầy được trao cho họ [các mục tử của Hội Thánh cũng như các tín hữu] để làm bản tham chiếu chắc chắn và trung thực cho việc giảng dạy đạo lý Công Giáo và một cách đặc biệt cho việc soạn những sách giáo lý địa phương.[…]

    Quyển sách nầy muốn nâng đỡ những nỗ lực đại kết,bằng cách cho thấy một cách chính xác nội dung và sự mạch lạc hài hòa của đức tin Công Giáo.

…Quyển Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo được trao cho bất kỳ ai thắc mắc vể niềm hy vọng nơi chúng ta (x.1 Pr 3,15) và muốn biết HTCG tin gì (nguồn đã dẫn. 4.Gía trị đạo lý của văn bản,trg 20).

 

  1. ĐIỀU KHÁC BIỆT

      Điều khác biệt không chỉ ở chỗ Tin Lành không công nhận một số quyển ( 7 trong Cựu Ước và 4 trong Tân Ước) trong bộ Kinh Thanh như Công Giáo, mà còn và chủ yếu là mọi suy tư thần học, của họ chỉ dựa vào Kinh Thánh và Kinh Thánh mà thôi. Người ta không nắm rõ Rick Warren có giống như tất cả anh em Tin Lành chăng, nhưng những trích dẫn của ông đến từ 15 bản dịch khác nhau, kể cả bộ Kinh Thánh Mới của Hoa KỳKinh Thánh Giêrusalem [bản] Mới. Tuy vậy chủ yếu vẫn là từ The Message của mục sư Eugene H. Peterson. (x. trích dẫn trên đây)

 

 Truyền thống Tin Lành,kể cả các giáo hội phái phúc âm, coi những câu “đã được ghi  lại”, chính Kinh Thánh, như là mạc khải chính thức duy nhất Lời Chúa. Tín hữu Công giáo tin vào cả Sách Thánh lẫn Thánh Truyền.  Giáo Lý Hội Thánh Công giáo tóm lược lời giảng dạy ấy trong những câu nầy:

a)    “Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết và giao hữu mật thiết với nhau, vì cả hai phát xuất từ một nguồn mạch duy nhất là Thiên Chúa, có thể nói là cả hai kết hợp nên một toàn bộ và hướng về cùng một mục đích”. (DV 9). Cả hai đều làm cho mầu nhiệm Đức Kitô được hiện diện và sinh hoa trái trong Hội Thánh, chính Người đã hứa ở lại với môn đệ ‘mọi ngày cho đến tận thế;” (Mt 28,20) (GLHT.CG số 80)

b)    “Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần”

“ Thánh Truyền chứa đựng Lời Thiên Chúa mà Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần đã ủy thác cho các tông đồ và lưu truyền toàn vẹn cho những người kế nhiệm các ngài, để nhờ Thánh Thần chân lý soi sáng, họ trung thành gìn giữ,trình bày và phổ biến qua lời rao giảng (GLHT.CG số 81)

c)     Do đó,Hội Thánh, được ủy thác nhiệm vụ lưu truyền và giải thích Mạc Khải,”không chỉ nhờ Thánh Thần mà biết cách xác thực tất cả những điều mạc khải, chính vì thế, cả Thánh  Kinh lẫn Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình yêu mến và kính trọng như nhau” (DV 9)

d)    “Thánh Truyền và Thánh Kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa (DV 10) trong đó, Hội Thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình  như trong một tấm gương”.(GLHT.CG số 87)

e)    Nhiệm vụ giải thích cach chân chính Lời Thiên Chúa được uỷ thác riêng cho Huấn Quyền,tức là cho Đức Giáo Hoàng và cho các giám mục hiệp thông với Người”(GLHT.CG số 100)

 

Bỏ qua bằng cách nầy hay cách khác Thánh Truyền và Huấn Quyền, là chối bỏ tính cách tông truyền của Giáo Hội, phủ nhận việc Chúa Giêsu thành lập Giáo Hội và trao quyền giảng dạy cũng như nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng : cũng là những điều Tin Lành đã làm!.Chúa Thánh Linh soi sáng và hứơng dẫn những lời giảng dạy của các tông đồ và những kẻ kế vị các Ngài, trên hết là người kế vị Thánh Phêrô và sau đó là những người kế vị các tông đồ. Hậu quả của lập trường “ Thánh Kinh mà thôi” và mỗi người nhận được linh ứng riêng củaa Chúa Thánh Thần ngày càng thấy rõ: Không chỉ hiệp nhất với  Hội Thánh Công Giáo là khó,mà việc hiệp nhất giữa hàng ngàn phái Tin Lành lớn nhỏ là điều không tưởng,trừ phi họ đồng thanh tuyên bố : ai cũng có lý và ai cũng có quyền…bảo vệ ý kiến của mình. Những câu ý trích dẫn trong cuốn A Catholic Perspective của Cha Champlin trên đây thiết tưởng đã nói lên đầy đủ không chỉ sự thiếu sót lớn lao của cuốn STĐMĐ, mà còn khẳng định rằng cuốn sách của mục sự Rick Warren chỉ có thể được những ngừơi có hiểu biết vững vàng  thần học và tín lý của Hội Thánh Công Giáo đọc để hướng dẫn những tín hữu Công Giáo nào có đọc cuốn sách viết rất hay và có nhiều điều chấp nhận được trên lập trường Tin Lành), nhưng cũng khẳng định là sai lầm lớn lao, nều sử dụng nó làm bất cứ tài liệu gì để giảng dạy hoặc hỗ trợ giàng dạy Gíao lý Công Giáo hoặc cho những mục đích Đạo [ Công giáo].Câu sáo mòn nầy vẫn phải nói ra : Mục đích không thể biện minh cho phương tiện., nhất là khi “mục đích” do mục sư Rick Warren muốn rao báo, vận động, lại sai ngay từ định nghĩa. Mục đích của Thiên Chúa phải được con người lắng nghe,tuân theo, nhưng vẫn không được loại trừ tự do của con người. Nhưng mục đích của con người thì không nhất thiết phải là mục đích “của” Thiên Chúa, trừ khi con người lắng nghe Thánh Ý Chúa và trung thành với mục đích ấy. Và khi đó, mục đich trở thành Ơn Gọi. Có hai loại Ơn Gọi : Ơn Gọi sống nên thánh nhờ Bí Tích Rửa Tội và Các Bí tích khác. Tên của Ơn Gọi nầy là sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và nên chứng nhân cho Người. Loại Ơn Gọi thứ hai là Ơn Gọi dâng hiến phục vụ trong một sứ vụ hoặc công việc đặc trưng nào đó. Ôn gọi nầy cũng chia làm hai loại : Ơn Gọi tận hiến cho Chúa để phục vụ tha nhân,như Ơn Thiên Triệu, Ơn Sống Đời Tu Trì;. Bên cạnh đó, ơn gọi làm những công việc từ thiện,bác ái , tuy không sống những lời hứa nghèo khó,vâng lời,khiết tịnh,nhưng giá trị đời sống và công việc làm sánh Danh Chúa và hữu ich cho xã hội, cho Gíao Hội và cho con người không thua ơn gọi tận hiến chút nào. Trong các loại Ơn Gọi nầy, thì Ơn Gọi Sống Đời Tận Hiến hoặc Ơn Thiên Triệu dù bị khước từ nghe theo,chọn lựa, cũng không có sai phạm tội lỗi gì trước mặt Chúa, nhưng đối với Ơn Gọi làm con cái Chúa, sẽ là tội nặng mất sự sống đời đời,khi con người chối bỏ, mặc dù mỗi người đều có tự do lựa chọn. Chính sự lựa chọn sai khiền chúng ta phải gánh tội: không có gì cao cả hơn địa vị và ân phúc làm con cái Chúa. Ngoài địa vị và ân sủng của việc làm con cái Chúa, sẽ là những gì từ kém cõi đến xấu xa. Tội chính là ở sự chọn lựa sai lầm của chúng ta. Nói dài dòng chỉ để khẳng định rằng : mục đich đời chúng ta là theo mục đích Chúa muốn cho mỗi người ( quen gọi là Thánh ý Chúa), không phải mục đích con người hoạch định hoặc ước vọng ( vision,như từ ngữ Rick Warren thích dùng) và nhắm mắt nhắm mũi lần lũi hướng tới, không cần nghe tiếng Chúa, không cần để ý đến tự do và quyền của tha nhân.

   Người Á-Đông có câu : sai một ly, đi một dặm.

   Đây không chỉ “một ly”!

 

  1. BỐN ĐIỀU KHÔNG CÓ.

Khó có thể tìm một ví dụ hoặc hình ảnh nào để so sánh với việc đem làm tài liệu chủ đạo cho việc hướng dẫn thực hành đạo và truyền giáo,một tài liệu mà bộ khung sườn trống rỗng những  phần không thể thiếu để có thể làm một tài liệu dùng cho tín hữu Công giáo. Nó na ná như mô hình một loại máy vi tính hiện đại, chỉ có những phần cứng, mà không có những phần mềm bắt buộc không thể thiếu. Bốn “phần mềm” không thể thiếu và không có trong “thiết kế” của Rick Warren có thể được ông sử dụng theo suy nghĩ và ý muốn của ông (và ông hoàn toàn có quyền, cũng như không ai dám can thiệp vào, khi nó do một người Tin Lành dọn, bất kể người đó là mục sư hay tín đồ, dành cho người Tin Lành). Rick Warren chẳng những thiết kế cuốn STĐMĐ bằng những phẩn mềm của riêng ông, mà còn bằng những dữ liệu phiếm diện [với Công giáo], trong khi khung sườn - phầm mềm không thể thiếu, lại không có.

 

2.1 Thánh Truyền: dù còn nhiều điều phải nói về vấn đề nầy, nhưng bài viết nầy không phải là một khảo luận thần học, vì vậy chúng ta bằng lòng với những gì đã đưa ra trên đây, trong đó có những nhận định của Cha Champlin.

2.2 HUẤN QUYỀN ;

  Hình ảnh Thánh Gioan Tông Đồ trẻ trung nhanh nhẹn hơn, chạy đến mộ trước,nhưng đứng chờ Thánh Phêrô đến sau,nhưng vào bên trong trước,rồi Ngài mới vào (x. Ga 20, 3 – 8) không thể là một cử chỉ tình cờ,vì do chính Tác giả Phúc Âm thứ tư thuật lại (với chút hài hước) hoặc một trong những việc đầu tiên Thánh Phaolô làm, là về Giêrusalem hội kiến với Thánh Tông Đồ Trưởng Phêrô, để đựơc công nhận. Sự tôn trọng tôn ti trật tự của Thánh Gioan và Thánh Phaolô không gì ngoài khác hơn là sự hiệp nhất trong một Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã tin tưởng giao lại cho Táhnh Phêrô và những kẻ kế vị Ngài cho đến tận thế.Khi giao nhiệm vụ cũng như quyền hạn cho các môn đệ,Chúa Giêsu luôn thêm và nhấn mạnh đến cụm từ “cho đến tận thế”, nghĩa là không bị gián đoạn, không quyền lực nào có thể lấy mất hoặc phủ nhận. (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (GLHT.CG) ghi :

 

“Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa đã được viết ra hay lưu truyền, chỉ được ủy thác cho Huấn Quyền sống động của Hội Thánh,và Hội Thánh thi hành quyền đó nhân danh Đức Giêsu Kitô” (DV 10 ) nghĩa là được ủy thác cho những giám mục sống hiệp thông với Giám Mục Roma là người kế vị Thánh Phêrô” (GLHT.CG số 85).

“Huấn quyền thực thi trọn vẹn quyền bính nhận từ Đức Giêsu Kitô khi định tín, tức là khi công bố,dưới hình thức buộc dân thánh phải tin,những chân lý được chứa đựng trong mạc khải hoặc khi công bố một cách xác định dứt khoát những chân lý có liên hệ tất yếu với các chân lý đó”.

 

  những điều xác định trong số 688 GLHT.CG về Chúa Thánh Thần:

“ Vì là sự hiệp thông sống động trong đức tin các tông đồ do Hội Thánh lưu truyền,nên Hội Thánh là nơi chúng ta nhận biết Chúa Thánh Thần :

-          trong Thánh Kinh được Người linh ứng

-          trong Thánh Turyền,mà các giáo phụ là những chứng nhân cho mọi thời đại

-          trong Huấn Quyề được Người trợ lực

-          trong Phụng Vụ Bí Tích mà qua các lời nói và biểu tượng, Thánh Thần giúp chúng ta hiệp thông với Đức Kitô

-          trong kinh nguyện, lúc Người chuyển cầu cho chúng ta

-          trong các đặc sủng và thừa tác vụ xây dựng Hội Thánh

-          trong các dấu chỉ của đời sống tông đồ và thừa sai

-          trong chứng từ của các thánh nơi Người biểu lộ sự thánh thiện của Người và tiếp tục công trình cứu độ.

 

Quyền bính của “Phêrô” còn được xác định trong hiến chế Lumen Gentium 22 : “ Quyền bính tối cao của giám mục đoàn trên toàn thể Hội Thánh được thi hành cách trọng thể trong Công Đồng Chung” (x.CIC, Gl 337,1),”Nhưng không bao giờ có Công Đồng Chung,nếu không được vị kế nhiệm Phêrô phê chuẩn hay ít ra chấp nhận” (GLHT.CG số 884).

Có lẽ không cần thêm gì nữa về Huấn Quyền.

Và cũng không cần lập lại giá trị của một cuốn sách được viết ra ngoài tầm kiểm soát của Huấn Quyền và tuy chỉ trông cậy vào ý thức và trách nhiệm của người đọc,tiếp thu và có ý định sử dụng nó, thì mặc nhiên hiểu rằng nó [nội dung và phương háp cuốn sách đề ra theo chủ ý tác giả) không bao giờ có thể là hoặc làm tài liệu cho bất cứ hình thức hướng dẫn, tuyên giáo hay truyền giáo nào. Vì thế không ngạc nhiên gì thái độ “bất lực” của Toà Thánh trước những bài viết,những cuốn sách được liên tục tung ra đã kích,bôi nhọ Hội Thánh Công giáo và  cá nhân Đấng Kế Vị Thánh Phêrô; nhưng có tiếng nói ( lẫn hình phạt không nhẹ khi bất tuân) với những tác giả Công giáo như Hans Kung,Phan Đình Cho,hay như việc làm sai trái của Giám mục Marcel Lefèbvre và bốn vị giám mục được tấn phong không có sự uỷ nhiệm và phê chuẩn của Giám Mục Rôma.

 

Nhưng cũng có thể nhận định không sợ sai lầm : những nguy hiểm, những điều gây độc hại dù lớn lao nặng nề đến mấy,nhưng nếu lộ rõ ra, ai cũng có thể quan sát cảm nhận được, thì không gây hại cho bằng những mối nguy hoặc sự dữ ẩn nấp kỹ hoặc tiềm tàng, vì rất khó quan sát,cảm nhận và cứ như thế mà chúng âm thầm thấm nhập,gây hại mà chưa chắc người ta có thể phát hiện ra được, bởi nó lẫn mình, đan xen trong muôn sự dữ. Những khi đó, chỉ còn trông cậy vào tri thức và ý thức. Nếu đã có sai lầm, thì trông chờ vào sự ngay thẳng, khiêm nhường để chấm dứt ngay, - dù có thể ít nhiều muộn màng - điều gây tác hại cho đức tin của tín hữu. Dù sự việc Galilêô Galilêi không như người ta nghĩ, nhưng vì người ta đã nghĩ như thế và cũng không phải là không có những lý lẽ riêng, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã thay mặt Giáo Hội đã đưa ra lời xin lỗi công khai.

 

2.3. BÍ TÍCH.

2.3.1 Giáo Hội là một Bí Tích

GLHT.CG số 766 nói rõ :” Sự khai nguyên và phát triển của Hội Thánh được biểu thị bằng Máu và Nước trào ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu bị đóng đinh” (x. Hiến Chế Lumen Gentium 3)”Chính từ cạnh sườn của Đức Kitô chịu chết trên Thập Giá đã phát sinh BI TÍCH KỲ DIỆU LÀ TÒAN THỂ HỘI THÁNH “.Hội Thánh là bí tich phổ quát của ơn cứu độ (GLHTCG 774). “Trong Đức Kitô,Hội Thánh là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hiệp mật thiết giữa con người với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại “ Hiến chế Lumen Gentium 8) (GLHT.CG 775). Vì là bí tích, Hội Thánh cũng là khí cụ của Đức Kitô, như “bí tích phổ quát của ơn cứu độ”.nhờ đó Đức Kitô ‘bày tỏ và thực hiện mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương con người”. (GLHT.CG số 776). [ Tiếng la-tinh dùng hai từ Mysterium (mầu nhiệm) và Sacramentum ( bí tích) dể diễn tả từ Mysterion trong tiếng  Hy-lạp]

 

2.3.2 Kitô-hữu Công giáo sống nhờ ân sủng Bí Tích.

Đứng trước vấn nạn sự dữ ,câu trả lời chỉ có thể là toàn bộ đức tin Kitô giáo, trong đó có ( nvà chủ yếu) sức mạnh của các Bí Tích. Bất cứ người Công giáo trưởng thành nào đã học hỏi về các Bí Tích,cũng thấy cả cuộc đời và từng giai đoạn, từng sứ mệnh cụ thể trong đời mình, đều gắn kết mật thiết với Bí Tích. Không có Bí Tích,không có đời sống đức tin Công giáo. Không có Bí Tích, không có liên lạc – liên kết và gắn bó nên một và trong một Giáo Hội (mà Đầu là Chúa Kitô ) giữa những con người. Với anh em Tin Lành, không có bí tích, cho dù định nghĩa, “Bí Tich là dấu chỉ bề ngoài Đức Chúa Giêsu đã lập [để chỉ ý nghĩa ] và ban ơn bên trong cho ta” là những điều thể hiện hết sức rõ ràng trong Tin Mừng, lại cũng chẳng có chỗ đứng nào trong đời sống Kitô-hữu của anh em Tin Lành. Họ nghĩ thế nào về việc kết hợp với Chúa Kitô? Đó là câu chuyện suy tư thần học gây chia rẻ với Giáo Hội Công giáo. Phép rửa là cái duy nhất có hình thức giống nhau, thì dù là hình thức dìm mình hay rảy nước, phép rửa của Tin Lành chỉ mang giá trị là dấu hiệu bên ngoài. Nó làm hình bóng về tội lỗi được rửa sạch bởi bửu huyết của Chúa Giêxu. Các giáo phái Tin Lành không tin rằng nước của lễ rửa tội có quyền rửa thật sự tội hoặc bí tích rửa tội lại có hiệu lực cho sự cứu rỗi.[Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận Phép Rửa của mọi Giáo Hội khác nếu Phép này được làm với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Do đó, những người đã được rửa tội đúng với công thức này trong các giáo phái khác sẽ không phải rửa tội lại mà chỉ cần tuyên xưng đức tin  khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo mà thôi.].

 

Thật khó tưởng tượng một tài liệu muốn  đề cập rất nhiều ( có thể nói gần như toàn bộ cuốn sách) đến mối liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người, xét theo cá nhân hoặc tập thể [ giáo hội],giữa con người với con người trong Ơn Sủng của Thiên Chúa, mà không có bí tích, không bằng ân sủng bí tích. Nó chẳng khác nào một bàn ăn Thiên Chúa mời mỗi người và mọi người đến chia sẻ với Thiên Chúa, nhưng trên bàn không có bất cứ thứ gì. Tin Lành (trong đó có mục sư Rick Warren) chỉ tin Kinh Thánh và duy nhất Kinh Thánh mà thôi, nhưng “món ăn” duy nhất ấy cũng không được dọn ra, đúng ra là không thể dọn tách riêng Mình Máu Chúa (Bí Tích Thánh Thể). Càng không hiểu được làm sao STĐMĐ có thể”xâu” thành chuỗi liên kết, chứ chưa nói là sự gắn kết thật sự, giữa những kẻ cùng một đức tin với nhau, nếu họ chỉ sống cạnh nhau, thì lại càng buồn phiền khi người ta  dùng STĐMĐ để dạy dỗ, hướng dẫn tín hữu Công giáo, là những người sống duy nhất bằng ân sủng Bí Tích. Chẳng lẽ cái không có sẽ làm đầy cái có?  Trong Ngày 22 :” Được tạo dựng để nên giống Đức Kitô”, ta đọc thấy : Bạn được tạo dựng để nên giống Đức Kitô. Ngay từ ban đầu, ý định Thiên Chúa là tạo dựng bạn nên giống Con của Ngài, Đức Giêsu. Đây là định mệnh của bạn, cũng là mục đích thứ ba của đời bạn. Thiên Chúa công bố ý định nầy ngay khi tạo dựng, “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta’” (St 1, 26a). Câu nầy đã cho thấy  sự gượng gạo chắp vá trong suy luận, để có thể làm hài lòng tín đồ Tin Lành mà không “vấp” sự kháng cự của tín hữu Công giáo hoặc Chính Thống. Sách Sáng Thế - vì Tin Lành chỉ tin duy nhất Kinh Thánh – không hề nói “Bạn được tạo dựng để nên giống Đức Kitô. Ngay từ ban đầu, ý định Thiên Chúa là tạo dựng bạn nên giống Con của Ngài, Đức Giêsu”. Khẳng định nầy không sai, nhưng sự móc nối liên kết chỉ đúng khi khẳng định chúng ta nên gống Chúa Kitô nhờ được biến đổi, được sống và được ơn cứu độ qua các ân sủng bí tích, mà cao trọng nhất là Bí Tích Thánh Thể, Mình Máu Chúa Kitô. Cái khuôn Giêsu chỉ có khi chất liệu bỏ vào khuôn là những gì con người được biến đổi nhờ các Bí Tích, đặc biệt là Thịt Máu Chúa Kitô. Lời của Rick Warren nhắc ta hình ảnh những diễn viên nhào lộn trong một gánh xiếc: tài năng đến đâu cũng phải có những đoạn dây giúp họ “bay” đến bên kia hoặc “bắt” được nhau trong không trung.

 

  Cuối cùng, các bí tích ấy,- bảy bí tich -  Chúa Giêsu đã giao cho Giáo Hội là Bí Tích Kho Tàng, lưu giữ, ban phát mọi bí tích, để thánh hoá con cái Hội Thánh. Điều trọng đại vô cùng, cảm động ngất ngây, hơn cả “mysterion” (mầu nhiệm và bí tích), không thể diễn tả bằng ngôn ngữ con người, ấy là chức linh mục : con người hèn kém tội lỗi lại chỉ bằng một câu nói đơn sơ, mà biến chút bánh chút rượu chẳng có giá trị to tát gì, trở thành Thịt và Máu Chúa. Làm thế bào để móc  nối những ý tưởng mơ hồ, sai cả tín lý đức tin như thế với Giáo Lý Công Gíao? Không có bí tich,không có Giáo Hội Công giáo. Không có GHCG không có bí tich. Một câu nói, một lời giảng dạy, một đề tài liên quan tới giáo lý, tới [hứong dẫn] đời sống Đạo Công giao mà không có bí tích, không được dẫn đường bằng bí tich, thì thật là quá khinh suất!

 

2.4                        ĐỨC MARIA (và các Thánh)

Giáo lý căn bản của Tin Lành  tin rằng Đức Mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là Mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. Tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng kính như trong Công giáo.Vai trò,vị trí và các tước hiệu của Mẹ Maria không phải do HT.CG hay tín hữu phong tặng, ban cho như kiểu “Mẹ hát con khen”, mà GH cũng như tín hữu CG chỉ có “công” tuyên xưng ra mà thôi (formulation). Ví dụ ngày 22.06.431, Công Đồng Ẹphêsô đã tuyên bố tín điều Đức Maria Mẹ Thiên Chúa;Tín điều Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh đựôc Công Đồng Latêranô tuyên tín năm 649; tín điều Đức Mẹ Vô  Nhiễm Nguyên Tội được Đức giáo hoàng Piô IX tuyên bố ngày 08.12.1854 và đã được chính Đức Maria xác nhận khi Người hiện ra với Thánh Nữ Bernadette Soubirous năm 1858 và gần một thế kỷ sau,vào ngày 15.08.1950, Đức Thánh Cha Piô XII đã công bố tín điều Đức Maria Linh Hồn cà Xác Lên Trời. Và nếu không vì tánh cho anh em Tin Lành cú “sốc” nặng nề, thì rất có thể đã có tín điều Đức Mẹ Thông Ơn Thiên Chúa (Máng Thông Ơn Chúa). Nhưng dù chưa được tuyên bố là tín điều, thì HT.CG cũng như mỗi một tín hữu đều tin vững vàng rằng tât cả mọi ơn lành Chúa ban đều qua Mẹ Maria, đơn giản là vì Thiên Chúa ban ơn vô cùng trọng đại nhiệm mầu là Chúa Kitô cho trần gian đến muôn đời qua Mẹ Maria.

 

  Từ chỗ còn giữ lại một vài khái niệm,hình ảnh khiêm tốn nhất về Đức Maria, dần dà một chút tôn sùng Đấng sinh thành Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, cũng rơi rụng dần và Đức Maria như biến mất trong các môi trường Tin Lành, đến mức ngừơi ta nói đến một sự “dị ứng” với tên Maria, vì cho rằng tên Maria gắn bó quá chặt chẽ với HT.CG ( và các giáo hội phương Đông) và việc nhắc nhớ đến, cũng chẳng khác nào công nhận.

Cha ông Việt-Nam có câu : “cha chết ăn cơm với cá;mẹ chết lót là mà nằm” nói lên nỗi bất hạnh lớn lao khi mồ côi mẹ. Nhưng nỗi bất hạnh ấy sẽ thành tai hoạ khi người ta phủ nhận Mẹ, chối bỏ ngừơi Mẹ mà giờ phút hấp hối Chúa Giêsu đã nói :” nầy là con Bà’,”nầy là Mẹ con”. Ngừơi Tin Lành ban đầu tự làm hại mình khi chối từ và đánh mất Mẹ và sau đó làm mất của tín hữu Tin Lành tình thương âu yếm, che chở, hằng chuyên cầu và bào chữa cho con cái trước Toà Chúa. Với HT.CG, Đức Maria không phải chỉ ở khía cạnh tình cảm, mà còn và chủ yêu là về mặt đức tin thần học. Rick Warren trong chương 10 đã không sai khi so sánh Mẹ với tổ phụ Abraham. Đáng tiếc là cả tổ phụ Anbraham và Đức Maria chỉ được nêu lên nhằm củng cố ý tưởng của riêng ông.

 

Trong Hiến Chế Lumen Gentium (Tín Lý về Giáo Hội),  Công Đồng Vatican II diễn tả tính cách phong phú của nội dung dẫn thượng. Theo Hiến Chế quan trọng trên, “Đức Maria, Người ở giữa các môn đệ chuyên cần cầu nguyện tại căn phòng trên lầu, là Mẹ của Chúa Con, Đấng được Thiên Chúa tiền định là ‘trưởng tử giữa đàn em đông đảo’” (tc. Rom 8:29). Tuy nhiên Công Đồng Vatican II nhấn mạnh thêm: chính Đức Maria, với tình mẫu tử, hợp tác trong “việc tái sinh và dạy dỗ” những “anh em” này của Chúa Kitô. Đến lần Giáo Hội, từ ngày Lễ Hiện Xuống, “do việc giảng huấn đem lại đời sống mới và bất tử cho những người con thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Linh và Thiên Chúa ban cho Giáo Hội trong Phép Rửa (Thanh Tẩy)” (LG 64). Bởi thế, muốn trở nên hiền mẫu, Giáo Hội phải theo gương Mẹ Chúa Kitô. Giáo Hội noi gương Đức Maria bắt đầu từ biến cố tại căn phòng trên lầu (ở Jerusalem).

 

Công Đồng Vatican II nhấn mạnh điều này trong Hiến Chế Lumen Gentium (Tín Lý về Giáo Hội): “Nhờ ơn huệ và chức vị Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria hiệp nhất với Con là Đấng Cứu Thế, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Người còn kết hiệp mật thiết với Giáo Hội. Như Thánh Ambrose dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô. Trong mầu nhiệm Giáo Hội ... Đức Trinh Nữ là gương mẫu tuyệt vời và hiếm có ... Nhờ lòng tin và vâng phục, không biết đến người nam nhưng được Chúa Thánh Linh bao phủ, Người đã sinh ra cho thế gian chính Con Thiên Chúa Cha” (LG 63).

 

   Câu nói nỗi tiếng :”De Maria nunquam satis » (nói về Đức Maria thì không bao giờ đủ) không phải là một câu nói chỉ về sự bất lực của tri khôn và ngôn từ con người trước vô vàn ân phúc cao cả mà Thiên Chúa ban cho Mẹ, cho bằng những suy tư về cuộc đời Mẹ trước và sau tiếng thưa “Xin Vâng”. Ngừơi Tin Lành chỉ nhìn khía cạnh rất nhỏ trong việc thụ thai và tự phản lại chính họ: họ luôn miệng tuyên bô chỉ tin vào Kinh Thánh và do Chúa Thánh Thần linh ứng cho mỗi người,nhưng họ quên (cố tình hay giả bộ?) những câu Tin Mừng,như :”Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà..” (Lc 1,35); “người Con Bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1.20 b) . Chỉ theo lô-gíc mà thôi, thì cũng đã đủ thấy sự vô lý của lối suy luận theo người Tin Lành (và kiểu lập luận “sống theo mục đ1ich” nơi mục sư Rick Warren) : Một người nữ được Thiên Chúa chọn để cưu mang và sinh dưỡng Con Chúa ( hay đúng hơn : để sinh hạ Ngôi Hai Tình Yêu Hoá Thành Nhục Thể) phải được định sẵn những ơn phúc vô song : làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa trong toàn thể ngôi hiệp; như thế thì phải được ơn vô nhiễm thai (không  mang tội và vạ của nguyên tổ); và vì thế người nữ ấy đồng trinh trước, đang và sau khi sinh Con. Cần phải nhắc lại: ân sủng có trước tước hiệu. Tước hiệu chỉ là lời tuyên xưng và tung hô của Giáo Hội,của con cái Mẹ, chứ không phải là gán cho Mẹ hoặc ban cho Mẹ như những phần thưởng. Việc chuẩn bị ấy, những ân phúc vô biên ấy hoàn toàn có thể không thành hiện thực, NẾU Mẹ Maria vì một lý do nào đó đã từ chối lời truyền tin. Đức Maria đã không có lỗi gì,nếu đã từ chối lời đề nghị của Thiên Chúa. NHƯNG Mẹ đã thưa vâng, vì chẳng thể khác hơn; cuộc đời Mẹ chỉ để thực thi Thánh Ý Chúa, dù lớn dù nhỏ. Mẹ chỉ xin soi sáng để biết chọn lựa giữa hai con đường: con đường mẹ đang sống (tận hiến phụng sự Chúa,không biết đến nam nhân) và con đường được thiên sứ cho thấy đang mở ra phía trước (làm mẹ Đấng Cứu Thế). Con đừơng nào cũng phụng thờ Thiên Chúa bằng “hết linh hồn,hết sức lực,hết trí khôn”. Và nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng,mẹ nhận ra ngay con đường Chúa đề nghị vớu Mẹ,hoàn toàn tự do chọn lựa. Và Mẹ đã chọn con đường, chọn cuộc sống từ nay không chỉ hướng thân xác linh hồn về Chúa nữa, mà mang trọn trong thân xác, linh hồn Ngôi Hai Thiên Chúa, từ máu thịt Mẹ, tâm hồn Mẹ mà Ngôi Hai mặc thấy  nhân tính trọn vẹn. Với cuôộ sống theo con đường “cũ”, Mẹ trao về Chúa tân trí linh hồn và xác thân để tôn vinh phụng thờ Chúa “ba lần  thánh - sanctus”. Với con đường  và cuộc sống “mới”, Mẹ phó mặc Chúa sử dụng thân xác và linh hồn Mẹ để tái tạo lại vũ trụ và nhân thế. Thiên Chúa đã dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa và nay Mẹ thể hiện sự khôn ngoan quyền năng ấy của Thiên Chúa nơi Chúa Ngôi Hai : làm người, không phải giống con người, mà là con người thật.

 

Tóm lai, điều GH CG tôn vinh nơi Mẹ - và từ đó tin tưởng,cậy trông,phó thác nơi Mẹ - chính là sự hiện-thực-hoá kế hoạch Yêu Thương vô biên của Thiên Chúa qua Mẹ Maria,nơi Mẹ Maria, với Mẹ Maria và bằng tiếng thưa “Xin Vâng” của Mẹ. Sai lầm trong suy nghĩ , người Tin Lành đã đánh mất không chỉ lòng hiếu thảo phải có đới với Mẹ Maria, mà còn biết bao ơn phúc mà Mẹ chuyển cầu cùng Chúa giúp, đánh mất sợi dây liên kết giữa tất cả mọi tín đồ, khi họ không hiểu rằng Chúa Giêsu chỉ thật sự an tâm khi trối trăn chung ta cho Mẹ của Người :”Thưa bà, nầy là con Bà”. Mẹ Maria đã chấp nhận trách nhiệm mới nầy. Sẽ không sai nếu nói rằng : tiếng thưa “xin vâng” dưới chân thập giá,cũng giống tiếng thưa “xin vâng” ngày truyền tin. Người Tin Lành coi nhẹ cả hai!

 

Giáo Hội CG không thể thiếu Mẹ Maria. Đức tin CG và Gíao Lý CG không thể thiếu Mẹ Maria. Đức tin và giáo lý Công gíao không thể thiếu ácc tín điều về Mẹ Mria, - tức là những ân sủng trọng đại mà Thiên Chúa ban đầy tràn cho Mẹ. Một so sánh nhỏ sẽ cho thấy nagy sự khác biệt ( và cái sai của anh em Tin Lành) : nói “Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu”,trước hết chỉ coi Mẹ Maria như người mang thai hộ ( mère porteuse) , khái niệm mà ai cũng phản đối, vì hạ thấp phẩm giá phụ nữ. Thiên Chúa hẳn không bao giờ làm một điều mâu thuẫn với một việc mà chính Người tìm cách nâng cao ngay từ  khi con người phản bội ( x. Stk : con người phản bội và lời hứa  ban Đấng Cứu Độ)  qua MỘT NGƯỜI NỮ  chiến đấu và chiến thắng sự chết (x. Truyền Tin cho Đức Maria : Lc 1, 26 – 38). Anh em Tin Lành quên rằng phải như thế nào để truyền thống gia trưởng của người Do Thái  chấp nhận vị trí của một phụ nữ như vậy ở ngay những trang mở đầu Kinh Thánh. Thật phi lý khi chỉ coi Đức Maria như một diễn viên, xuất hiện để diễn cho xong ai và biến mất, không chỉ ra sau hậu trường, mà chỉ như một dụng cụ đã qua sử dụng và hết tác dụng, nay cghỉ còn là kỷ niệm.

Thật khó hình dung một tài liệu,một khoá hướng dẫn cho tín hữu CG, mà lại thiếu những gì về Đức Maria: nhân tố chính trong kế hoạch của Thiên Chúa và vì đó, tất cả những ân sủng vô biên và những đóng góp của Mẹ. Không được bỏ qua đềiu quan trịng không kém : Đức Mẹ Sầu Bi (Tân Khổm Bảy Thương Khó,…). Mẹ được Thiên Chúa “tôn vinh và ban cho mọi tước hiệu huy hoàng” vì Mẹ cũng HOÀN TÒAN GIỐNG CON MÌNH, Chúa Giêsu, ở sự tự hạ,vâng lệnh Chúa Cha để sống trong máu xương Mẹ cuộc khổ nạn của Con Mẹ. Chắc chắn Mẹ là người đã đau khổ nhất. Và vì thế việc tôn vinh Chúa Kit6o, Thiên Chúa Cha không thể tách rời với việc tôn vinh Mẹ của Con Người, Ngôi Hiệp ( trong trọn vẹn thần tính và nhân tính). Anh em Tin Lành không thể không nỗi những điều căn bản nhất trong tạo dựng tự nhiên, trong tâm tình tự nhiên của con người, của một người Mẹ: họ chỉ máy móc phủ nhận, như một đềiu d8ối káhng và phân biệt với Công giáo.

 

Thật khó hình dung một tài liệu,một khoá hướng dẫn như  vậy lại đem dùng cho tín hữu Công giáo!

 

 

 

IV . AI SẼ LĂN TẢNG ĐÁ GIÚP CHÚNG TA (Mc 16,3)

 

1. THỎA  HIỆP

  Trong đời sống xã hội,chính trị,kinh tế, người ta đọc thấy hoặc nhiều khi bản thân phải đối diện với những suy nghĩ,những quan điểm,những lập trường đối nghịch có khi rất lớn với quan điểm và lập trương của mình. Đối thủ hoặc đối tác cũng kiên trì lập trường không thua gì mình và lắm lúc còn có lợi thế hơn. Những lúc ấy, người ta nghĩ ngay đến những tương nhượng,những thoả hiệp để không dây dưa mãi vì những chi tiết có thể nhân nhượng, cốt sao hai bên cùng có lợi và nếu khôn khéo vận dụng, thì không khó khăn chuyển “bại” thành “thắng”, chuyển những điều khoản bất lợi trong hợp đồng trở thành có lợi. Trong mỗi hợp đồng, cái bắt tay được hiểu như kết thúc mọi thương thảo để đi vào thực hiện; nhưng cái bắt tay ấy cũng khởi đầu việc khai thác tối đa những kẻ hở của nhau.

 

Đọc thoả ước về “Công Chính Hóa” giữa Tin Lành phái Luther và Gíao Hội La Mã, chúng ta dễ có cảm nghĩ ấy, nhưng nội dung hai bên tuyên bố không ảnh hưởng đến Giáo Lý về công chính hoá và xét cho cùng, thì văn bản ấy muốn thể hiện ý chí đại kết (và xa hơn nữa là viễn cảnh hiệp nhất) hơn là thống nhất quan điểm thần học Kinh Thánh. Chúng ta có thể dùng từ ngữ “thoả hiệp” cho mỗi bên ký kết. Cho tới nay,nó chưa làm lợi,mà cũng chưa gây hại ai!

 

Nhưng dù chân thành đến đâu, dù Giáo Lý vững mạnh đến đâu, dù cởi mở thế nào đi nữa, nhất là sau Công Đồng Vatican II và những cố găng không mệt mỏi của các Giáo Hoàng, thì bất cứ tài liệu

( bài viết,sách viết, khảo luận,diễn văn) liên quan đến tín lý (và luân lý) đều được xem xét kỹ càng, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời (dù chưa bao giờ có thể nói đựơc là “kịp thời”) những điểm,những quan điểm,những lập trường sai với Kinh Thánh, Thánh Truyền và/hoặc Huấn Quyền. Đó là nói về các tác giả Công giáo. Không phải Giáo Hội (thông qua Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin) bỏ qua những phong trào, chủ nghĩa, giáo thuyết, luồng tư tưởng hoặc các quan điểm vốn đẫy dẫy trong văn hoá, văn chương, các loại hình nghệ thuật (đăc biệt là kịch nghệ và phim ảnh) ngược với giáo huấn GH.CG họăc chống lại GH.CG. Gíao Hội Công giáo,thông qua Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, theo dõi,tìm hiểu để cảnh báo, giải thích cho tín hữu, nhưng không có quyền tinh thần ( thiêng liêng) để  buộc sửa sai và có thể ra hình phạt nếu là lỗi phạm nặng nề và đương sự vẫn ngoan cố. Đó là điều dễ hiểu : cha mẹ được yêu mến giúp đỡ người ngoài,nhưng lại chỉ  được dạy dỗ,răn đe,cảnh cáo hoặc ra hình phạt cho con cái. Nhưng không phải lúc nào cũng buộc phải có tiếng nói của Huấn Quyền,mới kết luận được một điều,một việc,một bài viêt nầy, một cuốn sách kia,là không đúng với Tín Lý GHCG (kể cả đó là do một tác giả CG). GH.CG tin tưởng nơi các Chủ Chăn giáo phận, nơi các linh mục ( nhất là những người được tin cậy giao cho nhiệm vụ giảng dạy,hướng dẫn đới sống Đạo và đức tin của anh em tín hữu được giao phó cho mình). Không ai con cái xin chiếc bánh lại đưa cho con hòn đá. Không ai con cái xin con cá, lại đưa cho con cái con bò cạp (x. Lc 11,11- 12): một thứ không ăn được;một thứ gây hại lớn,có khi mất cả mạng sống.

 

Thoả hiệp thế nào được khi người ta đem một tài liệu mà suốt trên dứơi 400 trang sách với phần lớn trong 40 chương đều có tựa đề hoặc đề cập tới Thiên Chúa, mà

-          Kinh Thánh (vốn được tác giả luôn coi là nền móng duy nhất) lại được  trích dẫn vô tội vạ

-          Tất nhiên Thánh Truyền với Tin Lành chỉ có giá trị suy tư và tham khảo, không thể được nói đến hoặc vận dụng trong STĐMĐ

-          Huấn Quyền,vì thế, đi ngược với giáo lý căn bản của Tin Lành, bởi không ai có quyền bắt ai nghĩ theo mình, tin theo mình. Cá đối bằng đầu. Những câu trao quyền hành cho Phêrô bị lãng tránh. Anh em Tin Lành hiểu thế nào khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ :”Euntes docete omnes gentes” – Hãy đi giảng dạy muôn dân. Giảng dạy rồi mới rửa tội,nếu ngừơi đựơc gỉang dạy tin theo. Giảng dạy gì, nếu không phải là Lời Chúa,là Kinh Thánh, được Chúa truyền lại qua các tông đồ?

-          Đồi sống anh em Tin Lành và “STĐMĐ đều cậy vào sự “giác ngộ” riêng và lời cầu nguyện, trong khi Tín Lý và Đức Tin cũng như đời sống Đạo và thực hành bác ái của tín hữu Công giáo đều nhờ ân sủng Bí Tích, trong đó Giáo Hội – qua các thừa tác viên - được Chúa Giêsu giao cho trách nhiệm ( và quyền hạn) nắm giữ và ban phát, để thánh hoá mỗi tín hữu và xây dựng Hội Thánh. Không có Bí Tích,không có Giáo Hội và cũng không thể có đời sống kết hợp trọn vẹn với Chúa Kitô và với anh em. Làm thế nào để sử dụng một tài liệu làm sách hướng dẫn đời sống đức tin cho tín hữu Công giáo, khi từng chi tiết nhỏ trong tổng thể lập trường của tác giả phủ nhận Bí Tích? Làm thế nào “ráp nối” với Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, khi “thoả hiệp” âm thầm bỏ qua về Bí Tích? Chỉ có thể dùng một từ để nói về việc làm nầy : hoang đường!

-          Cuối cùng, một vai trò không thể thiếu trong “mục đich - kế hoạch cứu độ” của Thiên Chúa, Đức Maria, lại bị gạt sang một bên, được “ban” cho một vài lời khen ngợi và coi như nằm ngoài, không cần thiết cho “mục đích” mà con người hoạch định, xây dựng cho mình. Một người nữ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho loài người ngay từ khi nguyên tổ phản bội, và sẽ chiền đấu vì và với con cái loài người chống lại Satan và Sự Dữ cho đến tận thế, lại bị anh em Tin Lành ngưng lại sau khi làm trọn vai trò mang thai và sinh hạ Đâng Cứu Thế. Sự phi lý hiện rõ. Rick Warren đã viết : “Những con người biết phó thác là những người được Thiên Chúa dùng. Người chọn Đức Maria làm mẹ Đức Giêsu, không vì tài năng, giàu có hay sắc đẹp nhưng vì Đức Maria đã hoàn toàn phó thác cho Người. Khi thiên sứ giải thích chương trình xem ra không mấy khả thi của Thiên Chúa, Maria lặng lẽ đáp, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38). Không gì mạnh mẽ hơn một cuộc đời phó thác vào tay Thiên Chúa. “Anh em hãy phục tùng Thiên Chúa” (Gc 4, 7a). Vì thế chẳng lạ gì khi Tin Lành “kéo dài” sự “thụ động” của Đức Maria – theo cách nhìn của họ - để rồi bỏ qua kế hoạch và những đặc ân vô cùng cao sang, vĩ đại mà Thiên Chúa dành cho người được chọn làm Mẹ Con Chúa. Người đó là Đức Trinh Nữ Maria, chứ không phải là ngược lại: một Cô Maria được phủ cho những gì cần thiết để sắm vai một bà mẹ và mọi thứ sẽ được rút lại, chấm dứt khi Đấng Kitô đã ra đời. Hết vai diễn. Chấm dứt hợp đồng! Chúng ta nghe vẳng bên tai câu tuyên bố của Rick Warren về suy nghĩ lẫn nội dung của cuốn STĐMĐ :” Bất cứ khi nào Thiên Chúa đã muốn chuẩn bị một người nào đo cho các mục đich của Người, thì Chúa dùng 40 ngày”.  Một suy diễn cá nhân thái quá và hoàn toàn mâu thuẫn với Kinh Thánh. Và đó cũng là cách ông xem xét trường hợp của Đức Trinh Nữ Maria.

 

2. TẢNG ĐÁ PHẢI ĐƯỢC CẤT ĐI

Rick Warren chơi chữ với từ “mục đích”, tung hoả mù đên độ rất khó lần ra mối đầu vào ( input) và tìm thấy mối đầu ra (output). Không muốn lún sâu trong tranh cãi và tránh việc bị quy kêt là bới lông tìm vết, có lẽ với bằng ấy chứng cứ và  tài liệu đưa ra, chúng ta nên kết lụân và kết thúc vấn đề nơi đây:

  1. Cuốn The Purpose Driven Life (STĐMĐ) nỗi đình nỗi đám của mục sư Rick Warren,thực chất chỉ là triển khai thực hành của cuốn “giáo lý” The Purpose Driven Church (Giáo Hội được dẫn dắt theo mục đích).- lý thuyết.
  2. Cuốn STĐMĐ (phát hành lần đầu naăm 2002) chỉ có giá trị như một loại sách “tâm lý”, dùng một loại linh đạo Kitô giáo để “de-stressing”. Nó làm được điều mà The Purpose Driven Church – tài liệu chủ chốt của Đại giáo đoàn Saddleback (và là giáo hội trong mơ của Rick Warren) – không làm được sau hơn 15 năm được tung ra (phát hành 1995).
  3. Lý do thành công của STĐMĐ là nó xuất hiện đúng lúc: đất nước Hoa Kỳ sau bao năm xây dựng và đặt tin tưởng vào sức mạnh kinh tế,kỹ thuật của siêu cường số 1 và từ đó tâm lý “an toàn” không ai dám đụng đến, đã sững sờ khi biểu tượng an ninh và giàu sang – truing tâm thương  mại ở New York  và ngay cả Lầu Năm Góc – đã bị tấn công và phá hủy với 3.000 người chết. Bất cứ cái phao nào, lúc bầy giờ, cũng tốt. “ 40 Ngày để trả lời câu hỏi ‘tôi sống trên đời nầy để làm gì?’” đáp ứng mong muốn của rất nhiều người muốn có một giải đáp, một câu trả lời cho chủ nghĩa hoài nghi mới chớm nở,nhưng trong thực tế đã bịi dồn nén từ bấy nay. Đất nước Hoa Kỳ vốn đa số áp đảo là Kitô giáo, trong đó có hơn 50 triệu tín hữu Công giáo và hơn 200 triệu tín đồ Tin Lành không thực sự mộ đạo. Nay sự tin tưởng vào vật chất,vào kỹ thuật, vào sự vượt trội của Hoa Kỳ so với các quốc gia trên thế giới, đã sụp đổ tan tành. Khi “thế gian” và những giá trị của nó không còn là nơi đang tin cậy và bám víu vào, thì người ta tìm tới cõi tâm linh, tìm về ‘lại” những gì mong sẽ bù đăp phần nào những lỗ hổng khổng lồ và những vết thương đang hở hoác trong tâm hồn họ. Họ sẵn sàng đi theo bất cứ ai hứa hẹn hoặc giúp họ thoát đựôc khỏi những ám ảnh,những ngày tháng đen tối,muộn phiền và căng thẳng nầy, thoát khỏi Stress. Cuốn STĐMĐ của/và Rick Warren đã đến đúng lúc,TRONG KHI ĐÓ, thay vì là điểm tựa vững vàng nhất cho ngừơi dân Hoa Ký, thì Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ lại đang rệu rã, xoay xở vất vả mà vẫn chưa thoát được điều gây đau đớn ô nhục và đánh mất lòng tin nhất: vụ làm dụng tình dục,- ấu dục - của hàng trăm linh mục thuộc Tổng giáo phận Boston, phải tốn cả tỷ USD để dàn xếp ( và sau đó điều tương tự ở Tổng giáo phận Los Angeles). Chỉ còn Rick Warren một mình một cõi.

Sau khi cuốn STĐMĐ nầy được hai linh mục Việt-Nam dịch (?), in và sử dụng kỹ thuật tiếp thị khá chuyên nghiệp, với mục đích BIẾN NÓ thành tài liệu hướng dẫn sống đạo và truyền giáo, chúng tôi muốn tìm hiểu và chứng minh ảnh hưởng của tác giả,- nhà lãnh đạo Rick Warren và tác phẩm STĐMĐ ở các nơi khác trên thế giới. Sau hơn hai tháng dò hỏi nơi những người quen có uy tín,giao tiếp rộng và nhờ họ giúp tìm hiểu, thì thật ngạc nhiên là cả tên Rick Warren và cuốn sách STĐMĐ hầu như không được nhiều người  biết đến ở Châu Âu,Châu Phi, Châu Úc. Nếu không nhờ hai linh mục Minh Anh và Võ Tá Khánh ,thì Việt-Nam cũng nằm trong số những nước đông Công giáo không được “khai sáng”, mặc cho 55.000 cuốn của mục sự Lê Cao Quý in và phát năm 2008 ( con số sau năm 2008 không thấy công bố).

  1. Một mục sư [giám mục] Tin Lành ở Hoa Ký, tiến sĩ và nguyên giáo sư thần học, trở lại Công giáo và xin được tiếp làm linh mục Công giáo. Sau khi xem xét và cân nhắc, Toà Thánh đồng ý, nhưng ông đã phải học ‘lại” hai năm tại một đại chủng viện, để học hỏi những điều chưa biết và điều chỉnh,sửa sai những điều đã tiếp nhận khi còn ở GH Tin Lành. Hay là hai linh mục sẽ bỏ công dạy lại Giáo Lý Công Giáo cho những ai đã nghe và làm theo hướng dẫn  sống đạo và truyền giáo cuốn STĐMĐ được hai linh mục sử dụng?
  2. Là những người được đào tạo bài bản về Kinh Thánh, Kitô-học,Giáo Hội học,Thánh Mẫu Học, …chúng tôi tin rằng hai linh mục không thể không nắm vững NỘI DUNG BẮT BUỘC của bất cứ tài liệu nào được dùng để giảng dạy,hướng dẫn tín hữu Công giáo SỐNG ĐẠO và TRUYỀN GIÁO :

 

a)    Kinh Thánh : đầy đủ theo quy chuẩn Hội Thánh Công giáo. Bất cứ ai,bất cư tài liệu nào hông công nhận một trong những quyển Sách Thánh, thì không thể làm một tài liệu NHƯ TYẾ. Cùng lắm là được dùng tham khảo cho người dạy,không thể cho cộng đoàn. Phải hiểu đúng tinh thần GH Công giáo TÔNG TRUYỀN, chứ không thể do “linh ứng” theo kiểu ai muốn hiểu ra sao mặc ý. Linnh mục Minh Anh có ý đồ “CẢI TẠO” mọi trích dẫn của mục sư Rick Warren trong STĐMĐ nên “chính thống” hơn theo Công giáo (có lẽ tránh phản ứng của độc giả) nên đã tùy tiện thay đổi rất nhiều ( do STĐMĐ có đến 1.250 câu trích dẫn Kinh Thánh). Đơn cử một ví dụ:  Trong bản dịch, dịch giả chỉ dùng bản dịch kinh thánh của nhóm “Phụng Vụ Các Giờ Kinh” thống nhất từ đầu đến cuối bản dịch. Làm như thế dịch giả đã vô tình san bằng mọi khác biệt, tinh tế, sắc sảo mà RW đã dùng khi trưng dẫn kinh thánh. Thật đáng tiếc! Trong tác phẩm nầy, có hơn “một ngàn câu khác nhau” (BD:17) được trưng dẫn. Như thế chúng ta mất đi một số lượng thông tin rất lớn mà đáng lý dịch giả phải trung thành hết mức có thể.

 

Ví dụ: Câu 2 Côrintô 4:18 được RW trích dẫn ít là hai lần bằng hai bản dịch khác nhau trong cùng chương 6, chú thích 68, 70 trong nguyên bản: - “The things we see now are here today, gone tomorrow. But the things we can’t see now will last forever.” 2 Corinthians 4:18 (Msg), và “We fix our eyes not on what is seen, but on what is unseen. For what is seen is temporary, but what is unseen is eternal.” 2 Corinthians 4:18 (NIV).

Trong bản dịch, chúng ta không thấy sự khác biệt nầy, vì dịch giả lấy trọn vẹn bản dịch của NPVCGK mà bỏ vào, và không dịch nguyên văn câu trích dẫn: ”Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (BD:65). Hơn nữa, bản dịch kinh thánh mà dịch giả dùng không ăn khớp với bản dịch kinh thánh tác giả dùng (Msg). Trong trích dẫn lần thứ hai, hai bản dịch kinh thánh xem ra gần nhau hơn: ”Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn”(BD:66).[ “Đọc và nhận định cuốn STĐMĐ”, LM Đinh Quang Tiến]

 

b)   Giáo Hội: quy tụ những ai đã nhận bí tích Thánh Tẩy, là Bí Tích được Chúa Kitô là Đầu trao cho trách nhiệm gìn giữ,phân phát ơn lành do các Bí Tích, đứng đầu là Thánh Phêrô và những Đấng kế vị Ngài;buộc mọi giám mục và tín hữu trên thế giới vâng phục và hiệp thông với Ngài (nếu muốn các cử hành phụng vụ,Bí Tích và cả đời sống có giá trị). Khi sử dụng một “tài liệu” như là STĐMĐ, hai linh mục định bỏ qua, làm ngơ những yếu tố sine qua non nầy về Hội Thánh Công Giáo? Hay là như linh mục Minh Anh muốn tăng thêm một chút “uy tín” cho “tài liệu” dùng, đã CỐ TÌNH dịch sai từ ngữ : The Church  thành HỘI THÁNH! “Church - giáo hội” trong Tin Lành dùng để chỉ giáo hội,cộng đoàn ‘giáo xứ”, nhà thờ (vì có khi cả ba cùng chung một nơi) mà được linh mục Minh Anh gọi ( và chỉ cho nhiều tín hữu Công giáo gọi và tin như thế) là HỘI THÁNH (Sancta Ecclesia) thiết nghĩ chẳng còn nhiều điều phải bàn! Ý tưởng về giáo hội và phong trào khuếch trương giáo hội (x. The Purpose Driven Church, Rick Warren, NXB Grand Rapids,1995) hoàn toàn khác biệt và xa lạ về cả thần học,Giáo Hội học. Tất nhiên Tin Lành không bao giờ chấp nhận cơ cấu vồ hình ( bí tích) hữu hình (Hội Thánh Roma và các Giáo Hội địa phương) của Giáo Hội Công gíao và Húân Quyền. Như vậy chẳng khác nào tuyên bố : xóa tên Hội Thánh Công giáo!

 

c)    Thánh Truyền và Huấn Quyền : tính chất “Công giáo” (catholicity) hoàn toàn gắn chặt không thể tách rời với niềm tin Thánh Truyền gồm giảng dạy,bút tich và cả truyền khẩu. Huấn Quyền ở vị trí cao nhất, nhưng cũng là trong “dòng”  Thánh Truyền. Phủ nhận toàn phần hay một phần, nhiều lần hay một lần Thánh Truyền và/hoặc Huấn Quyền, không những làm cho suy tư, lời nói,hành vi của tín hữu Công Giáo mất hết ý nghĩa, mà còn dẫn dắt bản thân và người khác đi vào sai lầm khó lòng sửa chữa. Một “tài liệu” khuyết về Huấn Quyền, tránh né Thánh Truyền, từ đầu chí cuối không ngừng lập lại chữ ‘giáo hội” mà gần như không có được một khái niệm nào chính xác và tương thích với ý nghĩa “ECCLESIA’ của Hội Thánh Công Giáo, quả thực là không thể hiểu đựơc vì sao và làm thế nào để hai linh mục Công Giáo vận dụng, ”DRIVEN” hầu đạt được tâm ý của hai Vị, nếu không hy sinh bóp méo Hội Thánh Công Giáo và vì thế, bóp méo (từ đây) định nghĩa và bản chất đích thực của Hội Thánh Công giáo. Không thể chối cãi,thanh minh được!

 

d)   Đức Maria. Không cần phải nói thêm nhiều nữa về Đức Maria và vai trò của Mẹ trong Hội Thánh từ những ngày đầu,từ thời Giao Hội sơ khai cho đến hôm nay và chắc chắn là mãi đến tận thế. Trong Ngày 10, nói về “Trọng tâm của việc thờ phượng”, Rick Waren “định nghĩa”: The Heart of worship is surrender [Linh mục Minh Anh dịch (?) : Trọng tâm của thờ phương là quy phục (phó thác, đầu hàng) (surrender)]. Tiếng Việt rất khó dịch thoát câu ngắn nầy,nhưng không phải ý nầy. Trước hết, dù có vẻ rườm rà, nhưng nếu hiểu tinh thần và cách trình bày của Rick Warren ( Mỗi câu giáo đầu là câu ‘point of ponder’ – do tính chất ‘nặng ký” của nó, phải dịch : Điểm mấu chốt của việc thờ phượng là sự từ bỏ mình để chịu sự chi phối. Và suốt ’40 ngày, thì chỉ duy Ngày 10 là Rick Warren có nhắc đến Đức Maria BA LẦN và cả ba lần nhắc tới, đều đưa ra đánh giá về Đức Maria rất sơ sài,phiếm diện, không đủ để nói là sai lầm, song cũng chẳng nói lên điều gì, ngoài việc không thể tránh né . Ví dụ khi nói về tín thác, sau khi nhắc đến Abraham, Hanna, ông viết :” Đức Maria ngóng trông một điều lạ nhưng không biết nó làm sao”.  Đức Maria không ngóng trông một điều lạ nào lúc ấy (và cả cuộc đời trên trần gian của Mẹ) , mà chỉ muốn biết điều đó thể hiện như thế nào (how). Điều lạ mà Đức Maria ngày đêm trông ngóng cũng giống như mong đợi của mọi người Dân Riêng Chúa, tuy mức độ sâu xa và mạnh mẽ hơn, vì Mẹ biết Chúa sẽ thực hiện lời Người đã hứa. Điều nầy chứng tỏ anh em Tin Lành nặng định kiến về Đức Maria, cho nên những câu đoạn đơn sơ và rõ ràng như thế, mà những người như mục sư Rick Warren cũng không cảm thụ được ( chứ chưa nói là hiểu thấu tường tận,một điều mà  một tín hữu Công giáo trung bìng có thể giải thích đúng đắn không mấy khó khăn), Chúng tôi chỉ muốn suy nghĩ : liệu hai linh mục có làm ngơ bỏ qua phần về Đức Maria,trong khi sử dụng cúôn STĐMĐ làm tài liệu hướng dẫn tín hữu Công giáo sống Đạo và làm việc truyền giáo,chăng? Nếu có (bỏ qua) thì thật tội nghiệp cho những tín hữu Công giáo ấy; nếu không ( nói về Đức Maria) thì phải trình bày về Đức Mẹ như thế nào? Nhưng rõ ràng, một văn kiện súc tích như hiến chế về Giáo Hội, mà Thánh Công Đồng Chung Vatican II cũng dành hẳn một cương quan trọng để trình bày về Mẹ Maria, không để thiếu sót một khía cạnh nào về Mẹ trong chương trình Yêu Thương và Cứu Chuộc của Thiên Chúa. Chắn chắn không phải ngẫu nhiên hoặc hình thức. Người Tin Lành, giáo lý Tin Lành, đã phủ nhận quá nhiều về Đức Maria, đã từ chối công nhận những đặc ân Thiên Chúa ban cho Mẹ, để làm vinh danh Chúa và giúp ích cho nhân loại. Làm sao có thể dùng một cuốn sách (mà chúng ta đã phân tích,là “kim chỉ nam  thực hành “ của cuốn “The Purpose Driven Church”, tức là “lý thuyết” nhằm bành trướng giáo hội , chứ không phải HỘI thánh,như linh mục Minh Anh cố tình chuyển ngữ từ “church” của Rick Warren], để mà mắt một số tín hữu Công gíao Việt-Nam và dễ dàng giới thiệu,quảng cáo để dùng làm tài liệu hướng dẫn Sống Đạo và Truyền giáo?

 

 

LỜI KẾT

Với bằng ấy phân tích về lý do ra đời của cuốn The Purpose Driven Life, về nội dung của nó, về lý  do (một phần) thành công ngoạn mục của cuốn STĐMĐ, đem lại tiếng tăm to lớn cho tác giả của nó, cho phép chúng tôi nhìn người mà gẫm về mình, về vị trí và uy tín yếu kém tệ hại,phản Tin Mừng của Hội Thánh Công giáo ở Hoa Kỳ trong hoàn cảnh và tình hình như lúc ấy, nhưng càng thêm yếu tố để chúng ta xác quyết rằng : cuốn “kim chỉ nam thực hành” của giáo hội theo mong muốn và kế hoạch của mục sư Rick Warren (mà Đại giáo đoàn Saddleback vừa là trụ sở chính,vừa là hình mẫu và bàn đạp cho phong trào khuếch trương giáo hội), vẫn thuộc phạm trù đạo đức tâm lý (muốn gọi  là “linh đạo” cũng đựơc), và vẫn là một sách có hướng dẫn tâm lý và phân tâm THEO LINH ĐẠO KITÔ GIÁO , giúp giải toả căng thẳng,khủng hoảng tâm lý và tinh thần, loại bỏ hoặc giảm stress ( là cái đã làm nên thành công của cuốn “kim chỉ nam” nầy). NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ có thể là một tài liệu dùng để hứơng dẫn Sống Đạo và Truyên Giáo cho tín hữu Công giáo. Ngay cả khi hai linh mục muốn dùng cuốn STĐMĐ để làm tài liệu tâm lý hoặc phân tâm học “mang tính linh đạo Kitô giáo” , thì cũng không thích hợp. [Xin được nhắc lại để tránh ngộ nhận : chúng tôi nêu ra những thiếu sót, sai lầm trong cuốn STĐMĐ là so sánh với Giao Lý,lập trường của Hội Thánh Công giáo; còn việc mục sư Rick Warren viết thế nào theo quan điểm Tin Lành ra sao,hoàn tòan là quyền của mục sư. Nếu Rick  Warren viết theo giáo lý và lập trường Hội Thánh Công giáo, thì mới là chuyện lạ].

LẦN CUỐI CÙNG, chúng tôi chân thành mong hai linh mục hãy nhìn vào và hãy nghĩ giùm chúng tôi : phải như thế nào, mới khiến những giáo dân mà so sánh về hiểu biết các Lẽ Đạo thua hai linh mục một trời một vực, còn những ân huệ ấn tín hai linh mục lãnh nhận từ Chúa Kitô và Giáo Hội thì càng không nói hết, lại phải bỏ ra cả ngàn tiếng đồng hồ để truy tìm tài liệu, để hỏi han khắp nơi, để chuyển ngữ nguyên cả một cuốn sách, chỉ với mục đich là nói lên, khẳng định với hết trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh,rằng : cuốn The Purpose Driven Life (STĐMĐ) không bao giờ có thể được dùng MỘT PHẦN hay TOÀN BỘ làm tài liệu hướng dẫn Sống Đạo hoặc Truyền Gíao (nội dung hơặc phương pháp) Chúng tôi không bao giờ ngần ngại bỏ thời giờ, công sức và tiền bạc để mong cung cấp những bằng chứng chính xác và những suy nghĩ đúng đắn nhất, ngăn chận những sai lầm ảnh hưởng trước mắt và lâu dài đến đức tin Công giào. Đã có vài người gửi thư thắc mắc,chỉ trích, thậm chí là rất nặng lời với chúng tôi,nhưng chúng tôi vẫn không giận trách gì, bởi biết rằng các anh em ấy nói theo cảm tính, bột phát, chứ chưa bỏ ra một vài phút để tìm hiểu dù chỉ một chút những gì về “hiện tượng” STĐMĐ”. Chúng tôi hoàn tòan không có mặc cảm tự tôn hay tự ti khi viết ra những điều trứơc đây, trong ba tháng qua ( 20.01 – 20.04.2009) và trong bài viết nầy. Điều duy nhất chúng tôi chưa hài lòng, là vì thời giờ của nhiều người, vì cả thời giờ và sức khỏe của chúng tôi và cũng vì vấn đề nầy đã quá rõ ràng,không cần thêm chứng cứ gì nữa, vì vậy mà phải gác lại vĩnh viễn nơi đây.NHỮNG GÌ PHẢI NÓI, chúng tôi đã nói trên cả sức mình. NHỮNG GÌ PHẢI TÌM HIỂU,CAN THIỆP, Chúa biết chúng tôi đã làm suốt thời gian ba tháng như thế nào, cho một chuyện lẽ ra chẳng đáng mất một phần nhỏ công sức thời giờ như thế!

Xin chân thành cám ơn Quý Đức Cha,Quý Cha,Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý anh chị em giáo dân như chúng tôi, đã kiên trì cho phép chúng tôi trình bày nhiều nơi,nhiều lần vấn đề trên đây, trong đó có những lần không tránh khỏi làm phiền lòng Quý Đức Cha và Quý Vị. Chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn hoàn trước mặt Chúa,trước mặt Giáo Hội về những gì chúng tôi suy nghĩ và viết ra, trong suốt ba tháng qua, nhưng đồng thời trong khi cầu xin Chúa soi lòng cho hai linh mục và cho chúng tôi, để không chỉ trong vụ việc nầy,mà suốt cả cuộc đời luôn trung thành với Hội Thánh Công giáo, kho tàng ơn thánh Chúa Kitô giao, trong đó hai linh mục là những thừa tác nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội cử hành và ban phát cho chúng tôi. Không ngừơi cha nào con cái xin bánh mà cho bò cạp hay con cái xin cá mà lại cho rắn. Chúng tôi, những ngừơi con của Hội Thánh, của Quý Đức Cha và Quý Cha (trong đó có hai linh mục ) xin khẩn thiết thưa rằng : THỨ MÀ HAI LINH MỤC ĐÃ TRAO CHO ANH EM CHÚNG TÔI, KHÔNG PHẢI LÁ BÁNH,CÁ, MÀ LÀ BÒ CẠP VÀ RẮN RẾT.

Mỗi thứ năm,nhất là thứ Năm Đầu Thánh, chúng tôi hằng cầu xin Chúa Kitô, Thầy Cả Đầu Tiên, cậy nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Rât Thánh Đồng Trinh Maria, Mẹ của Hộ Thánh,Mẹ của các linh mục, thánh hoá các linh mục của Chúa.

Trong Chúa Kitô và để sáng Danh Thiên Chúa.