Lời Chúa thứ 2 tuần 32 TN

 

Không Thể Nào Mà Không Xảy Ra Gương Xấu, Nhưng Vô Phúc Cho Kẻ Nào Gây Ra Gương Xấu

. Lời Chúa Giêsu cho thấy một thực tế ở mọi nơi và mọi thời. Trong hoàn cảnh của Giáo Hội tại Việt Nam hôm nay chúng ta vẫn thấy thực tế đó : phải sống trong một xã hội nói được là đủ các thứ gương xấu : tham nhũng, luân lý đạo đức sa đọa, tệ nạn xã hội đã thâm nhập ngay cả các môi trường giáo dục, bóc lột sức lao động ngay cả của trẻ em, ma túy, mại dâm,phá thai, cướp của giết người… Giáo Hội phải làm gì? Một câu hỏi xem ra rất dễ trả lời, nói theo Thánh Phaolô thì Giáo Hội mà nhất là các vị lãnh đạo (cụ thể là các Giám Mục) “Theo Tư Cách Là Người Quản Lý Của Chúa, Phải Là Người Có Thể Dùng Đạo Lý Lành Mạnh Mà Khuyên Dụ Và Phi Bác Những Kẻ Chống Đối”.

Nhưng không quá đơn giản như vậy khi đối chiếu với chính hành động và phương pháp của Chúa Giêsu được khẳng định trong bài Tin Mừng : “Các Con Hãy Cẩn Thận: Nếu Có Anh Em Con Lỗi Phạm, Con Hãy Răn Bảo Nó, Và Nếu Nó Hối Cải, Thì Hãy Tha Thứ Cho Nó”. Và phải nói rằng lịch sử Cứu Độ cũng là lịch sử của sự Tha Thứ của Thiên Chúa dành cho con người.

Cha Francois Houtart đã có một phân tích về cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đối với Cộng Sản Một số nhà bình luận nhấn mạnh tới sự kiện: Đức Gioan Phaolô II xem ra có hai chủ trương rất khác nhau khi lên tiếng tại Châu Mỹ La Tinh và khi lên tiếng tại Ba Lan. Nhưng trên thực tế, người ta thấy một liên kết hết sức thuận lý giữa hai chủ trương ấy. Dù văn phong đôi khi tự chế, nhưng căn cứ vào các trước tác của ngài, người ta thấy cả trong chủ trương triết lý lẫn thực hành chính trị, chủ nghĩa Mác Xít và các chế độ Cộng Sản đều là kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, nơi nào chế độ Mác Xít đang cầm quyền, như ở Ba Lan chẳng hạn (và Việt Nam nữa?), thì ngài cho rằng cần phải nhìn nhận nó trên thực tế (de facto), bất chấp các dị biệt của nó với Giáo Hội. Mục tiêu của Đức Gioan Phaolô II xem ra muốn đạt tới một thỏa thuận thiết thực tạm thời, một tạm ước (modus vivendi) giúp Giáo Hội có được một sức mạnh lớn nhất có thể có được về phương diện định chế trong một xã hội nhất định nào đó.” Và cha Houtart nói đến ảnh hưởng của Ngài khi còn là nghị phụ của Công Đồng Vaticanô II “Ta nên nhớ rằng chính do sự can thiệp của ngài tại Công Đồng Vatican II mà hiến chế Vui Mừng Và Hy Vọng, một hiến chế đề cập tới Giáo Hội trong thế giới ngày nay, đã không có những lời kết án trực tiếp chủ nghĩa Cộng Sản.

 

Lm. Giuse Bảo Lộc