ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐƯỢC TÁC GIẢ BÀI “ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ SỰ RA ĐI CỦA ĐỨC TGM NGÔ QUANG KIỆT” CỦA ALP.HOÀNG GIA BẢO ĐẶT RA.

 

1.    VỀ VIETCATHOLIC

Cho dù Vietcatholic đã có chú thích “Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả” nhưng không thể nói là không có trách nhiệm nào đối với độc giả khi cho đăng tải bài viết. Trách nhiệm với tư cách là một “Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam” phải chuyển tải “SỰ THẬT TRONG YÊU THƯƠNG”.

Trong khi đó bài của tác giả Hoàng Gia Bảo, cũng như bài “Em ngươi đâu” của Lm Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh thì mang nội dung bài bác, chỉ trích, và nhục mạ khi đề cập không sự thật về một vấn đề quan trọng của Giáo Hội.

Tôi đã có suy nghĩ về bài “Em ngươi đâu” trên trang Simon-Hòa. Và trong bài này tôi xin có đôi điều về bài của Tác Giả Hoàng Gia Bảo.

 

2.    “SỰ THẬT PHŨ PHÀNG”

Tác giả HGB đã rất nhiều công sức để cho thấy tính chất phũ phàng trong  việc vùi dập một chủ chăn cương nghị, mẫu mực” khi chức danh TGM Hà Nội của đ/c Kiệt đã bị ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đòi lấy đi trước cả khi tòa thánh Vatican ra quyết định mang nội dung như ông Thảo yêu cầu”, và tệ hại hơn còn là để  một sự dối trá lại lên ngôi một cách dễ như vậy”. Và tác giả khẳng định đó là “sự thật”. Và điều tôi muốn nhấn mạnh là trong mạch văn ấy, tác giả nói đến “Chúa là đường, là Sự Thật…” để rồi tác giả muốn đặt vấn đề với cái “sự thật phũ phàng…” kia thì còn đâu là Sự Thật”. Và tác giả khẳng định sự thật là Giáo Hội đang lâm trọng bệnh.

3.    “ĐỨC TIN KIÊN TRUNG”

Ông HGB cũng nhấn mạnh “Năm thánh tại Sở Kiện giáo hội đã nói nhiều về “niềm tự hào về đức tin trung kiên của các bậc cha ông”. Vậy mà nay có người sống tinh thần đức tin kiên trung ấy thì lập tức bị lên án”.

Tuy có nhiều vấn đề được đặt ra đối với tác giả HGB, nhưng tôi xin chỉ giới hạn trong 2 vấn đề trên, một khi thông suốt hai vấn đề này, thì việc đọc lại toàn bài của tác giả HGB tôi nghĩ sẽ có một cách nhìn trong sáng hơn.

Trong cả hai vấn đề, tác giả HGB do cố ý hay vô tình đều có cách tư duy “đổ bùn sang ao” :

Trước hết là vấn đề SỰ THẬT.

        Ở đây lẽ ra tác giả phải cẩn trọng để phân biệt SỰ THẬT CỦA TIN MỪNG trong câu “Chúa là đường là Sự Thật…”, một sự thật có thể tạm dùng hình ảnh cái ao trong câu tục ngữ VN trên để diễn đạt, với những “SỰ THẬT PHŨ PHÀNG” mà có thể dùng hình ảnh “bùn” để hình dung. Mọi so sánh áp dụng cho “SỰ THẬT TIN MỪNG” đều không tương xứng, lý do đơn giản vì SỰ THẬT CỦA TIN MỪNG không gì khác hơn là chính THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI, Đức Giêsu Kitô. Và chỉ có SỰ THẬT ẤY mới có sức cứu rỗi con người.

        Trong khi “những sự thật dù là phũ phàng hay không phũ phàng”, về những con người, về những sự việc của con người không phải là đối tượng của đức tin (tôi hình dung là bùn), trừ phi nó phát xuất và nên một với “SỰ THẬT CỦA TIN MỪNG”.

        Qua sự phân biệt ấy, cá nhân tôi luôn yêu mến và kính phục Đức Tổng Giuse trong mọi hành động và lời nói của Người trước các vấn đề nóng bỏng trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhưng tôi càng yêu mến và kính phục Đức Tổng Giuse hơn trong lời VÂNG PHỤC đối với Tòa Thánh, vì chỉ bằng cách đó Người đã liên kết cuộc đời và hành trạng của Người với SỰ THẬT CỦA TIN MỪNG. Và mọi ý định tách rời hành động và lời nói của Người khỏi lời VÂNG PHỤC của Người đều súc phạm đến đức tin của Người.

        Từ suy nghĩ ấy tôi cũng phải đề cập đến diều mà tác giả HGB nói đến “ĐỨC TIN KIÊN TRUNG” của các bậc Cha Ông và “SỐNG ĐỨC TIN KIÊN TRUNG” ấy của Đức Tổng Giuse.

        Vâng, Cha Ông chúng ta quả thực là những CHỨNG NHÂN ĐỨC TIN KIÊN TRUNG, trong cuộc TỬ ĐẠO và cả trong cuộc sống. Nhưng cũng như tác giả phân biệt ở trên, ĐỨC TIN và SỐNG ĐỨC TIN là 2 điều khác biệt, cũng như SỰ THẬT CỦA TIN MỪNG và SỰ THẬT PHŨ PHÀNG là 2 điều khác biệt. Tôi muốn nói đến việc sống đức tin.

        Cách đơn giản chúng ta có thể mượn lời của Thánh Phaolô : “Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”, để khẳng định như cũng chính thánh Phaolô nói trong cuộc sống “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kittô”. Và đấy là điều phân biệt khiến cho lối sống của Đức Tổng Giuse là SỐNG ĐỨC TIN. Và cốt lõi của lối sống của Đức Giêsu Kitô được thánh Phaolô diễn tả trong các câu sau đó của Thư gửi tín hữu Philipphê : “Vâng lời cho đến chết trên cây thập giá” (Pl 2,8).

        Cho nên đừng loại bỏ và thiếu kính trọng đối với SỰ VÂNG PHỤC của Đức Tổng ra khỏi hành trạng của Người. Chắc chắn rằng nếu tách rời những hành động và lời nói của Người ra khỏi Sự Vâng phục cuối cùng này của Người, thì sẽ biến những hành động và lời nói trước đó của Người không còn là SỐNG ĐỨC TIN. Đó là việc các tác giả HGB và NVCL đang làm qua các bài vở của họ. Đó là sự súc phạm nặng nề tới phẩm cách của Đức Tổng Giuse vậy.

        Cũng như các Cha Ông của mình, sự kiên trung trong Đức Tin của Đức Tổng được thể hiện qua tâm tình chan hòa yêu thương, không nhằm “lật đổ, chống đối” chính quyền, nhưng luôn phó thác cho sự Quan Phòng của Thiên Chúa. Và ý muốn của Tòa Thánh đối với Ngài chính là sự quan phòng ấy “ở đây và lúc này” nên Ngài VÂNG PHỤC VỚI TẤT CẢ SỰ BÌNH AN CỦA TÂM HỒN.

        Do đó khi khẳng định những quyết định của Tòa Thánh là “việc vùi dập một chủ chăn cương nghị, mẫu mực” tôi nghĩ tác giả đã đặt Đức Tổng Giuse vào vị thế đối lập với Tòa Thánh, là điều chắc chắn bản thân Ngài không bao giờ nghĩ đến, và là điều lôi Ngài xuống “bùn” đen của thế tục.

 

        Xin trả lại cho Đức Tổng Giuse cái phẩm giá nhân vị và danh dự của một vị SỐNG ĐỨC TIN kiên trung và can đảm.

 

Lm Giuse Bảo Lộc