Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 24 tháng 02: Khổ đau đạt hạnh phúc

Bản Dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1938:  Bàn chải đáng răng bằng giây tơ Nylon thay cho lông súc vật được bày bán trong thị trường.

1989:  Chíếc máy bay Boing 747 của hãng United Airlines từ Honolulu trực chỉ đến Syney, bị toác thân máy   bay ở  trên cao 22000 feet, khiến cho 9 hành khách bị gió cuốn hút chết. Viên phi công đã thành công hạ cánh xuống lại phi trường Hoholulu và không chết thêm người nào nữa.

1999:  Người ca sĩ Anh Quốc John Elton được phong Hiệp Sĩ

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Thật là quá tốt đep nếu như  ta dám đối đầu với những sư cao sang để đạt tới cuộc khải hoàn vinh quang, dù phải trải qua ba chìm bẩy nổi vì thất bại…hơn là để mình sa lầy với tâm hồn yếu hèn như  là những người không biết cảm ứng theo niềm vui nỗi buồn, bởi vì họ quen sống tronghoàn cảnh tranh tối tranh sáng mà chẳng để ý đến chiến thắng hay thất bại.____Theodore Roosevelt

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Thày Tom O’Donovan thuộc Dòng Tên khi viết về thời kỳ chiến tranh lạnh từng chia rẽ các nước Âu Châu có nói rằng:

 

Mọi đau khổ đều là điểm phát triển: nếu chấp nhận một cách đích đáng có thể trở thành một nguyên tắc canh tân dễ thương cho bất kỳ một cá nhân nào. Kết quả là người thuộc Miền Đông Châu Âu trở nên vững mạnh về mặt tinh thần hơn là người dân thuộc miền Tây Âu. Đau khổ đã làm cho tinh thần của họ thêm vững mạnh hơn. Tinh thần này đã giúp họ tiến lại gần nhau, giúp họ biết quan tâm đến nhau hơn, thương cảm nhau hơn, và tỏ ra sẵn sàng phục vụ lẫn nhau hơn trước.

 

Mọi sư sống của con người đều là hồng ân Thiên Chúa ban, bao gồm cả đau khổ nữa. Hầu như mọi người không đi tìm đau khổ, thế nhưng như O’Donovan nói, đau khổ một khi xẩy đến sẽ củng cố súc mạnh của chúng ta. Chúa Giêsu đến để lấp kín nỗi đau khổ này bằng chính sự hiện diện của Ngài. Tình thương yêu dịu dàng mà một người bầy tỏ với người đang đau khổ thực sự là hồng ân lớn lao, mà trái lại thế thì cũng đúng thôi. Cố tình áp đặt đau khổ lên người khác hoặc để mình sa vào oán hận là một trong những tội nặng nhất. Đàng khác việc quan tâm săn sóc đến tha nhân thực sự chính là tâm điểm của Những Mối Phúc Thật và sẽ khơi nguồn cho nhiều phúc lành.

 

Đau khổ không phải là điều gì đó chúng ta đi tìm kiếm, nhưng là một điều chúng ta phải chấp nhận và cũng là điều yêu cầu chúng ta cần phải vượt lên trên giới hạn thoải mái của chúng ta và trở thành gần gữi hơn với Thiên Chúa là Đấng đã từng đau khổ và chết trên Thập Tự Gía. Paul Claudel tóm lược điều này một cách súc tích khi ông viết:

 

Chúa Giêsu đến không phải để cắt nghĩa hay hủy bỏ đau khổ. Ngài đến để mà phủ kín các đau khổ bằng chính sự hiện diện của Ngài.

 

Hầu hết chúng ta hay thoái lui trước đau khổ, như Chúa Giêsu với bản tính nhân loại khi Ngài cầu nguyện trong Vườn Giệtsimani: “nếu có thể được, xin Cha cất chén này xa con!” Tuy nhiên cũng giống như Chúa Giêsu, người bình thường có thể thích nghi được với đau khổ, và cảm thấy sức mạnh nội tâm phi thường mỗi khi đau khổ tới.

 

Lời cầu nguyện

 

Milo Chapman viết rằng: “Sự thật lạ lùng nhất của Tin Mừng là ơn cứu chuộc đến bằng con đường đau khổ.” Lậy Chúa xin giúp con biết đón nhận ơn cứu chuộc và biết sẵn sàng đau khổ khi đau khổ đến với con. Amen