Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 15 tháng 04: Người của mọi người

  Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1865:  Andrew Johnson trở thành Tổng Thống thứ 17 của Hoa Kỳ sau khi Tổng Thống Abraham Lincoln tử  thương vì bị súng bắn.

1912:  Con tàu khổng lồ Titanic tự cho mình là “không thể chìm đắm được,”, thế mà ngay chuyến hải hành đầu tiên đã chìm đắm vào lúc 2 giờ 20 sáng sau khi xô vào tảng đá ngầm, làm chết đưối 706 sinh mạng trong số 2223 hành khách và thủy thủ trên tàu.

1983:  Dislneyland được mở tại Tokyo Nhật Bản.

1989:  Trong cảnh chạy hỗn loạn tại trận túc cầu nước Anh ở Hillsbourough, Sheffield, có 96 người hâm mộ thể  thao tử thương và nhiều người khác bị thương.

2008:  Đức Tổng Giám Mục Frank Little qua đời tại Melbourne

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Ôi Niềm hy vọng!  Đó là sự chữa lành rẻ tiền và phổ thông của mọi cơn bệnh hoạn.___Abraham Cowley

 

Suy niệm trong ngày

 

Phil Ryan:

 

Mọi người chúng ta từng trải nghiệm những niềm hy vọng giúp chúng ta tiếp tục sống qua ngày tháng. Hai biến cố xẩy ra mới đây đã làm cho tôi phải chú ý và coi đó là hoàn cảnh đưa đến niềm hy vọng, và còn quan trọng hơn nữa vi đó là niềm hy vọng Kitô Giáo.

 

Trước hết tôi lấy làm xúc động trước nếp sống của một số cá nhân đã từng đem hy vọng cho người khác, và tôi được nhắc nhở về chuyện này qua cái chết của vị Tổng Giám Mục đã về hưu của Melbourne là TGM Frank Little, ngài qua đời ngày 15 tháng Tư năm 2008. Ngài đảm nhiệm chăn dắt tổng giáo phận Melbourne suốt 22 năm và về hưu vào năm 1996. Tinh thần đúc tin sâu xa của ngài đã làm cho mọi người cảm động, họ coi ngài như một người đạo đức thánh thiện. Ngài là một người đầy lòng khiêm nhường và thương cảm, ngài luôn luôn đi đến với người khác để bầy tỏ sự biết ơn đốì với họ về các việc họ làm cũng như tình thương yêu của họ đối với xứ đạo. Kỷ niệm của tôi về TGM Frank Little là vào thời đìiểm tôi còn là sinh viên đại học từ đầu thập niên 1980, tôi tham dự Thánh Lễ Ban Phép Thêm Sức do ngài chủ tế tại nhà thờ Thánh Damian, vùng Boodura. Tôi thấy ngài quả thực là một người nhân ái, dễ dàng tiếp xúc, mà ai cũng có thể tới gần để trò chuyện được.

 

Dấu chỉ thứ hai của niềm hy vọng Kitô Giáo là biến cố tôi coi trên TV vào dịp Đức Giáo Tông Biển Đức XVI thánh du Hoa Kỳ. Người ta thấy ngài khiêm cung yên lặng cầu nguyên tại Ground Zero là địa điểm xẩy ra biến cố 11 tháng 9 năm 2001 do quân khủng bố phá hủy Hai Tòa Nhà Thương Mại Quốc Tế tại New York. Một nhân viên cứu lửa hiện diện vào dịp thăm viếng của Đức Giáo Tông cho biết mình đã mất đi một người thân trong gia đình trong cuộc tấn công phũ phàng và vô lương tâm đó.  Ông ta không còn tin tưởng vào Thiên Chúa nữa bởi vì ông nghĩ rằng Thiên Chúa đã bỏ quên các nạn nhân cùng gia quyến họ rồi. Nhân việc Đức Giáo Tông đến thăm địa điểm này, ngài quỳ cầu nguyện cách khiêm cung, và thân mật nói chuyện với những người đã từng xúc động trước thảm kịch đau buồn ấy, niềm tin của nhân viên chữa lửa đã bừng sáng trở lại. Qua việc tiếp xúc với các nạn nhân và gia đình của họ, Đức Giáo Tông Biển Đức đã biểu hiện được gương mặt yêu thương của Thiên Chúa là Đấng đã từng đau khổ với chúng ta và luôn hiện diện trong mọi nỗi niềm đau đớn của chúng ta.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa xin chiếu tỏa bộ mặt thương mến của Chúa Kitô cho mọi người mà chúng con gặp hằng ngày, đồng thời tỏ bày cho họ biết lý do để sống trong hy vọng.  Amen