Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 22 tháng 06: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1910:  Nhà vi trùng học người Đức Paul Ehrlich công bố việc mình chữa khỏi được bệnh giang mai. Ông là người đầu tiên trong ngành học về các độc dược đã đi đến việc chế biến các loại thuốc tiêu độc.

1970:  Tuổi bầu cử tại Hoa Kỳ được giảm xuống còn 18 tuồi.

1978:  Nhà Thiên Văn James Christy đã khám phá thấy Charon là mặt trăng của hành tinh Pluto có đường kính  bằng nửa đường kính Pluto

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Một ngày nào đó hậu duệ con người sẽ cười nhạo sự khờ dại của chủ thuyết triết lý duy vật hiện đại. Tôi càng học hỏi về thiên nhiên, tôi càng lấy làm ngỡ ngàng về đấng tạo hóa___Louis Pasteur

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Vũ trụ hầu như là vô tận, và con số tinh tú cùng các vật thể khác trên bầu trời cũng hầu như là vô tận đã làm cho trí khôn con người càng thêm mở rộng. Việc hiểu lơ mơ về “sư vô tận” về số lượng, hay về khoảng xa cách, cũng như về “vĩnh cửu” đều là những mầu nhiệm chính là điều khó mà tránh được. Đó là những mầu nhiệm của toán học và khoa học đang thách thức ai có thể đi đến một lối cắt nghĩa gọn gng và trong sáng.

 

Chúng ta đã kỉp thời đi đến một điểm là không ai có thể quả quyết một cách hợp lý hợp tình rằng khoa học một khi có đủ thời gian nghiên cứu chăng nữa lại có thể giải đáp được mọi bí nhiệm của vạn vật đang hiện hữu. Chỉ có một cắt nghĩa khả dĩ cho rằng có sự hiện hữu không gian mênh mông của một đấng vĩnh cửu vô biên mà chúng ta mệnh danh là “Thiên Chúa.” Cá nhân tôi thấy khó mà tin được trên đời này lại có người vô thần. Không còn một lối cắt nghĩa nào khác khả dĩ chấp nhận được để minh chứng sự hiện hữu của vũ trụ chứa đầy những kỳ công, bí nhiệm và không gian mênh mông như thế. Frederick Burnham, một sử gia kiêm khoa học gia khi đề cập đến kiến thức về vũ trụ của thời đại tân tiến này, ông đã nói:

 

Các thành quả khám phá được đều dẫn đến một ý tưởng cho rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ đã được coi là một giả thuyết được người thời nay cho là hợp lý hơn bất cứ thời nào khác trong 100 năm qua. 

 

Trên phương diện khác, thật ra có đủ lý luận để tiến đến chỗ coi đó là điều bất kh tri. Thực tế, một câu hỏi chí lý khác cũng hợp l để nêu ra là: nếu vũ trụ quá bao la như vậy, thì làm sao Thiên Chúa lại có thể yêu thương từng cá nhân chúng ta được chứ? Chúng ta vẫn cần đến Tin Mừng để trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, theo như McNabb đã viết:

 

Chủ thuyết bất khả tri chẳng giải đáp được, mà khiến cho người ta lại hon toàn xếp sang một bên những bí nghiệm của sự sống.  Một khi chủ thuyết bất khả tri này đào sâu được kiến thức về trí khôn của con người, thì các bí nhiệm vẫn là bí nhiệm nguyên vẹn như trước; và tất cả những điều được thêm vào đó chính là nỗi thất vọng của con người đã từng được ổn định.

 

Chủ thuyết bất khả tri không có câu trả lời cho các bí nhiệm của vũ trụ. Xét về khía cạnh tích cực thì đó là một vấn nạn. Xét về mặt tiêu cực thì đó là tiếng kêu của thất vọng. Chỉ có đức tin cung cấp cho chúng ta những câu trả lời và thắp sáng lên được niềm hy vọng. Niềm tin đến từ bản tính nhân loại của Chúa Giêsu -  và đối với tôi qua sự kiên là có rất nhiều điều Chúa Giêsu giảng dậy đã được ứng nghiệm với nội tại trung thực. Hơn thế nữa, phép lạ bên lề đối nghịch với các nguyên tắc khoa học cũng giúp con người ta tin vào cá nhân Thiên Chúa là Đấng săn sóc đến chúng ta, ngược với vị Thiên Chúa của người theo chủ thuyết bất khả tri là Đấng có l đã tạo dưng nên chúng ta nhưng lại không thích thú chúng ta là mấy! Thật là nực cuời khi khoa học càng ngày càng khám phá được thêm về vụ trụ bao la mà chúng ta đang sinh sống, lại có một số người khăng khăng chối bỏ một Vi Thiên Chúa là Đấng trở thành Đấng Vô Biên, hiện diện khắp mọi nơi mọi lúc, vĩnh cửu như người Kitô hữu chúng ta đã tin.

            

Lời cầu nguyện

 

Lậy Đấng Cao Cả của hoàn vũ, xin Ngài gìn giữ con trong “bàn tay của Ngài!” Amen