Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 11 tháng 07: Tình yêu là san sẻ và dâng hiến

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1960:  Một trong những cuốn sách bán chậy nhất với nhan đề To Kill a Mockingbird. Cuốn sách đưa ra một hinh ảnh cố chấp của chủ nghĩa chủng tộc đang xuất hiện tại miền Nam Hoa Kỳ.

1975:  Cuộc khám phá ngôi mộ có tới 600 “Tượng Lính Bằng Đất Sét Nung” bên Trung Hoa được công bố cho thế giới biết

1979:  Trạm không gian Skylab sau 6 năm nằm trên qũy đạo  rơi xuống trái đất và các mảnh vụn rơi vung khắp  miền nam Ấn Độ Dương và những vùng sa mạc Tây Úc.

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Tình Yêu len lỏi vào tới đáy con tim làm cho nội tâm bạn lớn rộng___Magaret Walker

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Trong Tiếng Anh, từ ngữ tình yêu là từ được dng đến rất nhiều, và cũng b lạm dụng khá nhiều. Đức Giám Mục Geoffrey Robinson đưa ra nhận xét rằng những người Hy Lạp cổ xưa có ba từ ngữ khác nhau để diễn tả ba khía cạnh khác nhau của tình yêu: eros (ham thích), philia (cảm mến) và agape (ng hiến).

 

Eros  là sự ham thích từ nội tâm, là năng lực hay sự thôi thúc hướng đến người khác, đến vẻ đẹp, đến sự sáng tạo.  Eros là sự ham thích và có nghĩa rộng hơn nghĩa có liên quan đến tính dục mà tứ “erotic” (gợi tình) muốn hàm ý. Chúng ta có thể ham thích điều gì đó với cả con người của chúng ta (eros) mà không hề hàm ý gì tới tính dục (chẳng hạn ham thích chiếc Xe Ferrari), có điều là một khi có được rồi, chúng ta có thể nhận ra rằng: mình lại muốn đòi được có thêm nữa.

 

Philia là sự cảm mến mà chúng ta dành cho những người thân thiết với chúng ta  Chúng ta muốn họ trở nên thành phần cốt yếu của đời sống chúng ta, đồng thời chúng ta cũng mưốn mọi sự tốt đẹp xẩy đến cho họ, Chúng ta có những cảm giác mạnh mẽ và tự phát về những người thân thiết với chúng ta. Philia cũng có thể bao hàm “mọi cảm giác yêu thương lãng mạng và dịu dàng của một tình bạn chân thật.”

 

Agape là dâng hiến, một hình thức yêu thương đi đến với người khác mà chẳng mong đợi điều gì mang lại cho bản thân mình. Chẳng hạn đó là tình thương yêu mà chúng ta dành cho những người sống nơi xa xăm nào đó đang lâm cảnh đói nghèo. Đây chính là tình vị tha. Đức Giám Mục Geoffrey Robinson nhận định: “Tình yêu này không loại trừ sự cảm mến (chẳng hạn tình yêu dâng hiến của các bậc cha mẹ), mà còn vươn tới cả những người mà chúng ta không yêu thương.” Đức Giám Mục còn tiếp:

 

Mọi tình yêu chân thật đều bắt đầu bằng sư ham thích, rồi tiến đến sự cảm mến, và sau đó vuơn lên tới đỉnh cao là dâng hiến. Chẳng hạn như một căp trai gái ham thích có đứa con (eros), cả hai trào dâng niềm niềm cảm mến và dịu dàng khi bồng đứa con trong tay (Philia)… Thế rồi nhanh chóng khám phá ra rằng tình yêu này đi đến sự dâng hiến kỳ diệu (agape)…

 

Mọi người chúng ta đều đi tìm ý nghĩa cho đời sống. Các tôn giáo, cũng như hầu hết các chủ thuyết tâm lý học hiện đại đều nhận ra rằng tình yêu trong nhiều khía cạnh khác nhau đã trở thành  nguồn  mạch cho ý nghĩa của đời sống . Tình yêu là niềm ước muốn sâu xa nhất của trái tim con người. Mọi người đều muốn  mình trở nên quan trọng hơn đối với người khác.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa, xin làm cho đời sống chúng con tràn đầy tâm tình chia s tình yêu thương gia đình và bạn hữu. Amen