Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 20 tháng 08: Con giận nào cũng là mất khôn

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1912:  William Booth, người sáng lập Salvation Army qua đời.

1997:  Kháng chiến quân tàn sát trên 60 mạng sống một lúc và bắt cóc 15 người phụ nữ tại Algeria. Dân chúng trốn khỏi thành phố Souhane, khiến dân số giảm từ 4000 xuống còn 103 người.

2003:  Chính trị gia mâu thuẫn người Queensland Pauline Hanson bị án tù 3 năm về tội gian lận trong  cuộc bầu cử. Vào tháng Mười Một, toà kháng cáo bãi bỏ tội trạng và cho được tha bổng.

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Sự giận dữ nhiều khi làm đau lòng hơn chính cả thương tích phải chịu.____Ngạn ngữ Mỹ

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Will Rogers có lần đề cập đến nét phù phiếm của cơn giận dữ bằng ý nghĩa ẩn dụ như sau:

 

          Người nào bay lên trong cơn thịnh nộ thì luôn luôn gặp trục trặc khi hạ cánh,

 

Tôi nghĩ cơn giận dữ xét chung là niềm cảm xúc nguy hại, lý do đơn giản là chúng ta thường suy nghĩ trở lại về thái độ mà mình đã phản ứng. Nếu như chúng ta phản ứng một cách giận dữ, bạo động, hay khiêu khích với người khác thế nào, thì chúng ta cũng sẽ nhận lại như vậy. Hai người cùng giận dữ mà la mắng nhau sẽ tạo ra tnh trạng gay go. Thật là khó mà giải quyết xong được trong cảnh đối chất với nhau vào lúc hai bên cùng giận dữ. Lý do là hòn đất ném đi hòn chì ném lại và cứ thế mà leo thang. Thế nên nổi giận sẽ nẩy sinh thêm nổi giận hơn, bạo động sẽ nẩy sinh thêm bạo động hơn, khiêu khích sẽ nẩy sinh thêm ra khiêu khích hơn. Thế nhưng nếu chúng ta điềm tĩnh, biết kiềm chế, biết suy nghĩ, và có tinh thần quan tâm đến người khác, thì chính những thái độ này sẽ được đối xử trở lại cho chúng ta. Cũng giống như Edmund Burke có lần nói rằng:

 

          Đức kiên nhẫn của chúng ta sẽ thành đạt hơn cả sức mạnh của chúng ta.

 

Kiên nhẫn luôn luôn được coi là nhân tố hữu hiệu lớn lao hơn cả bất cứ sự cố găng nào khác có tính cách  gay cấn, hoặc hù dọa.

 

Tôi  không phải là người chủ trương cha mẹ không bao giờ được đánh con cái. Có những trường hợp phải nổi cơn tam bành, như trong trường hợp thái độ của con trẻ trở nên quá giận dữ đối với người khác, là lúc các em xem chừng đ quẳng lý trí cùng với sự bình tĩnh của mình ra ngoài cửa sổ. Một cái tát đau cũng có thể là phương thuốc trị bệnh hữu hiệu trong chốc lát, đặc biệt đối với các em cn trẻ, thế nhưng một khi các em trở về với trạng thái trí khôn biết suy nghĩ, th cng biết kiềm hãm thì càng tốt. Có điều nên nhớ là không nên bao giờ đối xử bạo động hay khiêu khích với các con trẻ. Cái tát kia cũng không nên đơn giản áp dụng chỉ vì chúng ta giận dữ hay bực bội. Ngay cả đối với người lớn khác, chúng ta cũng không bao giờ dng đến “vũ lực.” Kiềm chế cơn giận dữ đòi phải sử dụng sức lực của mình nhiều hơn là sức lực cần đến để chiều theo cơn giận.

 

Thái độ vui tính cũng như kiên nhẫn là những vũ khí giá trị nhất làm giảm tình trạng căng thẳng khi cơn giận bộc phát. Chú tâm đến việc làm sao cho gương mặt vui cười là một cách thế làm thư gin căng thẳng. Vì thế khi các cấp trên làm phiền đến bạn, hãy nhớ đừng có nổi nóng. Hãy đáp lại bằng thái độ vui vẻ, và nên thốt lên những lời nói dịu dàng hơn.

 

Lời cầu nguyện

 

Lậy Chúa,  xin giúp con có được tính khí vui vẻ, điềm tĩnh và kiên nhẫn, cho con trở nên người mang an hòa đến chứ không đem chiến tranh đến.