Chiếu Tỏa Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa


 

Ngày 11 tháng 09: Khủng bố không thể tự biện minh

Bản dịch: Nam Nguyên

 

Biến cố hôm nay vào năm xưa

 

1989:  Nước Cộng Sản Hung Gia Lợi mở cửa biên giới giao lưu với Nước Áo, như một dấu hiệu vén lên bức màn sắt để chấm dứt chiến tranh lạnh.

1997:  Tô Cách Lan bỏ phiếu thông qua việc áp dụng luật lệ riêng và lập lại quốc hội riêng sau 290 năm liên hiệp với Nước Anh 

2001:  Trong một vụ không tặc do nhóm khủng bố Al-qaeda chủ trương, hai chiếc máy bay tự đâm vào Hai Tháp Cao của trung tâm thương mại thành phố New York. Hai chiếc máy bay khác cũng bị không tặc, một Chiếc đâm vào Ngũ Giác Đài. Số tử vong tất cả lên tới hầu như là 3000 người.

2005:  Nhà nước Israel tuyên bố chấm dứt việc chiếm đóng cùng việc quân quản Giải Gaza

 

Tư tưởng chính hôm nay

 

Tôn giáo của tôi được đặt trên nền tảng chân lý và bất bạo động. Chân lý là Thiên Chúa của tôi, và bất bạo động là con đường dẫn đến Ngài.___Mahatma Gandhi

 

Suy niệm trong ngày

 

Bill Firman:

 

Ngày 11 thánh 9 năm 2001 là một ngày bừng cháy trong ký ức của thế hệ hôm nay. Nỗi kinh hoàng nổi bật của chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề xã hội sôi bỏng nhất của thế kỳ XXI. Nền tự do nhân loại và tình tương thân tương trợ của loài người bị tấn công khi quân khủng bố gây ra cảnh chết chóc trong ngày 11 tháng 9 năm 200, cũng như ở Bali và Beslan. Chúng ta rơi vào trạng thái ngỡ ngàng khó hiểu được sao con người bỗng dưng tàn sát quá nhiều người đồng loại vô tội đến như vậy. Coi những hành vi đó như là “cuộc tử đạo của tôn giáo” thực sự là một sự việc quá sức giả tạo.

 

Hồi còn nhỏ, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nghe nhũng câu chuyện độc ác dữ dằn người ta sai phạm dưới thời cai trị của Hitler. Làm sao mà con người lại đành đoạn làm những chuyện độc ác cho người khác như vậy được chứ? Thế Chiến Thứ I,  rồi ngay sau đó ít lâu là Thế Chiến II, và tiếp đến là những xích mích nhỏ hơn mà cũng đưa đẩy đến chiến tranh tại Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên rồi nhiều năm trôi qua, sau khi kết thúc cái thời gọi là Chiến Tranh Lạnh, hầu hết chúng ta ai cũng cảm thấy lạc quan về một hành tinh được an bình hơn.

 

Thánh Công Đồng Chung Vatican II, lên tiếng qua hiến chế Gaudium et Spes (Niềm Vui Mừng Và Hy Vọng) đưa ra quan điểm rằng chiến tranh không bao giờ nên nhắm thẳng vào các trung tâm qui tụ dân chúng. Vậy nên nói lời gì khi phải nói về những nạn nhân vô tội của nạn khủng bố? Có thể nói rằng cuộc thử thách duy nhất của thế kỷ này đối với người Kitô hữu là nắm giữ giá trị của Tin Mừng trong tâm hồn. Nếu chúng ta phản ứng quá độ chống lại những anh chị em Hồi Giáo vô tội - không phải là những người khủng bố - hoặc bắt đầu hối thúc việc trả thù một cách bồng bột theo nguyên tắc “mắt đền mắt” thì e rằng chúng ta sẽ làm mất đi thế thăng bằng cùng với một viễn tượng tốt đẹp.

 

Tin Mừng hối thúc chúng ta hãy cho người đói rách ăn mặc, thăm viếng người đau yếu, săn sóc người cô đơn, cũng như các hoạt động quan tâm xã hội, tất cả nhằm phản ảnh được chân lý căn bản là mến Chúa yêu người. Tuyệt đối không có điều gì khác có thể biện minh cho sự trái ngược với chân lý này.

 

Lời cầu nguyện

 

Thánh Thomas Aquinas có viết là: “lý trí ở trong con người cũng giống như Thiên Chúa ở trong thế giới.” Chúng con cầu xin Chúa cho lý trí của chúng con chứ  không phải là tinh thần khủng bố, và xin cho Thiên Chúa chứ không phải là hận thù lớn mạnh trong thế giới mà chúng con đang sống này. Amen